Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 18

I. Nội dung thư

Trong thư gửi tới VOV5, thính giả Osmany Cabrera Herrera, người Cuba, chia sẻ rất vui mỗi khi được nghe các chương trình phát thanh của VOV5. Nhân ngày Quốc tế Lao động 01/05, thính giả gửi lời chúc mừng tới tất cả cán bộ, nhân viên của Đài TNVN.

Ý kiến và đề nghị của thính giả

Thính giả người Nhật Bản Nakayama Koji muốn được nghe giới thiệu về những bài thơ nổi tiếng của Việt Nam.

Từ tỉnh Kanagawa, Nhật Bản, thính giả Kawase Kazuhisa hỏi sau bao lâu thì VOV5 lại thay đổi thiết kế chứng nhận bạn nghe đài?

Thính giả Hidemitsu Miyake, ở Hiroshima, Nhật Bản, hỏi Hà Giang thuộc v ng nào của Việt Nam? Thính giả muốn được xem thêm nhiều hình ảnh về các v ng núi cao ở Việt Nam giống như Hà Giang.

Từ Tokyo, Nhật Bản, thính giả Satoshi Kimura hỏi ở Việt Nam, m a nào có khí hậu dễ chịu nhất?

II. Chất lượng sóng

Chương trình tiếng Nhật Bản: Thính giả Nakayama Koji gửi báo cáo sóng từ tỉnh Hyogo, ngày 03/02, tần số 12020 kHz, chất lượng sóng ổn định, SINPO 44434. Thính giả Kawase Kazuhisa gửi báo cáo nghe đài ngày 02/02, tần số 9840 kHz, SINPO 45333. Thính giả Satoshi Kimura, ở Tokyo, gửi báo cáo sóng cho biết nghe được chương trình ở tần số 12020 kHz.

Chương trình tiếng Pháp: Thính giả Jean-Marie Monplot gửi báo cáo sóng ngày 19 và 22/04, lúc 18h30, tần số 9625 kHz, SINPO 55545, 55445. Từ Ireland, thính giả Jordan Heyburn gửi báo cáo nghe đài ngày 24/03, lúc 18h30, tần số 9730 kHz, SINPO 44544.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

Chương trình tiếng Anh: Thính giả Reijo Haanpaa gửi báo cáo sóng từ Phần Lan, ngày 18/03, lúc 18h - 18h28, tần số 5955 kHz, SINPO 55555. Thisnh giar Grant Skinner gửi báo cáo nghe đài ngày 22/03, lúc 18h17, tần số 5955 kHz, SINPO 54544. Thính giả Paul Hayes gửi báo cáo nghe đài các ngày 5, 10, 11, 21/01, tần số 5955 khz, SINPO 55555.

Chương trình tiếng Nga: Thính giả Ilia Solodilov gửi báo cáo nghe đài ngày 21/04, lúc 16h30 - 16h58, tần số 9730 kHz, SINPO 45444. Thính giả Dmitri Kotenev gửi báo cáo sóng ngày 18/04, lúc 16h30 - 16h58, tần số 9730 kHz, SINPO 44444. Từ Kazakhstan, thính giả Iuri Timofeev gửi báo cáo sóng ngày 22/04, lúc 16h30 - 16h45, tần số 9730 kHz, SINPO 55545. Từ Ấn Độ, thính giả S.S.Bhattacharya gửi báo cáo sóng ngày 202/04, lúc

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 18

20h - 20h30, tần số 9730 kHz, SINPO 43333. Thính giả Vadimir Roshkov gửi báo cáo sóng ngày 25/04, lúc 16h30 - 16h58, tần số 9730 kHz, SINPO 35443.

Chương trình tiếng Đức: Thính giả Dieter Buchholz gửi báo cáo sóng ngày 28/01, lúc 21h, tần số 6175 kHz, SINPO 43343. Từ Remscheid, thính giả Heinz Gunter gửi báo cáo sóng ngày 22/04, lúc 19h30, tần số 9430 kHz, SINPO 43433. Thính giả Dieter Feltes, ở Pyrbaum, gửi báo cáo nghe đài ngày 18/04, lúc 19h30, tần số 9430 kHz, SINPO 11211. Thính giả Hans Verner Lollike gửi báo cáo nghe đài từ Đan Mạch, ngày 25/04, lúc 20h, tần số 9430 kHz, SINPO 43333.

Chương trình tiếng Tây Ban Nha: Thính giả Francisco Llerena gửi báo cáo sóng từ Peru, ngày 22/04, lúc 3h, tần số 6175 kHz, SINPO 43333. Thính giả Alfonso Flores Olieveira gửi báo cáo nghe đài ngày 23/04, lúc 3h20 - 3h30, tần số 6175 kHz, SINPO 45454. Từ Cuba, thính giả Jorge Roberto gửi báo cáo sóng ngày 19 - 23/04, lúc 2h, tần số 6175 kHz, SINPO 55555. Thính giả Oscar Aguilera gửi báo cáo nghe đàu ngày 19 và 21/04, lúc 3h - 3h30, tần số 6175 kHz, SINPO 55444. Thính giả Roberto Suarez gửi báo cáo nghe đài ngày 06/04, lúc 18h, tần số 9730 kHz, SINPO 44444.

Chương trình tiếng Indonesia: Thính giả M.Sumnatri gửi báo cáo sóng ngày 22 - 28/04, lúc 17h30 - 18h, 20h - 20h30, SINPO 44444. Từ Lombok, thính giả M.Jayadi gửi báo cáo sóng ngày 26 - 28/04, tần số 12020 kHz, SINPO 44444. Từ Jawa Barat, thính giả Susi Cikampek gửi báo cáo nghe đài ngày 23/04, tần số 9840 kHz, chất lượng sóng không ổn đinh, SINPO 43333./.

PHỤ LỤC 7

MỘT SỐ TÁC PHẨM VÀ TIẾT MỤC TIÊU BIỂU


* BÌNH LUẬN: NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ NHÂN QUYỀN CẦN ĐƯỢC TRAO ĐỔI THẲNG THẮN

(Chương trình ngày 09/03/2016)

Uỷ ban đối ngoại của Hạ viện Hoa kỳ ngày 7-3-2012 đã thông qua cái gọi là “Dự luật Nhân quyền Việt Nam” trong đó đưa ra những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam. Việc thông qua “Dự luật Nhân quyền Việt Nam” chẳng những không phản ánh đúng thực tế nhân quyền Việt Nam, mà còn đi ngược lại xu thế các quốc gia, trong đó có Việt Nam và Hoa Kỳ, đang ngày càng tích cực đối thoại với nhau về vấn đề nhân quyền.

Việt Nam và Hoa kỳ có những khác biệt về vấn đề nhân quyền, đó là một thực tế không thể phủ nhận. Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có nhân quyền. Ông Đặng Dũng Chí, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện chính trị hành chính quốc gia HCM, trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN mới đây cho biết, ngay sau khi trở thành thành viên Liên Hợp Quốc năm 1977, Việt Nam đã sớm gia nhập các Công ước quốc tế liên quan đến vấn đề nhân quyền và đến nay đã là thành viên của hầu hết các Công ước nhân quyền quan trọng.

Những năm qua, Việt Nam đã thực hiện tốt những nghĩa vụ của quốc gia thành viên các Công ước về nhân quyền và tháng 9/2009, Việt Nam đã bảo vệ thành công Báo cáo kiểm điểm định kỳ tại Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Điều đặc biệt là trong suốt thời kỳ đổi mới, Việt Nam ngày càng chú trọng hơn đến việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền con người. Trên thực tế, các quyền con người ở Việt Nam ngày càng được mở rộng và nâng cao. Ông Đặng Dũng Chí cho rằng:

Băng: “Nếu xét theo các tiêu chí về nhân quyền của LHQ thì có thể thấy là các thành tựu nhân quyền VN thể hiện ở chỗ người dân ngày càng được tự do hơn, không chỉ trong các hoạt động kinh tế mà còn tự do lựa chọn nơi sinh sống, nơi làm việc của mình, tự do ra nước ngoài và tự do từ nước ngoài trở về, được bảo vệ một cách bình đẳng giữa tất cả mọi người và trước pháp luật. Người dân được tự do bày tỏ các quan điểm của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, có quyền khiếu nại, tố cáo đối với các hoạt động, việc làm sai trái của các cấp chính quyền. Rồi quyền

tiếp cận thông tin từng bước được đáp ứng. Đời sống kinh tế văn hoá xã hội cũng không ngừng được nâng cao, thể hiện ở các quyền như giáo dục, quyền tiếp cận y tế, quyền được bảo vệ, hay là những cái quyền rất mới như là được sống trong một môi trường trong sạch. Những quyền này không phải chỉ có những người dân ở các khu vực thành thị mà đồng bào ở tất cả các khu vực của đất nước, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa cũng được thụ hưởng”.

Nhiều năm qua, Việt Nam không những đạt được nhiều thành tựu trong việc đảm bảo quyền con người trên mọi lĩnh vực và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, mà c n nỗ lực giúp cộng đồng thế giới hiểu rò hơn về vấn đề nhân quyền của Việt Nam. Về điều này, ông Đặng Dũng Chí nhấn mạnh:

Băng: “Việt Nam ngày càng tích cực hơn trong việc đối thoại với các quốc gia và tổ chức quốc tế về vấn đề nhân quyền. Có rất nhiều hình thức đối thoại về nhân quyền như là đối thoại nhà nước với nhà nước, giữa chính phủ với chính phủ, giữa các nghị sỹ với nghị sỹ với nhau, giữa các tổ chức nhân dân với nhau. Tức là chúng ta sẵn sàng đối mặt với tất cả các vấn đề mà các tổ chức quốc tế, các cá nhân cũng như các quốc gia đặt ra đối với VN, không né tránh bất kỳ một vấn đề nào. Tôi nghĩ rằng đây là một điểm rất tích cực bởi vì chỉ có thông qua đối thoại thì chúng ta mới có thể giúp các bên hiểu rò về những vấn đề quan tâm của mình và những người đối thoại cũng sẽ hiểu rò về những vấn đề mà Việt Nam đang quan tâm”.

Có thể thấy rò, vấn đề nhân quyền có những khác biệt phụ thuộc vào trình độ phát triển và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia, nhưng Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác và đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, để tăng cường hiểu biết lẫn nhau về những khác biệt, không chỉ là các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nhân quyền. Song đối thoại và hợp tác quốc tế trên lĩnh vực nhân quyền phải dựa trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, vì mục tiêu chung là bảo vệ, thúc đẩy quyền con người ngày càng tốt hơn.

Việc Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa kỳ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam với những thông tin không khách quan mới đây rò ràng là việc làm thiếu thiện chí, đi ngược lại mối quan hệ Việt Nam- Hoa kỳ đang tốt đẹp hiện nay. Dư luận cho rằng, những khác biệt giữa Việt Nam và Hoa kỳ trong lĩnh vực nhân quyền cần tiếp tục được trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau, nhằm tăng cường hiểu biết và góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai quốc gia hơn là thực hiện những việc làm mang tính áp đặt và can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam./.

(Thu Hoa)

* TIẾT MỤC “CÂU CHUYỆN VỚI NGƯỜI XA QUÊ”

NHỚ TẾT

(Chương trình ngày 24/01/2016)

Nhắc Tết sắp đến, chỉ là một cái cớ thôi, để có thể hàn huyên về những người không bao giờ khuất, để d ở nơi này hay nơi kia, vẫn biết là có chung một miền thương nhớ về.

Cữ này, sắp Tết, Hà Nội thường lạnh lắm!

Trên mạng xã hội, mấy người râm ran tả lại cảnh mưa ph n gió bấc – cái món đặc sản của miền Bắc cuối đông, đầu xuân. Lạnh từ trong lạnh ra, mưa lâm thâm mà trong gió bấc như châm kim trên da thịt.

Người gốc Bắc mà ở miền Nam lâu rồi, Tết nhớ quê muốn về, nhưng ra bắc sợ nhất gặp gió bấc với mưa ph n. D rằng có mưa lay phay trên những cành đào phai, đào kép mới thực sự có màu của Xuân, của Tết.

Thế mà từ Cali, cũng chừng 15 độ se se trong nắng chan h a, bà gọi về cho đứa cháu nhà anh thứ:

Hà Nội có mưa phùn chưa con ?

Cái giọng Bắc 54 pha Nam, lại ở Mỹ đã lâu quá nửa đời người, nghẹn lại nửa chừng. Nhớ mưa ph n ư, nhớ lắm những ngày ấu thơ với Tết

Bà đã ngoại bảy mươi, bây giờ gia đình con cháu đề huề ở Cali, người lớn làm nail cũng đủ sống, trẻ nhỏ đi học cũng giải thưởng treo đầy một tủ. Gia đình bà chị ruột tám mươi, thì ở mãi Sydney xứ Öc. Tuổi già hạt lệ như sương, vậy mà hai chị em vừa gọi điện hỏi thăm nhau, nhắc đến gió bấc với mưa ph n là a khóc. Cũng cữ này, hồi c n bé tí, sắp Tết, ngày nào mẹ cũng dắt mấy anh em chúng mình đi chợ Sắt, rét rét là, mẹ mua cho đồng kẹo lạc Sìu Châu, anh trai nhường các em phần to hơn, rồi lại xin một miếng Đi trong mưa ph n, mặc cái áo bông hoa màu hồng trên nền xanh tím than, đầu choàng khăn len kín mít, hai em gái ngồi trong thúng anh trai quảy, l ng hớn hở những là sắp Tết, cứ như cảm giác ấm áp này mãi không bao giờ tan biến.

Bây giờ ở Cali, thiếu gì chợ cho mấy món hàng ngày Tết, chợ tàu chợ Việt, nào Phước Lộc Thọ, nào ABC, nào Viễn Đông...đủ loại. Cũng đào, cũng quất, cũng mai vàng, cũng phong bao lì xì giấy hồng giấy đỏ, bánh chưng bánh tét bánh dày mộc nhĩ nấm hương thức gì chẳng có.

Bây giờ ở trên đất Sydney, muốn tr chuyện, ra đường vẫn gặp đồng hương, lúc buồn, vẫn đi câu lạc bộ nhảy đầm, mỗi kỳ lễ lạt, vẫn tổ chức tết cộng đồng, ngày đầu năm mới Tết ta, vẫn có mấy đứa cháu đến chào cụ đợi lì xì, thật Tết!

Mà bây giờ, nơi nào chẳng thế, thiếu cái gì đâu!

Ờ thế mà vẫn thiếu cái mưa ph n!

Mưa ph n đã thiếu từ thuở nhà chia đôi hai nửa xa quê, một nửa các em theo chồng vào Nam, một nửa mấy anh đi làm cách mạng. Ông anh cả đã hy sinh ngay một cửa ô nào đó của Hà Nội, trong đoàn quân cảm tử cho tổ quốc quyết sinh m a đông năm 1946 ấy, không biết xương thịt gửi lại nơi nào. Ông anh thứ theo đoàn quân kháng chiến, biền biệt cho đến ngày thống nhất Tổ quốc. Mấy chục năm mới gặp nhau trên đất Sài G n, câu đầu tiên em gái cắc cớ hỏi anh trai: Ngoài đó Tết c n có rét lắm không?

Cứ như không có lửa khói chiến tranh c n bám trên vai áo xanh, cứ như mọi nỗi đau đã dừng lại trước ngưỡng cửa nhà, anh trai cười hỏi cô em như ngày c n nhỏ: Ý chừng lại đòi kẹo Sìu Châu phỏng?

Cô em khóc òa: Không, trông anh, em nhớ mưa phùn, em nhớ mẹ quá chừng anh ơi!

Nhớ vậy thôi, nhưng rồi các cô lại theo chồng, người đi Mỹ, người ra xứ Öc. Hứa với anh, cố gắng, vài Tết chúng em s về, anh trông mộ phần cha mẹ ở quê nhé, anh nhớ tìm được hài cốt anh Cả nằm nơi nào nhé! Chúng em s dẫn trẻ con về cho chúng biết quê!

Trẻ con, chẳng mấy chốc thành Mỹ lớn, Öc lớn cả rồi, tưởng cách xa biền biệt khi những nửa v ng trái đất bên này, bên kia, khi tiền chưa đủ để về, khi cả năm có một vài d ng thư ngắn ngủi. Nhưng chúng, thì ra, vẫn mừng hết biết, khi lần đầu tiên nối được điện thoại về, giọng bác trai khào khào rất lạ ở đầu kia: Đã tìm thấy cái tên cửa ô nơi tiểu đội bác Cả hy sinh rồi, con ơi!

Năm ấy, lần đầu tiên chúng được biết cái gió bấc mưa ph n trên đất Bắc. Năm ấy, lần đầu tiên d ng người xe xuôi ngược mấy làn trên ngã tư phố lớn, ngỡ ngàng thấy một nhóm ông già, bà cả, trẻ con, ăn mặc kiểu gì lạ thế

như Việt kiều, đứng bái vọng ra ngã tư. Người khóc, mà sao cả mưa ph n

cũng rơi mau hạt hơn thế kia!

Cái mảnh đất, dẫu xa, dẫu lạnh, dẫu gió bấc mưa ph n, vẫn là nơi gửi lại những nhớ thương không thành tên gọi. Và nhắc Tết sắp đến, chỉ là một cái cớ thôi, để có thể hàn huyên về những người không bao giờ khuất, để d ở nơi này hay nơi kia, vẫn biết là có chung một miền thương nhớ về.

Đứa cháu họ, sắp Tết này, ước sao, có phép màu nào đó, để có thể nhặt ít hạt mưa ph n, gửi đi cho những người ở nơi xa ấy...

(Phi Hà)

* TIẾT MỤC “HỘP THƯ THÍNH GIẢ”

(Chương trình ngày 13/4/2016)

Thông tin về lễ hội Đền Hùng, di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Chào qu vị, chào các bạn!

Kết quả kỳ họp cuối c ng của Quốc hội khóa 13 không chỉ được cử tri trong nước theo dòi mà bạn bè ở nước ngoài cũng quan tâm. Trong thư gửi tới chương trình tiếng Tây Ban Nha, thính giả Hugo Héctor gửi lời chúc mừng sự kiện ông Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam và bày tỏ hy vọng, ông s hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình vì lợi ích của người dân. Nhiều thính giả cũng chúc mừng Việt Nam bầu ra được Ban lãnh đạo mới tiếp tục đưa đất nước thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội trong thời kỳ hội nhập.

Thính giả Kisa Nubari, người Indonesia, chia sẻ: "Tôi rất tự hào và vui khi nhận được thư trả lời của VOV. Tôi đã giữ những bức thư đó hơn 30 năm nay". Thính giả Richard Nowak, người Mỹ, gửi thư tới chương trình tiếng Anh với nội dung: "Các chương trình của VOV5 đã cung cấp rất nhiều thông tin mang tính giáo dục cao và tính giải trí. Tôi rất vui khi được nghe các bạn đọc thư của thính giả ở khắp nơi trên thế giới. Tôi muốn được nghe thêm nhiều thông tin thú vị từ VOV." Thính giả Chinmoy Mahato, Chủ tịch một câu lạc bộ bạn nghe đài ở Ấn Độ, chia sẻ: "Câu lạc bộ của chúng tôi có 45 thành viên và thường nghe các chương trình radio từ nhiều nước khác nhau. Chúng tôi nghe chương trình của VOV5 trên website và rất thích chuyên mục Thư thính giả. Phát thanh viên có giọng đọc rất cảm xúc".

Nhiều thính giả cũng tiếp tục gửi kiến và các chia sẻ tới các chuyên mục Phát thanh và trên trang web của Hệ Phát thanh Đối ngoại Quốc gia. Nhiều thông tin, bài vở của phóng viên, các CTV từ nước ngoài gửi về được sử dụng trong chương trình cũng như trên trang web đã góp phần giúp cho mọi người cập nhật được nhiều thông tin quan trọng, qua đó, nâng cao hiệu quả tuyên truyền trên sóng Phát thanh. Chúng tôi xin điểm lại 1 số tin bài như sau: báo Đức đưa tin người Việt Nam biểu tình phản đối Trung Quốc quân sự hóa tại Biển Đông; Cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia hướng về quê hương; Biểu tình tại Berlin phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông của CTV Văn Long; tin và ảnh: Sinh viên Việt Nam tại Melbourne ủng hộ bệnh nhân bị tai nạn giao thông trong nước của Kevin Nguyen; Giao lưu bóng đá của sinh viên Việt Nam tại LB Nga; triển lãm ảnh về người Việt Nam ở Pháp

Qu thính giả thân mến! Gửi thư về chương trình, bạn Kim Trần hỏi: “ Tôi có thẻ xanh thường trú Hoa Kỳ và đang về Việt Nam chơi. Tôi dự định từ

Việt Nam s bay sang Canada du lịch, vậy tôi có cần xin visa du lịch Canada không?

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau: Theo thông tin chính thức trên trang web của Chính phủ Canada, kể từ ngày 15-3-2016, người mang thẻ xanh Mỹ s phải điền thông tin cá nhân online (một dạng visa online) trước khi nhập cảnh Canada. Bất kể bạn đến bằng đường hàng không, đường bộ, đường thủy, từ Việt Nam hay từ Mỹ, khi nhập cảnh phải xuất trình thẻ xanh, hộ chiếu và visa online này.

Qu thính giả thân mến! Giỗ tổ H ng Vương với những phong tục văn hóa lâu đời đã được gìn giữ và phát huy. Nhiều thính giả quan tâm tới lễ hội Đền H ng và di sản tín ngưỡng thờ cúng H ng Vương. Chúng tôi xin dành phần cuối chuyên mục hôm nay chuyển tới qu thính giả những thông tin như sau:

Ngày 02/4/2007, Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định, ngày Giỗ Tổ H ng Vương (10/3 âm lịch) hàng năm trở thành ngày lễ lớn - QUỐC LỄ mang nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc.

Trong hồ sơ trình UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng H ng Vương” là di sản văn hoá thế giới đã nêu rò giá trị của di sản là thể hiện l ng tôn kính đối với tổ tiên, theo tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia UNESCO, “Tín ngưỡng thờ cúng H ng Vương” đã đáp ứng được tiêu chí quan trọng nhất trong 5 tiêu chí, đó là, di sản có giá trị nổi bật mang tính toàn cầu, khích lệ

thức chung của mọi dân tộc trong việc thúc đẩy giá trị đó. Vì vậy, ngày 6/12/2012, UNESCO đã chính thức công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng H ng Vương ở Phú Thọ”, biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết, truyền thống đạo l “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Giỗ Tổ H ng Vương - Lễ hội Đền H ng c n là dịp để giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, trở thành đạo l truyền thống của đồng bào cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài, thực hiện và khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Các Vua H ng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải c ng nhau giữ lấy nước”.

Qu thính giả thân mến! Rất mong qu vị tiếp tục đón nghe chương trình và gửi thư, bài vở cho chúng tôi theo địa chỉ: Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào VN ở xa Tổ quốc, Hệ Phát thanh Đối ngoại Quốc gia, Đài TNVN, 45 Bà Triệu, Hà Nội.Điện thoại: 84. 4. 3. 8 252 070

Hộp thư điện tử: vietkieuvov@gmail.com vovworld@vov.org.vn

Các bạn cũng có thể nghe chương trình của chúng tôi trên website: www.vovworld. vn. Chương trình cũng được phát trực tuyến qua trang web này trên hệ VOV 5 vào lúc: 0h-1h (giờ quốc tế) tức từ 7h đến 8h (giờ Hà Nội); và 17h-18h (giờ quốc tế) tức từ 0h đến 1h (giờ Hà Nội) hàng ngày. Hẹn gặp lại qu vị và các bạn trong những cánh thư sau./.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022