Thực Trạng Chuyển Dịch Cơ Cấu Ngành Kinh Tế Trong Quá Trình Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá Trên Địa Bàn Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa- Vũng


quân cả nước. Trong đó đóng góp chính là nhóm ngành công nghiệp – xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, vốn đầu tư tăng trưởng khá nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển, năng lực cạnh tranh cao so với cả nước. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Với việc đặt trọng tâm vào phát triển những ngành công nghệ cao như công nghiệp lắp ráp linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp dệt may, da dày, công nghiệp hóa-mỹ phẩm…Đồng Nai phấn đấu đến năm 2020 tỉnh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế ngành của tỉnh Đồng Nai có đi theo hướng phát triển công nghiệp - xây dựng, tỉnh chú trọng vào xây dựng các khu công nghiệp, các khu chế xuất công nghệ cao để tạo ra nền tảng ban đầu cho sự chuyển dịch kinh tế. Tỉnh đã xây dựng những ngành công nghiệp mũi nhọn làm động lực để kéo nền kinh tế đi lên. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng những công nghệ mới, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn để nâng cao năng suất trong lĩnh vực này khi mà diện tích và lao động trong khu vực này đang bị thu hẹp một cách nhanh chóng.

Như vậy, có thể thấy rõ một điều từ kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai là trên cơ sở tận dụng lợi thế địa lý, tỉnh đã có những chính sách hết sức hiệu quả trong việc lựa chọn cơ cấu ngành mũi nhọn, hợp lý nhằm khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh về các ngành công nghiệp công nghệ cao, từ đó tạo nền tảng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực kéo nền kinh tế đi lên.

1.4.1.3.Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một trong những hướng đi đột phá thời kỳ đầu để đẩy mạnh công nghiệp hóa mà Đà Nẵng đã lựa chọn, là ưu tiên phát triển công nghiệp. Để đạt mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, ngay trong những năm tiếp theo đó, các nhà hoạch định chính sách đã lựa chọn mô hình phát triển của một thành phố có môi trường thân thiện và hiện đại, đưa Đà Nẵng phát triển theo một hướng đi mới, lấy ngành dịch vụ làm chủ đạo. Giai đoạn 2006-2013 đánh dấu sự tăng trưởng mạnh của ngành dịch


vụ với tốc độ tăng bình quân gần 20%/năm, cao hơn gấp hai lần so với giai đoạn 1997-2005. Sự phát triển của ngành dịch vụ không chỉ đóng góp cao trong cơ cấu GDP mà còn tạo sự chuyển dịch lao động mạnh mẽ ra khỏi ngành nông nghiệp. Giai đoạn này, lượng vốn đầu tư bắt đầu chảy vào ngành dịch vụ cao hơn so với các ngành còn lại, với tỷ trọng 70% tổng lượng vốn đầu tư. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành thương mại, vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, tài chính... đang tạo ra giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ, làm tăng tỷ trọng đóng góp của ngành trong cơ cấu GDP thành phố.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đà Nẵng 10 năm qua được các chuyên gia kinh tế đánh giá như một quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng sức cạnh tranh ở khu vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ước đạt 16%/năm. Kết quả này nhờ việc tập trung chuyển dịch sâu trong nội bộ ngành dịch vụ, trong đó lựa chọn du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn. Tổng lượng khách du lịch đến thành phố giai đoạn 2003-2013 ước đạt 16 triệu lượt khách, tăng 19,3%/năm; doanh thu du lịch thuần túy ước tăng 23,5%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 2.800 tỷ đồng.

Giữ vững mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển đô thị hiện đại, Đà Nẵng đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, để đến năm 2020 cơ bản hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, bảo đảm chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế thành phố tiếp tục chuyển dịch nhanh theo hướng “dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp”, để Đà Nẵng sớm trở thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của cả nước, là cửa ngõ giao thương với nước ngoài, có các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng lớn để trở thành các ngành kinh tế chủ lực.

Như vậy, có thể nói, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đà Nẵng là một minh chứng rõ nhất cho việc lựa chọn mô hình phát triển theo “Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối” hay các “cực tăng trưởng”. Điều này được thể hiện trong chiến lược ưu tiên phát triển công nghiệp vào giai đoạn 2003 – 2005 và phát triển mạnh ngành dịch vụ giai đoạn 2006 – 2013; Với quan điểm lấy dịch vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.


làm chủ đạo một mặt đóng góp lớn vào GDP, mặt khác tạo sự chuyển dịch lao động mạnh đối với ngành nông nghiệp (một ngành không phải thế mạnh của Đà Nẵng).

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 6

1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tân Thành

Như vậy, từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam, có thể rút ra bài học vận dụng đối với huyện Tân Thành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo xu hướng phát triển bền vững như sau:

-Phải đặt trọng tâm vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao hơn, đóng góp lớn hơn cho tăng trưởng kinh tế. Là một tỉnh có truyền thống công nghiệp có thể thực hiện chủ trương lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và trên thế giới. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trong chiến lược phát triển công nghiệp trên địa bàn là việc lựa chọn sản phẩm công nghiệp mũi nhọn nhằm khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh lại phù hợp với nhu cầu, thị hiếu trên thị trường thay thế các sản phẩm truyền thống (xi măng, sắt thép…) hiện đang gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường do sự lạc hậu về công nghệ.

- Kiên trì phương châm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo kiểu “cuốn chiếu”, thực hiện xây dựng ngành nào phải đạt hiệu quả ngay, hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực tạo thành các cực tăng trưởng nhằm tạo ra các tác động lan tỏa thúc đẩy các ngành khác phát triển (kinh nghiệm của Đồng Nai, Đà Nẵng). Thực hiện lựa chọn các ngành, các sản phẩm phù hợp với từng vùng, địa phương và trong từng giai đoạn nhằm tạo ra các sản phẩm mũi nhọn, ngành mũi nhọn, địa phương mạnh đóng vai trò “đầu tàu” kéo theo sự phát triển của các sản phẩm, ngành và địa phương khác, đã bắt đầu xuất hiện một số ngành, sản phẩm, địa phương có thể đóng vai trò mũi nhọn như ngành dịch vụ (cảng biển, dịch vụ hậu cần cảng).


- Xuất hiện các yếu tố mới (cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới), thị trường dịch vụ, phát triển mạnh, gia tăng đầu tư FDI trên địa bàn. Đây là những gợi ý mới cho tác giả trong việc đề xuất chiến lược chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa bàn theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp và trong nội bộ ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi theo hướng tập trung nguồn lực khan hiếm cho một số lĩnh vực trong một thời điểm nhất định nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của từng giai đoạn.

- Giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế bền vững: thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển đô thị hiện đại, thực hiện phát triển kinh tế gắn với tạo môi trường sống văn minh, hiện đại, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, từng bước giảm chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo an sinh xã hội…(kinh nghiệm của Đà Nẵng). Đặc biệt trong giai đoạn tới, trước những yêu cầu của mục tiêu phát triển bền vững, đặt ra những yêu cầu mới trong việc lựa chọn mô hình phát triển có môi trường thân thiện, hiện đại, giảm ô nhiễm, từng bước xóa bỏ hình ảnh về một thành phố công nghiệp có mức độ ô nhiễm đứng đầu cả nước, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân như hiện nay.

Tóm tắt Chương 1

Tác giả đã khái quát được những lý luận cơ bản về: Chuyển dịch cơ cấu cũng như cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia, địa phương; Vai trò của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia; trình bày những chỉ tiêu tác động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế như: cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, cơ cấu vốn đầu tư; Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế giúp có thể đánh giá được thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và kinh nghiệm chuyển dịch của một số địa phương trong nước đã đưa ra những những bài học trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển.

Từ những cơ sở lý luận của chương một, tác giả áp dụng phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành.


Chương 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN THÀNH, TỈNH BÀ RỊA- VŨNG TÀU‌

2.1.Tổng quan điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội huyện Tân

Thành


2.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Tân Thành nằm ở phía Tây của Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cách trung

tâm thành phố Vũng Tàu khoảng 30km về phía Bắc, cách thành phố Bà Rịa khoảng 10km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 55 km về phía Đông và có địa giới hành chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Long Thành và huyện Nhơn Trạch thuộc tỉnh Đồng

Nai.

- Phía Nam giáp thành phố Bà Rịa và thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà

Rịa- Vũng Tàu.

- Phía Đông giáp huyện Châu Đức thuộc Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

- Phía Tây giáp huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

Huyện Tân Thành có địa hình đa dạng gồm khu vực đồng bằng, khu vực đồi núi và khu vực thấp trũng; Địa hình có hướng dốc dần từ phía Bắc xuống phía Nam và từ đông phía Đông sang phía Tây với độ dốc trung bình 0,2÷6%, trong đó:

+ Khu vực đồng bằng chiếm hầu hết đô thị có cao độ 2,5÷40m.

+ Khu vực thấp trũng nằm về phía Tây của huyện (giáp sông Thị Vải) có cao độ từ 0,2÷2,0m.

+ Khu vực núi cao nằm về phía Đông của huyện, bao gồm các núi Tóc Tiên và Thị Vải có cao độ các đỉnh núi là 461,5m và 420m.

Tân Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của Đại Dương, nhiệt độ trung bình khoảng 270C; Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất (tháng Năm: 29,10C) với tháng lạnh nhất (tháng Giêng: 29,10C) chỉ là 3,90C.


Tân Thành có số giờ nắng cao; Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ

2.370 giờ đến 2.850 giờ và phân bố tương đối đều cho các tháng. Số liệu quan trắc tại trạm khí tượng Vũng Tàu năm 1999 cho thấy: tháng Ba là tháng có số giờ nắng cao nhất (299,9 giờ), tháng Tám là tháng có số giờ nắng thấp nhất (176,9 giờ).

Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân bố rất không đều theo thời gian tạo thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Gần 90% lượng mưa cả năm tập trung vào mùa mưa từ tháng Năm đến tháng Mười Một và chỉ hơn 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là các tháng còn lại trong năm.

Tân Thành chịu ảnh hưởng của 3 loại gió: gió Đông Bắc và gió Bắc thường xuất hiện vào đầu mùa khô có tốc độ khoảng 1-5m/s; gió Chướng xuất hiện vào mùa khô có tốc độ 4- 5m/s; gió Tây và gió Tây Nam có tốc độ 3- 4m/s thường xuất hiện vào khoảng từ tháng Năm đến tháng Mười Một.

Huyện Tân Thành có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.825,1 ha, theo điều tra thổ nhưỡng chia thành 9 nhóm:

+ Đất thuỷ (gồm 6 nhóm): cát, mặn, phèn, phù sa, dốc tụ và đất xám trên phù sa cổ.

+ Đất địa (gồm 2 nhóm): đất đỏ vàng và đất mòn trơ sỏi đá.

+ Nhóm sông rạch, trong đó có 3 nhóm đất chiếm đa số diện tích của huyện và liên quan đến sản xuất nông nghiệp là (đất xám, đất đỏ vàng và đất phèn).

Có hệ thống sông Dinh dài 35 km, lưu vực rộng 300 km2 , là nguồn nước

ngọt quan trọng phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt trong Tỉnh.

Dọc theo ranh giới phía Tây là hệ thống sông Thị Vải và một số sông rạch nhỏ khác đổ ra vịnh Gành Rái thuộc biển Đông. Sông có chiều dài 25 km, rộng trung bình 600-800m, sâu 10-20m có khả năng xây dựng cảng nước sâu phục vụ trong nước và quốc tế.

Nguồn nước ngầm ở huyện có mức nước ở tầng sâu 60-90m, dung lượng trung bình từ 10-20 m3/s, có thể khai thác cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Diện tích đất lâm nghiệp tính đến 31/12/2013 là 4.852,75ha, chiếm 14,35% diện tích tự nhiên toàn huyện, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ. Rừng tự nhiên đã


bị khai thác hầu hết (trước khi thành lập huyện), hiện còn lại là cây bụi có ít giá trị, đường kính nhỏ, tán không lớn; Vai trò chủ yếu của rừng là tạo cảnh quan môi trường, cải thiện khí hậu nhất là trong điều kiện các khu công nghiệp, cảng biển và đô thị ngày càng phát triển.

