Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 2

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nền kinh tế, nó phản ánh sự phát triển của phân công lao động xã hội và trình độ lực lượng sản xuất. Nếu có những chính sách khả thi tác động vào nền kinh tế thì sẽ giúp cho nền kinh tế vận hành theo hướng phù hợp, thúc đẩy các ngành kinh tế cùng phát triển.

Huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu là địa bàn được Trung ương và Tỉnh quy hoạch xây dựng và phát triển khu đô thị mới Phú Mỹ với tính chất là trung tâm công nghiệp, cảng, dịch vụ hậu cần cảng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Quá trình phát triển kinh tế tác động không nhỏ đến đời sống của nhân dân có đất bị thu hồi, giải tỏa để phục vụ các khu công nghiệp; mặc dù các ngành công nghiệp, dịch vụ đạt được tốc tộ tăng trưởng cao ở các ngành kinh tế, tuy nhiên địa phương phải gánh chịu những tác động rất lớn đến môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân trong huyện và các vùng lân cận.

Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025” để nghiên cứu, nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng, những tồn tại, hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để từ đó định hướng và đưa ra những giải pháp kiến nghị để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá phù hợp với xu hướng và điều kiện thực tế của huyện Tân Thành.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để tìm ra những kết quả tích cực, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân để đưa ra khuyến nghị đối với chính sách của các cấp chính quyền đang thực thi; đồng thời trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, khai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế của địa phương nhằm thúc


đẩy việc chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, tạo sự tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội trên phạm vi cả nước cũng như của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2025.

- Từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài đưa ra những câu hỏi sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

+ Cơ cấu ngành kinh tế là gì? Các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá cơ cấu ngành của một nền kinh tế?

+ Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành từ năm 2004-2015?

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2025 - 2

+ Những giải pháp để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành đến năm 2025?

Trước những câu hỏi và mục tiêu như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bao gồm:

- Thứ nhất, tổng hợp quan điểm, lý luận về cơ cấu ngành kinh tế, các tiêu chí cụ thể để xác định cơ cấu ngành của nền kinh tế.

- Thứ hai, phân tích cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành trong thời gian qua theo các tiêu chí kể trên. Nhận định những điểm mạnh, điểm cần khắc phục về cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình phát triển của huyện.

- Thứ ba, giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên địa bàn huyện Tân Thành đến năm 2025.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu giai đoạn 2005-2015.

3.2.Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: nghiên cứu cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu trong các ngành kinh tế của huyện Tân Thành; Thời gian: giai đoạn 2005-2015, định hướng đến năm 2025.


- Nội dung: tập trung nghiên cứu về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành theo các chỉ tiêu về GRDP, lao động, vốn đầu tư và xuất nhập khẩu.

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu

4.1. Phương pháp nghiên cứu

Thông qua việc thu thập số liệu thứ cấp về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu; đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp để diễn giải và phân tích nguồn số liệu. Tác giả sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, phân tích – tổng hợp nhằm dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn huyện Tân Thành trong giai đoạn tới.

4.2. Nguồn tài liệu

Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp được cung cấp qua Cục thống kê tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân Tỉnh, tạp chí kinh tế, cổng thông tin điện tử của các địa phương trong nước như website của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đà Nẵng, Bình Dương, Bình Thuận…

5.Tổng quan tình hình nghiên cứu

Vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được các trường phái, các lý thuyết kinh tế từ trước đến nay đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau và với nhiều cách tiếp cận khác nhau

Ở Việt Nam, vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu; thực tế, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đặc biệt là đề cập và phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu ngành ngành kinh tế ở phạm vi cả nước, ở một số ngành và địa phương, trong đó tiêu biểu là:

Ngô Đình Giao (1994) với công trình “chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”. Nội dung cơ bản của công trình này


là nghiên cứu những cơ sở lý luận và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, đồng thời công trình còn đề xuất những phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây là công trình nghiên cứu tổng hợp trên góc độ toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung mà chưa đề cập chi tiết về cơ cấu ngành kinh tế trong điều kiện hội nhập và trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của một địa phương.

Đỗ Hoài Nam (2006) chủ biên công trình “chuyển dịch cơ cấu ngành và phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn”. Công trình này đã tập trung đưa ra những quan điểm, phương pháp tiếp cận vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhằm phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn. Công trình này mới đề cập đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trên phạm vi cả nước xét trên góc độ nhằm phát triển các ngành kinh tề mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam nói chung mà chưa đề cập chi tiết vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở một địa phương cụ thể.

Lê Du Phong và Nguyễn Thành Độ (1999) đồng chủ biên công trình “chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới” đã trình bày rõ về luận cứ khoa học của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hội nhập và thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta trong giai đoạn 1991 – 1997. Công trình tập trung chủ yếu vào vấn đề chuyển dịch cơ cấu ba nhóm ngành lớn của nền kinh tế, các vấn đề chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế và vùng kinh tế chỉ được đề cập ở mức độ ở mức độ là các vấn đề liên quan để bảo đảm tính hệ thống; để đảm bảo các luận cứ có tính thực tiễn và tính thực tế của các nhận xét cũng như kiến nghị, ngoài việc tập trung nghiên cứu ba nhóm ngành chính, công trình cũng chú trọng khảo sát thêm tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số vùng và một số địa phương trong thời kỳ 1991 – 1997.

Lê Đình Thắng (1998) đã thực hiện công trình về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, công trình nghiên cứu đã làm nổi bật cơ sở khoa học, thực trạng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam. Ngoài ra, công trình còn đưa ra những quan điểm,


phương hướng, mục tiêu và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Việt Nam đến năm 2000 tuy nhiên, công trình đề cập đến những vấn đề chung của cơ cấu kinh tế nông thôn cả về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần nên không chú trọng nghiên cứu sâu về cơ cấu ngành kinh tế của một địa phương cụ thể.

Đề tài cấp nhà nước do Lương Xuân Quỳ (2000) chủ nhiệm có sự tham gia của nhiều nhà khoa học kinh tế đầu ngành “cơ cấu các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, đề tài đã làm rõ những vấn đề về lý luận và quan điểm về các thành phần kinh tế, cơ cấu và vị trí các thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên cơ sở các lý thuyết về cơ cấu kinh tế và các mô hình, đề tài đã đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển cơ cấu các thành phần kinh tế ở Việt Nam từ khi đổi mới đến năm 2000, từ đó góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học và các giải pháp cho việc định hướng các chính sách đối với các thành phần kinh tế nhằm phát triển lực lượng sản xuất xã hội trong cơ cấu thành phần kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập chưa được nghiên cứu và đề cập một cách có hệ thống.

Công trình “chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Thị Bích Hường (2005) đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Nghiên cứu này đã phân tích thực trạng chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế thời gian qua; công trình đề cập phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam thời gian tới. Công trình còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong hội nhập, chỉ rõ đâu là nhân tố nội sinh, đâu là nhân tố ngoại sinh; trong bối cảnh toàn cầu hóa và bùng nổ khoa học kỹ thuật và khoa học công nghệ, yếu tố bên ngoài là vô cùng quan trọng để phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước; sự chuyển


dịch cơ cấu ngành kinh tế phải theo hướng nào cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nước đó. Ngoài chuyển dịch nói chung, công trình đã đề cập đến việc chuyển dịch nội ngành từ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tuy vậy công trình cũng chỉ đề cập tới cơ cấu kinh tế chung của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập mà chưa đề cập đến khía cạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà đặc biệt là ở một địa phương cụ thể.

Phan Công Nghĩa (2007) với nghiên cứu “cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, công trình này đã nghiên cứu sâu về lý luận và phương pháp luận nghiên cứu thống kê cơ cấu kinh tế cũng như nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo thành phần kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất và chuyển dịch của nó theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Do đó, công trình không nghiên cứu hệ thống và sâu sắc về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam.

Ở cấp độ địa phương, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế; Có thể kể đến một số công trình như sau:

Ở Hà Nội, công trình nghiên cứu của Nghiêm Xuân Đạt (2005) đã đưa ra những luận cứ khoa học thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010; Nội dung chủ yếu của công trình này là nghiên cứu việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội giai đoạn 2006 – 2010 hướng đến kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội với những luận cứ khoa học thuyết phục.

Ở một khía cạnh khác, nghiên cứu của Nguyễn Đình Dương (2006) đã phân tích và dự báo cơ cấu kinh tế thủ đô Hà Nội đến năm 2020; công trình này đã trình bày khá đầy đủ về cơ sở lý luận của cơ cấu kinh tế và đi sâu nghiên cứu về thực trạng cơ cấu kinh tế cũng như đề xuất các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Hà Nội đến năm 2020. Tác giả cũng chỉ rõ cơ sở phương pháp luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của thủ đô, đề cập đến những luận cứ xuất phát từ thực tiễn qua những thời kỳ phát triển, đặc điểm văn hóa – lịch sử, đặc biệt ở cả trạng thái động và trạng thái tĩnh của thủ đô Hà Nội.


Ở Hải Phòng, Nguyễn Văn Giang (2010) đã thực hiện công trình về “chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong nền kinh tế thị trường ở thành phố Hải Phòng”, công trình đã đề cập đến các vấn đề cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng, đặc biệt là việc rút ra các kinh nghiệm và giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố Hải Phòng. Công trình chủ yếu tập trung đề cập đến cơ cấu kinh tế nói chung của một địa phương nặng về công nghiệp và dịch vụ vận tải, logistics như Hải Phòng; công trình chưa đề cập toàn diện đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ở Bắc Ninh, Nguyễn Hồng Quân (2009) đã thực hiện công trình nghiên cứu về xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý ở Bắc Ninh, công trình đã đề cập đến tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Bắc Ninh trong những năm vừa qua; với xu hướng phấn đấu để đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp, tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo ra cơ cấu ngành kinh tế phù hợp và hiệu quả; công trình cũng chỉ ra một số hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Bắc Ninh trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra một số biện pháp khả thi để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Bắc Ninh hợp lý và hiệu quả.

6. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và các phụ lục, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận cơ về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Chương 2: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Chương 3: Định hướng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Tân Thành đến năm 2025.


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ‌

1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế

1.1.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức bên trong của một hệ thống, biểu thị sự thống nhất của các mối quan hệ qua lại vững chắc giữa các bộ phận của nó.

Nền kinh tế là một hệ thống bao gồm nhiều phần tử khác nhau phân theo những tiêu chí nhất định. Theo từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam: Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Có các loại cơ cấu kinh tế khác nhau: cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành kinh tế - kĩ thuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ cấu theo thành phần kinh tế; trong đó cơ cấu theo ngành kinh tế

- kĩ thuật mà trước hết cơ cấu công - nông nghiệp là quan trọng nhất.

Trong công trình nghiên cứu Chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả Nguyễn Thị Bích Hường đã đưa ra khái niệm: Cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể hợp thành của các bộ phận, các kiểu cơ cấu trong mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau cả về chất lượng và số lượng, trong không gian, thời gian và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Theo tác giả Ngô Doãn Vịnh đưa ra khái niệm: Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế; phản ánh số lượng và chất lượng các phần tử hợp thành trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau để tạo thành hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng.

Kế thừa những quan điểm trên, theo tác giả: Cơ cấu kinh tế là thuộc tính của nền kinh tế, là tổng hợp các bộ phận cấu thành, nó phản ánh số lượng và chất lượng của các phần tử theo những tiêu chí khác nhau trong một khoảng thời gian, không gian và điều kiện kinh tế xã hội nhất định .

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/09/2023