Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 2



- Góp phần đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

3.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.

Luận án còn kế thừa những quan điểm lý luận của các nhà khoa học về những nội dung có liên quan.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để luận giải các nội dung đặt ra, trong đó chú trọng các phương pháp: lịch sử-logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp - diễn dịch…để triển khai nhiệm vụ đặt ra.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

4.1.Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự vận động, biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới được xác định trong hai thành phần là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 2

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu sự vận động, biên đổi của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể từ 1986 đến nay.

Trong kinh tế nhà nước, luận án không nghiên cứu toàn bộ thành phần kinh tế này, mà đi sâu vào nghiên cứu, khảo sát về các doanh nghiệp nhà nước, bộ phận nòng cốt của kinh tế nhà nước. Trong thành phần kinh tế tập thể, luận án tập trung khảo sát các hợp tác xã, bộ phận trụ cột của kinh tế tập thể, để từ đó góp phần đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy biến



đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

5. Những điểm mới của luận án

Luận án nghiên cứu tổng hợp những nhân tố tác động đến sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

Luận án nghiên cứu vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ trong thời kỳ đổi mới ở nước ta.

Luận án làm rõ thực trạng sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam.

Luận án góp phần phân tích những vấn đề còn tồn tại của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Luận án bước đầu đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1. Ý nghĩa lý luận

Luận án góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của quan hệ sản xuất nói chung và vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và những người quan tâm.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Những quan điểm và giải pháp được luận án đề xuất có thể gợi mở cho các cơ quan quản lý, những người lãnh đạo có những điều chỉnh phù hợp để phát huy những biến đổi tích cực, hạn chế những biến đổi tiêu cực của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ SẢN XUẤT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM

Trong quá trình nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, chúng tôi nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ sản xuất (QHSX) xã hội chủ nghĩa (XHCN). Các công trình này, nghiên cứu QHSX XHCN trên các bình diện khác nhau. Điển hình là những công trình nghiên cứu dưới đây.

Với công trình: “Quan niệm của C.Mác về sở hữu và một vài suy nghĩ về sở hữu ở nước ta hiện nay” [125] của Vũ Hồng Sơn. Đây là một bài báo khoa học, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm của C.Mác về vấn đề sở hữu. Theo tác giả, từ trước đến nay, khi nói về sở hữu chúng ta thường hiểu đó là một hình thức chiếm hữu nhất định về của cải vật chất của xã hội trong từng thời kỳ lịch sử. Cách hiểu này là đúng đắn nhưng chưa thấu đáo. Theo quan niệm của chủ nghĩa C.Mác; sở hữu thực chất là mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu của cải xã hội. Sở hữu là biểu hiện về mặt xã hội của sự chiếm hữu trong một hình thái kinh tế - xã hội, gắn liền với một tổ chức nhất định. Do vậy, khi bàn về sở hữu chúng ta phải đề cập đến đối tượng của sở hữu, đối tượng của sở hữu luôn luôn biến đổi, vì vậy cần phải xác định rõ đối tượng sở hữu trong từng giai đoạn, từng hoàn cảnh cụ thể. Khi nghiên cứu phạm trù sở hữu, chúng ta cần phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng. Quyền sử dụng có nghĩa là dùng đối tượng sở hữu theo công dụng của nó và theo chủ trương mong muốn của người sử dụng. Quyền sở hữu và quyền sử dụng có thể được tập trung trong tay một chủ thể sở hữu, hoặc phân chia giữa các chủ thể khác nhau ví dụ như: Giám đốc và công nhân là người sử dụng tư liệu sản xuất trong chủ nghĩa tư bản (CNTB) nhưng không sở hữu chúng. Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của xã hội hóa mà dẫn đến quyền sử dụng tách khỏi quyền sở hữu. Việc tách quyền sở hữu và quyền sử dụng là cơ



sở lý luận để đổi mới quan hệ sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Điều này có nghĩa là: cần tách rời quyền sở hữu của nhà nước và quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp. Tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng là thực sự cần thiết để hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là một bài báo khoa học có giá trị khi nghiên cứu về sở hữu theo quan niệm của C.Mác và vận dụng vào quá trình đổi mới ở Việt Nam. Quan hệ sở hữu là quan hệ cốt lõi của quan hệ sản xuất, nhưng ngoài quan hệ sở hữu thì quan hệ sản xuất còn có các mối quan hệ khác chưa được đề cập đến như: quan hệ tổ chức quản lý, quan hệ trong phân phối kết quả lao động. Mặc dù vậy, đây là tài liệu có giá trị với chúng tôi và gợi mở cho chúng tôi nhiều điều trong quá trình viết luận án.

