Môi Trường Pháp Lý Điều Chỉnh Thương Nghiệp Bán Buôn Việt Nam Trước Và Sau Đổi Mới


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ HỖ TRỢ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM‌‌

I. MÔI TRƯỜNG PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH THƯƠNG NGHIỆP BÁN BUÔN VIỆT NAM TRƯỚC VÀ SAU ĐỔI MỚI


1. Thương nghiệp bán buôn Việt Nam trước đổi mới

Hoạt động thương nghiệp ở nước ta trước đây được quản lý bởi 2 cơ quan chức năng là Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương. Bộ Nội thương là cơ quan quản lý sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế quốc dân, thành lập các tổng công ty ngành hàng và chịu trách nhiệm thu mua, phân phối các nhu cầu trong nền kinh tế quốc dân; Bộ Ngoại thương chịu trách nhiệm lên đơn hàng, quan hệ với các nước, ký kết đơn hàng nhập ngoại theo hiệp định chính phủ và nhập hàng từ các nước về giao cho Bộ Nội thương .Theo Nghị định số 80- CP ngày 16-7-1962 về việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội thương, “Bộ Nội thương là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý công tác nội thương và quản lý toàn bộ thị trường nội địa theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch lưu thông vật phẩm tiêu dùng cá nhân, mua thực phẩm, nông sản và lâm sản phụ, bán tư liệu sản xuất cho các ngành thủ công nghiệp…hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh,

nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của nhân dân và phục vụ xuất khẩu”8. Bộ Nội thương cũng có quyền hạn và nhiệm vụ “Tổ chức và lãnh đạo thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp chợ nông thôn; lãnh đạo thương nghiệp hợp tác xã; xây dựng, quản lý và điều chỉnh màng lưới thương nghiệp trong nước; kiểm tra việc bố trí và phối hợp màng


8 Điều 1 Nghị định 80- CP ngày 16-7-1962 của Hội đồng Chính phủ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

lưới của các hệ thống thương nghiệp”9. Như vậy toàn bộ hoạt động thương nghiệp trong nước bao gồm cả bán buôn và bán lẻ thời kỳ này được quản lý trực tiếp bởi Bộ Nội thương và các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nội thương. Các công ty thương nghiệp do Bộ Nội thương thành lập hoặc trực thuộc sở nội thương các tỉnh thành phố trực tiếp thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá.

Nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Ngoại thương được quy định tại Nghị định số 203-CP ngày 23-11-1961. Theo Điều 1 nghị định này “Bộ ngoại thương là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản lý toàn bộ công tác ngoại thương theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch ngoại thương, đẩy mạnh xuất khẩu, tranh thủ nhập khẩu, phát triển nguồn thu về ngoại hối cho Nhà nước, nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tăng cường quan hệ giao dịch buôn bán với các nước, góp phần nâng cao địa vị của nước ta trên trường quốc tế.” Bộ Ngoại thương “Căn cứ vào chính sách giá cả của Nhà nước, chỉ đạo giá xuất khẩu, nhập khẩu, tham gia ý kiến vào việc quy định giá bán buôn hàng nhập khẩu và giá thu mua hàng xuất khẩu.”10, đồng thời “Thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu trong toàn quốc kể cả mậu dịch xuất khẩu, nhập khẩu địa phương, mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu

Chức năng của thương nghiệp bán buôn trong phục vụ sản xuất - 5

và quá cảnh hàng hoá; đề ra những biện pháp để thực hiện việc thống nhất quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá”11.

Từ sau ngày miền Nam giải phóng, chúng ta đã sớm xoá bỏ giai cấp tư sản mại bản, thực hiện một số biện pháp hạn chế và cải tạo đối với thương nghiệp tư bản tư doanh, ra sức xây dựng hệ thống thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa bao gồm thương nghiệp quốc doanh, hợp tác xã mua bán và hợp tác xã

9 Văn bản đã dẫn , Khoản 5 Điều 2

10 Khoản 5 Điều 2 Nghị đinh số 203-CP ngày 23-11-1961 của Hội đồng Chính phủ

11 Văn bản đã dẫn, khoản 9 Điểu 2


tiêu thụ. Thương nghiệp Xã hội chủ nghĩa đã có cơ sở đến các quận, huyện, phường, xã trong cả nước và đã nắm được phần lớn sản phẩm hàng hoá về những mặt hàng quan trọng nhất đối với sản xuất và đời sống. Nhà nước chủ trương phải đặt toàn bộ thị trường xã hội dưới sự kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước, theo pháp luật thống nhất của Nhà nước. Quản lý quỹ hàng hoá (phân phối và điều động) là chức trách của chính quyền các cấp. Những mặt hàng quan trọng nằm trong cân đối chung của cả nước hay của nhiều tỉnh thành phố thì do Trung ương quản lý. Quỹ hàng hoá của tỉnh, thành phố do chính quyền tỉnh, thành phố quản lý. Khi bán buôn, các công ty trung ương có xu hướng vươn xuống trực tiếp bán buôn cho các đơn vị bán lẻ, thông qua các chi nhánh và mạng lưới kho phục vụ của mình. Nhà nước cũng quy định việc mua bán một số loại hàng hoá quan trọng, hướng đến tập trung hầu hết hàng hoá vào thương nghiệp quốc doanh. Nhà nước tiến tới thống nhất thu mua và phân phối lương thực, cấm thương nhân bán buôn thóc, gạo, ngô, bột mì. Nhà nước cũng thống nhất thu mua nông sản ở những vùng sản xuất tập trung. Đối với vật tư kỹ thuật, cấm tư nhân buôn bán những vật tư kỹ thuật do các xí nghiệp quốc doanh sản xuất hoặc do Nhà nước nhập khẩu như máy móc, thiết bị, xăng dầu, phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,v.v…Tất cả các loại vải và hàng may sẵn do các xí nghiệp quốc doanh và công tư hợp doanh sản xuất và do

tiểu thủ công nghiệp làm gia công cho Nhà nước đều phải tập trung vào thương nghiệp quốc doanh.12

Như vậy trong giai đoạn trước đổi mới, phân lớn hoạt động thương nghiệp nói chung và thương nghiệp bán buôn nói riêng ở nước ta đều được thực hiện thống nhất bởi một chủ thể duy nhất là thương nghiệp quốc doanh. Hoạt động bán buôn được đảm nhiệm bởi các công ty thương nghiệp Nhà


12 Theo nghị quyết số 188- HĐBT ngày 23-11-1982 về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường


nước được bố trí thành một mạng lưới từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, huyện và chỉ duy nhất các công ty này mới có quyền hoạt động bán buôn. Toàn bộ sản phẩm sản xuất trong nước phải được giao lại cho các công ty này để tiế n hành phân phối dưới sự quản lý thống nhất của Bộ Nội thương. Vật tư, tư liệu sản xuất cũng được cung cấp thông qua một hệ thống kế hoạch tập trung. Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, Bộ Ngoại thương thống nhất quản lý bằng hệ thống giấy phép xuất nhập khẩu. Bộ Nội thương và Bộ Ngoại thương còn có quyền hạn dựa trên chính sách giá cả của Nhà nước để quy định giá cảc mặt hàng cần thiết, giá bán buôn các mặt hàng nhập khẩu, giá thu mua xuất khẩu. Trong một môi trường bị bó hẹp như vậy, thương nghiệp bán buôn cũng kém hiệu quả như các hoạt động thương nghiệp khác, không phát huy được những tác dụng tích cực của nó để kích thích sản xuất trong nước phát triển.

2. Thương nghiệp bán buôn Việt Nam từ sau đổi mới

Từ 1986, nước ta bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo điều kiện cho thương nghiệp bán buôn được mở rộng với nhiều thành phần kinh tế. Với sự ra đời của Nghị quyết Đại hội VII(1991) đã phá vỡ cơ chế chính sách của mô hình thị trường cũ, tạo ra những điều kiện tiền đề quan trọng cho sự phát triển của thị trường và thương mại dịch vụ, thực hiện chính sách thương mại nhiều thành phần, xoá bỏ hàng rào ngăn cách lưu thông hàng hoá, khuyến khích liên doanh liên kết kinh tế, thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá ngoại thương, khuyến khích mở rộng lưu thông hàng hoá, mở rộng quyền cho mọi tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam được đăng ký kinh doanh thương mại dịch vụ. Hoạt động thương mại nội địa và hoạt động xuất nhập khẩu thống nhất quản lý bởi Bộ Thương nghiệp, sau đổi thành Bộ Thương mại. “Bộ Thương mại là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại


(bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước.”13

Đối với hoạt động bán buôn trong nước, các tổ chức kinh tế được phép tiến hành hoạt động bán buôn hàng tiêu dùng được mở rộng, bao gồm:

a) Các đơn vị sản xuất thuộc các thành phần kinh tế;

b) Các tổ chức kinh tế Nhà nước kinh doanh xuất nhập khẩu;

c) Các tổ chức hợp tác kinh doanh giữa thương nghiệp quốc doanh với tư nhân;

d) Thương nhân tham gia kinh doanh bán buôn những mặt hàng mà pháp luật Nhà nước không cấm14.

Tuy nhiên cho đến năm 1988 Nhà nước vẫn duy trì những biện pháp quản lý trực tiếp đối với hoạt động bán buôn như: một số mặt hàng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao kế hoạch sản xuất và địa chỉ tiêu thụ và được Nhà nước đảm bảo những điều kiện chủ yếu để sản xuất, các tổ chức cá nhân kinh doanh bán buôn trước hết phải bán hàng đó theo địa chỉ ghi trong kế hoạch Nhà nước; Đối với một số mặt hàng Nhà nước quy định giá bán lẻ kinh doanh thương nghiệp và mức chiết khấu thương nghiệp giành cho các đơn vị bán buôn; các đơn vị kinh tế quốc doanh được dự trữ lưu thông hàng hoá chủ yếu ở khâu bán buôn.

Đến nay, hoạt động bán buôn trong nước đã được phát triển trong một môi trường thông thoáng theo định hướng kinh tế thị trường. Theo những quy định của Luật Thương mại 2005, không có sự tách biệt để điều chỉnh giữa hoạt động bán buôn và hoạt động bán lẻ, hoạt động bán buôn được xếp cùng các hoạt động phân phối khác như bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại, cùng chịu sự điều chỉnh của những quy định chung về dịch vụ phân phối, tạo


13 Điều 1 Nghị định của Chính phủ số 95-CP ngày 4-12-1993 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại.

14 Điều 2 Bản Quy Định về tổ chức kinh doanh bán buôn hàng tiêu dùng ở thị trường trong nước. Ban hành kèm quyết định số 318-CT ngày 23/12/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng


sự bình đẳng cho nhà bán buôn cũng như các nhà phân phối khác. Ngoài một số mặt hàng nhà kinh doanh có điều kiện do Nhà nước quản lý, nhà bán buôn được tạo cơ hội tự chủ kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật chung về thương mại điều chỉnh chung bởi Luật thương mại.

Đối với bán buôn xuất khẩu, những quy định pháp lý cũng ngày càng trở nên thông thoáng hơn. Từ sau 1986 đến trước năm 1998 “tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng phải có những điều kiện nhất định: Doanh nghiệp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định về nhân sự và tài chính, về thị trường và chỉ được phép xuất khẩu những mặt hàng, ngành hàng được quy định cụ thể thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu”15. Theo Điều 5, 6, 7 Nghị định số 33- CP ngày 19-4-1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, “để kinh doanh xuất nhập khẩu các doanh nghiệp phải có giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, do Bộ Thương mại cấp”. “Đối với doanh nghiệp sản xuất: Các doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh

nghiệp.” “Trường hợp các doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất, nhập khẩu, nếu có khả năng kinh doanh những mặt hàng ngoài ngành hàng đã được quy định trong giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu, có quyền đề nghị Bộ Thương mại bổ sung ngành hàng kinh doanh xuất, nhập khẩu sau khi đã đăng ký bổ sung các ngành hàng này trong giấy phép thành lập doanh nghiệp và đăng ký tại Trọng tài kinh tế.” Đến năm 1998 việc giới hạn hoạt động xuất khẩu bằng giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đã được bãi bỏ. Ngày 31-7-


15 Ts Nguyễn Hữu Khải (2005), Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế, NXB Lao động- Xã hội, trang 238


1998 Chính phủ ban hành Nghị định số 57/CP trong đó quy định “thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá được đăng kí trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.” Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 1 năm 2006 quy định trừ hàng hoá thuộc danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư nước ngoài được xuất khẩu hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh. Khi Việt Nam gia nhập WTO, chính phủ Việt Nam cũng đã cam kết “Kể từ ngày 11/1/2007, mọi doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài đều được quyền hoạt động xuất khẩu hàng hoá như doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam.”16

Như vậy, từ sau khi nước ta tiến hành đổi mới, môi trường pháp lý quy định cho hoạt động thương mại nói chung và bán buôn nói riêng đã dần trở nên thông thoáng. Đối tượng được phép kinh doanh bán buôn ngày càng được mở rộng và đến nay đã mở rộng ra mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Các thành phần này được đảm bảo kinh doanh trong một môi trường bình đẳng, thị trường mang tính cạnh tranh. Quản lý Nhà nước chỉ mang tính điều tiết vĩ mô, giảm bớt sự can thiệp trực tiếp đặc biệt là các hình thức can thiệp về giá, lượng, địa bàn phân phối,...Hoạt động xuất khẩu cũng được mở rộng từ chỗ chỉ các thương nghiệp quốc doanh được phép xuất khẩu theo kế hoạch của Bộ Ngoại thương, đến nay tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, mọi thành phần kinh tế đều được kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng mà Nhà nước không cấm. Các biện pháp hạn chế như giấy phép xuất khẩu cũng dần được giảm bớt và tiến tới xoá bỏ. Những thay đổi tích cực đó có tác dụng to lớn đối với sự phát triển của thương nghiệp bán buôn Việt Nam, tăng cường


16 Bộ kế hoạch và đầu tư -Vụ pháp chế, Tóm tắt một số cam kết chủ yếu của Việt Nam với WTO về chính sách Đầu tư/ Kinh doanh, trang 5


sự hỗ trợ của thương nghiệp bán buôn đối với sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển.

Sự kiện sát nhập Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp thành Bộ Công thương được Quốc hội khoá XII thông qua trong kỳ họp lần thứ nhất là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển của thương mại và sản xuất nói chung và của hoạt động bán buôn và sản xuất nói riêng. Sự sát nhập đó thể hiện sự nhận thức đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về mối quan hệ gắn kết ngày càng sâu sắc của thương mại và sản xuất. Khi nền kinh tế càng phát triển thì tính độc lập của thương mại ngày càng giảm và thương mại sẽ trở thành một bộ phận không thể tách rời của sản xuất. Sau khi đã thống nhất 2 Bộ Thương mại và Công nghiệp, hoạt động bán buôn và hoạt động sản xuất được quản lý chung bởi một cơ quan quản lý trực tiếp duy nhất là Bộ Công thương. Điều này tạo cơ hội để đưa ra những định hướng phát triển thống nhất sản xuất và bán buôn, gắn kết sản xuất với thị trường, tạo cơ hội thúc đẩy cả hai lĩnh vực cùng phát triển.

3. Cam kết của Việt Nam gia nhập WTO về dịch vụ bán buôn

Khi đàm phán gia nhập WTO, mở cửa thị trường phân phối là một trong những vấn đề được đàm phán căng thẳng nhất. Việc mở cửa thị trường phân phối được nhiều chuyên gia kinh tế đánh giá là sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế trong nước và chi phối đến quá trình sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Theo những cam kết này, đối với các dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn và dịch vụ bán lẻ, phía Việt Nam cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài không vượt quá 49%. Tuy nhiên kể từ ngày 1/1/2008 thì hạn chế 49% phải được bãi bỏ và đến 1/1/2009 thì không còn hạn chế. Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022