Cơ Cấu Vốn Đầu Tư Vào Các Ngành Kinh Tế Của Huyện Tân Thành Giai Đoạn 2004-2015


2.2.3.3. Tác động đến cơ cấu vốn đầu tư

Bảng 2.10. Cơ cấu vốn đầu tư vào các ngành kinh tế của huyện Tân Thành giai đoạn 2004-2015

Đơn vị tính: %


Các ngành

2004

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nông nghiệp

21,35

11,42

12,80

12,70

14,48

15,96

16,20

Công nghiệp

55,26

57,26

52,32

49,89

47,03

43,85

41,25

Dịch vụ

23,08

31,32

34,88

37,41

38,48

40,19

43,55

Tổng cộng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 9

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Giá trị vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần (từ 21,35% năm 2004 giảm dần còn 11,42% năm 2010) do đây là giai đoạn đất sản xuất của ngành nông nghiệp phải chuyển đổi để phục vụ phát triển công nghiệp vì trong giai đoạn này tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp đang chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư (55,26% năm 2004 tăng lên 57,26% năm 2010). Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp có xu hướng tăng lên (16,20% năm 2015) do các doanh nghiệp đầu tư vốn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành công nghiệp lại có xu hướng giảm dần (từ năm 2011 là 52,32% xuống còn 41,25% năm 2015) do ngành công nghiệp đã trãi qua giai đoạn đầu tư và dần đi vào sản xuất ổn định.

Giá trị vốn đầu tư vào ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần qua các năm (từ 23,08% năm 2004 lên 43,55% năm 2015). Đây là giai đoạn mà các cụm cảng được đầu tư mạnh, các loại hình dịch vụ (kho bãi, vận tải, ngân hàng, logistic …) phục vụ cho phát triển công nghiệp tăng mạnh, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Huyện.


2.2.3.4. Tác động đến cơ cấu giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu của huyện Tân Thành

Bảng 2.11. Giá trị xuất khẩu hàng hóa của huyện Tân Thành giai đoạn 2004-2015

Đơn vị tính: triệu USD



Các ngành


2004


2010


2011


2012


2013


2014


2015

Nông nghiệp

190,0

264,0

275,0

290,0

305,0

340,0

351,0

Công nghiệp

7.233,2

5.582,0

6.233,0

6.190,0

5.999,0

5.760,0

5.710,0

Dịch vụ

-

-

-

-

-

-

-

Tổng cộng

7.423,2

5.846,0

6.508,0

6.480,0

6.304,0

6.100,0

6.061,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Bảng số liệu xuất khẩu cho thấy giá trị xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp liên tục tăng qua các năm (từ 190 triệu USD năm 2004 lên đến 351 triệu USD năm 2015) mặc dù tỷ trọng ngành nông nghiệp so với các ngành công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu kinh tế giảm nhưng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp lại có xu hướng tăng do ngành nông nghiệp áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cao su, dầu điều, hạt điều, hồ tiêu, hải sản …

Ngành công nghiệp có xu hướng giảm xuống (từ 7.223,2 triệu USD năm 2004 xuống còn 5.710,0 triệu USD năm 2015) cho thấy các sản phẩm công nghiệp có khả năng bị tồn kho (thép cây xây dựng, khí, thép tấm lá …) hoặc giá thành hạ do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2011 đến nay.


Bảng 2.12. Giá trị nhập khẩu hàng hóa của huyện Tân Thành giai đoạn 2004-2015

Đơn vị tính: triệu USD


Các ngành

2004

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Nông nghiệp

90,0

164,0

205,0

215,5

231,7

312,2

330,5

Công nghiệp

590,0

704,0

800,0

890,5

1.113,0

1.100,8

1.128,7

Dịch vụ

104,0

85,0

79,0

76,0

65,3

52,0

49,8

Tổng cộng

784,0

953,0

1.074,0

1.182,0

1.310,0

1.465,0

1.509,0

Nguồn: Niên giám thống kê 2004-2015 của Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

Nhập khẩu liên tiếp trên đà tăng, chủ yếu đến từ nhập khẩu nguyên liệu thép và thép để sản xuất thép xây dựng, thép công nghiệp và cơ khí; nhập khẩu vải và giày da để gia công xuất khẩu; nhập khẩu nguyên liệu hải sản để chế biến xuất khẩu trong khi nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm do hàng tiêu dùng địa phương chủ yếu đến từ khách du lịch trong nước và quốc tế, dịch vụ tàu biển. Việc giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng, ở một góc độ nào đó, là tín hiệu đáng mừng khi người tiêu dùng đã có sự công nhận đối với hàng trong nước.

Tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu tăng liên tục theo các năm. Từ 784 triệu USD năm 2004 tăng lên 953 triệu USD năm 2010 và 1.509,0 triệu USD năm 2015, tăng gần 52%. Nguyên nhân giá trị nhập khẩu tăng liên tục là do tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở ngành dịch vụ và công nghiệp có sự chuyển dịch tích cực, trong khi đó ngành nông nghiệp dần dần thu hẹp lại nhưng giá trị hàng hóa nhập khẩu vẫn tăng nhẹ qua các năm là do các doanh nghiệp có sự đầu tư, mua sắm trang thiết bị khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp làm gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp.


2.3. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành giai đoạn 2004 - 2014

2.3.1.Những kết quả đạt được

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, trong hơn 20 năm qua, đặc biệt là từ năm 2004 đến nay, cơ cấu kinh tế huyện Tân Thành đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập sâu với kinh tế quốc tế. Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong đóng góp vào tăng trưởng kinh tế; không ngừng gia tăng giá trị ngành nông nghiệp và ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế địa phương. Đây là xu hướng chuyển dịch kinh tế hiện đại, phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế thế giới và trong khu vực là: khi nền kinh tế phát triển ở một trình độ nhất định, vị trí vai trò của ngành nông nghiệp sẽ phải giảm đi (do đặc điểm của ngành nông nghiệp có giá trị gia tăng thấp, thường xuyên phải chịu rủi ro về thiên tai lẫn thị trường khu vực và thế giới …) trong khi vị trí, vai trò của ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành dịch vụ có xu hướng tăng lên tuyệt đối. Trong nội bộ từng ngành có sự chuyển dịch tích cực:

+ Ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Trong nội bộ cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi ( theo mô hình trang trại với kỹ thuật cao, khép kín) và dịch vụ; phát triển ngành trồng trọt ở một tầm cao mới về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đặc biệt là huyện đã hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh cây ăn quả về bưởi da xanh là đặc sản của vùng (xã Sông Xoài), vùng cây công nghiệp dài ngày (hồ tiêu, cao su, điều …). Sự phát triển của ngành nông nghiệp trong thời gian qua đã góp phần ổn định đời sống kinh tế cho người lao động và đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của địa phương.


+ Ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng phát triển các ngành kinh tế có tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội; tập trung phát triển được một số ngành đòi hỏi sử dụng lao động phổ thông để giải quyết chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang phi nông nghiệp, nhất là phát triển các ngành công nghiệp (may mặc, giày da ..) ở khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng đã và đang chú trọng phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như: khí điện đạm, nhiệt điện, dầu khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp thép … từng bước tạo ra cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật vững chắc để nền kinh tế của huyện Tân Thành vượt qua khủng hoảng kinh tế, chuẩn bị tạo đà bước cho giai đoạn cất cánh.

+ Ngành dịch vụ có bước phát triển đáng kể. Các ngành dịch vụ đã đa dạng hóa, hình thành và phát triển những dịch vụ mới, đóng vai trò hỗ trợ cho ngành kinh tế nông nghiệp và công nghiệp nói riêng, các hoạt động kinh tế- xã hội và bảo vệ môi trường nói chung phát triển. Các dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ viễn thông, dịch vụ kết cấu hạ tầng, vận tải đường bộ và đường thủy … đã bước vào giai đoạn phát triển mới, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện Tân Thành hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế vùng, khu vực và thế giới. Ngành thương mại mặc dù chịu sự tác động của suy thoái kinh tế song mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của Huyện vẫn tăng; Đáng chú ý là trong bối cảnh kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng của địa phương giảm sút mà lượng hàng tiêu dùng của địa phương vẫn tăng, từ đây có thể đưa đến 3 chú ý:

+ Người tiêu dùng của địa phương đã và đang lựa chọn nhiều mặt hàng nội địa với chi phí rẻ hơn nhằm mục đích tiết kiệm chi tiêu.

+ Chương trình “ người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có những kết quả đáng ghi nhận, tạo nên những thay đổi trong hàng vi mua sắm của người dân địa phương.

+ Chất lượng của hạ tầng phân phối thương mại như chợ, siêu thị, cửa hàng bình dân, trung tâm thương mại …đã được nhiều người tiêu dùng đánh giá tốt hơn khi có khả năng cung cấp sự đa dạng của các mặt hàng đáp ứng với nhu cầu, thị


hiếu tiêu dùng, đồng thời có thể đảm bảo trong một chừng mực chất lượng của sản phẩm được phân phối tại địa phương.

Những kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế sau hơn 20 năm đổi mới, đặc biệt là giai đoạn 2004-2014 chính là một mắt xích cực kỳ quan trọng đưa đến những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế cao, liên tục và dài hạn của huyện Tân Thành, tạo ra tiền đề vật chất trực tiếp, thực hiện cân đối vĩ mô, gây bớt căng thẳng trong chính sách thu- chi ngân sách nhà nước. Thành tựu của tăng trưởng kinh tế huyện Tân Thành trong thời gian qua không chỉ làm gia tăng tiềm lực kinh tế mà còn góp phần khẳng định được vị thế của huyện Tân Thành so với các huyện, thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và các tỉnh khác trong cả nước.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Những hạn chế

- Cơ cấu ngành kinh tế có chuyển dịch nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù xét về ngắn hạn, cơ cấu kinh tế ngành của huyện có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Bởi vì, tỷ trọng của ngành nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên, có đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.

- Trong ngành công nghiệp tuy cơ cấu kinh tế ngành có sự dịch chuyển theo hướng phát triển những phân ngành dựa trên lợi thế so sánh, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng nguồn lao động dồi dào … thông qua việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Tuy nhiên việc phát triển ồ ạt các khu công nghiệp, một mặt làm cho ngành công nghiệp phát triển chồng chéo vì cùng sản xuất một loại sản phẩm giống nhau (thép, giày da …) đã triệt tiêu tính đa dạng trong sản xuất các sản phẩm; các nhà sản xuất tranh mua, tranh bán … cạnh tranh không lành mạnh, trong khi thị trường tiêu thụ chưa thực sự được mở rộng theo hướng bền vững, gây ra lãng phí nguồn lực. Mặt khác chất lượng sản phẩm thấp, thua xa với sản phẩm công nghiệp trong khu vực và thế giới; Hơn nữa, các ngành công nghiệp hiện nay chưa thật sự có sản phẩm đặc trưng, độc đáo và sử


dụng công nghệ cao mà chủ yếu là lắp ráp, nhập máy móc, kỹ thuật của nước ngoài và chỉ chế biến, gia công phần vỏ ngoài của công nghệ.

- Việc sử dụng công nghệ lạc hậu trong ngành công nghiệp do các nước phát triển và các nước công nghiệp mới nổi trong khu vực chuyển sang làm cho chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp đạt thấp do sử dụng kỹ thuật, công nghệ thấp; đồng thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của xã hội.

- Trong ngành dịch vụ, mặc dù có bước phát triển mới và đã được đa dạng hóa nhưng chủ yếu là những ngành dịch vụ truyền thống, có giá trị gia tăng thấp, chất lượng không cao; xuất hiện một số loại dịch vụ gây ô nhiễm môi trường, xã hội

… Các loại dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao bước đầu phát triển như: dịch vụ tư vấn, viễn thông, dịch vụ khoa học, công nghệ … chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao .., trong khi nguồn lực có hạn, phát triển chưa theo quy hoạch, chưa trở thành động lực cho nền kinh tế phát triển, chưa thực sự hiệu quả và chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hệ thống phân phối hàng hóa còn nghèo nàn chưa tận dụng được lợi thế so sánh sẵn có của địa phương

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội phục vụ cho kinh tế dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển: tiến độ thực hiện quy hoạch chung xây dựng đô thị mới Phú Mỹ giai đoạn vừa qua khá chậm trễ, hệ thống hạ tầng đô thị chưa phát triển, đến nay mới cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV, điều này gây trở ngại cho việc phát triển các ngành dịch vụ cao cấp như: dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, cho thuê văn phòng, nhà ở, du lịch, trung tâm vui chơi giải trí

… Hạ tầng đô thị chưa tốt cũng không đáp ứng được nhu cầu của dân cư, do vậy một bộ phận lớn lao động làm việc tại các khu công nghiệp, cảng biển tại Tân Thành nhưng lại chọn nơi cư trú tại các đô thị lân cận khác như: Bà Rịa, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh … điều này làm chậm tiến độ đô thị hóa và ảnh hưởng đến việc phát triển nhiều ngành dịch vụ như: thương mại, y tế, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe con người …


-Chất lượng nền kinh tế còn thấp: Kinh tế trên địa bàn huyện Tân Thành giai đoạn vừa qua đã đạt được sự phát triển đáng kể, quy mô kinh tế khá lớn nhưng sự phát triển chủ yếu dựa vào đầu tư mở rộng quy mô, thiếu đồng bộ, hiện nay còn mất cân đối trên nhiều mặt, chẳng hạn như: Công nghiệp phát triển tập trung nhiều vào các ngành sản xuất điện, thép, phân bón, vật liệu xây dựng … đều là những ngành có tín lan tỏa thấp, sức thúc đẩy dịch vụ và công nghiệp hỗ trợ phát triển không lớn; sự phát triển của các ngành dịch vụ còn chưa tương xứng với yêu cầu, nhất là dịch vụ vui chơi, giải trí … phục vụ cho sinh hoạt của đội ngũ chuyên gia, công nhân trong các khu công nghiệp và nhân dân trong huyện; quy mô các ngành dịch vụ còn ở mức khiêm tốn, tỷ trọng đóng góp vào nền kinh tế còn nhỏ.

- Nguồn nhân lực thiếu, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Phát triển ngành dịch vụ, nhất là những dịch vụ hiện đại, chất lượng cao như: dịch vụ cảng biển, logistics, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, đào tạo nhân lực, vui chơi giải trí … đòi hỏi phải có đội ngũ lao động chất lượng cao. Việc bảo đảm cung ứng đủ lực lượng lao động có chất lượng cao để phát triển ngành dịch vụ với tốc độ nhanh, đột phá là một thách thức không nhỏ trong giai đoạn tới.

- Kỹ năng quản lý: Cho đến nay, Tân Thành chỉ là một đơn vị hành chính cấp huyện, việc xây dựng và phát triển đô thị mới Phú Mỹ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu dân số sang mô hình đô thị, công tác quản lý hành chính đô thị cũng có nhiều điểm khác và mới mẻ so với hiện nay; đồng thời cùng với quá trình đô thị hóa, các vấn đề quản lý môi trường, phát triển bền vững, phòng chống và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội … sẽ là những nhiệm vụ nặng nề hơn nhiều so với thực trạng hiện nay.

2.3.3. Những vấn đề đặt ra

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam nói riêng, cần phải có sự đánh giá và dự báo khách quan về tiềm năng, lợi thế của huyện Tân Thành, xem xét mức độ thu hút các nguồn lực dịch chuyển cho mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Các vấn đề cấn được xem xét là: sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023