- Huyện Tân Thành có vị trí địa lý được coi là “ cửa ngõ” ra biển của toàn vùng Đông Nam Bộ, do vậy sự phát triển kinh tế- xã hội của là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển nhanh, mạnh, đột phá đối với các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn huyện Tân Thành. Các chương trình phát triển kinh tế mà tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chủ trương phát triển tại Tân Thành không chỉ giới hạn trong phạm vi địa giới hành chính của huyện mà luôn đặt trong không gian kinh tế thống nhất của toàn tỉnh và liên kết với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tuy nhiên vùng đất phát triển công nghiệp, cảng gần sông, sát biển, nền đất thấp cần phải có vật liệu san lấp gây tốn kém khi tạo dựng mặt bằng xây dựng.

2.1.2. Tổng quan tình hình phát triển kinh tế của huyện Tân Thành

Ngày 02/06/1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 45-NĐ/CP chia tách huyện Châu Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thành ba đơn vị hành chính gồm huyện Tân Thành, huyện Châu Đức và thị xã Bà Rịa. Ngày 15/08/1994, huyện Tân Thành chính thức đi vào hoạt động với 8 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 7 xã).

Ngày 27/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Thành và thị xã Bà Rịa; huyện Tân Thành có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 9 xã; diện tích khoảng 33.825,1 ha, dân số khoảng 150.000 người.

Sau 10 năm xây dựng và phát triển, huyện Tân Thành từ một địa phương thuần nông đã trở thành một trung tâm công nghiệp lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với 10 khu công nghiệp tập trung có quy mô diện tích đất là 5.344,25 ha, thu hút nhiều dự án đầu tư quy mô lớn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia.


Từ nhiều năm nay, Tân Thành là địa bàn có sức hút đầu tư lớn nhất của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Tính đến tháng 12/2013 đã có trên 300 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cảng biển, cảng thuỷ nội địa, kho bãi, nhà ở đô thị, xử lý môi trường, y tế, giáo dục, dạy nghề …

Trong các khu công nghiệp có 166 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng mức đầu tư gần 10 tỷ USD, trong đó có 117 dự án đã đi vào hoạt động, 17 dự án đang trong giai đoạn xây dựng và 32 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong cụm công nghiệp có 5 dự án đầu tư đã đi vào hoạt động.

Hệ thống cảng nước sâu có 32 dự án, đến nay có 15 cảng đang hoạt động với công suất 79,5 triệu tấn. Hệ thống cảng Cái Mép-Tân cảng Sài Gòn đã đón tàu có trọng tải đến 160.000 tấn và vận chuyển hàng trực tiếp đi các nước Châu Âu và bắc Mỹ không qua trung chuyển.

Nhờ có vị trí đặc biệt nên huyện Tân Thành là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện nay, huyện Tân Thành có khu công nghiệp khí- điện- đạm Phú Mỹ với mức đầu tư hơn 6 tỷ USD, gồm các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3.900 Megawatt, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả quốc gia; Nhà máy đạm Phú Mỹ có công suất 800.000 tấn phân đạm, urê và 20.000 tấn amoniac/năm.

Hệ thống giao thông đường bộ liên Tỉnh kết nối vùng Đông Nam Bộ từ (Bình Thuận, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh) qua các tuyến Quốc lộ, hệ thống giao thông kết nối các huyện trong tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và đường cao tốc liên tỉnh đã giúp cho việc lưu thông hàng hoá được thuận lợi. Tuyến đường liên cảng Cái Mép- Thị Vải chạy dọc theo hệ thống các khu công nghiệp nối với đường cao tốc liên vùng phía nam huyện Nhơn Trạch- Đồng Nai là tuyến đường vận tải công nghiệp cực kỳ quan trọng, kết nối vận chuyển hàng hoá từ khu vực cảng, các khu công nghiệp của huyện Tân Thành với các tỉnh trong vùng Tây Nam bộ.

Tân Thành là nơi tập trung các cơ sở phát điện có quy mô lớn cung cấp cho cả nước. Đến cuối năm 2005, tại Trung tâm điện lực Phú Mỹ đã khánh thành 6 nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023