Trong cuốn sách Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [99] của Phùng Hữu Phú và các cộng sự, các tác giả đã khái quát về lý luận nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa trong 30 năm đổi mới. Trong đó, có mảng các tác giả có nói về quá trình đổi mới quan niệm về kinh tế thị trường trong việc đi lên chủ nghĩa xã hội. Theo các tác giả, từ khi đổi mới năm 1986 Đại hội VI đến năm 2000 chúng ta sử dụng khái niệm: Kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ở đây, chúng ta đã thừa nhận kinh tế thị trường nhưng chưa coi đó là nền kinh tế mà chỉ là một cơ chế. Đến đại hội IX năm 2001 chúng ta đã chính thức sử dụng khái niệm: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và coi đây là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Nội hàm của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ngày càng được làm rõ. Điều đó được thể hiện:

Một là, về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Mục tiêu ở đây là vì con người chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Kinh tế thị trường không phải là mục tiêu, mà chỉ là công cụ để đi đến chủ nghĩa xã hội (CNXH).



Hai là, về phương hướng phát triển. Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân

Ba là, về phân phối. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Thực hiện phân phối theo lao động là chủ yếu, ngoài ra có phân phối theo mức đóng góp vốn các nguồn lực khác và theo phúc lợi xã hội

Bốn là, về quản lý. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng pháp luật, kế hoạch bảo đảm mục đích định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế…

Có thể nói, đây là cuốn sách phân tích chuyên sâu lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các tác giả, đã phân tích tư duy đổi mới lý luận kinh tế thị trường trong 30 năm đổi mới đất nước, vai trò của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế. Tuy nhiên, các vấn đề mà tác giả nêu ra còn chung chung, khái quát ở tầm vĩ mô, chưa đi sâu phân tích cụ thể, chi tiết về quan hệ sản xuất XHCN, về vai trò của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong quá trình đổi mới. Mặc dù vậy, đây là tài liệu tham khảo cần thiết, có giá trị đối với chúng tôi.

Trong tác phẩm: “Về mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt Nam” [78] của Nguyễn Đức Luận. Đây là một bài báo khoa học, tác giả đã chỉ ra; kinh tế thị trường có nhiều mô hình khác nhau, như mô hình kinh tế thị trường Mỹ, mô hình kinh tế thị trường Đức, như mô hình kinh tế thị trường Nhật,… Đặc điểm chung của các mô hình kinh tế thị trường là nền kinh tế đa sở hữu, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự can thiệp của nhà nước ở mức độ khác nhau. Ở Việt Nam, là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình đổi mới ở nước ta, từ Đại hội VI đến Đại hội IX mới xác định được mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình của nước ta. Đại hội XII tiếp tục khẳng định, thống nhất



nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội XII có những điểm mới;

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị trường.

- Nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Theo tác giả, khi khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là nét đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cho phép chúng ta phân biệt với nền kinh tế thị trường ở phương Tây.

- Là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế.

Theo tác giả, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa có sự tương đồng, vừa có sự khác biệt với nền kinh tế thị trường phương Tây. Tương đồng ở chỗ, “vận hành đầy đủ đồng bộ, theo quy luật của kinh tế thị trường”, là “nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”, là nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu. khác biệt ở chỗ dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo còn ở các nước tư bản là kinh tế tư bản tư nhân, mục tiêu là CNXH còn mục tiêu của các nước tư bản là phát triển chế độ TBCN.

Có thể nói, tác giả đã bàn về những điểm mới của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chứ không chỉ bàn riêng về quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, khi bàn về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước chỉ nói về mặt lý luận và sự khác biệt của nó với các nước tư bản, hoàn toàn không đề cập tới sự vận động, biến đổi của thành phần kinh tế nhà nước. Mặc dùy vậy, đây là tài liệu tham khảo cần thiết cho chúng tôi khi viết luận án.

Với đề tài: “Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về mối quan hệ giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa” [97] của Trần Văn Phòng. Công trình này đã tổng kết làm sáng tỏ những vấn đề lý luận còn bỏ ngỏ chưa được giải đáp một cách thỏa đáng trong quá trình phát triển xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chẳng hạn như: vấn đề xây



dựng lực lượng sản xuất hiện đại ở nước ta, cùng với đó là xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với lực lượng sản xuất đó. Theo các tác giả thì lực lượng sản xuất hiện đại phải được thể hiện trên 2 tiêu chí; trình độ phát triển cao của người lao động: người lao động phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, nhiều kinh nghiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần hợp tác… thứ hai là tính hiện đại của tư liệu sản xuất nó được thể hiện ở tính hiện đại của công cụ lao động phải là công nghệ, dây chuyền máy móc hiện đại để có năng suất lao động cao; tính hiện đại của lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở tính hiện đại của đối tượng lao động và phương tiện lao động. Hiện nay, do ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nên đối tượng lao động trở nên “nhân tạo” phổ biến hơn đối tượng lao động tự nhiên. Các phương tiện lao động cũng ngày càng trở nên hiện đại thuận tiện cho sản xuất và lưu thông. Do vậy, tính hiện đại của lực lượng sản xuất còn được thể hiện ở tính ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, vì khoa học ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Khi xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, thì quan hệ sản xuất tương ứng với nó cũng phải hiện đại. Ở đây đề tài đã phân tích, làm rõ tính hiện đại của quan hệ sản xuất XHCN ở nước ta mà trong các văn bản trước đây chưa được làm rõ đó là: Tính hiện đại của quan hệ sản xuất phải được thể hiện trên cả 3 mặt; quan hệ trong sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quan lý sản xuất, và quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.Tiêu chí đánh giá tính hiện đại thể hiện ở chỗ phù hợp với xu thế phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) của nhân loại, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX và thúc đẩy LLSX phát triển, tạo ra môi trường lao động lành mạnh thúc đẩy cổ vũ người lao động sáng tạo cống hiến để đem lại năng suất lao động cao. Biểu hiện của tính hiện đại của QHSX là năng suất lao động xã hội tăng, đời sống người lao động không ngừng được nâng cao, điều kiện làm việc được bảo đảm và thường xuyên cải thiện, phương tiện lao động thường xuyên đổi mới hiện đại hóa… Đồng thời đề tài cũng làm rõ khái niệm tiến bộ, phù hợp của quá trình xây dựng QHSX XHCN ở nước ta. Sự tiến bộ của quan hệ sản xuất



ở nước ta là tiêu chí căn bản để đánh giá sự khác biệt của QHSX ở ta và QHSX TBCN, theo các tác giả thì QHSX TBCN có sự phù hợp nhất định với trình độ của LLSX. Nếu không có sự phù hợp với LLSX thì QHSX TBCN không phát triển được. Tuy nhiên, QHSX TBCN không có sự tiến bộ vì nó dựa trên cơ sở bóc lột người lao động và theo nguyên tắc lợi nhuận tối đa cho giới chủ, không vì con người nói chung, vì người lao động nói riêng. Còn QHSX XHCN ở nước ta xây dựng tính tiến bộ của nó phải được thể hiện ở mục đích của nền sản xuất xã hội, phải vì người lao động, phục vụ người lao động chứ không phải lợi nhuận tối đa.

Tuy nhiên, đề tài chỉ đi sâu vào tổng kết nhiều về mặt lý luận, không đi sâu nghiên cứu thực trạng về QHSX XHCN ở nước ta, hơn nữa trong đề tài thì thành phần kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã còn ít được đề cập nghiên cứu. Mặc dù vậy, đây là đề tài có giá trị tham khảo rất lớn đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu.

Trong cuốn “Sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay - một số vấn đề nhận thức về lý luận và thực tiễn” [16] của Lương Minh Cừ, Vũ Văn Thức. Trong công trình này, các tác giả đặc biệt quan tâm đến đặc điểm của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển lịch sử thế giới và Việt Nam; sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, công trình này có giá trị tham khảo rất lớn. Bởi lẽ, các tác giả đã làm rõ được một số vấn đề lý luận về sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; quá trình đổi mới tư duy của Đảng ta về sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân; đặc điểm của sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân và vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời kỳ đổi mới; các tác giả cũng đưa ra những cơ sở và lập luận lôgic khi nhận định xu hướng xã hội hóa sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân, cho nên công trình này không thể đem đến cái nhìn toàn diện, đầy đủ của mối quan hệ

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí