Chuyển Dịch Cơ Cấu Nội Bộ Nhóm Ngành Dịch Vụ.

2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ nhóm ngành dịch vụ.

Không chỉ riêng Bố Trạch mà ở rất nhiều địa phương khác trên cả nước, việc phát triển dịch vụ đang gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với định hướng phát triển hợp lý, ngành dịch vụ vẫn rất được quan tâm và đầu tư, đã có nhiều sự chuyển biến theo chiều hướng gia tăng trong nội bộ ngành dịch vụ.

Bảng 2.7. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GO) nhóm ngành dịch vụ ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017


Năm

Vận tải

Bưu chính

– Viễn thông

Dịch vụ khác

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

GO

(Tr.đồng)

Cơ cấu

(%)

2013

398.440

68,94

170.435

29,49

9.073

1,57

2014

409.655

68,22

181.200

30,18

9.555

1,6

2015

480.258

71,31

182.700

27,13

10.504

1,56

2016

536.492

73,20

184.740

25,20

11.638

1,6

2017

623.579

74,63

199.078

23,83

12.784

1,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 9

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017)

Đánh giá bảng 2.7 ta thấy, giai đoạn 2013 - 2017 đánh dấu sự đi lên của cả ba ngành vận tải, bưu chính - viễn thông và dịch vụ khác đối với giá trị sản xuất. Cụ thể: Ngành vận tải có giá trị sản xuất là 398.440 triệu đồng năm 2013 và tăng lên

623.579 triệu đồng năm 2017; Ngành bưu chính - viễn thông cũng có xu hướng tăng

từ 170.435 triệu đồng lên 199.078 triệu đồng; ngành dịch vụ khác cũng tăng từ

9.073 triệu đồng lên 12.784 triệu đồng. Tuy nhiên, xét về cơ cấu thì trong giai đoạn này, chỉ có ngành vận tải có xu hướng tăng với 68,94% năm 2013 lên 74,63% năm 2017. CÒn hai ngành còn lại có cơ cấu đi xuống, ngành bưu chính - viễn thông hạ từ 29,49% xuống còn 23,83%, ngành dịch vụ khác giảm từ 1,57% xuống còn 1,54%. Nhìn chung cả ba ngành ta thấy ngành vận tải vẫn chiếm giá trị lớn nhất, sau đó đến bưu chính - viễn thông và cuối cùng là các dịch vụ khác. Qua đánh giá trên ta thấy cần thúc đẩy đầu tư hơn nữa để nâng giá trị sản xuất của hai ngành bưu chính viễn thông và các dịch vụ khác xứng với tiềm năng phát triển.

Riêng lĩnh vực dịch vụ du lịch, tuy đang trong thời gian đầu tư ban đầu nhưng đã có nhiều thành quả đáng ghi nhận. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bố Trạch lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đã xác định: “Phát triển dịch vụ du lịch là hướng đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ mới”. Năm 2016, bước vào triển khai thực hiện nghị quyết với định hướng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực du lịch. Huyện Bố Trạch đã cụ thể hóa nghị quyết bằng những giải pháp đồng bộ và thiết thực, mang tầm chiến lược, lâu dài.

Huyện Bố Trạch là nơi hội tụ nhiều địa điểm du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Di sản thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bãi tắm Đá Nhảy, những di tích lịch sử văn hóa có giá trị như phà Xuân Sơn, Đường 20 quyết thắng, Hang Tám cô, Cảng Gianh, làng chiến đấu Cự Nẫm…và hệ thống hang động thuộc vườn quốc gia Phong Nha kẻ Bàng kỳ vĩ, tráng lệ. Đó là điều kiện để hình thành và phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch vui chơi giải trí và du lịch tâm linh…

Trong những năm qua, huyện Bố Trạch đã và đang từng bước phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch, đưa du lịch thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Hoạt động du lịch trên địa bàn huyện có nhiều chuyển biến tích cực. Hướng vào các hoạt động kỷ niệm 10 năm Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2013 và động Phong Nha vinh dự được TripAdvisor trao chứng nhận là điểm du lịch xuất sắc. Trung tâm vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã có sự đổi mới phong cách phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho du khách khi đến tham quan. Các điểm du lịch trên địa bàn huyện Bố Trạch như Chày Lập, suối Nước Moọc, khu tưởng niệm hang 8 TNXP, động Thiên Đường... đã được đầu tư nâng cấp và thu hút số lượng khách đến tham quan khá lớn. Ngoài ra, Trung tâm vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đưa vào hoạt động có hiệu quả các tuyến du lịch mới khám phá sâu 1.500m vào động Phong Nha, du lịch hang động rào Thương, hang Én, du lịch sinh thái khám phá hang động thung lũng sinh tồn hang E, tổ chức khai trương nhiều sản phẩm du lịch như Zip-line tắm

sông, tắm bùn tại tuyến du lịch Sông Chày – Hang Tối thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế. Các xã có lợi thế bờ biển trên địa bàn huyện cũng đã tiến hành từng bước lập quy hoạch các khu dịch vụ, bãi tắm nhằm phát triển dịch vụ của địa phương. Từ năm 2010 đến nay, lượng khách du lịch đến Bố Trạch đạt gần

2.350 ngàn lượt với doanh thu trên 270 tỷ đồng. Đặc biệt, trong năm 2015, số lượng khách đến tham quan du lịch trên địa bàn huyện có trên 760 ngàn lượt, doanh thu về du lịch đạt gần 120 tỷ đồng, đạt 147% kế hoạch và tăng gần 15% so với cùng kỳ năm 2014. Riêng 3 tháng đầu năm 2016, Tổng lượng khách đến tham quan di sản vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là 110 ngàn lượt tăng 33,7% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế trên 40.000 lượt khách nội địa gần 70.000 lượt. tổng doanh thu đạt hơn 18 tỷ đồng, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2015.

Bên cạnh đó, lĩnh vực dịch vụ du lịch như cơ sở lưu trú du lịch ngày càng phát triển với gần 60 khách sạn, nhà nghỉ gồm gần 400 phòng lưu trú, đáp ứng nhu cầu nghỉ cho khách. Đồng thời giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, hệ thống chợ, các điểm vui chơi giải trí, các dịch vụ mua sắm phát triển mạnh. Có thể thấy, kinh tế du lịch đã thực sự phát huy hiệu quả tích cực trong việc đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Bố Trạch theo hướng tăng dần tỷ trọng GDP dịch vụ du lịch, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng nguồn thu ngân sách và tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển.

2.2.3. Hiu qukinh tế - xã hi ca chuyn dch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Xét về hiệu quả kinh tế thì những yếu tố quan trọng đánh giá toàn diện nhất chính là tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người của người LĐ, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện, hiệu quả sử dụng lao động hay hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Về các tiêu chí này thì UBND huyện Bố Trạch đã có chỉ đạo các phòng, ban chức năng liên quan tổ chức rà soát và thống kê, cụ thể:

+ Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2013 - 2017, trong điều kiện tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn nhiều

khó khăn thách thức nhưng với sự cố gắng, nỗ lực của nhân dân cũng như sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương nên tình hình kinh tế trong huyện vẫn duy trì được sự phát triển ổn định và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện thể hiện rõ hiệu quả CDCCKTN khi đem so sánh kết quả giá trị sản xuất giữa các ngành kinh tế với nhau.

Bảng 2.8. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế (theo giá hiện hành) huyện Bố Trạch giai đoạn 2013-2017

ĐVT: triệu đồng


Ngành

2013

2017

So sánh 2017/2013

GTSX

Cơ cấu

GTSX

Cơ cấu

ốc độ tăng (%)

BQ (%)

N - L -TS

2.589.087,2

34,1

2.994.769

29,8

15,67

3,71

CN - XD

2.768.965

36,4

2.848.760

28,3

2,88

0,71

TM - DV

2.245.532

29,5

4.215.650

58,1

87,73

17,05

Tổng

7.603.584,2

100,0

10.059.179

100,0

32,30

7,24

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch và xử lý của tác giả)

Quan sát bảng 2.8 ta thấy, giai đoạn 2013 - 2017 tốc độ tăng trưởng của huyện Bố Trạch có sự chuyển biến tích cực với cơ cấu nghiêng hẳn về khối TM - DV với 32,30%; trong khi đó khối N - L - TS chiếm 15,67% và CN - XD chỉ chiếm 2,88%. Tuy giá trị sản xuất của khối ngành TM - DV là thấp nhất tuy nhiên lại có tốc độ tăng lớn nhất, điều đó cho thấy tăng trưởng đã chuyển dịch theo xu hướng chung là đầu tư phát triển khối ngành TM - DV. Xét đến tốc độ tăng trưởng bình quân thì cũng có chung hiện trạng cơ cấu với tốc độ tăng trưởng khi khối ngành TM

- DV chiếm 17,05%, khối ngành N - L - TS chiếm 3,71% và khối ngành CN - XD chiếm 0,71%. Mặc dù tốc độ tăng trưởng bình quân chưa cao nhưng vẫn có kết quả đáng ghi nhận khi đi đúng với mục tiêu và tiêu chí đề ra của huyện, cụ thể về giá trị sản xuất của các ngành kinh tế trong giai đoạn 2013 - 2017 như sau:

Về khối ngành N - L - TS: Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 2.589.087,2 triệu đồng chiếm 34,1% cơ cấu. Đến năm 2017 tỷ lệ này giảm xuống còn 29,8% với giá trị sản xuất là 2.994.769 triệu đồng. Tuy cơ cấu có giảm nhưng khu vực N - L - TS

vẫn là thế mạnh phát triển của địa phương. Năm 2017, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được mùa toàn diện, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng được đẩy mạnh, công tác dự báo và phòng trừ sâu bệnh được triển khai kịp thời. Nhiều địa phương đã mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học nên năng suất, sản lượng nhiều loại cây trồng có cao hơn trước. Ngành chăn nuôi phát triển thuận lợi, giá bán các loại sản phẩm tương đối ổn định, các loại dịch bệnh được khống chế, người chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Tổng đàn lợn, đàn trâu và đàn gia cầm có xu hướng tăng, tổng đàn bò giảm. Tuy nhiên, mặc dù năng suất, sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi có tăng nhưng giá cả đầu ra còn thấp, ảnh hưởng đến thu nhập của người nông dân. Công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở một số xã thiếu quyết liệt, công tác nắm bắt tình hình, khắc phục khó khăn trong sản xuất thiếu kịp thời.

Về khối ngành CN - XD: Giá trị sản xuất năm 2013 đạt mức 2.768.965 triệu đồng chiếm 36,4%; năm 2017 tỷ lệ này chiếm 28,3% với giá trị sản xuất đạt 2.848.760 triệu đồng. Như vậy, ngành CN - XD mặc dù giá trị sản xuất có tăng tuy nhiên cơ cấu lại có xu hướng giảm. Có thể nói, ngành CN - XD vẫn đạt mức tăng trưởng khá. Một số ngành sản xuất đã khai thác tốt tiềm năng, tiếp tục duy trì sản xuất ổn định và đạt mức tăng trưởng cao. Đã rà soát để triển khai phương án quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn. Triển khai các hoạt động nhằm khuyến khích phát triển CN-TTCN, hoàn thành xét duyệt và hỗ trợ vốn khuyến công cho 15 cơ sở với tổng kinh phí 280 triệu đồng. Có 5 sản phẩm công nghiệp nông thôn được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.Tuy nhiên, việc phát triển CN - XD của huyện vẫn trong tình trạng hoạt động không ổn định, quy mô nhỏ, hình thành tự phát, sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ, tính cạnh tranh không cao, tiềm ẩn nguy cơ không bền vững.

Về khối ngành TM - DV : Cơ cấu năm 2013 đạt 29,5% nhưng đến năm 2017 con số này đã tăng lên là 58,1%. Có thể thấy giai đoạn 2013 - 2017 này cơ cấu ngành TM - DV đã có sự phát triển vượt bậc, con số tăng trưởng này rất đáng ghi nhận. Có kết quả như vậy là nhờ vào sự quan tâm đặc biệt của huyện Bố Trạch đến các hoạt động thương mại, dịch vụ du lịch khá lớn. Công tác quản lý nhà nước về

thương mại, dịch vụ, du lịch được tăng cường. Hệ thống dịch vụ, du lịch được đầu tư nâng cấp với nhiều loại hình du lịch mới bước đầu thu được kết quả khá. Huyện xác định, trong tương lai phát triển dịch vụ du lịch sẽ thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Vì thế, huyện đã tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại các trung tâm du lịch lớn như Phong Nha – Kẻ Bàng, Đá Nhảy, Khu du lịch Sao Biển (xã Lý Trạch); tăng cường sự gắn kết giữa các tuyến, điểm du lịch, kết hợp các loại hình du lịch sinh thái hang động, du lịch biển, du lịch văn hóa lịch sử...

Xét đến hiệu quả về mặt xã hội, CDCCKTN ở huyện Bố Trạch đã đem lại khá nhiều kết quả tích cực.

Bảng 2.9. Hiệu quả của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đối với xã hội ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017


Năm

Thu nhập bình quân đầu người (Triệu

đông/người/năm)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tổng số người có việc làm mới trong

năm (Người)

2013

22,3

14

3.360

2014

25,7

6,77

5.000

2015

29,2

4,33

3.700

2016

31

9,85

3.970

2017

35,2

7,44

3.725

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình Kinh tê - Xã hội giai đoạn 2013-2017 và niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2016)

Nhận xét bảng 2.8 ta thấy, thu nhập bình quân đầu người ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017 đã tăng lên rõ ràng, với năm 2013 là 22,3 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2017 đã tăng lên 35,2 triệu đồng/người trên năm. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo lại có xu hướng gia tăng. Trong giai đoạn 2013 - 2015, tỷ lệ hộ nghèo đã có xu hướng giảm nhưng lại tăng lên vào 2016 - 2017, điều này khá mâu thuẫn với thực tế bình quân đầu người đang tăng lên, cần phải nghiên cứu và tìm hiểu nguyên nhân, làm thế nào đó giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện, góp

phần tích cực vào quá trình CDCCKTN hiện nay. Về vấn đề việc làm thì nhìn chung có sự tăng lên về tổng số lượng người có việc làm mới trong năm. Đỉnh điểm cao nhất là năm 2014 với 5000 người có việc làm mới, mặc dù có sự giảm sút khi đến năm 2017 là 3.725 người, tuy nhiên vấn đề giải quyết việc làm trong địa bàn huyện vẫn khá ổn định qua các năm.

+ Hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.10. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 - 2017


Năm

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

Số lượng

(Người)

Cơ cấu

(%)

Số lượng

(Người)

Cơ cấu

(%)

Số lượng

(Người)

Cơ cấu

(%)

2013

67.358

86,83

7.794

10,04

2.418

3,13

2014

66.027

86,05

7.345

9,57

3.351

4,38

2015

66.312

86.06

6.927

8,99

3.807

4,95

2016

65.201

85,68

6.643

8,72

4.252

5,6

2017

64.370

83,83

6.520

8,49

5.895

7,68

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2017)

Về hiệu quả sử dụng LĐ, không có gì quá đặc biệt khi cơ cấu LĐ trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó đến công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, giai đoạn 2013 - 2017, cơ cấu LĐ ở ngành nông nghiệp rất đồng đều nhau tuy có sự giảm nhẹ từ 86,83% năm 2013 xuống 83,83% năm 2017; ngành công nghiệp cũng có giảm nhẹ từ 10,04% xuống 8,49%, chỉ có ngành dịch vụ là có xu hướng tăng lên với 3,13% lên 7,68%. Nhìn chung thì ngành nông nghiệp vẫn chiếm đa số LĐ nhưng dần có sự dịch chuyển sang khối ngành dịch vụ, LĐ ở khu vực công nghiệp vẫn có sự cầm chừng khi mà giai đoạn 2015 - 2017 tỷ lệ LĐ có cơ cấu tương đương nhau. Qua nhận xét trên, ta thấy được tuy đang trong thời kỳ bắt đầu nhưng đã có sự dịch chuyển đối với cơ cấu lao động làm việc ở huyện Bố Trạch, đã có sự dịch chuyển LĐ sang khối ngành dịch vụ, đây là xu hướng đúng với nhu cầu chung hiện nay.

+ Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong các ngành kinh tế

Trong một nền kinh tế hay trong ngành kinh tế cụ thể, vốn luôn là yếu tố hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một địa phương, đánh giá vấn đề hiệu quả sử dụng vốn đầu tư là việc làm hết sức cần thiết, để nắm bắt được hiệu quả của từng ngành, sớm đưua ra được các giải pháp thù hợp.

Bảng 2.11. Hiệu quả vốn đầu tư của các ngành kinh tế ở huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2017

(ĐVT: Lần)


Năm

Nông Nghiệp

GO/vốn đầu tư

Công Nghiệp

GO/vốn đầu tư

Dịch Vụ

GO/vốn đầu tư

2013

10,34

60,52

3,25

2014

9,67

72,67

4,90

2015

21,70

68,00

3,55

2016

26,15

102,20

5,60

2017

27,45

100,40

7,50

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Bố Trạch năm 2017 và tính toán của tác giả)

Giai đoạn 2013 - 2017 đánh dấu hiệu quả của vốn đầu tư các ngành kinh tế tại huyện Bố trạch khi có chung xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2013 ngành nông nghiệp có hiệu quả đầu tư vốn là 10,34 lần, con số này tăng lên 27,45 lần vào năm 2017, kết quả sau 5 năm hiệu quả vốn đầu tư đã tăng lên rõ rệt ở khu vực này. Tuy nhiên, hiệu quả lớn nhất vẫn ở khu vực công nghiệp khi năm 2013 là 60,52 lần và đến năm 2017 đã tăng lên 100,40 lần, đỉnh điểm của hiệu quả trong ngành công nghiệp là vào năm 2016 với 102,20 lần. Có thể nói khu vực công nghiệp tại huyện Bố Trạch có hiệu quả sử dụng vốn cao nhất trong ba ngành. Cũng như xu hướng chung, ngành dịch có tăng về hiệu quả sản xuất, tuy nhiên mức độ tăng ít so với nông nghiệp và công nghiệp. Năm 2013 hiệu quả sử dụng vốn của ngành dịch vụ là 3,25 lần, đến năm 2017 đã tăng lên 7,50 lần, tuy có ít hơn nhưng đó cũng đã đánh dấu sự thành công trong công tác sử dụng vốn đối với ngành dịch vụ. Qua đó ta thấy được tình hình sử dụng vốn của các ngành kinh tế có hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn phải khắc phục khó khăn và phát huy kết quả đạt được để nâng hiệu quả sử dụng vốn lên cao hơn nữa, đảm bảo cao nhất cho sự phát triển của các ngành kinh tế.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 18/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí