Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế


năng sử dụng hiệu quả cao mọi nguồn vốn đầu tư, là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng của nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư. Cơ cấu đầu tư theo ngành thể hiện việc phân bổ vốn đầu tư và tỷ lệ phân bổ cho các ngành (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) và các tiểu ngành của nền kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư thể hiện tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành kinh tế, qua đó thấy được phần nào xu hướng đầu tư của người dân, doanh nghiệp, chính phủ trong các hoạt động kinh tế. Thông qua cơ cấu đầu tư, ta có thể thấy được những ưu tiên đầu tư xét theo ngành phản ánh chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thể hiện tiềm lực kinh tế của đất nước và xu thế mở cửa của thị trường trong những thời kỳ lịch sử nhất định.

Tại các nước đang phát triển, tỷ trọng vốn đầu tư vào ngành kinh tế nông nghiệp còn tương đối lớn thì tỷ trọng này ở các nước phát triển là rất nhỏ, chỉ chiếm từ 1-7% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển, thì tỷ trọng đầu tư vào ngành nông nghiệp giảm dần và tăng dần tỷ trọng đầu tư vào các ngành kinh tế hiện đại và dịch vụ.

1.2.2.4. Cơ cấu giá trị hàng xuất nhập khẩu

Trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu hiện nay, thương mại quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng; Các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra như một xu hướng tất yếu, cơ cấu hàng xuất nhập khẩu đã phản ảnh mức độ mở của nền kinh tế, cho thấy vai trò của quốc gia đó trong quá trình phân công lao động quốc tế.

Thông qua cán cân thương mại quốc tế, người ta thấy được tình hình sử dụng nguồn vốn của quốc gia mình. Một quốc gia nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng nội tệ, đồng thời làm cho quốc gia đó phải phụ thuộc nhiều vào tình hình của kinh tế quốc tế; Bên cạnh đó xuất khẩu lại đang chiếm vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của quốc gia; Thông qua xuất khẩu, quốc gia đó một mặt tích trữ được một lượng lớn ngoại tệ, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế của đất nước, mặt khác đã thể hiện được vai trò của mình trong thị


trường quốc tế. Và việc xem xét cơ cấu hàng xuất khẩu cũng phản ánh trình độ sản xuất của quốc gia đó; Nếu một quốc gia đang phát triển thì các mặt hàng xuất khẩu của họ chủ yếu là hàng nông sản, các sản phẩm thô, sơ chế hoặc các sản phẩm công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động. Trong quá trình phát triển cơ cấu mặt hàng này sẽ thay đổi dần theo hướng xuất khẩu các mặt hàng dựa trên trình độ khoa học công nghệ cao, sản phẩm cơ khí, linh kiện điện tử, hoặc các mặt hàng nông sản chất lượng cao, sản phẩm đã qua chế biến.

Thông qua cơ cấu hàng xuất khẩu ta đã thấy được trình độ phát triển kinh tế của một đơn vị, qua đó phản ánh cơ cấu ngành của đơn vị đó. Nếu một nền kinh tế chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao thì ta có thể đánh giá đó là một nền kinh tế hiện đại; Ngược lại, nếu cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, sơ chế, các sản phẩm gia công, sử dụng nhiều lao động thì ta có những đánh giá khái quát đó là nền kinh tế này đang ở tình trạng phát triển thấp, cơ cấu ngành còn tập trung nhiều vào nông nghiệp và một số ngành công nghiệp thâm dụng về lao động.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

Sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế chịu tác động của nhiều yếu tố, mỗi yếu tố lại có vai trò và mức độ ảnh hưởng khác nhau; Có yếu tố tác động nhiều, cũng có những yếu tố tác động ít. Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế bao gồm:

Vị trí địa lý và các yếu tố tự nhiên: đây là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu ngành của nền kinh tế. Vị trí địa lý gắn liền với khả giao lưu kinh tế, xã hội vì vậy nó ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 4

Bên cạnh đó các yếu tố tự nhiên có thể kể đến: khí hậu, thời tiết, đất đai, thảm thực vật, quần thể động vật…sẽ tác động đến cơ cấu sản xuất trong các ngành kinh tế: nông lâm, ngư nghiệp, ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính những yếu tố này tác động đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế; Một lãnh thổ không chịu hoặc ít chịu ảnh hưởng của bão, hạn hán, lũ lụt sẽ có điều kiện thuận lợi


để phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp đa dạng, ít bị rủi ro. Một lãnh thổ ven biển có điều kiện phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt hải sản.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên: đất đai, nước, khoáng sản, khí hậu, nguồn năng lượng, thảm rừng, đồng cỏ… ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế. Quy mô, sự giàu có, chất lượng, điều kiện khai thác cũng như công nghệ khai thác các nguồn tài nguyên sẽ tác động đến cơ cấu ngành kinh tế; Nơi đâu nghèo nguồn tài nguyên thì cơ cấu kinh tế ở đó khó có thể đa dạng và phong phú được, thậm chí phải trả những cái giá rất đắt để có thể có được một cơ cấu ngành phát triển, phong phú.

Dân số và các yếu tố xã hội: Quy mô, chất lượng dân số có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển cơ cấu ngành kinh tế. Dân số càng đông, chất lượng dân số càng cao thì càng có điều kiện để hình thành, phát triển cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, chất lượng với những ngành, lĩnh vực có khả năng bứt phá, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn. Quy mô dân số ít, chất lượng thấp sẽ hạn chế đến việc hình thành, phát triển cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại. Kết cấu các cộng đồng dân cư, tập quán sản xuất, tập quán tiêu dùng của dân cư ảnh hưởng đến rất lớn đến sự hình thành cơ cấu ngành kinh tế; Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa, truyền thống cộng đồng, tâm lý dân cư (tâm lý tăng trưởng, tâm lý sản xuất hàng hóa, tâm lý cạnh tranh…) cũng tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế.

Quy mô, chất lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển cơ cấu ngành kinh tế. Chất lượng lao động càng cao, càng có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, những ngành đòi hỏi trình độ nghề nghiệp cao.

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội tạo điều kiện tốt cho việc hình thành cơ cấu ngành kinh tế theo hướng phát triển và bền vững.

Luật pháp và thể chế kinh tế: đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển cơ cấu ngành kinh tế. Nhà nước với thể chế và pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, minh bạch, đầy đủ, kịp thời có ý nghĩa tiền đề cho việc hình thành và phát triển cơ cấu ngành kinh tế. Một khi Nhà nước có định hướng phát


triển dài hạn, rõ ràng nhưng khung pháp luật lại không đồng bộ, kịp thời, không rõ ràng và đồng bộ với thông lệ quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay thì cũng không thể làm cho kinh tế phát triển được, thậm chí có thể gây ra những tác động xấu làm cho nền kinh tế phát triển méo mó, kém hiệu quả.

Thể chế kinh tế (với cả ba bộ phận cơ bản hợp thành là quy tắc, cơ chế thực hiện và cơ cấu tham gia thực hiện quy tắc) có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển cơ cấu kinh tế. Tính hoàn thiện của bộ máy Nhà nước, luật pháp và thể chế kinh tế sẽ là điều kiện có tính chất quyết định đến sự phát triển cơ cấu ngành kinh tế có hiệu quả.

Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế: những mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế cần được nghiên cứu và cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định về lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia. Trong thời đại khoa học – công nghệ tiến bộ như vũ bão, nền kinh tế thế giới phát triển mạnh trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa thì cơ cấu ngành kinh tế của các quốc gia còn phụ thuộc, tương tác với nhau cùng phát triển trong sự phân công lao động quốc tế. Cơ cấu ngành kinh tế của một nước không thể tách rời với nền kinh tế thế giới; Mỗi động thái của nền kinh tế thế giới đều có tác động đến sự phát triển của mỗi quốc gia, tuy nhiên cũng không làm lu mờ lợi thế cạnh tranh của mỗi quốc gia. Lợi thế cạnh tranh, chuỗi giá trị toàn cầu là những yếu tố quan trọng tạo nên cơ cấu ngành kinh tế có tính đặc thù của mỗi quốc gia, góp phần làm cho nền kinh tế thế giới càng phong phú, đa dạng; Trong điều kiện ngày nay và trong tương lai các tập đoàn kinh tế lớn, sự di chuyển các dòng vốn, thành tựu về trí tuệ và công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế của mỗi nước. Các quyết định về lựa chọn cơ cấu ngành kinh tế không thể bỏ qua những điều kiện như vậy.

Nguồn vốn đầu tư: quy mô nguồn vốn đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hình thành cơ cấu ngành kinh tế của một quốc gia, nó có thể tạo động lực để phát triển, cũng như hạn chế hoạt động, thậm chí biến mất ngành kinh tế, hoặc các lĩnh vực trong ngành.


Hiện nay bên cạnh nguồn vốn đầu tư trong nước thì trong điều kiện toàn cầu hóa, nguồn vốn đầu tư của nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng, nó có thể giải quyết vấn đề cố hữu của nền kinh tế các nước đang phát triển đó là tình trạng thiếu vốn. Tuy nhiên, việc thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư ra sao? Làm sao để sử dụng các nguồn vốn này một cách hiệu quả nhất đang là vấn đề hàng đầu đối với các quốc gia đang phát triển

Tiến bộ khoa học công nghệ: sự phát triển của khoa học công nghệ đã tác động trực tiếp đến sự hình thành cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia. Với sự phát triển như vũ bão của mình, khoa học công nghệ đã tạo ra những ngành nghề mới, với năng suất và chất lượng ngày càng cao, chính vì vậy nó đã dần dần làm thay đổi cơ cấu ngành của mỗi quốc gia: đầu tiên khi khoa học công nghệ còn ở thời kỳ hoang sơ, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Sau đó với sự tiến bộ vượt bực trong các lĩnh vực nghiên cứu đồng thời ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào sản xuất đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu ngành kinh tế: các lĩnh vực công nghiệp sử dụng tiến bộ khoa học công nghệ có điều kiện phát triển, tiếp theo đó là sự ra đời của ngành dịch vụ tạo mối liên kết giữa các ngành, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Công nghiệp hóa là một quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế xã hội của một đất nước, trên cơ sở khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Cũng có thể nói một cách đơn giản thì công nghiệp hóa là quá trình chuyển từ lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc.

Hiện đại hóa là quá trình thay đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội theo những quy trình công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất lao động hiệu quả và trình độ văn minh kinh tế xã hội cao. Hiện đại hóa là một nội dung lớn và phong phú mà các nước đang phát triển


tiến tới giống như các nước phát triển cả về hệ thống kinh tế xã hội và chính trị, nhưng không thể máy móc dập khuôn vì nó đối nghịch với bản sắc dân tộc, thù địch với dân chủ.

Hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ 7 khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính là sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ và phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao.

Ta đã biết công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tất yếu khách quan đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển như ở Việt Nam. Mục tiêu của công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý; Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Sự chuyển dịch đó phản ánh sự thay đổi về chất của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ,tạo tiền đề vật chất cho sự ổn định của nền kinh tế. Ở nước ta xác định cơ cấu hợp lý có nghĩa là:

- Giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

- Trình độ kỹ thuật của nền kinh tế phải phát triển phù hợp với xu hướng của sự tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.

- Khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế.

-“Cơ cấu mở”, phân công và hợp tác quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa kinh

tế.


1.3. Các lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế

1.3.1. Học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin

Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại cho phép các yếu tố sản xuất, các thành phần kinh tế, các lĩnh vực, các ngành liên kết thành một tổ chức chặt chẽ, có mối liên hệ tất yếu nội tại, nhờ đó mà phát huy được lợi thế và sức mạnh tổng hợp để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Cơ cấu kinh tế gồm cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế.

- Mô hình kết hợp tăng trưởng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản được K. Marx phân tích trong tác phẩm Tư bản, Ông chia nền sản xuất xã hội thành hai lĩnh vực: Khu vực I: sản xuất tư liệu sản xuất và Khu vực II: sản xuất tư liệu tiêu dùng. K. Marx nghiên cứu các luồng dịch chuyển hiện vật và giá trị giữa hai lĩnh vực này, tìm ra những điều kiện cân bằng trong tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng trên phạm vi toàn xã hội và rút ra quy luật: khu vực I phát triển nhanh hơn khu vực II, vì vậy phải ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất, sau đó mới đến sản xuất tư liệu tiêu dùng. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế được khẳng định rõ ràng là do tăng trưởng của sản xuất vật chất, mức độ tăng trưởng được quyết định bởi quy mô của tích luỹ trước hết trong khu vực sản xuất tư liệu sản xuất. Lý thuyết của K. Marx về cơ cấu ngành kinh tế đã đưa ra các phạm trù về cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế hợp lý. Theo K. Marx, cơ cấu ngành kinh tế hợp lý là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng, cơ cấu ngành kinh tế hợp lý phải đáp ứng các điều kiện như phù hợp với các quy luật khách quan, phù hợp với xu thế kinh tế, chính trị khu vực và thế giới, phản ánh khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực kinh tế trong nước.

Tiếp tục nghiên cứu, phát triển quy luật tái sản xuất trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, V.I.Lênin rút ra quy luật: ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất (sản xuất máy cái), tiếp đến là sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư tiệu tiêu dùng và cuối cùng là sản xuất tư liệu tiêu dùng. Ngoài ra, trong Chính sách Kinh tế mới (NEP) của V.I.Lênin: Sau cách mạng tháng mười Nga thành công, nước Nga bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa


xã hội, nhưng chưa được bao lâu thì nội chiến nổ ra, trong thời gian này, Lênin phải sử dụng “chính sách cộng sản thời chiến”, nhờ có chính sách này mà bảo vệ được nhà nước Xô Viết, nội chiến kết thúc, Lênin đưa ra chính sách kinh tế mới (NEP) thay thế chính sách cộng sản thời chiến, nó gồm những nội dung sau đây: (1) Thay chính sách trưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực. (2)Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hóa- tiền tệ giữa nhà nước và nông dân; giữa thành thị và nông thôn; giữa công nghiệp và nông nghiệp; (3)Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ như kinh tế tư bản nhà nước; áp dụng hạch toán kinh tế trong đất nước nhà nước; thực hiện kiểm kê, kiểm soát …Chính sách kinh tế mới của Lê- nin có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa trong nước, cũng như có ý nghĩa quốc tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

1.3.2. Quan điểm của các nhà kinh tế học về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế

1.3.2.1. Mô hình Nhị nguyên của Arthur Lewis

Theo Lewis, nền kinh tế được chia thành 2 khu vực: công nghiệp và nông nghiệp. Khu vực nông nghiệp, ở mức độ tồn tại có dư thừa lao động và lao động dư thừa này dần dần được chuyển sang khu vực công nghiệp. Sự phát triển của khu vực công nghiệp quyết định quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, phụ thuộc vào khả năng thu hút lao động dư thừa do khu vực nông nghiệp tạo nên, và khả năng thu hút đó lại phụ thuộc vào tốc độ tích lũy vốn của khu vực công nghiệp.

Mô hình hai khu vực của Lewis đã giúp giải quyết mỗi quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển, dựa trên cơ sở khả năng dịch chuyển lao động giữa khu vực nông nghiệp và công nghiệp. Qua đó, mô hình còn chỉ ra những hệ quả về mặt xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế và góp phần lý giải những hiện tượng nghiên cứu thực chứng về mối quan hệ giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập. Tuy nhiên, nó vẫn thể hiện một số hạn chế nhất định:

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí