Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 11

trong đó đối với án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác cần đặc biệt quan tâm:

Một là, phối hợp đảm bảo những tài liệu trong hồ sơ chứng minh hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết liên quan, tài liệu đề nghị phê chuẩn các quyết định tố tụng phải đúng đối tượng và giới hạn chứng minh, đảm bảo việc khởi tố, kết luận điều tra là đủ căn cứ.

Hai là, trong quá trình điều tra, CQĐT và VKS phối hợp thực hiện các hoạt động điều tra, đồng thời CQĐT căn cứ các Điều 162, 167, 236, 238 BLTTHS thực hiện yêu cầu, quyết định của VKS.

Ba là, ĐTV và KSV trong quá trình điều tra vụ án phải chủ động phối hợp chặt chẽ, đồng thời phải thường xuyên trao đổi để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh, nhất là đối với các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thuộc trường hợp đồng phạm có tổ chức, phức tạp, để chứng minh vai trò, vị trí của từng người tham gia cũng như mức độ gây thiệt hại của từng người. Nếu có mâu thuẫn trong quá trình điều tra, phải kịp thời giải quyết để đảm bảo thời hạn điều tra. Mặt khác, Kiểm sát viên chủ động nghiên cứu hồ sơ, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, thống nhất những vấn đề cần chứng minh, để hạn chế phải trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, hạn chế oan, sai, để lọt tội phạm.

Bốn là, Đối với các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác phức tạp, nhiều đối tượng, có dấu hiệu bảo kê, hoạt động kiểu “xã hội đen” thì lãnh đạo CQĐT, VKS cần phân công những ĐTV, KSV có năng lực, trình độ, có kinh nghiệm giải quyết các vụ án này. CQĐT cấp trên cần thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới trong những vụ án phức tạp, hoặc có quan điểm không thống nhất. Trường hợp khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo CQĐT Bộ công an, VKSND tối cao để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời.

3.2.4. Các giải pháp khác

- Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, quản lý cán bộ đối với đội ngũ ĐTV, KSV của CQĐT và VKS các cấp

Để thực hiện tốt giải pháp trên, các chi bộ CQĐT và VKS cần chú trọng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về "Tăng cường xây dựng, chỉnh

đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Quan tâm nắm bắt tình hình ĐTV, KSV để có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời. ĐTV, KSV khi thực hiện nhiệm vụ, phải tự mình phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình, đồng thời không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ pháp luật, nghiệp vụ, đạo đức, lối sống.

- Thực hiện tốt công tác tuyển chọn và bổ nhiệm ĐTV, KSV của CQĐT và VKS các cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

CQĐT và VKS phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật TTHS về công tác tuyển dụng, bổ nhiệm ĐTV, KSV các cấp. Qúa trình bổ nhiệm phải bảo đảm chặt chẽ, đảm bảo đúng tiêu chuẩn để có được những ĐTV, KSV có lập trường tư tưởng vững vàng, có kiến thức và ý thức pháp luật cao, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong quá trình giải quyết VAHS nói chung và trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.

Trong quá trình ĐTV, KSV thực hiện nhiệm vụ, phải xem xét đánh giá chất chất lượng giải quyết VAHS của họ, nếu đạt yêu cầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì mới xem xét đề nghị tiếp tục bổ nhiệm khi hết nhiệm kỳ. Trường hợp còn hạn chế về năng lực, tinh thần trách nhiệm chưa cao thì đề nghị chuyển công tác khác, vi phạm pháp luật thì đề nghị xử lý nghiêm minh.

Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ thực tiễn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai - 11

- Xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng cho từng giai đoạn, từng cơ quan, chú trọng đào tạo chuyên sâu nâng cao trình độ chuyên môn

Hàng năm CQĐT, VKS phải rà soát, đánh giá đội ngũ ĐTV, KSV hiện có, để có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao. Nội dung đào tạo cần tập trung vào từng vụ án, từng địa bàn hoặc những vấn đề còn vướng mắc để nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động chứng minh. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu phải được xây dựng phù hợp với từng vụ án, những ĐTV, KSV được phân công giải quyết những vụ án nào thuộc những loại tội phạm nào, thì cần bồi dưỡng chuyên sâu, kết hợp lý thuyết và thực hành kỹ năng nghiệp vụ. Có kế hoạch cử ĐTV, KSV đi học chuyên sâu, đào tạo thạc sĩ để nâng cao trình độ, nhận thức và kỹ năng trong quá trình chứng minh VAHS.

Bên cạnh các lớp dài hạn, các lớp ngắn hạn về kỹ năng điều tra, kỹ năng thu thập chứng cứ trong từng vụ án cũng cần được thực hiện thường xuyên, nhất là tập huấn kỹ năng thu thập, đánh giá chứng cứ, dữ liệu điện tử thông qua các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khá điển hình của các địa phương

khác, nhất là các vụ án có sai sót hoặc đã được tổng kết kinh nghiệm, cập nhật kịp thời các kiến thức pháp luật mới.

- Phân công thụ lý vụ án nói chung và CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác nói riêng phải căn cứ vào năng lực, trình độ của Điều tra viên, Kiểm sát viên

Mỗi ĐTV, KSV có năng lực, sở trường và nhu cầu công tác khác nhau. Để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, khi phân công nhiệm vụ phải căn cứ vào trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và phần nào đó nhu cầu công tác của họ. Khi phân công thụ lý vụ án, cần phân công những ĐTV, KSV thụ lý vụ án theo nhóm tội, khi đã đủ số lượng ĐTV, KSV thì phân công chuyên sâu giải quyết vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu phát hiện những ĐTV, KSV hạn chế về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu tinh thần trách nhiệm cần kịp thời điều chuyển. Trường hợp cần phải luân chuyển, biệt phái những ĐTV, KSV ở CQĐT, VKS cấp trên xuống cấp dưới, nên có chính sách phù hợp đối với họ. Đây cũng là những giải pháp góp phần giúp ĐTV, KSV yên tâm công tác, thực hiện nhiệm vụ giải quyết VAHS với trách nhiệm cao nhất, hạn chế vi phạm do lỗi chủ quan, đảm bảo các quyết định tố tụng đưa ra là chính xác, kịp thời và đúng luật.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

Hiện nay, yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác điều tra, chứng minh sự thật khách quan của vụ án là tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn không ít ĐTV, KSV ngại ứng dụng công nghệ thông tin vì nhiều lý do, có thể do trình độ còn hạn chế, không muốn thay đổi thói quen làm việc cũ, ngại thay đổi, nhiều ĐTV, KSV đã lớn tuổi, khả năng tiếp cận công nghệ mới có nhiều hạn chế. Đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, cần phải số hóa hồ sơ, chứng cứ thu thập được, do đó cần phải tăng cường giải pháp này, cần tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cho ĐTV, KSV ứng dụng công nghệ thông tin vào thu thập chứng cứ, nhất là chứng cứ điện tử, tiến tới số hóa hồ sơ vụ án. Vì vậy, để nâng cao hoạt động chứng minh thì cần phải có sự đầu tư cho cho CQĐT, VKS các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ công tác tiếp nhận, lưu trữ và xử lý thông tin, tài liệu, góp phần nhanh chóng giải quyết vụ án hình sự đúng thời hạn.

- Có chính sách hợp lý về chế độ tiền lương, phụ cấp

Hiện nay, mặc dù Chính phủ đã không ngừng nâng cao chế độ tiền lương, phụ cấp cho đội ngũ cán bộ trong ngành Công an, VKS. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu, vẫn cần điều chỉnh chế độ tiền lương và phụ cấp hợp lý hơn cho Điều tra vên, Kiểm sát viên và các bộ điều tra. Đối với các Điều tra viên, Kiểm sát viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần có chế độ khen thưởng kịp thời.

- Kiểm soát người nghiện ma túy, nghiện rượu, nghiện các game, trò chơi bạo lực

Trong số các vụ phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thống kê từ năm 2016- 2020 thì số vụ liên quan đến bia rượu chiếm tỉ lệ cao, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực, chủ yếu là mâu thuẫn khi đang uống bia rượu, hoặc đã uống say, mất tỉnh táo, khả năng điều khiển hành vi bị hạn chế, nhưng lại dễ bị kích thích, lên tinh thần để thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác. Những trường hợp phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác vì nguyên nhân xã hội thông thường ít biểu hiện thái độ, tính cách ra bên ngoài. Có những trường hợp người phạm tội rất hiền lành, không mâu thuẫn với ai trước đây, nhưng khi có men bia rượu thì đã thực hiện tội phạm rất côn đồ, hung hãn. Các đối tượng nghiện ma túy, nghiện các trò chơi trực tuyến mang tính chất bạo lực, cũng rất dễ bị ảnh hưởng về tính cách, dẫn đến hành vi phạm tội liên quan đến bạo lực, trong đó có tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, Các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ những người này, tuyên truyền về tính nguy hiểm khi sử dụng rượu bia và các chất kích thích cũng như các trò chơi bạo lực, góp phần hạn chế loại tội phạm này.

- Thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm vụ án, nhất là trong thu thập, đánh giá chứng cứ

Tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình giải quyết vụ án, là một hoạt động thiết thực, giúp ĐTV, KSV khắc phục khó khăn, vướng mắc cũng như có kinh nghiệm giải quyết các trường hợp tương tự về sau, hạn chế sai sót, bảo đảm quá trình chứng minh đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm. Mỗi khi có sai lầm, thiếu sót trong hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ trong quá trình chứng minh, CQĐT, VKS cần thông báo rút kinh nghiệm, trong đó nêu rò sai lầm, thiếu sót và biện pháp khắc phục.

Tiểu kết chương 3

Trong Chương 3 luận văn trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá về thực trạng chứng minh trong trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai trong thời gian từ 2016-2020, chương 3 của luận văn đã nêu những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, luận văn đã phân tích các yêu cầu nâng cao chất lượng chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Thứ hai, luận văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các giải pháp cơ bản gồm: giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự, giải pháp về kiện toàn đội ngũ ĐTV, KSV, giải pháp, giải pháp về tăng cường phối hợp giữa CQĐT, VKS trong quá trình chứng minh vụ án trong giai đoạn điều tra và một số giải pháp khác về tổ chức, chế độ chính sách đối với đội ngũ ĐTV, KSV, cơ sở vật chất, tổng kết rút kinh nghiệm.

Từ thực tế nghiên cứu cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, quá trình chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của chương 3 đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chứng minh trong giai đoạn điều tra nói chung và trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực tiễn hoạt động chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

1. Luận văn đã nêu ra khái niệm, đặc điểm của quá trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đồng thời cũng đã nêu và phân tích đối tượng chứng minh, giới hạn chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Trách nhiệm chứng minh của Cơ quan và người có thẩm quyền THTT đã được BLTTHS quy định cho từng giai đoạn. Đối với giai đoạn điều tra vụ án hình sự đó là trách nhiệm của CQĐT và VKS mà người được giao chứng minh là ĐTV và KSV, trong đó ĐTV giữ vai trò chính chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự.

2. Luận văn đã khái quát được thực trạng hoạt động chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của CQĐT, VKS trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Từ thực trạng đó, luận văn cũng đã chỉ ra những tồn tại, thiếu sót, vướng mắc và nguyên nhân của tình trạng này trong quá trình chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Những nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản bao gồm hạn chế trong quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ và chứng minh; năng lực, trình độ và ý thức pháp luật của ĐTV, KSV; Áp dụng chưa đúng một số quy định của pháp luật tố tụng hình sự về chứng cứ và chứng minh cũng như một số quy định về tình tiết định khung tăng nặng quy định trong BLHS;…

3. Trên cơ sở đánh giá những quy định của pháp luật về chứng minh trong vụ án hình sự nói chung và chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, đồng thời trên cơ sở các yêu cầu nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này, tác giả đã đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả chứng minh trong điều tra vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Các giải pháp đó là: Các giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự; các giải pháp kiện toàn đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên,

nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa CQĐT, VKS và một số giải pháp khác.

Trong quá trình nghiên cứu, với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn, các chuyên gia, các bạn đồng nghiệp, tác giả đã cố gắng để đạt được các kết quả nêu trên. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1957), Hán Việt từ điển, Nxb Trương Thi, Sài Gòn, tr.136.

2. Bộ Chính trị (2002),Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

3. Bộ Chính trị (2005),Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

4. Bộ Chính trị (2005),Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

5. Bộ Tư pháp - Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

6. Bùi Kiên Điện (1997), Giới hạn chứng minh trong tố tụng hình sự, Tạp chí luật học, (số 6), tr.15-19.

7. Bùi Kiên Điện (2003), Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng hình sự-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.

8. Công an Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (2016-2020), Các báo cáo tổng kết công tác năm 2016-2020 và Hồ sơ vụ án hình sự, Đồng Nai.

9. Nguyễn Văn Du (2006), Quá trình chứng minh trong vụ án hình sự ở nước ta, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội.

10. Mạc Thị Duyên (2012), Hoạt động chứng minh trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.

11. Đỗ Văn Đương (2000), Thu thập, đánh giá và sử dụng chưng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội.

12. Vũ Ngọc Hà (2013), Chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Nguyễn Xuân Hán (2015), Chứng minh trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn tỉnh Đắk Lắk), Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Huyên (2012), Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 về hoạt động chứng minh, Tạp chí nghề luật, (4), tr.15-18.

Xem tất cả 103 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí