lẫn nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp được gắn kết chặt chẽ hơn, tạo động lực cho nhau cùng phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở Cao Bằng còn tồn tại nhiều yếu kém như: việc sử dụng đất nông - lâm nghiệp chưa hợp lý, đất nông nghiệp còn bị bỏ hóa nhiều trong vụ sản xuất đông xuân, hệ số quay vòng đất thấp, khai thác chưa đạt hiệu quả cao các tiểu vùng có khí hậu á nhiệt đới; đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp (độ dốc dưới 20%) đang bị khai thác sai mục đích - trồng rừng theo hướng phòng hộ qua việc thực hiện các dự án trồng rừng. Cơ cấu nông - lâm nghiệp chưa cân đối, nông nghiệp vẫn đã và đang là ngành sản xuất chiếm tỷ trọng lớn (70 - 80%) trong đó chủ yếu là sản xuất lương thực, lâm nghiệp là ngành sản xuất còn chiếm tỷ trọng ở mức thấp (15 - 20%) và thủy sản chiếm tỷ trọng chưa đáng kể (dưới 1%) so với toàn ngành nông - lâm nghiệp nói chung. Tốc độ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm. Tuy đã có sự đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi nhưng sản lượng ít, chất lượng thấp, chủ yếu mới chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh, chưa hình thành được những vùng sản xuất hàng hóa trọng điểm với khối lượng lớn, có giá cao, chưa xác định rò ngành nghề mũi nhọn và đâu là bước đột phá. Năng suất cây trồng, vật nuôi nhìn chung còn thấp, sức cạnh tranh thấp, năng lực chế biến yếu kém, nông dân phải tự tiêu thụ lấy sản phẩm ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị gia tăng không cao và sản phẩm hàng hóa chưa vươn ra được thị trường ngoài tỉnh và nước ngoài một cách bền vũng. Một số nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp còn thiếu nguyên liệu, song về mặt quản lý giá cả lại chưa có cơ chế chính sách phù hợp nên dẫn tới sự không ổn định về giá cả, vì vậy giá cả phụ thuộc vào mức độ cung cầu là chủ yếu, khi được mùa sản phẩm nhiều thì giá cả lại hạ, nhiều khi còn bị ép giá, gây tâm lý chán nản, mất niềm tin ở người sản xuất. Chăn nuôi chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, quy mô nhỏ, chưa hình thành được những khu chăn nuôi tập trung, giá thành sản phẩm cao. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi gia súc lớn nhưng việc sản xuất thức ăn dành cho gia súc của tỉnh vãn còn hạn chế, quy mô nhỏ, chất lượng thấp, giá cao, việc
dùng thức ăn gia súc công nghiệp chưa phổ biến. Do đó, tỷ trọng giá trị sản phẩm trong nông nghiệp còn thấp. Việc ứng dụng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm. Công tác quản lý nhà nước về con giống, thức ăn, thú y, vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm còn yếu, thiếu lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật. Hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư còn ít, tập huấn kỹ thuật chưa nhiều, chưa chú ý đến huấn luyện kỹ năng quản lý kinh doanh cho các hộ và các chủ trang trại.
Từ kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi những năm qua cho thấy, để đạt được mục tiêu của các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong thời gian tới, đặc biệt là chương trình “Phát triển sản xuất hàng hóa nông lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015” - một trong sáu chương trình trọng tâm của tỉnh ủy theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Cao Bằng khóa XVII đòi hỏi Cao Bằng cần tập trung chủ yếu vào những giải pháp như: đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản; thực hiện dồn điền, đổi thửa, hợp tác sản xuất, phát triển kinh tế trang trại; xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp; xây dựng hệ thống bảo quản, chế biến, đảm bảo sự đồng bộ giữa các nhà máy, vùng nguyên liệu để tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm tỷ lệ hao hụt; xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp; đẩy mạnh việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn đào tạo với sử dụng nguồn nhân lực.
Những giải pháp quan trọng trên vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, nâng cao giá trị kinh tế, từng bước xóa được đói, giảm được nghèo nâng cao đời sống của nhân dân; xây dựng Cao Bằng trở thành tỉnh có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vũng, cùng cả nước thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Song An (1997), Tổng quan về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế.
2. Nguyễn Đăng Bằng (2001), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Bắc Trung Bộ theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Khái quát về thực trạng nông nghiệp nông thôn sau 10 năm đổi mới và biện pháp chủ yếu đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện, bảo đảm ổn định xã hội, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện công nghiệp, hiện đại hóa. Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu NQTW 6.
4. Nguyễn Sinh Cúc (6 - 2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn sau 2 năm thực hiện Nghị quyết TƯ 5, Con số và sự kiện.
5. “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”( 2005), số 1 - Tạp chí Lịch sử Đảng.
6. Chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ VII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đổi mới, 2005 - số 11 - Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử.
7. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn: các giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh, 2005 - số 12 - Tạp chí Tài chính.
8. Cục thống kê tỉnh Cao Bằng (2011), Niên giám thống kê 2010, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
9. Phạm Ngọc Dũng (2002), Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở vùng lãnh thổ đồng bằng Sông Hồng - thực trạng và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Điền (1997), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn các nước Châu Á và Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIV.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XV.
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện hội nghị lần thứ 5, BCHTW (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện hội nghị lần thứ 9, BCHTW (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. “Đảng bộ Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế”(2005), số 7 - Tạp chí Lịch sử Đảng.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XVI.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện hội nghị lần thứ 7, BCHTW (khóa X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ VXII.
23. Lê Mạnh Hùng - Nguyễn Sinh Cúc (1998), Thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Kiên - Ninh Văn Hiệp (2004), Hỏi đáp chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
Nxb Thanh Niên.
25. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
26. V.I.Lênin (2005), Toàn tập, tập 3, Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
27. “Lạng Sơn qua 20 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế”( 2005), số 11 - Tạp chí Lịch sử Đảng.
28. Hồ Chí Minh (1990), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. C.Mác (1964), Góp phần phê phán kinh tế chính trị học, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
30. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 24, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
31. C.Mác - Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, Tập 25, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nghị quyết Bộ Chính trị (1998), Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33. Nghị quyết Bộ chính trị (1998), Về một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34. Đỗ Hoài Nam (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển ngành mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
35. Chu Tấn Nhạ (1999), Khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Tạp chí Cộng sản.
36. Nghị quyết trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ nay đến năm 2010, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Lê Quốc Sử (Chủ biên, 2001), Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI, Luận án tiến sĩ, Nxb Thống Kê.
38. Tạp chí thông tin công tác tư tuởng (1998), “Những chủ trương giải pháp lớn phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
39. Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2010), Địa chí Cao Bằng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Tiêm (2002), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện ngay từ hộ gia đình nông dân”, Tạp chí Nông thôn mới.
41. Dương Mạc Thăng (2002), Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cao Bằng.
42. Nguyễn Thị Minh Tâm (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, Tạp chí Tài chính.
43. Tỉnh ủy Cao Bằng (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XV về phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn giai đoạn 2003
- 2010.
44. Tỉnh ủy Cao Bằng (2006), Chương trình phát triển giao thông nông thôn Cao Bằng giai đoạn 2006 – 2010.
45. Hà Tiến Thăng (2006), Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Thái Bình, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
46. Tỉnh ủy Cao Bằng (2008), Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương lần thứ bảy (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn, giai đoạn 2008 - 2010, tầm nhìn 2020.
47. Tỉnh ủy Cao Bằng (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ XVII Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về mục tiêu và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2009.
48. Theo TCBTGTW - ĐT(09/08/2010), “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn hiện nay”.
49. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng - Sở NN và PTNT (2007), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khóa XV về phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2002 - 2006, phương hướng 2007 - 2010.
50. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo tình hình thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới và sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết trung ương 7 về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
51. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2009), Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.
52. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng - Sở NN và PTNT (2010), Báo cáo tổng kết thực hiện nghị quyết 09 - NQ/TU về phát triển kinh tế trang trại giai đoạn 2002 - 2010.
53. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Báo cáo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011.
54. Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 và mục tiêu kế hoạch đến năm 2015.
55. Ủy Ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2011 - 2020.
56. http://www.caobang.gov.vn
57. http:// www.nhandan.org.vn
58. http:// www.baomoi.com.vn
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tình hình sử dụng đất tỉnh Cao Bằng
Diện tích | Cơ cấu | |||
(Ha) | (%) | |||
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN | 670785,56 | 100,00 | ||
ĐẤT NÔNG NGHIỆP | 629671,22 | 93,87 | ||
Đất sản xuất nông nghiệp | 94735,46 | 14,12 | ||
Đất trồng cây hàng năm | 90091,63 | 13,43 | ||
Đất trồng lúa | 34309,09 | 5,11 | ||
Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi | 1835,74 | 0,27 | ||
Đất trồng cây hàng năm khác | 53946,80 | 8,04 | ||
Đất trồng cây lâu năm | 4643,83 | 0,69 | ||
Đất lâm nghiệp có rừng | 534483,08 | 79,68 | ||
Rừng sản xuất | 26765,02 | 3,99 | ||
Rừng phòng hộ | 496849,14 | 74,07 | ||
Rừng đặc dụng | 10868,92 | 1,62 | ||
Đất nuôi trồng thủy sản Đất làm muối | 428,63 | 0,06 - | ||
Đất nông nghiệp khác | 24,05 | - | ||
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP | 26097,30 | 3,89 | ||
Đất ở | 5066,54 | 0,76 | ||
Đất ở đô thị | 741,52 | 0,11 | ||
Đất ở nông thôn | 4325,02 | 0,64 | ||
Đất chuyên dùng | 13688,03 | 2,04 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Gdp Và Cơ Cấu Lao Động Theo Ngành Ở Tỉnh Cao Bằng Các Năm 2001, 2005, 2010 [55; Tr.13 - 14]
- Coi Trọng Các Cây Hoa Màu, Rau, Quả Và Cây Công Nghiệp Ngắn Ngày
- Thực Hiện Dồn Điền, Đổi Thửa, Hợp Tác Sản Xuất, Phát Triển Kinh Tế Trang
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cao Bằng - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
0,02 | ||
Đất quốc phòng, an ninh | 1459,64 | 0,22 |
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp | 2675,49 | 0,40 |
Đất có mục đích công cộng | 9430,33 | 1,41 |
Đất tôn giáo, tín ngưỡng | 27,09 | - |
Đất nghĩa địa, nghĩa trang | 560,00 | 0,08 |
Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng | 6610,48 | 0,99 |
Đất phi nông nghiệp khác | 145,16 | 0,02 |
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG | 15017,04 | 2,24 |
Đất bằng chưa sử dụng | 3939,81 | 0,59 |
Đất đồi núi chưa sử dụng | 6605,22 | 0,98 |
Núi đá không có rừng cây | 4472,01 | 0,67 |