Giá Trị Sản Xuất Và Sản Lượng Thủy Sản Của Huyện Tân Thành


theo quy hoạch thì việc ưu tiên phát triển công nghiệp, cảng biển buộc phải thu hẹp quy mô của ngành nông nghiệp, trong đó có ngành thủy sản. do một phần lớn diện tích đất phát triển công nghiệp và cảng biển nằm trên diện tích nuôi trồng thủy sản. Mặt khác, sự phát triển công nghiệp, cảng biển cũng làm giảm chất lượng môi trường sinh sản và phát triển nguồn thủy sản tự nhiên.

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất và sản lượng thủy sản của huyện Tân Thành

giai đoạn 2004 – 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Danh mục

Các năm

2004

2010

2011

2012

2013

2014

2015

1.Giá trị sản xuất ngư

nghiệp

181,0

142,72

110,15

100,75

95,68

90,57

88,50

2.Sản lượng thủy sản

Đơn vị tính: Tấn

Khai thác

1.201

1.105

978

870

790

729

710

Nuôi trồng

3.890

2.418

3.273

2.821

2.410

1.925

1.785

Cộng sản lượng

5.091

3.523

4.251

3.701

3.200

2.754

2.495

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 8

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Khai thác thủy sản: trên địa bàn huyện chủ yếu là các loại tàu, thuyền có công suất nhỏ, khai thác trên sông và ven bờ; Trong giai đoạn thực hiện quy hoạch từ năm 2004 đến nay, do tác động của phát triển các khu công nghiệp, cảng biển nên ngư trường bị thu hẹp, nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng giảm, sản lượng thủy sản khai thác cũng giảm mạnh, năm 2004 sản lượng thủy sản đạt 1.201 tấn nhưng đến năm 2015 sản lượng chỉ còn là 710 tấn.

Nuôi trồng thủy sản: Tại thời điểm năm 2004, diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản của huyện Tân Thành là 1.797 ha, đến năm 2015 diện tích đất nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch giảm xuống chỉ còn 436,3 ha. Tuy nhiên, diện tích đất nuôi trồng thủy sản thực tế đến năm 2015 vẫn còn là 1.199 ha; Diện tích này phân tán ở cả 10 xã, thị trấn trong huyện Tân Thành, trong đó diện tích lớn nhất tâp trung tại các xã Phước Hòa và Tân Hải. Về sản lượng nuôi trồng thủy sản cũng


giảm mạnh, năm 2004 sản lượng thủy sản đạt 3.890 tấn nhưng đến năm 2015 sản lượng chỉ còn 1.785 tấn.

2.2.2.2. Về sản xuất công nghiệp

Tại thời điểm năm 2004, trên địa bàn huyện có 6 khu công nghiệp tập trung với quy mô 3.201,74 ha, thu hút 73 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên 4 tỷ USD. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, tỉnh đã thành lập thêm 4 khu công nghiệp mới và mở rộng 1 khu công nghiệp trên địa bàn huyện, naagn tổng số khu công nghiệp trên địa bàn huyện lên thành 10, với tổng diện tích là 5.334,25 ha. Diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp tăng lên trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay là 2.214,51 ha.

Trong giai đoạn 2005 đến 2019 đã có thêm 99 dự án đầu tư mới vào trong các khu công nghiệp, nâng tổng số dự án đầu tư là 172, với tổng số vốn tren 10.9 tỷ USD, trong đó có 121 dự án đã đi vào hoạt động, giá trị sản xuất theo giá thực tế năm 2014 đạt khoảng 90 ngàn tỷ đồng; 14 dự án đang trong giai đoạn xây dựng và 37 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng chưa triển khai xây dựng. Nhiều dự án đầu tư trong các khu công nghiệp là dự án lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của huyện, của tỉnh và quốc gia.

Trong số 172 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, có 100 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng số vốn là 7.77,45 triệu USD và 71 dự án đầu đầu tư trong nước với tổng số vốn là 3.134,17 triệu USD ( quy đổi).

Về lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp là 25.096 người, trong đó lao động địa phương là 4.759 người.


Bảng 2.5. Danh mục các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Thành


Stt

Tên khu công nghiệp

Thời gian thành lập

Diện tích (ha)

Tổng số

Trước 2004

Sau 2004

1

Phú Mỹ 1

1998

959,38

959,38


2

Mỹ Xuân A

1996

302,40

302,40


3

Mỹ Xuân A2

2002

422,22

422,22


4

Mỹ Xuân B1

2003

227,14

227,14


5

Cái Mép

2003

670,00

670,00


6

Đại Dương(MX)

2006

145,70


145,70

7

Tiến Hùng (MX)

2006

200,00


200,00

8

Phú Mỹ 2

2005-2009

1.023,60

620,6

403,00

9

Phú Mỹ 3

2010

993,81


993,81

10

Long Hương

2010

400,00


400,00


Tổng số


5.344,25

3.201,74

2.142,51

Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Cùng với sự phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện, hoạt động sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp cũng có sự phát triển khá; Các ngành nghề sản xuất chủ yếu là gia công đá tẩy, đá mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm từ xi măng, sản phẩm bê tông, khai thác vật liệu, đá, cát xây dựng … Tuy nhiên bước sang năm 2011 và nửa đầu năm 2013, hoạt đông của khu vực này gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế. Theo số liệu tổng điều tra doanh nghiệp tháng 09/2013, trên địa bàn huyện Tân Thành có 771 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp- xây dựng, trong đó có 232 cơ sở hoạt động theo mô hình doanh nghiệp và 569 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp theo hình thức hộ gia đình sản xuất.


Bảng 2.6. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Tân Thành giai đoạn 2004 - 2015

Đơn vị: Tỷ đồng



Stt


Danh mục


2004


2010


2011


2012


2013


2014


2015

1

Công nghiệp

11.805

35.391

38.190

40.910

41.790

45.680

49.750

2

Tiểu thủ CN

532

1.850

2.350

2.832

3.247

4.568

4.852


Tổng giá trị

sản xuất

12.337

37.241

40.540

43.742

44.947

50.248

54.602

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004-2015 của Cục thống kê Tỉnh; Báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2004 là 12.337 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất trong các khu công nghiệp là 11.805 tỷ đồng, giá trị sản xuất khu vực tiểu thủ công nghiệp là 532 tỷ đồng. Sau 5 năm, tổng giá trị sản xuất khu vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đã tăng gấp 3 lần (37.241 tỷ đồng, năm 2010), trong đó giá trị sản xuất khu vực công nghiệp tăng 3,2 lần (đạt 35.391 tỷ đồng) và giá trị sản xuất khu vực tiểu thủ công nghiệp tăng gấp 2,5 lần (đạt 1.850 tỷ đồng). Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, tổng giá trị sản xuất công nghiệp luôn có chiều hướng gia tăng tích cực, tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 đạt 54.602 tỷ đồng , tăng hơn 4 lần so với năm 2004 và 1,46 lần so với năm 2010.

Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2004-2010 tăng trưởng với tốc độ khá cao, nguyên nhân trong giai đoạn này có khá nhiều dự án quy mô lớn được đưa vào hoạt động (các nhà máy sản xuất thép), đã làm tăng thêm năng lực sản xuất mới cho ngành công nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, sang năm 2011 đến năm 2015 tốc độ tăng trưởng có chiều hướng chậm lại do tác động của nền kinh tế và các nhà


máy cũng không mở rộng quy mô sản xuất trong điều kiện sức mua của thị trường trong nước và quốc tế không tăng, thậm chí còn giảm sút.

Tân Thành hiện nay đã trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện có 10/14 khu công nghiệp, với tổng diện tích là 5.344,25 ha, chiếm 64% tổng diện tích đất quy hoạch khu công nghiệp của toàn Tỉnh.

2.2.2.3. Về ngành dịch vụ

Tại thời điểm năm 2004, trên địa bàn huyện Tân Thành có 3.594 cơ sở kinh doanh các ngành nghề dịch vụ, gồm: 9 công ty trách nhiệm hữu hạn, 26 doanh nghiệp tư nhân và 3.594 cơ sở kinh doanh cá thể, sử dụng 5.700 lao động. Đến tháng 09/2014, trên địa bàn huyện có 324 doanh nghiệp hoạt động theo các loại hình: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn và 9.113 cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (Nguồn: Niên giám thống kê từ 2004 - 2014 của Cục thống kê tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Bảng 2.7. Doanh thu của ngành dịch vụ trên địa bàn huyện Tân Thành giai đoạn 2004 - 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng



Stt


Danh mục


2004


2010


2011


2012


2013


2014


2015

1

Thương mại

809

2.547

3.310

4.107

5.250

6.130

6.480

2

Vận tải, kho bãi

125

734

988

1.347

1.780

2.160

2.815

3

Dịch vụ khác

170

707

904

1.039

1.450

1.965

2.347


Tổng doanh thu

1.104

3.988

5.202

6.493

8.480

10.255

11.642


Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004-2015 của Cục thống kê Tỉnh; Báo cáo tổng kết 10 năm tình hình kinh tế- xã hội của UBND huyện Tân Thành.

Tổng doanh thu các ngành dịch vụ năm 2004 đạt 1.104 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng lên 3.988 tỷ đồng, tăng hơn 3 lần so với năm 2004; đạt 11.642 tỷ đồng


năm 2015, tăng hơn 10,5 lần so với năm 2004. Thương mại, vận tải là hai ngành chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ; Năm 2004 doanh thu lĩnh vực thương mại so với tổng doanh thu ngành dịch vụ là 809 tỷ đồng, chiếm 73,3% và doanh thu lĩnh vực vận tải; Năm 2010 doanh thu ở lĩnh vực này so với tổng doanh thu là 2.547 tỷ đồng, chiếm 63,7%; đến năm 2015 là 6.480 tỷ đồng, chiếm 55,6%. Có thể nhận thấy rằng:

- Lĩnh vực thương mại chiếm tỷ trọng hơn 55,6% so với tổng doanh thu ngành dịch vụ. Tuy nhiên, so với năm 2004, hình thức kinh doanh thương mại chưa có sự thay đổi nhiều, các cửa hàng kinh doanh thương mại chủ yếu còn mang tính đơn giản, quy mô nhỏ do các hộ kinh doanh cá thể thực hiện là chính. Hiện có 16 chợ loại 2 được bố trí đều trên địa bàn 10 xã, thị trấn; Trong 16 chợ, có 15 chợ được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước; 01 chợ được đầu tư bằng vốn doanh nghiệp. Hệ thống chợ trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng tốt hoạt động buôn bán, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

- Dịch vụ vận tải: trên địa bàn huyện có hệ thống cảng Thị Vải- Cái mép được quy hoạch 32 cảng. Sau khi được đầu tư hoàn thiện, Tân Thành sẽ trở thành trung tâm cảng biển lớn của Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như của cả vùng Đông Nam Bộ. Trong giai đoạn 2004-2015, hệ thống cảng đã được tập trung đầu tư xây dựng, hiện có 15 cảng đang hoạt động, với tổng công suất 79,45 triệu tấn; 08 dự án đang triển khai xây dựng với tổng công suất là 64 triệu tấn, 09 dự án đang trong quy hoạch, đang thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Sự phát triển của hệ thống cảng đã thúc đẩy dịch vụ vận tải phát triển mạnh mẽ; Ngoài các hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa, đã xuất hiện thêm các loại hình mới như bốc dỡ, kho bãi, vận chuyển hàng hóa, dịch vụ bến cảng; Doanh thu dịch vụ vận tải. kho bãi năm 2004 là 125 tỷ đồng đã tăng lên 734 tỷ đồng năm 2010 và tăng lên 2.815 năm 2015, tăng hơn 22,5 lần so với năm 2004 và chiếm 24,1% so với tổng doanh thu của ngành dịch vụ.


2.2.3. Tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến GRDP, lao động, đầu tư, xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện Tân Thành

2.2.3.1. Tác động đến cơ cấu GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn)

Bảng 2.8. Cơ cấu GRDP theo ngành kinh tế của huyện Tân Thành giai đoạn 2004-2015 (theo giá so sánh)

Đơn vị tính: %


Các ngành

2004

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nông nghiệp

3,69

3,46

3,41

3,15

2,96

2,80

2,75

Công nghiệp

78,17

72,52

71,14

69,93

68,56

67,63

63,55

Dịch vụ

18,14

24,02

25,45

26,92

28,48

29,57

34,70

Tổng cộng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0



Tàu.

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng


Cơ cấu ngành kinh tế theo GRDP của Huyện đã có sự chuyển biến tích cực

qua các năm. Tỷ trọng đóng góp vào GRDP của ngành nông nghiệp giảm tương đối theo hướng tích cực (3,69% năm 2004 xuống còn 2,75% năm 2014) theo đúng định hướng phát triển chung của nền kinh tế.

Ngành công nghiệp có xu hướng giảm dần về tỷ trọng (từ 78,17% năm 2004 xuống còn 63,55% năm 2014, giảm khoảng 14,62%) do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động đến nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và tình trạng hàng tồn kho không thể xuất khẩu được.

Ngành dịch vụ đã có sự tăng dần về tỷ trọng (từ 18,14% năm 2004 tăng lên 34,7% năm 2015), mức đóng góp của ngành này tăng dần tỷ trọng qua các năm và có xu hướng tăng dân. Đây là xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế phù hợp với nền kinh tế của cả nước.


2.2.3.2. Tác động đến cơ cấu lao động

Bảng 2.9. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế của huyện Tân Thành giai đoạn 2004-2015

Đơn vị tính: %



Các ngành


2004


2010


2011


2012


2013


2014


2015

Nông nghiệp

54,53

49,28

47,90

34,00

31,90

30,00

28,50

Công nghiệp

21,47

28,72

29,50

31,70

33,30

34,00

36,60

Dịch vụ

24,00

32,00

32,60

34,30

34,80

36,00

34,90

Tổng cộng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0



Tàu.

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng


Qua mười năm, tỷ lệ lao động làm việc ở ngành nông nghiệp giảm mạnh (từ

54,53% năm 2004 xuống còn 28,50% năm 2015) do lực lượng lao động ở ngành nông nghiệp chuyển dần sang phi nông nghiệp, nguyên nhân là do một bộ phận lao động do phải giao đất canh tác nông nghiệp cho các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện; đồng thời được nhà nước hỗ trợ học nghề để chuyển đổi sang làm việc ở các ngành phi nông nghiệp.

Ngành công nghiệp và dịch vụ có tỷ lệ chuyển dịch lao động mạnh (từ 21,47%- 24% năm 2004 tăng lên 36,6%-34,9% năm 2015) cho thấy khả năng chuyển đổi việc làm giữa các ngành linh hoạt do một số ngành công nghiệp có thâm dụng lao động lớn như may mặc, giày da, sản xuất gạch nung … đây là điều kiện thuận lợi giúp cho Huyện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo đúng hướng và là tiền đề để Huyện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, tạo chuyển biến mạnh mẽ về tăng trưởng kinh tế.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí