Những Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quá Trình Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Việt Nam


công nghệ cao, công nghiệp chế biến hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản và hoạt động có hiệu quả của thương mại và dịch vụ.

- Mức độ hoàn thiện của yếu tố kinh tế thị trường:

Sự phát triển của nền kinh tế nói chung cũng như đặc điểm phát triển của từng ngành riêng biệt chịu ảnh hưởng rất lớn bởi nhân tố khách quan này. Những nhân tố này còn tác động trực tiếp đến xu hướng vận động của quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, tỷ trọng và các quan hệ kinh tế xã hội, đặc biệt là các quan hệ lợi ích giữa những người lao động ở cả ba khu vực ở từng giai đoạn nhất định trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Như trên đã phân tích, quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp được thực hiện thông qua việc trao đổi sản phẩm nhờ hoạt động của thương mại và dịch vụ. Vì thế sự hình thành và phát triển quan hệ này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển các yếu tố của kinh tế thị trường. Những bất ổn về mặt thị trường, chẳng hạn như một số nông sản sản xuất ra không được bảo quản, không có thị trường tiêu thụ là biểu hiện của sự bất hợp lý trong sự kết hợp giữa nông nghiệp với công nghiệp chế biến và hoạt động thương mại, dịch vụ bao tiêu sản phẩm. Sự hình thành và biến đổi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thích ứng với các điều kiện của thị trường dẫn tới từng bước thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế của đất nước. Các thị trường trong nước hình thành và phát triển đồng bộ có tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

- Yếu tố giá cả ảnh hưởng đến quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; trong khi các mặt hàng phi lương thực (bao gồm các mặt hàng công nghiệp và dịch vụ) tăng lên sẽ dẫn đến tình trạng sức mua của thị trường nông thôn giảm xuống, làm giảm khả năng thanh toán của bà con nông dân đối với các mặt hàng công nghiệp cũng như dịch vụ; ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân, đến quá trình trao đổi sản phẩm giữa hai ngành


công nghiệp và nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Đây là vấn đề cần được chính phủ các quốc gia quan tâm trong các chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp để đẩy mạnh sự phát triển quan hệ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.


Kết luận chương 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành là sự biến đổi vị trí, vai trò, tỷ trọng và tính cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận trong ngành, các vùng, các thành phần của nền kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội và tự nhiên của một nước trong một giai đoạn nhất định.

Luận văn lần đầu tiên đề cập cơ sở lí luận về phân ngành theo quan điểm của Liên Hợp Quốc theo các khu vực: khu vực I (Ngành nông nghiệp và công nghiệp khai thác), khu vực II (Ngành công nghiệp chế biến), khu vực III (Ngành dịch vụ bao gồm cả ngành xây dựng…); trên cơ sở đó đưa ra các chỉ tiêu về cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và cơ cấu hàng xuất khẩu để đánh giá, so sánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam theo hai quan điểm; đồng thời đề cập những nhân tố tác động cơ cấu kinh tế trong bối cảnh hội nhập, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.‌

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam trong quá trình đổi mới - 5

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH Ở VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI


2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam

Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất


định. Trong quá trình đổi mới phát triển đất nước, cơ cấu kinh tế thường thay đổi đó chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chịu tác động của nhiều khách quan và chủ quan, có nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch theo hướng tích cực, song cũng có nhân tố làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiêu cực, vì thế kìm hãm sự phát triển.

2.1.1. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài

Các nhân tố bên trong tác động rất lớn và trực tiếp tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một nước, ngày nay những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng rất quan trọng đến những quyết định phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy, khi định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta, phải tính đến các nhân tố tác động từ bên ngoài, nếu không khả năng cạnh tranh thấp, dẫn đến tụt hậu trong phát triển kinh tế từ đó dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi khác về chính trị xã hội. Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta bao gồm:

Xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa tạo ra sự phát triển đan xen với nhau, khai thác thế mạnh về các nguồn lực sẵn có trong sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Do đó, toàn cầu hóa kinh tế tác động rất mạnh mẽ đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta, đối với nước nền kinh tế hướng các sản phẩm nông sản hướng về xuất khẩu là chủ yếu thì yếu tố này càng trở thành nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việt Nam có những chiến lược kinh tế, phát triển những sản phẩm là thế mạnh của ta xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài... Những xu hướng kinh tế xã hội của khu vực và thế giới, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có những ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nước ta. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2008, các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ hơn 5 tỉ đô la Mĩ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình phát triển, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Chính phủ cẩn


trọng cho mục tiêu tăng trưởng và đầu tư; trong bối cảnh khủng hoảng suy thoái toàn cầu tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta. Vì vậy, thị trường và sự phân phối nguồn lực thay đổi, Việt Nam phải điều chỉnh chiến lược phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế trong nước ổn định và phát triển theo động thái chung của thế giới.

Các thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ và sự bùng nổ thông tin. Những thành tựu to lớn đạt được trong cách mạng khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi công nghệ giữa các quốc gia tạo điều kiện để nước ta đổi mới công nghệ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát triển theo chiều sâu. Tiếp nhận công nghệ thích hợp với điều kiện cụ thể của mình nhằm phát triển các ngành, sản phẩm có triển vọng thị trường, khai thác được lợi thế cạnh tranh của đất nước. Sự thay đổi to lớn trong lĩnh vực thông tin trên toàn cầu cũng tạo ra những bước chuyển cơ bản trong sản xuất xã hội, cho phép các nhà sản xuất, phân phối nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường và đối tác một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn. Thực tế ở nước ta, phải có những định hướng sản xuất, kinh doanh hợp lý hơn, làm thay đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với xu thế của thị trường và lợi thế cạnh tranh của từng chủ thể kinh tế.

2.1.2. Nhóm nhân tố tác động từ bên trong nền kinh tế

- Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội của đất nước. Các lợi thế về tự nhiên cho phép nước ta có thể phát triển ngành sản xuất một cách thuận lợi, có sức cạnh tranh như du lịch, các sản phẩm ngành nông nghiệp... Bên cạnh đó, những điều kiện về xã hội như quy mô dân số của quốc gia, trình độ nguồn nhân lực, trình độ kinh tế và những nét văn hóa riêng biệt của nước ta cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định phát triển ngành sản xuất nào phù hợp, tức là ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Dân số và lao động là tiềm năng lớn để hưng thịnh đất nước. Nước ta, tính đến năm 2008, có khoảng 86 triệu người. Nguồn lao động đang làm việc


đầu năm 2008 có khoảng 52 triệu người, chiếm 60,7% tổng số dân cả nước. Với cơ cấu lao động trong độ tuổi hoạt động kinh tế chiếm 50% dân số vừa là cơ hội, lại vừa là thách thức đối với việc lựa chọn ngành nghề để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở Việt Nam.

Chất lượng nguồn lao động được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 25% năm 2005 lên 30 - 40% năm 2020, sẽ là nguồn lực quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, xuất phát điểm của một nước nông nghiệp, số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong các khu vực của nền kinh tế ở nước ta.

Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 329000 km2. Ba phần tư diện

tích là đồi núi và khoảng 1 triệu km2 vùng biển. Quỹ đất đóng vai trò quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp, gắn liền các khu cụm công nghiệp chế biến và các cơ sở dịch vụ góp phần thúc đẩy sự phát triển giữa các ngành và giải quyết việc làm. Diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 22%, đất lâm nghiệp chiếm 29% tổng diện tích tự nhiên. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm như: đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng kinh tế trọng điểm miền trung và Tây Nguyên khai thác thế mạnh của từng vùng, đóng góp vào tỉ trọng GDP của các ngành ...

Khai thác dầu thô dự tính năm 2020 đạt khoảng 30 triệu tấn, tăng 11,5 triệu tấn so với năm 2005. Sản lượng khí tăng khoảng 31 tỷ m3, với sản lượng dầu thô 360.000 thùng/ngày, Việt Nam hiện là nước sản xuất dầu lớn thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Malaysia và Indonesia. Với việc Petro Vietnam xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam tại Dung Quất, tiềm năng của Việt Nam trong việc cung cấp các sản phẩm lọc hóa dầu cho thị trường khu vực và nội địa tăng lên nhanh chóng. Đây là một dự án nhà máy lọc dầu trị giá 2,5 tỷ USD với công suất 130.000 thùng mỗi ngày sẽ đi vào


hoạt động vào đầu năm 2009. Đến nay, Petro Vietnam vẫn xuất khẩu toàn bộ sản lượng dầu thô của tập đoàn khai thác được cũng như lượng dầu được chia phần từ sản lượng của các nhà thầu nước ngoài và các liên doanh với nước ngoài. Cùng với khai thác than tăng 30 triệu tấn, thép tăng khoảng 11 triệu tấn so với năm 2005, sắt ở Thạch Khê (Hà Tĩnh), bô-xít ở Lâm Đồng, đá vôi làm vật liệu chế biến xi măng và vật liệu xây dựng (sản lượng xi măng tăng khoảng 80 triệu tấn so với năm 2005).. sẽ được khai thác đóng góp tỷ trọng GDP trong nông nghiệp.

Tiềm năng thủy điện có thể phát huy là tương đối lớn, dự kiến ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất điện năng, trong đó đặc biệt quan trọng là năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng nguyên tử. Đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy điện của nước ta vào khoảng 62 nghìn MW, tăng khoảng 240 tỷ kwh so với năm 2005. Trong đó, thủy điện chiếm 22,4%, nhiệt điện khí dầu chiếm 23,9%, nhiệt điện than: 36%, điện nhập khẩu: 8,5%, điện hạt nhân: 6,8% và điện năng lượng mới: 2,3% sẽ thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Nhu cầu của thị trường, xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước là cơ sở để sản xuất phát triển, do đó tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ phát triển của các cơ sở kinh tế, đến xu hướng phát triển và phân công lao động xã hội, đến vị trí, tỷ trọng của các ngành, lĩnh vực trong cơ cấu nền kinh tế.

Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế của nước ta giữa các ngành cùng với nguồn lao động có tác động quan trọng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Định hướng phát triển của Nhà nước nhằm khuyến khích mọi lực lượng sản xuất xã hội đạt được mục tiêu đề ra mà còn trực tiếp hay gián tiếp để tổ chức sản xuất, bảo đảm sự cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực trong sản xuất xã hội.


Trình độ phát triển lực lượng sản xuất của đất nước. Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ góp phần làm thay đổi quy mô sản xuất, thay đổi công nghệ, thiết bị, từ đó thay đổi cơ cấu ngành nghề khai thác hiệu quả hơn nguồn lực trong và ngoài nước. Sự phát triển về cơ bản sẽ luôn phá vỡ các cân đối cũ, hình thành một cơ cấu kinh tế mới với tỷ trọng, vị trí các ngành và lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng được yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, những biến đổi của cơ cấu kinh tế dưới tác động của lực lượng sản xuất thường diễn ra chậm, không mang tính đột biến như tác động của các cơ chế, chính sách nhà nước.

Những yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam cho thấy, nguồn nội lực với tư cách là các yếu tố vật chất trong nước được sử dụng cho phát triển, như tài nguyên đất đai, dân số, lao động, khí hậu thời tiết, các giá trị văn hóa, khoáng sản... được xem như vấn đề then chốt.

Ngoài ra, các yếu tố vật chất ở bên ngoài được thu hút sử dụng cho phát triển của đất nước, trong đó đáng quan tâm là cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nguyên liệu nhập khẩu, vốn đầu tư, khoa học công nghệ và các chuyên gia từ nước ngoài. Nguồn lực bên ngoài phụ thuộc vào thế và lực của nước ta trên trường quốc tế. Trong những năm tới, nguồn lực này sẽ rất lớn, mỗi năm Việt Nam có thể huy động được khoảng trên 10 tỷ USD vốn FDI và vốn ODA.

Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu sắc trong việc quản lí, duy trì sự cân đối hợp lí và bền vững của các ngành trong nền kinh tế nước ta càng trở nên quan trọng. Đặc biệt, trong việc ứng phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu sự can thiệp của nhà nước trở nên cấp thiết; Chính phủ lựa chọn, hoạch định chính sách - các gói kích thích kinh tế giúp nền kinh tế nước ta tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự vận hành thông suốt của cơ cấu nền kinh tế. Cơ cấu lại đầu tư nhà


nước, sản xuất, các ngành kinh tế, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đến những thị trường tiềm năng, những mặt hàng có thế mạnh như nông sản với giá hợp lí; những sản phẩm nào, ngành nào cần khuyến khích, Nhà nước miễn thuế hoặc quy định mức thuế suất thấp để người sản xuất có lợi nhuận cao từ đó đầu tư phát triển ngành sản xuất đó, và ngược lại, tạo lập cơ sở bền vững cho quá trình tăng trưởng kinh tế lâu dài. Trước hết là khu vực xuất khẩu gắn nhiều với nông dân, năm 2008 mức đầu tư của Việt Nam đã lên tới 44% trong GDP; các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động: dệt may, da giày... Bài toán đặt ra đối với nước ta, giữ được tăng trưởng GDP cao là tốt gắn với việc tạo việc làm cho người lao động chống suy thoái kinh tế.

Từ khi chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế đến nay, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế: chuyển sang kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Chính phủ đã ban hành các luật, pháp lệnh, nghị định nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế-xã hội như: Luật Đất đai, các luật về thuế, luật phá sản, Luật Môi trường, Luật Lao động. Mặt khác, Chính phủ tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai…Đặc biệt, chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế…để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Để thực hiện các mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước phải sử dụng những chính sách, cơ chế quản lý có tác động trực tiếp đến

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 20/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí