rất quan trọng là cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế được phân bố như thế nào vào các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Các nhà kinh tế học đánh giá rất cao chỉ tiêu cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế, vì ở góc độ phân tích kinh tế vĩ mô, cơ cấu lao động xã hội mới là chỉ tiêu phản ánh sát thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế-xã hội của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá. Bởi vì công nghiệp hóa, hiểu theo nghĩa đầy đủ của nó, không phải chỉ đơn thuần là sự gia tăng tỷ trọng giá trị của sản xuất công nghiệp, mà là cùng với mức đóng góp vào GDP ngày càng tăng của lĩnh vực công nghiệp (hiện nay, công nghiệp và dịch vụ dựa trên công nghệ kỹ thuật hiện đại), phải là quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hoá đời sống xã hội con người, trong đó, cơ sở quan trọng nhất là số lượng lao động đang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế.
So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành sở dĩ được các nhà kinh tế học đánh giá cao và coi trọng là do chỉ tiêu này không chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến xã hội công nghiệp của một đất nước, mà nó còn ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố ngoại lai hơn. Ở một số nền kinh tế, trong khi tỷ trọng lao động phi nông nghiệp (nhất là khu vực sản xuất công nghiệp) còn chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng trong cơ cấu GDP lại chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều. Lý giải cho hiện tượng này, các nhà kinh tế học đã chỉ ra tình trạng “méo mó” về giá cả, nhất là trong những trường hợp có sự chênh lệch giá cánh kéo lớn giữa sản phẩm công nghiệp va dịch vụ so với sản phẩm nông nghiệp. Vì thế, cơ cấu GDP giữa các ngành kinh tế đôi khi không phản ánh đúng thực trạng chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
Tầm quan trọng của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí còn được một số kinh tế gia xem như chỉ tiêu quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của quá trình công nghiệp hóa trong nghiên cứu so sánh giữa các nền
kinh tế. Chẳng hạn, Iungho Yoo (KDI School of Public Policy and Management, Korea) đã so sánh thời kỳ công nghiệp hóa giữa các nước dựa trên một tiêu chí duy nhất là coi trọng lao động nông nghiệp chiếm 50% tổng lao động xã hội và kết thúc khi tỷ trọng lao động nông nghiệp chỉ còn 20% tổng lao động xã hội.
Có thể còn có những tranh luận về điểm khởi đầu và điểm kết thúc của quá trình công nghiệp theo quan điểm này, nhưng cách tiếp cận ở đây là đã xuất phát từ chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động trong mối tương quan giữa tỷ trọng lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp để đánh giá tiến trình công nghiệp hóa.[33].
Cơ cấu hàng xuất khẩu
Trong điều kiện đổi mới một nền kinh tế đang công nghiệp hóa, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được xem như một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá mức độ thành công của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy luật phổ biến của quá trình công nghiệp hóa (đối với phần lớn các nước đang phát triển hiện nay) là xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP và số lượng lao động làm nông nghiệp chiếm phần lớn nhất trong tổng lực lượng lao động xã hội và do đó, trong tổng giá trị xuất khẩu ít ỏi mà họ có được, một phần rất lớn là sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm của công nghiệp khai thác ở dạng nguyên liệu thô (chưa qua chế biến hoặc chỉ ở dạng sơ chế). Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu phục vụ quá trình phát triển công nghiệp lại rất lớn nên tình trạng khan hiếm và thiếu hụt ngoại tệ luôn là một điểm yếu mang tính kinh niên.
Hầu hết các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa để trở thành một nước công nghiệp phát triển đều cơ bản trải qua một mô hình chung trong
Có thể bạn quan tâm!
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 1
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 2
- Phân Loại Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Theo Cách Phân Ngành Của Liên Hợp Quốc
- Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Việt Nam
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Việt Nam Trong Quá Trình Đổi Mới Từ Năm 1990 Đến Nay
- Tỉ Trọng Đầu Tư Phân Theo Ngành Trong Giai Đoạn 2003 -2007
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
cơ cấu sản xuất và cơ cấu hàng xuất khẩu là: từ chỗ chủ yếu sản xuất và xuất khẩu hàng sơ chế sang các mặt hàng công nghiệp chế biến, lúc đầu là các loại sản phẩm của công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động, kỹ thuật thấp như lắp ráp, sản phẩm dệt may, chế biến nông lâm thủy sản…chuyển dần sang các loại sản phẩm sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao như sản phẩm cơ khí chế tạo, hóa chất, điện tử, v.v…Chính vì vậy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, từ những mặt hàng sơ chế sang những loại sản phẩm chế biến dựa trên cơ sở công nghệ-kỹ thuật cao luôn được xem như một trong những thước đo rất quan trọng đánh giá mức độ thành công của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hơn nữa, đối với nhiều nước chậm phát triển, do những chỉ số tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia nhiều khi thấp hơn tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế nên cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (được thị trường quốc tế chấp nhận) sẽ là một tiêu chí tốt để bổ sung đánh giá kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời, với cơ cấu giá trị của các sản phẩm xuất khẩu, cơ cấu nguồn lao động trực tiếp và gián tiếp tham gia vào chế tạo sản phẩm xuất khẩu cũng có ý nghĩa trong phân tích, đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu nguồn lao động xã hội.
Tóm lại, khi phân tích và đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, các nhà kinh tế học thường sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu gồm cơ cấu GDP, cơ cấu lao động, cơ cấu hàng xuất khẩu để xem xét. Mức độ chi tiết, cụ thể và các khía cạnh tiếp cận của những phân tích này trước hết phụ thuộc vào yêu cầu mục tiêu cần đánh giá, vào nguồn tài liệu sẵn có và nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, có thể tập hợp rất nhiều các tiêu chí có ý nghĩa bổ trợ quan trọng khác như quan hệ giữa khu vực sản xuất vật chất và khu vực phi sản xuất vật chất, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; những chỉ tiêu về quá trình chuyển giao tiến bộ công nghệ, sự cải thiện của cấu tạo hữu cơ (c/v), cơ
cấu hàng nhập khẩu, sự nâng cấp chất lượng nguồn lao động, cơ cấu các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường phân theo ngành .v.v. Mỗi tiêu chí nêu trên đều hàm chứa một ý nghĩa kinh tế nhất định trong phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, tùy theo mục đích, yêu cầu của mỗi đề tài nghiên cứu mà có thể lựa chọn, quyết định việc có cần phân tích hay không, cũng như nên đề cập sâu sắc đến mức độ nào.
Một nhóm các chỉ tiêu khác góp phần đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế với tư cách là kết quả của cơ cấu phân bổ các nguồn lực xã hội, trước hết là cơ cấu đầu tư. Đó là các chỉ số về tốc độ tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, chỉ số ICOR, mức độ tiêu hao năng lượng trên mỗi đơn vị GDP được tạo ra, số chỗ việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp, tốc độ giảm nghèo…Những chỉ tiêu này vốn là những chỉ tiêu tổng hợp phân tích tình hình phát triển kinh tế của đất nước, nhưng trong một chừng mực nhất định, chúng góp phần đáng kể vào việc đánh giá tính hiệu quả của cơ cấu kinh tế đang được xây dựng của một nền kinh tế.[33].
1.3.2. Các nhân tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
Quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, một mặt vận động theo những quy luật khách quan nội tại; mặt khác chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Vì thế, ở mỗi giai đoạn cụ thể, mối quan hệ này có những đặc điểm khác nhau. Bên cạnh những nhân tố bên trong như điều kiện địa lý, dân cư, thể chế chính trị, còn có những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động, phát triển của mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ. Có thể kể đến một số yếu tố sau:
Điều kiện môi trường, tự nhiên, xã hội và dân cư tạo cơ sở để tiến hành phân công lao động xã hội ở mỗi vùng lãnh thổ trên phạm vi cả nước. Các yếu
tố này chi phối sự lựa chọn, mức độ phát triển, quy hoạch từng vùng, từng ngành kinh tế của mỗi quốc gia hay khu vực khác nhau. Nó liên quan đến toàn bộ các biện pháp hình thành và phát triển mối quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong từng giai đoạn của quá trình đổi mới nền kinh tế.
Để thực hiện thành công quá trình đổi mới nền kinh tế phải xác định các ngành mũi nhọn, các ngành cần ưu tiên trên cơ sở xác định lợi thế so sánh và các nguồn lực có khả năng khai thác (cả trong nước và ngoài nước) để chuyển hướng mạnh mẽ sang phát triển các ngành mà đất nước có lợi thế, tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế.
Tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên phong phú và thuận lợi, tạo điều kiện để phát triển các ngành du lịch, ngư nghiệp, nông nghiệp.., là cơ sở tự nhiên cho việc hình thành thế mạnh những vùng kinh tế và các ngành kinh tế khác nhau của đất nước. Công nghiệp sẽ phát triển nhanh hoặc được bố trí tập trung ở những vùng có điều kiện đất đai, khí hậu, nguồn nước thuận lợi. Dịch vụ tập trung ở đô thị, trung tâm công nghiệp hay những vùng có điều kiện phát huy thế mạnh du lịch, nghỉ ngơi…
Ở mỗi giai đoạn phát triển, người ta thường tập trung khai thác các tài nguyên có lợi thế, trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao, nhu cầu thị trường lớn và ổn định…Như vậy, sự đa dạng và phong phú của tài nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ là nhân tố không thể không tính đến trong quá trình hoạch định chiến lược cơ cấu kinh tế.
Bên cạnh đó, dân số lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế, đó cũng là một yếu tố có tác động quan trọng đến cơ cấu kinh tế của từng vùng quốc gia hay lãnh thổ. Sự tác động của nhân tố này lên quá trình hình thành và phát triển quan hệ công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:
- Trình độ dân trí, khả năng tiếp thu khoa học và kỹ thuật mới…là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành công nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành, là nhân tố thúc đẩy khoa học và kỹ thuật trong sản xuất của các ngành kinh tế quốc dân.
- Quy mô dân số, kết cấu dân cư và thu nhập của họ cũng có ảnh hưởng lớn đến quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường; đó là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp và các ngành phục vụ tiêu dùng.
- Sự phát triển các ngành nghề truyền thống trong công nghiệp cũng như trong các ngành kinh tế khác thường gắn liền với tập quán, truyền thống, phong tục của một địa phương, của một cộng đồng người. Sản phẩm của các ngành nghề này hầu hết là các sản phẩm độc đáo, có ưu thế và được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Sự chuyển hóa và phát triển của các ngành nghề này gắn chặt với đội ngũ các nghệ nhân, do đó, đây cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế của một địa phương.
- Vị trí địa lý cũng là yếu tố phải được lưu ý xem xét khi hình thành và phát triển các ngành kinh tế. Yếu tố này càng trở nên quan trọng trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế, hội nhập vào đời sống khu vực và thế giới.
Vai trò của nhà nước trong việc phát triển các ngành kinh tế luôn đóng vai trò quyết định bằng việc đưa ra các thể chế chính trị và đường lối xây dựng kinh tế và định hướng sự phát triển tổng thể cũng như sự phát triển các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và rò nét đến sự chuyển đổi quan hệ kinh tế giữa các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ của đất nước. Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển quan hệ này được cụ thể hóa ở đường lối phát triển của các ngành, đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các chính sách kinh tế xã hội đối với nông nghiệp, nông thôn…
Tác động của cách mạng khoa học và công nghệ là một nhân tố tạo ra những bước nhảy vọt trong việc cách mạng hóa các yếu tố của quá trình sản xuất; tạo ra những phương tiện sản xuất hiện đại. Nó thúc đẩy cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch, sự xuất hiện hàng loạt ngành nghề mới có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao làm cho các ngành nghề cũ được cải tạo, cơ cấu ngành nghề cùng với vị trí vai trò của từng ngành trong nội bộ mỗi khu vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cũng có nhiều thay đổi.
Vì thế, bước đi của công nghiệp hóa không nhất thiết phải công nghiệp nặng đi trước, công nghiệp nhẹ đi sau như những thời kỳ trước. Vì vậy, xu hướng chung về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở các nước hiện nay phải đảm bảo là nông nghiệp giảm trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân; tỷ lệ ngành công nghiệp từ mở rộng đi đến thu nhỏ lại; tỷ lệ ngành du lịch mở rộng; tỷ trọng những ngành kinh tế sản xuất vật chất ngày càng thấp, tỷ trọng của ngành kinh tế sản xuất phi vật chất ngày càng cao.
Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế trở nên mạnh, thu hút mọi nước vào nền kinh tế thế giới, cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế đã trở thành một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế, thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hóa làm cho cơ cấu kinh tế mỗi nước được hình thành có xu hướng gắn với bên ngoài nhiều hơn; tính cạnh tranh và lợi thế so sánh của nền kinh tế đều rất năng động, đòi hỏi phải thường xuyên điều chỉnh cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác, dẫn đến việc tự do luân chuyển trên phạm vi toàn cầu các yếu tố của tái sản xuất xã hội như tài nguyên lao động, vốn tư bản. Hiệu quả là, làn sóng chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp phát triển trước đây với mục đích dọn chỗ để phát triển những ngành công nghiệp mới có công nghệ cao hơn, đồng thời di chuyển
một số công nghệ đã lạc hậu và đầu tư tư bản sang các nước chậm phát triển để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhân công rẻ, tránh ô nhiễm môi trường… Chính trong điều kiện đó, một số nước đang phát triển đã “tận dụng thời cơ” để tiếp nhận chuyển giao, thực hiện chiến lược “rút ngắn” để “bắt kịp” trong quá trình công nghiệp hóa.
Nghiên cứu kinh nghiệm công nghiệp hóa của các nước NICs châu Á và các nước ASEAN, điều dễ nhận thấy là việc giải quyết mối quan hệ công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ ở đây không nhất thiết lặp lại như trong quá trình công nghiệp hóa “kinh điển”. Công nghiệp hóa ở các nước này dựa trên sự ồ ạt đầu tư của tư bản nước ngoài (làn sóng chuyển giao công nghệ những năm 60-70 của thế kỷ XX) đã phát triển nhanh những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh trong chiến lược hướng vào xuất khẩu. Còn các nước ASEAN (trừ Xing-ga-po) lại bắt đầu từ nông nghiệp xuất khẩu chuyển sang công nghiệp hóa nhờ tiếp thu chuyển giao công nghệ ở tầng thấp hơn.
Đối với các nước đang phát triển, điều kiện thực tế này sẽ dẫn đến hai khả năng: nước nào biết tận dụng thời cơ có chiến lược phát triển đúng đắn sẽ thực hiện được quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao trình độ sản xuất phù hợp với chiến lược đi tắt đón đầu, rút ngắn dần khoảng cách với các nước phát triển; ngược lại, nguy cơ tụt hậu về kinh tế sẽ khó tránh khỏi.
Trong sự tác động của các yếu tố bên ngoài cũng phải kể đến tác động của các hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng và nhạy cảm, nó liên quan trực tiếp đến sự phát triển quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Việc tham gia vào các tổ chức thương mại khu vực và thế giới tạo ra những cơ hội cũng như những thách thức to lớn đòi hỏi phải thay đổi cơ cấu trong từng ngành cũng như sự hỗ trợ cao trong các ngành, trong đó đặc biệt nổi lên vai trò của các ngành công nghiệp có kỹ thuật