Huyện Bố Trạch quyết tâm xây dựng ngành nông - lâm - thủy sản theo hướng bền vững. Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp với dịch vụ ở nông thôn, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế nông thôn hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, nâng cao đời sống người dân nông thôn. Bên cạnh đó, từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Bố Trạch đã chủ trương phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Đến nay chương trình đã thực sự phát huy hiệu quả. Đây cũng được xem là hướng đi hiệu quả trong việc nâng cao thu nhập cho người dân, đổi thay bộ mặt nông thôn.
Thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng và con nuôi thủy sản giai đoạn 2016 - 2020, đề án chăn nuôi giai đoạn 2016 - 2020, UBND huyện Bố Trạch đã ban hành Quyết định số 4620 ngày 21-8-2017 về danh mục ưu tiên phát triển trên địa bàn giai đoạn 2016 - 2020. Đến nay, huyện đã tổ chức tiến hành nghiệm thu và giải ngân gần 1,5 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ giá cho công tác giống hơn 1,2 tỷ đồng, hỗ trợ đối tượng cây trồng tiềm năng hơn 100 triệu đồng, hỗ trợ đề án chăn nuôi gần 150 triệu đồng. Thông qua sự hỗ trợ của đề án, nhiều mô hình hay đã phát huy hiệu quả và có sự lan tỏa, như: mô hình trồng cây dược liệu, trồng nấm, chăn nuôi dê, thỏ, chim cút sinh sản… Quan trọng hơn, Bố Trạch bước đầu đã xây dựng được một số nhãn hiệu nông sản có uy tín. Huyện hướng tới mục tiêu xây dựng các cơ sở sản xuất hàng nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, với các trung tâm chất lượng cao sản xuất theo công nghệ hiện đại.
Từ nguồn vốn phát triển sản xuất của chương trình nông thôn mới, huyện đã phân bổ cho các xã với tổng số vốn 2 tỷ đồng. Huyện giao cho Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chủ trì, làm việc với từng địa phương lập phương án xây dựng mô hình với phương châm ”hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương”. Tới nay, 27/28 xã đã thẩm định phê duyệt mô hình phát triển sản xuất.
Từ đầu năm 2018 đến nay, huyện Bố Trạch cũng đã chỉ đạo hoàn thành gieo trồng vụ đông-xuân, trong đó, công tác chỉ đạo sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác được các xã chú trọng.
Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa tiếp tục được quan tâm thực hiện. Nhiều mô hình sản xuất mới gắn với tiêu thụ sản phẩm đang được triển khai. Trong đó, mô hình trồng dứa Queen quy mô 2 ha tại xã Hòa Trạch, mô hình trồng cây cà gai leo quy mô 2,6 ha tại xã Sơn Lộc, mô hình trồng bưởi da xanh quy mô 1 ha tại xã Vạn Trạch, hay mô hình trồng cây gỗ lớn bằng keo nuôi cấy mô tại xã Liên Trạch được xem là hướng đi mới, hứa hẹn sẽ phát huy hiệu quả kinh tế cao.
Để có thể đẩy nhanh quá trình phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, thời gian qua, huyện Bố Trạch cũng đã chú trọng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ năm 2017 đến nay, huyện đã mở được 12 lớp với 384 học viên tham gia học các nghề, như: may mặc, chế biến món ăn, nuôi ong, nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, nuôi cá nước ngọt… với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng. Các học viên sau khi tốt nghiệp đã áp dụng thành thạo các kiến thức được học vào phát triển sản xuất.
Sau những khởi đầu thành công, thời gian tới, huyện hướng tới tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân một cách hiệu quả và bền vững. Trong đó, huyện tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phù hợp với từng ngành, lĩnh vực; ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng phát triển cây, con có thế mạnh chủ lực của địa phương gắn với thực hiện chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Phấn đấu đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn của Bố Trạch đạt khoảng 39 triệu đồng/người/năm, có 18/28 xã đạt tiêu chí về thu nhập. Cùng với đó, huyện nỗ lực thực hiện tốt các chương trình về việc làm đối với lao động trong độ tuổi; thu hút các doanh nghiệp về đầu tư trên địa bàn nông thôn để tạo việc làm cho lao động nông thôn.
Đặc biệt, Bố Trạch quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực nông thôn để thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động có hiệu quả. Phấn đấu đến cuối năm 2018, 25/28 xã đạt tiêu chí về lao động. Ngoài ra, huyện tiếp tục đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp; tăng cường quản lý
Nhà nước của chính quyền cấp xã trong nông nghiệp, nông thôn; củng cố và nâng cao hoạt động của hợp tác xã, tổ hợp tác; hoàn thiện và nhân rộng các mô hình mẫu phát triển sản xuất, các mô hình liên kết sản xuất mới có hiệu quả trên địa bàn, phấn đấu có 75% số xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất.
3.1.3. Phương hướng cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ
Có thể bạn quan tâm!
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Trong Việc Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Ở Huyện Bố Trạch, Tỉnh Quảng Bình
- Chuyển Dịch Cơ Cấu Nội Bộ Nhóm Ngành Dịch Vụ.
- Yếu Tố Khoa Học - Công Nghệ Và Hiện Đại Hóa Sản Xuất Trong Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 12
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - 13
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
Nhằm phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương với lượng khách du lịch tăng từ 25-30%/năm; phấn đấu đến năm 2020 đón được hơn 1,8 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt hơn 1.850 tỷ đồng... huyện Bố Trạch đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực và mang tầm chiến lược lâu dài.
Trên cơ sở nắm bắt tiềm năng và lợi thế của địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã khẳng định “phát triển dịch vụ là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, trong đó phát triển du lịch là hướng đột phá chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong thời kỳ mới”. Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII, Ban Thường vụ Huyện ủy Bố Trạch ban hành Chương trình hành động về phát triển du lịch giai đoạn 2016
- 2020. Theo đó, huyện Bố Trạch sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời triển khai các văn bản chỉ đạo điều hành, tích cực kiểm tra đôn đốc việc chấp hành quy định trong thực hiện nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch, trong đó chú trọng việc nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện.
Trong thời gian tới, huyện chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đầu tư vào các làng nghề, địa phương có tiềm năng, đặc biệt chú trọng vào các điểm, các làng, bản nằm trên tour, tuyến du lịch chính của huyện để hình thành các khu, tuyến du lịch cộng đồng. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn lực của Trung ương và từ các chương trình hỗ trợ phát triển du lịch, nhằm nâng cấp các tuyến đường giao thông quan trọng, các hệ thống biển chỉ dẫn, mạng lưới điện, vệ sinh môi trường, dịch vụ phục vụ du lịch; kiến nghị Chính phủ nâng cấp cửa khẩu Cà Roòng thành cửa khẩu chính, cho phép người, phương tiện xuất nhập cảnh để thu hút các du khách từ Lào, Thái Lan đến với Bố Trạch.
Đặc biệt, huyện chủ trương đa dạng hóa các sản phẩm du lịch trên cơ sở tiếp tục phát huy thế mạnh du lịch ở Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, bao gồm du lịch cảnh quan (tham quan động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, Hang Én...); du lịch sinh thái gắn với hoạt động bảo tồn (suối nước Moọc, Sông Chày - Hang Tối, Thung Lũng Sinh Tồn, Thác Gió,...); du lịch văn hóa - lịch sử (thăm hệ thống di tích đường 20 Quyết Thắng, các lễ hội của các bản làng dân tộc...); du lịch thể thao, mạo hiểm... Đồng thời, đẩy mạnh việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các điểm kinh doanh phục vụ khách du lịch, hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, các khu chợ đặc sản, khu ẩm thực biển tại các bãi biển như Đá Nhảy, Đức Trạch, Lý Hòa... Khôi phục và phát triển các lễ hội truyền thống. Khuyến khích nhân dân phát triển các sản phẩm làng nghề nông thôn nhằm lưu giữ các giá trị truyền thống và phục vụ du lịch.
Ngoài ra, huyện sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển dụng và tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý, điều hành; trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ của đội ngũ làm du lịch; xây dựng văn hóa du lịch, môi trường kinh doanh lành mạnh để Bố Trạch thực sự là điểm đến an toàn, thân thiện cho du khách trong và ngoài nước.
3.2. Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Bố Trach, tỉnh Quảng Bình
3.2.1. Khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư
Với một huyện đang trên đà phát triển như Bố Trạch th́ việc có nguồn vốn lớn để thúc đẩy mạnh quá trình chuyển dịch CCKTN là rất cần thiết, nguồn vốn này không chỉ bắt nguồn từ khu vực nhà nước, tư nhân mà còn cả nguồn vốn từ nước ngoài. Có thể khẳng định vốn là yếu tố hết sức quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển ở huyện Bố Trạch. Tuy nhiên, hiện nay ở huyện Bố Trạch việc huy động và sử dụng nguồn vốn cho quá trình CDCCKT đang diễn ra khá hạn chế, trong đó có nhiều vấn đề bất cập xảy ra, tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh đang là vấn đề nan giải và khó xử lý đối với các doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, nguồn vốn có được không hoàn toàn sử dụng đúng mục đích hoặc sử dụng thiếu đồng đều giữa các ngành vì vậy mà hiệu quả mạng lại không lớn. Vì vậy, trong thời gian tới huyện
cần có những giải pháp cụ thể để huy động, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho phát triển kinh tế như sau:
- Triển khai tìm kiếm và huy động vốn theo hướng tích cực, đồng bộ cho phát triển kinh tế. Phải kịp thời cập nhật tình hình các nguồn vốn có khả năng huy động của huyện để có kế hoạch huy động cụ thể. Cần kết hợp các chương trình, dự án đang triển khai trong huyện để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư như: đề án phát triển công nghiệp giai đoạn 2015 - 2020, đề án phát triển thủy sản, các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.
- Luôn tạo điều kiện và khuyến khích mở rộng quá trình tự bổ sung vốn đầu tư của các doanh nghiệp và thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân cũng như vốn đầu tư nước ngoài. Kêu gọi, tạo cơ chế thoáng cho các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước mở chi nhánh trên địa bàn huyện. Nới lỏng chính sách quản lý, ủng hộ các hộ tư nhân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh thông qua cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh, cho thuê đất và giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp, làng nghề tập trung, khu du lịch, du lịch sinh thái, các trung tâm thương mại, dịch vụ...
- Huyện cần có các biện pháp thiết thực để giải quyết bài toán về nhu cầu vốn như tập trung kêu gọi các nguồn lực, đặc biệt phải phát huy được khả năng nội lực, tự đầu tư của các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền vai trò to lớn của KH - CN và khuyến khích các doanh nghiệp chủ động đầu tư đổi mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất. Tích cực quan tâm hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn bằng cách kêu gọi “nhà nước và nhân dân cùng làm”, hoặc huy động một phần vốn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ để đầu tư xây dựng. Ngoài bê tông hóa kênh mương, xây dựng và kiên cố hóa hệ thống giao thông nông thôn thì cần đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, thể dục thể thao...
- Tận dụng triệt để, hiệu quả ngân sách được cấp từ nguồn vốn của tỉnh, các dự án đầu tư trong và ngoài nước, của trung ương, vốn ODA để xây dựng kết cấu hạ tầng chủ yếu cho các công trình thủy lợi lớn, giao thông, điện nước; tận dụng sự hỗ
trợ của các tổ chức phi chính phủ. Lên kế hoạch xây dựng các chương trình, dự án trọng điểm để phát triển kinh tế nhằm vay vốn ưu đãi đầu tư quỹ hỗ trợ phát triển, kho bạc nhà nước và ngân hàng.
- Trong công tác đầu tư xây dựng cần đảm bảo minh bạch, rõ ràng đối với quá trình sử dụng vốn. Có sự hoạch định cụ thể quá trình xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch để giúp tăng độ chắc chắn trong khâu huy động vốn. Cần tập trung đầu tư đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm và dứt điểm, tránh tình trạng dàn trải, để sớm đưa vào hoạt động phát huy cao nhất hiệu quả của các dự án đầu tư.
- Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, “trải thảm đỏ” đón chào và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào xây dựng, góp phần phát triển kinh tế của huyện, điều này sẽ giúp huyện kêu gọi được các nguồn vốn bên ngoài vào phục vụ cho quá trình CDCCKT của huyện. Chuẩn bị các dự án khả thi để thu hút nguồn vốn và các lĩnh vực, dự án, ưu tiên đầu tư để mở rộng sản xuất, tranh thủ tiếp nhận công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
- Cần xây dựng cơ chế chính sách sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, kêu gọi các chủ đầu tư cũng như mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ, thực hiện thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ kinh tế
- xã hội. Tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đem lại hiệu quả cao nhất trong đầu tư xây dựng mà trước mắt là tập trung cho công nghiệp, dịch vụ. Cần đề cao tinh thần thực hành tiết kiệm để trong chi tiêu hành chính, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với những dự án mang tính đột phá tạo sự phát triển cao và bền vững cần tập trung đầu tư dứt điểm.
3.2.2. Hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Bố Trạch
Bất cứ một địa phương nào cũng cần có công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Xét riêng thì điều này có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKTN tại huyện Bố Trạch. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy công tác quy hoạch của huyện còn thiếu tính đồng bộ trên nhiều lĩnh vực, nhiều xã có sự phát triển mang tính tự phát, kết cấu cơ sở hạ tần vẫn tồn
tại sự trùng lặp trong chức năng, nhiệm vụ, gây kém hiệu quả trong hoạt động… Huyện phải xác định các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quy hoạch và quản lý điều hành quy hoạch như sau:
- Tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh lại những quy hoạch đã xây dựng và thông qua. Dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đó, tập trung xúc tiến đầu tư vào quá trình hình thành và hoàn tất quy hoạch các ngành và các khu vực.
- Thực hiện việc xây dựng, hoàn tất quy hoạch CCKTN và đẩy mạnh đầu tư vào các ngành có tầm chiến lược trong phát triển kinh tế. Trong tiến trình quy hoạch, cần xác định rõ số lượng các ngành chủ lực, các sản phẩm mũi nhọn ở từng thời kỳ để kịp thười xác định danh mục các ngành chủ chốt, sản phẩm mũi nhọn làm căn cứ cho việc phân bổ các nguồn lực.
- Cần xác định rằng tiến hành quy hoạch không chỉ dừng lại ở vấn đề sản xuất mà cần có những thông tin định hướng, dự báo về đầu ra thị trường, về các cân đối lớn và các giải pháp thực hiện khả thi. Kịp thời đối phó và đưa ra những biện pháp phù hợp với nhiều diễn biến khó lường của quá trình CDCCKTN.
- Tập trung thực hiện tính liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức doanh nghiệp trong việc tiến hành và hoàn thiện quy hoạch cơ cấu ngành.
- Ủng hộ các doanh nghiệp, công ty thực hiện quy hoạch “mềm” bằng phương thức lựa chọn sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, lúc nào, tiêu thụ ra sao và sản xuất cho ai trên cơ sở quy hoạch chung và đúng pháp luật.
- Thực hiện giám sát quá trình tiến hành, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tiễn, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện và sự thay đổi của tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước qua từng thời kỳ khác nhau.
3.2.3. Giải pháp về thị trường
Hiện nay, ở huyện Bố Trạch cũng như toàn đất nước, cơ chế thị trường cạnh tranh đang rất phổ biến và có tác động lớn tới quá trình CDCCKTN và phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, thị trường đã và đang tham gia vào quá trình vận hành nền kinh tế, phân bổ nguồn lực cũng như thực hiện CDCCKTN. Tuy nhiên, hiện nay cơ cấu thị trường ở huyện Bố Trạch vẫn chưa thực sự phát triển, chủ yếu là thị
trường khai thác khoáng sản, tiêu thụ các loại nông lâm, thủy hải sản. Ngoài ra, các thị trường khác như thị trường lao động, thị trường tài chính – ngân hàng, thị trường bất động sản hay thị trường khoa học công nghệ thì vẫn còn đang khá manh mún và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.
Với thực trạng khó khăn của thị trường như hiện nay thì rất cần thiết có sự quan tâm và định hướng của huyện trong quá trình phát triển thị trường. Cụ thể huyện cần đưa ra các giải pháp cụ thể như sau:
- Huyện cần thành lập các đội quản lý thị trường nhằm hạn chế được những thiệt hại cũng như thi hành chính sách bảo trợ cho người sản xuất bởi vì trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuất hiện nhiều rủi ro, giá cả thì trường thiếu ổn định gây bất lợi cho chủ thể kinh doanh. Động thái này sẽ giúp họ yên tâm và mở rộng đầu tư phát triển sản xuất.
- Đầu tư xây dựng, kiến thiết hệ thống chợ, các điểm mua bán, đại lý cung ứng và bao tiêu sản phẩm, tìm kiếm nhiều hơn nữa các thị trường đầu ra của khoáng sản khai thác…Bên cạnh đó, chú trọng công tác tuyên truyền, tạo điều kiện cho các công ty, doanh nghiệp hình thành hệ thống thương mại điện tử, thông qua internet để quảng bá sản phẩm sản xuất ra thị trường bên ngoài. Ngoài việc thành lập các trang Website riêng thì các tổ chức kinh doanh cần chủ động tham gia những trang mạng xã hội lớn như Facebook, Zalo, Skipe...để phục vụ cho công tác quảng bá sản phẩm thêm hiệu quả.
- Đẩy mạnh chủ trương khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống. Đồng thời, thúc đẩy thế mạnh của các sản phẩm truyền thống trên thị trường, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đăng ký và quảng bá thương hiệu sản phẩm; tăng cường phổ biến thông tin thị trường, hàng hóa đến các cơ sở sản xuất giúp kịp thời điều chỉnh sản phẩm phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường.