Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 12

- Cần có các biện pháp nâng cao chất lượng các chủ sản xuất về kiến thức kinh doanh, quản lí. Đồng thời, tích cực nâng cao tay nghề chuyên môn của người lao động tại các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, liên tục cập nhật và làm mới công nghệ. Những điều này góp phần tích cực vào quá trình nâng cao chất lượng, tăng giá trị và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

3.2.4. Phát triển, đào tạo nguồn nhân lực

Có thể nói rằng, con người luôn là nhân tố chủ chốt trong sản xuất, dù có công nghệ cao nhưng không có con người sáng chế và điều khiển thì công nghệ chỉ là vô dụng. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn là việc được ưu tiên trong bất cứ doanh nghiệp, công ty hay một tập đoàn kinh tế nào. Chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến tăng trưởng và chuyển dịch CCKTN. Huyện Bố Trạch cần quan tâm đến công tác đào tạo, đào tạo lại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện tại, Bố Trạch cũng đã thành lập Trung tâm đào tạo tại chỗ nhằm cung cấp nguồn lao động có những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đáp ứng phần nào công việc hiện tại tại các doanh nghiệp; tuy nhiên hoạt động của các Trung tâm này vẫn còn ở mức độ hạn chế. Theo đó, Bố Trạch cần thực hiện một số giải pháp liên quan đến đào tạo và nguồn nhân lực như:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và quản lý doanh nghiệp

+ Cần xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực để có lộ trình thực hiện. Thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước mới và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công chức quản lý Nhà nước

+ Thực hiện các chương trình và hình thức đào tạo, đào tạo lại cho các cán bộ quản lý thuộc các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các làng nghề truyền thống; bao gồm cả kỹ năng quản lý, tác nghiệp cụ thể nhằm quản lý tốt doanh nghiệp của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Cần đào tạo và tập huấn về kỹ thuật đối với các chủ hộ trang trại, hộ gia

đình, trong đó chú ý công tác khuyến nông lâm ngư và trình độ quản lý theo mô

hình “trang trại mở” nhằm hướng tới mỗi chủ trang trại và chủ hộ gia đình là một tế bào kinh tế vững mạnh.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân, nhân viên dịch vụ để phát triển và đào tạo đội ngũ cán bộ có kỹ năng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Đào tạo nghề: Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho hoạt động đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp. Đầu tư có trọng điểm để tạo nên bộ phận đào tạo nghề chất lượng cao làm chuẩn mực và để đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có khả năng tham gia cạnh tranh trong thị trường sức lao động có yêu cầu và đòi hỏi cao. Từ nay đến năm 2020 phải phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng theo những giải pháp sau:

+ Đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Theo hướng này sẽ củng cố và nâng cấp các trung tâm dạy nghề tại huyện cũng như phối hợp với các trường của tỉnh.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 12

+ Phối kết hợp giữa các khu công nghiệp và các doanh nghiệp với các Trung tâm đào tạo dạy nghề để đào tạo theo đúng địa chỉ; đào tạo đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các khu công nghiệp và doanh nghiệp đóng trên địa bàn.

+ Mở rộng hệ thống các loại hình đào tạo nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp và tập trung đào tạo nghề cho sản xuất xi măng, nghề xây dựng, nghề lắp máy, nghề điện tử viễn thông, chế biến nông lâm thuỷ sản và đặc biệt là các nghề dịch vụ đáp ứng thị trường lao động trong huyện, trong tỉnh và ngoài tỉnh.

+ Để giải quyết thành công được việc chuyển đổi lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo sang lao động công nghiệp, dịch vụ, cần đào tạo theo các phương thức cơ bản như đào tạo tại các trung tâm dạy nghề ở tỉnh, ở huyện và học nghề tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đào tạo thông qua tham gia hoạt động khuyến nông lâm ngư hay vừa học vừa làm tại các làng nghề.

- Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế tự đào tạo: cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tự đào tạo thông qua nhiều hình thức khác nhau như đào tạo tại chỗ; đào tạo thông qua làm việc thực tế… để có nguồn nhân lực trước mắt đáp ứng được yêu cầu công việc trong các doanh nghiệp.

- Có chính sách thu hút lao động trình độ cao về huyện Bố Trạch với các biện pháp như thông qua ưu đãi về nhà ở, tiền lương và những khuyến khích khác như đài thọ tiền đi học ở ngoài tỉnh, nước ngoài... Ưu tiên những ngành nghề và lĩnh vực cần chú trọng thu hút lao động chất lượng cao là quản lý công, quản lý doanh nghiệp và công nghiệp, du lịch, kinh tế tài chính...

3.2.5. Phát trin, ng dng khoa hc công nghvà bảo vệ môi trường

Khoa học và công nghệ giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong công nghiệp, hướng chính là hiện đại hóa từng phần, từng công đoạn quan trọng trong dây chuyền sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Vù vậy đây là giải pháp tiềm năng tạo ra những bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế, cho phép đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH. Việc ứng dung khoa học – công nghệ có vai trò quan trọng trong việc phát triển, khai thác và sử dụng các tiềm năng của huyện. Vì vậy, triển khai thực hiện các chương trình khoa học – công nghệ trên địa bàn huyện nhằm phục vụ tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói riêng. Trong những năm qua, huyện Bố Trạch đã ứng dụng rộng rãi khoa học – công nghệ vào sản xuất, đời sống và bảo vệ môi trường. Đã áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật về khai thác và chế biến thủy, hải sản, công nghiệp chế biến, may mặc để triển khai có hiệu quả phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường huyện Bố Trạch cần phải:

- Khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn huyện tập trung đầu tư cải tiến dần công nghệ sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ mới tiên tiến vào

sản xuất. Thay thế các thiết bị lạc hậu, đồng bộ hóa công nghệ trong những ngành có lợi thế của huyện. Thu thập và cung cấp thông tin về công nghệ mới cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, liên kết với các cơ quan khoa học để nghiên cứu ứng dụng nhanh chóng các kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất.

- Khuyến khích các doanh nghiệp khấu hao tài sản cố định nhanh, ưu tiên các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đổi mới công nghệ. Thực hiện tốt việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất, nhất là trong lĩnh vực sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp.

- Thực hiện các quy định chặt chẽ về thẩm định luận chứng các phương án bảo vệ môi trường, đánh giá tác động của môi trường trong xét duyệt các dự án đầu tư. Khuyến khích các hộ, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sạch. Thực hiện tốt việc di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra khỏi khu đô thị, khu dân cư và khu du lịch.

- Tăng cường công tác theo dõi, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, cương quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3.2.6. Thực hiện các giải pháp cụ thể cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng ngành

* Đối với ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản:

- Đẩy mạnh quá trình đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn huyện Bố Trạch thông qua thực thi Chương trình xây dựng nông thôn mới một cách thiết thực, vững chắc tránh chạy theo phong trào, hình thức gây lãng phí, hiệu quả kinh tế, xã hội thấp.

- Chuẩn bị và ưu tiên các điều kiện về vốn, nguồn nhân lực, cơ chế chính

sách, đa dạng hóa các hình thức tổ chức kinh doanh đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH.

- Đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế và hội nhập kinh tế quốc tế của huyện. Đây là nhiệm vụ mang tính tiền đề để chuyển nông nghiệp Bố Trạch sang giai đoạn mới - giai đoạn cạnh tranh theo các cam kết quốc tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

- Đổi mới công tác xây dựng và tổ chức quy hoạch phát triển kinh tế nông

thôn. Cần rà soát quy hoạch và nhìn nhận CNH theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn; đặc biệt tăng cường sự hỗ trợ, thâm nhập của công nghiệp vào các ngành kinh tế nông thôn, nhất là với nông nghiệp.

- Giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề kinh tế với các vấn đề xã hội ở nông thôn, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội, đảm bảo phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH một cách bền vững.

*Đối với ngành công nghiệp

- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp mà huyện có thế mạnh, tiềm năng như vật liệu xây dựng, chế biến nông sản... tạo động lực và hiệu ứng lan tỏa sang các ngành công nghiệp khác và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn huyện trên cơ sở lựa chọn các nhóm ngành công nghiệp hỗ trợ cần ưu tiên phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của huyện trong từng giai đoạn. Cụ thể, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ trong một số ngành: cơ khí, nhựa, dệt may, và một số lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao (gỗ, mây tre, gốm). Đây là giải pháp mang tính kỹ thuật và rất quyết định đến việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp của huyện trong một thời kỳ dài. Bên cạnh đó cần cơ chế và các chính sách ưu đãi cụ thể cho các phát triển khu công nghiệp chuyên sâu và khu công nghiệp hỗ trợ.

- Đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp địa phương vào liên kết toàn quốc thông qua việc củng cố và nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức hiệp hội chuyên ngành, phối hợp để xây dựng các chương trình hợp tác dài hạn và tổng thể, gồm các khâu của quá trình từ hợp tác nghiên cứu, phối hợp chế tạo đến thị trường hoá sản phẩm, kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp địa phương trong việc sản xuất các sản phẩm hỗ trợ.

* Đối với ngành dịch vụ

- Tập trung phát triển các phân ngành dịch vụ có thế mạnh, tiềm năng như

du lịch, vận tải để phát triển và tạo được hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác.

- Lựa chọn một số phân ngành dịch vụ tiên tiến, có hàm lượng khoa học công nghệ và tri thúc cao nhằm thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế: dịch vụ

công nghệ thông tin, viễn thông, dịch vụ tài chính, giáo dục và y tế chất lượng cao.

- Tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào khu vực dịch vụ. Những hình thức độc quyền, bán độc quyền, bảo hộ đối với các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ cần phải xóa bỏ nhằm tạo động lực cho các doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ, đổi mới công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.

- Hình thành các vùng liên kết công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ nhằm tạo sự tương tác và lan tỏa của dịch vụ tới các ngành kinh tế khác và ngược lại. Những vùng liên kết này sẽ là những đầu tàu thức đẩy kinh tế của Bố Trạch phát triển theo hướng CNH, HĐH và bền vững.

Tóm lại, trên cơ sở phương hướng, mục tiêu phát triển các nhóm ngành kinh tế của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Bố Trạch nói riêng, đề tài đã đề ra một số giải pháp cơ bản góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch theo hướng CNH, HĐH. Trong quá trình phát triển, căn cứ vào tình hình cụ thể, huyện cần vận dụng sáng tạo các giải pháp trên nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành đạt hiệu quả cao hơn.



1. Kết luận

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu về CDCCKTN ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

đề tài đã đặt ra và giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là, đề tài đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến CCKT, CDCCKT, CDCCKTN. Qua đó, có thể thấy rằng quá trình CDCCKTN là một trong những nội dung cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế của mỗi địa phương. Việc thúc đẩy CCKT chuyển dịch đúng hướng góp phần quan trọng vào phát triển KT- XH trên địa bàn huyện Bố Trạch.

Hai là, với điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, là nơi có địa hình khá đa dạng bao gồm các vùng gò đồi, miền núi, đồng bằng và các vùng ven biển, có nhiều ngành nghề truyền thống lâu đời, mạng lưới đô thị ngày càng được mở rộng,… Bố Trạch có đầy đủ các lợi thế để đẩy mạnh quá trình CDCCKTN nhằm khai thác và phát huy các tiềm năng, lợi thế trên địa bàn, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển tạo nên bước ngoặt chung trong quá trình phát triển KT-XH ở huyện Bố Trạch.

Ba là, đề tài đã đánh giá được thực trạng CDCCKTN trong tiến trình ĐTH ở huyện Bố Trạch và hiệu quả KT-XH trên địa bàn mà quá trình CDCCKTN mang lại, từ đó rút ra được những thành tựu và những vấn đề cấp bách đặt ra cần phải giải quyết đối với huyện Bố Trạch trong quá trình phát triển KT-XH. Đồng thời đề tài cũng đưa ra các giải pháp để thúc đẩy quá trình CDCCKTN hơn nữa trong thời gian tới.

Bốn là, quá trình CDCCKTN ở huyện Bố Trạch trong thời gian qua đã thu hút nguồn lao động, tạo thêm nhiều việc làm mang lại thu nhập ổn định cho người dân góp phần làm cho cuộc sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, quá trình CDCCKTN còn chậm, chưa phát huy hết các tiềm năng lợi thế của vùng, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn. Vì thế trong thời gian tới cần tiến hành các giải pháp trên mọi mặt của đời sống xã hội để thúc đẩy hơn nữa quá trình CDCCKTN nói riêng và KT-XH trên địa bàn huyện nói chung.

2. Kiến nghị

Để đẩy mạnh quá trình CDCCKTN ở huyện Bố Trạch trong thời gian tới, bản thân tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

* Đối với tỉnh Quảng Bình:

- Kiến nghị tỉnh hỗ trợ nguồn vốn đầu tư vào quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt cho quá trình phát triển, trong đó bao gồm nguồn vốn giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân tái định cư, vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, khai thác, sản xuất kinh doanh… và có cơ chế ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư vào huyện Bố Trạch.

- Cần ưu tiên tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng như: giao thông, thủy lợi và có chính sách thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ cho ngành dịch vụ và công nghiệp – được xem là những ngành mũi nhọn của huyện Bố Trạch nhằm đẩy mạnh quá trình CDCCKTN.

- Đề nghị tỉnh dành cho huyện những nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi dài hạn cho các thành phần kinh tế hộ gia đình, các doanh nghiệp, công ty tư nhân... nhằm nâng cao công tác sản xuất, góp phần giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

* Đối với huyện Bố Trạch:

- Trước mắt cần tập trung hoàn thành những công trình dang dở, đẩy nhanh tiến độ thi công những công trình xây dựng; mặt khác, cần thực hiện những biện pháp quản lý chặt chẽ việc sử dụng các công trình, cơ sở đã hoàn thành sao cho phù hợp với quá trình quy hoạch, kế hoạch của huyện.

- Cần cải cách thủ tục hành chính, tránh cồng kềnh tạo môi trường thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư. Đẩy mạnh quá trình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Thu hút nguồn vốn, xây dựng và phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, hoàn thiện hệ thống điện, đường, trường, trạm đảm bảo cho quá trình CDCCKTN trên địa bàn.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và bố trí cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn phụ trách theo giỏi chỉ đạo sản xuất trên địa bàn. Tăng cường việc thanh tra kiểm tra giám sát việc thực thi các dự án, các hạng mục công trình trọng điểm của huyện, nhất là các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý tài sản công, tài chính công trên địa bàn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/09/2023