Một trong hai học sinh giỏi mà thầy Nguyễn Đình H ng vừa nhắc đến là Triệu Thị Hoàng Liễu. Năm 2015, Liễu thi đỗ vào Đại học Y ở Sofia trong niềm vui của gia đình và cộng đồng người Việt ở đây:
Băng: “Ở Bun có 5 đến 6 đại học Y, nằm rải rác ở một số thành phố. Đại học Y ở Sofia là đại học cổ nhất, nổi tiếng nhất nên khá khó để thi đỗ vào trường này. Trước đây, em học cấp 3 ở trường chuyên Anh 1. Đó là một trường khá nổi tiếng ở đây. Em học 5 năm cấp ba từ lớp 8 đến lớp 12 nên quen học nhiều rồi. Ở nhà cũng phải rèn luyện rất nhiều, học khá vất vả. Em rất vui khi đỗ vào trường Đại học Y”.
Liễu tự hào nói không chỉ những bạn c ng lứa với Liễu mà các em nhỏ tuổi hơn cũng đều học tốt. Nhiều em đã thi vào được các trường chuyên Đức, chuyên Pháp, chuyên Toán, là những trường đáng mơ ước của học sinh người Bun.
Để thế hệ trẻ gốc Việt tại Bun có được những thành tích đáng nể đó c n phải kể đến hậu phương vững chắc là các phụ huynh người Việt. Những ông bố, bà mẹ rất quan tâm đến việc học hành của con cái và luôn đầu tư cho con học hành đến nơi đến chốn. Như lời chị Nguyễn Thanh Hoa, một doanh nhân người Việt tại Sofia:
Băng: “Sự quan tâm lớn nhất của các bậc phụ huynh là việc học hành và sự nghiệp của các cháu. Với tôi, cuộc sống ở Bun rất yên bình. Các cháu học ở đây rất thoải mái, áp lực không nặng nề. Con gái lớn của tôi là Nguyễn Bích Thủy Tiên đang học năm thứ hai Đại học Tổng hợp Sofia”.
Các hội đoàn người Việt tại Bun cũng tham gia tích cực và ủng hộ cho việc học của thế hệ trẻ gốc Việt. Ngay từ ngày đầu lập Hội người Việt Nam tại Bungari, ông Nguyễn Văn Đệ, khi ấy là Chủ tịch hội, đã đề xuất việc lập Trung tâm tiếng Việt Lạc Hồng với mục đích tạo không gian cho các cháu người Việt c ng nhau học tập tiến bộ:
Băng: “Lúc đó chủ trương đặt ra, ngoài việc học tiếng Việt, chúng tôi gọi thêm các cháu có năng khiếu trong các lĩnh vực cùng vào học. Ngoài ra, cũng có lớp học để bổ trợ cho các cháu học còn yếu”.
Từ Trung tâm tiếng Việt Lạc Hồng này, dưới sự động viên, hướng dẫn, dìu dắt của các cô, bác người Việt trong đó có ông đồ Nguyễn Đình H ng, đã có nhiều học sinh mang vinh quang về cho cộng đồng cũng như đất nước Bun. Có thể kể ra đây em Nguyễn Chí Dũng, con trai thứ hai của ông Nguyễn Văn Đệ, 6 năm liền ở trong đội tuyển Toán quốc gia Bungari và đã giành nhiều huy chương Toán học trong nhiều cuộc thi quốc tế tổ chức ở Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Nepal, Trung Quốc Do giành nhiều thành tích cao tại các kỳ thi quốc tế, Nhà nước Bungari đặc cách trao quyền công dân cho em. Hiện nay, Nguyễn Chí Dũng đang là sinh viên trường Đại học Colombia ở New York, Mỹ với học bổng toàn phần.
Những thế hệ học sinh, sinh viên Việt Nam, cứ nối tiếp nhau phát huy truyền thống học tốt, đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho người địa phương và chính quyền ở đây. Hiệu trưởng trường Trung học chuyên Toán Sofia, bà Mariana Todorova luôn tự hào về các học tr Việt Nam đã và đang học tập tại trường. Bà khoe, nhiều thế hệ học sinh gốc Việt ở đây đã giành giải cao trong các cuộc thi Toán cấp quốc gia, khu vực và quốc tế. Đó là những cái tên như Đinh Văn Ngọc, Phan Anh, Nguyễn Chí Dũng và nhiều học sinh Việt Nam khác. Nhắc đến học sinh, sinh viên Việt Nam, bà Svetla Rakadjiska, giảng viên Trường Đại học Kinh tế Varna, Bungari, cho rằng, bà ngạc nhiên về khả năng toán học của các bạn trẻ Việt Nam và khâm phục tinh thần chịu khó học hỏi của các em.
Không những có thành tích cao trong học tập, nhiều em c n có thức hướng về cội rễ của mình bằng việc hưởng ứng sôi nổi các phong trào do Ban Bí thư trung ương đoàn phát động. Gần đây nhất, năm 2015, Hội sinh viên Việt Nam tại Bungari đã đóng góp kinh phí xây dựng một trường học của tỉnh Tuyên Quang, nơi cơ quan Trung ương Đoàn Thanh niên cứu quốc (nay là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đặt trụ sở trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Có em tâm sự, sau khi học xong, các em muốn về Việt Nam để phục vụ đất nước. Thế hệ trẻ gốc Việt tại đây đang là niềm tự hào, sự hãnh diện không chỉ của cộng đồng người Việt tại Bun mà c n tô thắm truyền thống hiếu học cũng như làm rạng danh đất nước Việt Nam trong l ng bè bạn của xứ sở hoa hồng./.
Có thể bạn quan tâm!
- Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 18
- Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 19
- Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 20
Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.
BTV: Quý thính giả vừa nghe ghi chép: “Thế hệ trẻ người Việt tài danh tại Bungari”. Tiếp sau đây, mời quý vị thưởng thức bài hát “Khát vọng tuổi trẻ” của nhạc sĩ Vũ Hoàng do nhóm Giai điệu xanh trình bày.
(BÀI HÁT: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ)
BTV: Thưa quý vị, thưa các bạn!. Vào sáng thứ sáu đầu tiên hàng tháng, quán bún bò Huế ở phố Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, đều dành bán 150 suất với giá 1.000 đồng cho những người lao động nghèo, có thu nhập thấp. Việc làm này thể hiện sự quan tâm, sẻ chia của chủ quán với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Bài viết “Bát bún bò giá 1000 đồng làm ấm lòng người lao động nghèo” của Thu Hằng, Thiều Dương, phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.
---------------------------------------------------
Băng (19s87): “1.000 đồng/1 bát bún bò Huế? Bây giờ mọi thứ cũng đắt đỏ thì làm sao mà ăn được một bát bún với giá 1.000 đồng/1 bát để đạt tiêu chuẩn sức khỏe ?...
Tôi thấy nghi ngờ… Chắc là không có chuyện đó…”
PTV: Đó là kiến của một số người lao động về việc một bát bún b Huế chỉ có giá 1.000 đồng. Bây giờ, 1.000 đồng có l chỉ đủ mua một ít bún,
chứ nói gì đến các loại thịt, mọc, chân gi rồi tiền than củi, công nấu nướng, công phục vụ. Tuy nhiên, hàng trăm bát bún b Huế như vậy đã được bán cho những người lao động nghèo.
"Ngày thứ sáu sẻ chia" là tên gọi của chương trình thiện nguyện do anh Châu Ngọc Diệp, cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và cũng là chủ quán bún b Huế O Chanh ở phố Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, lập nên. Từ nhỏ, anh Điệp đã đi làm từ thiện c ng gia đình nên anh luôn dành tình cảm dành cho những người nghèo, người kém may mắn. Trên đường đi làm về, anh thường gặp những người nhặt ve chai, bán hàng rong hay những bác thợ xây làm việc vất vả giữa trời nắng gay gắt. Họ không dám hoặc rất ít khi dám vào quán ăn một bán bún hay bát phở giá vài chục nghìn đồng. Suy nghĩ ấy thôi thúc anh có hành động nghĩa, giúp đỡ cuộc sống mưu sinh vất vả của họ. Sau khi sắp xếp công việc cơ quan và công việc kinh doanh bận rộn, anh Điệp bàn bạc với gia đình và quyết định triển khai chương trình “Ngày thứ sáu sẻ chia”. Cứ vào thứ sáu đầu tiên hàng tháng, anh trích vài triệu đồng tiền lãi mỗi tháng, bán 150 suất bún b Huế giá 1.000 đồng/bát cho những người có thu nhập thấp. Anh Châu Ngọc Điệp cho biết:
Băng (48s89): “Khi tổ chức chương trình này, coi như tôi bỏ ra lợi nhuận 2 ngày bán hàng trong một tháng để làm từ thiện. Số tiền đó nếu tính ra thì cũng bằng một tháng lương của một người đi làm, nhưng tôi cố gắng kinh doanh để lấy phần lãi suất làm chương trình. Một tháng tôi tổ chức chương trình một lần. Tôi sẽ vẫn cứ làm như thế để sẻ chia bớt lợi nhuận của mình cho những người có thu nhập thấp. Tôi nghĩ việc này sẽ kéo dài, chứ không chỉ trong thời gian ngắn.”
Để mọi người biết đến chương trình, anh Điệp chủ động mời những người lao động mà anh gặp trên đường ghé quán của anh ăn bún b vào ngày thứ sáu.
Băng (30s17): “Tôi có làm các tờ rơi để phát cho những người có thu nhập thấp. Tôi bảo cứ đến đúng địa chỉ này, cháu là chủ, cháu tổ chức chương trình, cô chú, chị em cứ tới xem thế nào, có đúng 1.000 một bát hay không. Buổi đầu phải đến 6 giờ chiều mới hết. Nhưng đến ngày thứ hai thì 150 bát đấy, đến trưa là hết rồi.”
Trong d ng người hối hả, tất bật giữa thủ đô, bà Đặng Thị Hoa, ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, bước nhanh chân trong ngày thứ Sáu ấy. Bà Hoa mong gánh hàng rong của mình hết sớm để bà có thời gian đến thưởng thức bún b Huế ở quán O Chanh. Lần đầu tiên ăn bún b Huế chỉ với giá một 1000 đồng, bà không khỏi xúc động.
Băng (20s14): “Tôi thấy người ta qua đây ăn rồi về bảo, thế là tôi ra ăn. Hôm tôi đến quán, khách hàng rất đông, chủ yếu là những người có thu
nhập thấp, đi bán hàng rong. 1000 đồng không mua được gì cả. Tôi cũng cảm ơn vì quán đã nghĩ và hỗ trợ cho những người như tôi”.
Anh Đinh Văn Thọ, thợ xây tại phố Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội, chia sẻ cảm nhận:
Băng (19s25): “Tôi ăn hôm trước rồi, vào buổi trưa thứ sáu. Bát bún ngon, đầy đặn. Với những người lao động như chúng tôi, càng được khuyến mại càng tốt. Nó sẽ giảm chi phí bữa trưa của chúng tôi đi. Từ trước đến nay, chúng tôi chưa bao giờ được ăn bát bún rẻ như vậy”.
Quán bún b Huế O Chanh vẫn tính giá 1.000 đồng/1 bát chứ không phải miễn phí để bát bún mang tính chất chia sẻ và để khách đến quán không có cảm giác đi xin. Bà Trần Thị Hạnh, một người dân ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, cho biết:
Băng (21s19): “Thứ 6 hàng tuần có đông người đến ăn lắm, đặc biệt đều là những đối tượng nghèo, những người buôn bán gồng gánh, đồng nát. Chương trình có ý nghĩa sẻ chia thiết thực, giá 1000 đồng dành cho người nghèo là hết sức ý nghĩa. Tôi mong muốn có nhiều mô hình như thế này để giúp đỡ những người khó khăn.”
C ng với quán "Bún b 1000 đồng" của anh Châu Ngọc Điệp, tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác cũng xuất hiện những quán cơm nghĩa tình. Chủ nhân những quán ăn này đã phần nào giúp những lao động nghèo bớt đi khó khăn trong cuộc sống./.
(NHẠC TM: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÔM NAY)
Thưa qu vị và các bạn! Mai Trinh và Xuân Khoa xin chào qu vị và các bạn. Trong chuyên mục ngày hôm nay, sau phần tin, mời qu vị và các bạn nghe ghi chép: “Đường sách TPHCM - Mô hình phát triển văn hóa đọc của cả nước”. Trước hết, mời qu vị và các bạn nghe một số thông tin về thành phố nổi bật trong tuần:
# UBND TP vừa thông qua mức quà tặng bằng tiền mặt, hiện vật cho các hộ gia đình chính sách nhân dịp Tết Bính Thân 2016. Tổng số cá nhân và gia đình trên địa bàn thành phố được tặng quà dịp tết gần 650.000 suất gồm các mẹ Việt Nam anh h ng, thương binh, anh h ng lao động, anh h ng lực lượng vũ trang, các đối tượng chính sách, người có công và gia đình có con em đang làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1. Với hơn 59.000 hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2016 - 2020, thành phố có mức quà tặng là 950.000 đồng/hộ. Nhân dịp này, lãnh đạo TP tổ chức các đoàn đi thăm, chúc Tết các hộ gia đình, các trường, trung tâm cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội...
# Hội Sinh viên Việt Nam TP vừa tổ chức ra quân chiến dịch Xuân tình nguyện năm 2016, với sự tham dự của gần 31.000 chiến sĩ . Năm nay, chiến dịch Xuân tình nguyện kéo dài từ ngày 10-1 đến 6-2 (từ ngày 1 đến
28 tháng Chạp). Các hoạt động tập trung chủ yếu tại 5 huyện ngoại thành TP, khu vực biên giới, hải đảo, các bệnh viện, mái ấm, nhà mở, k túc xá, bến xe, nhà ga, khu lưu trú công nhân. 8 chương trình trọng điểm của chiến dịch s bám sát vào các chủ đề: “Tết bạn bè”, “Xuân chia sẻ”, “Xuân chiến sĩ”, “Tết trẻ thơ”, “Xuân hội nhập”. Trong đó, nổi bật là các hoạt động cấp thành phố như: Gói 1.000 bánh chưng tặng các cơ sở xã hội; tặng quà cho sinh viên các tỉnh ở lại đón tết tại TP; chụp 1.000 ảnh miễn phí cho các gia đình lao động nghèo
# Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP cho biết, hiện vẫn c n khoảng
1.000 vé xe dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên dân tộc, sinh viên xa nhà nhiều năm không có điều kiện về quê đón tết. Nguồn hỗ trợ này nằm trong chương trình “Chuyến xe m a xuân - Tết sum vầy”, được duy trì đều đặn suốt nhiều năm qua để hỗ cho sinh viên ở các tỉnh xa về thành phố học tập. Năm 2016, trung tâm phối hợp với Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ 5.000 vé. C ng với hoạt động hỗ trợ vé xe, Trung tâm đã vận động, giới thiệu nhiều việc làm Tết cho sinh viên.
# Nghệ sĩ nhân dân Kim Cương và Nghệ sĩ ưu tú Hữu Châu vừa công bố chương trình từ thiện Nghệ sĩ tri âm lần 2 với mục đích giúp đỡ các nghệ sĩ nghèo, công nhân hậu đài gặp nhiều khó khăn nhân dịp Tết Bính Thân 2016. Tính đến thời điểm này, chương trình đã nhận được khoảng 1 tỷ đồng quyên góp từ các nhà hảo tâm, mạnh thường quân, văn nghệ sĩ c ng các nhu yếu phẩm như: mì tôm, đường, bột ngọt... Theo kế hoạch, toàn bộ số tiền quyên góp được s dành tặng cho 160 nghệ sĩ, công nhân hậu đài, chuyên viên sân khấu của 12 đơn vị đang gặp hoàn cảnh khó khăn.
# Sau gần 4 năm thực hiện triển khai chương trình Kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn TP, đã có 88 đợt k kết được tổ chức, hơn 9300 khách hàng vay vốn, với tổng số tiền đạt hơn 240 ngàn tỷ đồng. Riêng trong năm 2015, chương trình đã nhận hỗ trợ doanh nghiệp của 19 ngân hàng thương mại trên địa bàn đăng k và giải ngân với số tiền hơn 173 ngàn tỷ đồng. Hoạt động kết nối ngân hàng doanh nghiệp năm 2016 trên địa bàn TP ngoài việc tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, ưu tiên 5 nhóm ngành lĩnh vực, chương trình s tập trung vào khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm thực hiện tốt chủ trương khuyến khích, hỗ trợ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các chương trình phát triển kinh tế xã hội của TP.
Quý vị và các bạn vừa nghe trang tin TPHCM do Mai Trinh và Xuân Khoa trình bày.
(NHẠC CẮT)
Thưa quý vị, chiều 9/1, Đường sách thành phố HCM chính thức đi vào hoạt động. Dự lễ khánh thành đường sách có ông Vò Văn Thưởng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố HCM; Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND thành phố HCM; Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố HCM, cùng đông đảo bạn đọc, du khách. Bài viết của Tường Vi về “Đường sách thành phố HCM - Mô hình phát triển văn hóa đọc của cả nước”. Xin mời Xuân Khoa tiếp tục chương trình.
Nằm trên toàn bộ trục đường Nguyễn Văn Bình dài 400m thuộc quận 1, đường sách bao gồm 20 gian hàng cố định của các nhà xuất bản (NXB), đơn vị làm sách trong nước, c ng 2 gian cà phê sách và gần 20 gian sách di động.
Được xây dựng với tiêu chí là nơi tôn vinh, giới thiệu, quảng bá văn hóa đọc, các gian hàng đều không tập trung vào việc bán sách mà nỗ lực xây dựng những hình ảnh đẹp về sách, như gian hàng của NXB Trẻ trưng bày những cuốn sách mới nhất, nổi bật nhất; gian hàng NXB Tổng hợp d ng để giới thiệu những ấn phẩm quan trọng vừa xuất bản của đơn vị; gian hàng NXB Kim Đồng dành vị trí rộng để bày sách đọc miễn phí cho thiếu nhi; khu vực của Công ty Văn hóa First News nổi bật với phần biểu diễn nhạc thính phòng, khu giao lưu tác giả tác phẩm; Thái Hà Books tạo ấn tượng với trà đạo c ng sách, tặng thư pháp Tất cả các đơn vị tham gia đường sách đều xem đây là nơi để quảng bá những cuốn sách mới, những thành tựu xuất bản của đơn vị mình.
Ngoài các gian cố định, đường sách c n có các gian hàng sách cơ động là nơi dành cho các cá nhân, tập thể bày bán các loại sách cũ, sách chuyên đề, trao đổi sách qu , hiếm Đây là khu vực có thể thay đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của đường sách như để tổ chức sự kiện ngoài trời, đấu giá sách, chợ phiên sách Hai khu cà phê sách được bố trí theo dạng mở nhằm đáp ứng nhu cầu thư giãn với sách, hay tổ chức các sự kiện về sách.
Cũng trong ngày khai mạc, đường sách đã dành khu trung tâm để tổ chức cuộc triển lãm “Văn thơ kháng chiến” với các tác phẩm văn học được xuất bản trong các giai đoạn chống Pháp và chống Mỹ.
Đánh giá về Đường sách thành phố HCM, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, đây s là mô hình để các địa phương khác trong cả nước tiến hành mở ra các đường sách nhằm góp phần phát triển văn hóa đọc.
Ngay sau lễ khai mạc, đường sách đã thu hút rất đông du khách, bạn đọc, đặc biệt là giới trẻ. Ngoài ra, do nằm trung tâm thành phố nên có khá nhiều khách nước ngoài đến với đường sách. Hiện đường sách mới hoàn thành
giai đoạn 1. Các hạng mục của giai đoạn 2 gồm khu ẩm thực, nhà để xe, vệ sinh đang được thi công và dự kiến s đưa vào phục vụ vào dịp tết cổ truyền Bính Thân.
Ghi chép “Đường sách thành phố HCM - Mô hình phát triển văn hóa đọc của cả nước” đã kết thúc chuyên mục thành phố HCM hôm nay./.
(NHẠC TM: NHỮNG TẤM LÒNG VÌ VIỆT NAM)
BTV: Quý vị và các bạn thân mến! Đầu tháng 1 vừa qua, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Nguyễn Đình Thao đã trao giấy chứng nhận Tấm lòng vàng của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam cho ông Oscar Alberto Goldadler vì những đóng góp và sự ủng hộ của ông cho hội. Phóng viên TTXVN có ghi chép: Việt Nam vinh danh công dân Argentina ủng hộ nạn nhân da cam. Mời quý vị cùng nghe.
PTV: Phát biểu tại buổi lễ trao giấy chứng nhận Tấm l ng vàng của Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin (VAVA) cho ông Oscar Alberto Goldadler, Đại sứ Nguyễn Đình Thao đã cảm ơn những tình cảm qu báu mà ông Goldadler dành cho nhân dân Việt Nam, đặc biệt là các nạn nhân chất độc da cam. Đại sứ khẳng định sự ủng hộ của ông Goldadler cho Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam góp phần tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị giữa hai dân tộc.
Ông Goldadler đã ôn lại những tình cảm tốt đẹp và sâu đậm với những người bạn Việt Nam trong 17 chuyến công tác và làm việc tại Việt Nam. Ông cho biết ông đặc biệt quan tâm tới vấn đề các nạn nhân chất độc da cam bởi mặc d chiến tranh đã kết thúc từ 40 năm nay nhưng hệ quả của nó vẫn tiếp tục để lại nhiều đau thương và mất mát cho dân tộc Việt Nam.
Trong 10 năm, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất độc hóa học, phần lớn là chất da cam, chứa gần 400 kg dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp.
Khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc dioxin. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.
Cuối năm 2015, thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Buenos Aires, ông Goldadler, 69 tuổi, đã trao tặng Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam 1.600 USD ủng hộ các nạn nhân da cam. Thời thanh niên, ông đã tham gia tích cực vào các phong trào chính trị, xã hội phản đối chế độc độc tài quân sự tại Argentina và phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Ông bị trục xuất khỏi Argentina và tị nạn chính trị tại Tây Ban Nha. Ông từng được chính quyền thành phố Barcelona trao tặng danh hiệu Công dân Danh dự.
Là một kiến trúc sư có tiếng, ông đã được Bộ Ngoại giao Italia mời tham gia dự án phục chế Văn Miếu, Quốc Tử Giám. Ông cũng đã tham gia thiết kế Bảo tàng Dân tộc học và một số dự án bảo tồn khu phố cổ Hà Nội.
Năm 2006, ông thành lập Nhà Việt Nam tại Argentina bằng các nguồn lực của bản thân và đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam trong việc tuyên truyền, quảng bá văn hóa, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tại nước Nam Mỹ./.
(BÀI HÁT: CHẤT ĐỘC DA CAM)
BTV: Quý vị vừa nghe bài hát: Chất độc da cam do ca sĩ Mạnh Hùng thể hiện
(NHẠC TM: TIẾNG QUÊ HƯƠNG VỚI NGƯỜI XA XỨ)
BTV: Quý thính giả thân mến! Đồng dao, vốn di sản văn hóa tinh thần này của người Tà Ôi rất phong phú. Những bài đồng dao của người Tà Ôi được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, xoay quanh các chủ đề, chủ điểm quen thuộc của đời sống như các công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nương rẫy, đánh bắt cá, săn bắt thú rừng, các trò chơi ở sông, suối, hồ, ao. Trang viết của Trần Nguyễn Khánh Phong trên Tạp chí Sông Hương về “Những câu đồng dao ngộ nghĩnh của người Tà Ôi”, mời quý vị cùng nghe.
PTV: “Chơi ném đá trên mặt nước” (người Tà Ôi gọi là: Ưm par bul) là một tr chơi dành cho tất cả mọi giới mọi lứa tuổi, trước khi bơi tắm trên hồ nước, sông, suối thì họ thường tìm h n đá nhỏ, lép, sau đó lần lượt từng người một thi nhau ném, ném làm sao cho h n đá vừa bay vừa dội nẩy trên mặt nước, ai ném h n đá bay xa hơn thì người đó thắng cuộc trong sự h reo của mọi người. Đây vừa là thú vui vừa là cái mẹo muốn thử xem người tắm có biết ph ng tránh nguy hiểm đến tính mạng của mình, nếu có con vật gì nguy hiểm đang ở dưới đáy hồ thì khi h n đá dội xuống mặt nước nó s ngoi lên đớp lấy và họ s tránh xa cái hồ đó. Nếu ném đá xong mà hồ nước vẫn tĩnh lặng thì đó là nơi vui đ a bơi tắm an toàn dành cho mọi người. Người ném đá chính là người hát câu đồng dao trong tư thế chuẩn bị ném.
Cầu hòn đá này,/ Bay sang hồ nước.
Đọc xong câu này rồi ném hòn đá qua mặt nước, còn có câu khác như sau: A zăng zeq,/ Mày xin bên kia,/ Rồi về bên này.
Trẻ em hoặc người lớn thường khi tắm xong, lúc lên bờ thấy lạnh và gọi nắng lên sưởi ấm. Qua bài hát đồng dao “Gọi nắng” để thấy được sự sáng tạo trong vui nhộn của người Tà Ôi trước đây và c n giữ được đến tận bây giờ.
Nắng ơi lên đi,/ Mía Tru lên mầm,/ Mía Doan nó mập.