Thực Trạng Về Sự Biến Đổi Của Quan Hệ Sản Xuất Xã Hội Chủ Nghĩa Thể Hiện Ở Kinh Tế Tập Thể



doanh nghiệp chiếm 57,4%” [134, tr.135]. Tuy nhiên giai đoạn 2013-2015 quá trình cổ phần hóa diễn ra chậm lại theo số liệu thống kê: “trong giai đoạn 2013- 2015 cả nước sắp xếp được 558 doanh nghiệp trong đó cổ phần hóa được 478 đơn vị chủ yếu là doanh nghiệp quy mô nhỏ” [38, tr.10]. Đánh giá công tác cổ phần hóa, tại Hội nghị triển khai công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2016-2020 ngày 6/12/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận:

Phần lớn các doanh nghiệp sau cổ phần hóa làm ăn có lãi. Tổng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp Nhà nước tăng từ 810.000 tỷ đồng lên 1.234.000 tỷ đồng. Thực tế công tác cổ phần hóa năm 2015 cho thấy, 350 doanh nghiệp cổ phần hóa đều làm ăn hiệu quả, nộp ngân sách, lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ đều tăng 72%, thu nhập người lao động tăng tới 33%... Đây là ví dụ cho thấy quá trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước là rất ích lợi” [59]. Thủ tướng nhấn mạnh “phải coi công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2017 [59].

Hai là, về quan hệ tổ chức, quản lý.

Trong thời kỳ này, quan hệ tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện theo hướng tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước sao cho giảm về số lượng, tăng về chất lượng.

Qua đổi mới sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhanh chóng: “Năm 2001, cả nước có khoảng gần 6.000 doanh nghiệp nhà nước, thì đến năm 2011, có 1.369 doanh nghiệp nhà nước, và tính đến hết tháng 10- 2016, còn 718 doanh nghiệp nhà nước. Về cơ bản, doanh nghiệp nhà nước đã tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu” [59]. Như vậy, số doanh nghiệp nhà nước đã giảm đi hơn 8 lần, chỉ còn lại các doanh nghiệp nhà nước lớn, đóng vai trò nòng cốt bảo đảm cho điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Qua đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước cho ta thấy số doanh nghiệp nhà nước giảm đi nhưng quy mô lại tăng lên, theo số liệu thống kê:



“tính bình quân cho một doanh nghiệp tăng từ 39,91 tỷ đồng năm 2000 lên 257,75 tỷ đồng năm 2009 tăng gấp 6,46 lần; tính bình quân cho một lao động tăng từ 0,11 tỷ đồng lên 0,52 tỷ đồng, tăng gấp 4,73 lần” [126, tr.44].

Trong giai đoạn này, chúng ta đã tổ chức sắp xếp lại các Tổng công ty 90 và 91 để thành lập 12 Tập đoàn kinh tế như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Than và khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, Tập đoàn Công nghiệp xây dựng, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy, Tập đoàn Nhà và đô thị, Tập đoàn Bảo Việt. Các tập đoàn này đóng vai trò nòng cốt của doanh nghiệp nhà nước và là cơ sở để nhà nước điều tiết nền kinh tế, tăng cướng sức cạnh tranh với doanh nghiệp bên ngoài.

Đánh giá các tập đoàn, Tác giả Phùng Thế Hùng cho rằng: “Đa số các tập đoàn đề có lãi, lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 171 670 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2012” [55, tr.74]. Các tập đoàn nhà nước ngoài việc tham gia sản xuất kinh doanh còn thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, đầu tư cho vùng sâu, vùng xa…

Thực hiện chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015. Chúng ta đã thu được kết quả tốt tích cực theo đánh giá của Ban Kinh tế trung ương:

Gần bốn năm triển khai thực hiện Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước có cải thiện; vốn chủ sở hữu tăng, tỷ xuất lợi nhuận tính trên vốn và doanh thu đạt 10%-15%, nộp ngân sách nhà nước tăng 27%/năm, đóng góp GDP chiếm khoảng 32%; trong bối cảnh có nhiều khó khăn, các doanh nghiệp nhà nước đã duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng kinh tế [2, tr.87].

Ba là, về quan hệ phân phối.

Trong giai đoạn này, chúng ta đã xóa bỏ cơ chế trả lương theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thực hiện trả lương, thưởng và các khoản khác theo



cơ chế thị trường. Việc trả lương theo cơ chế thị trường đã kích thích được lợi ích của người lao động, từ đó giúp cho sản xuất phát triển.

Cách tính lương tháng hiện nay được xác định theo quy định tại thông tư số 220/2013/TT-BTC và Nghị định số 71/2013 của Chính phủ. Cơ chế để thưởng viên chức quản lý doanh nghiệp là căn cứ vào xếp loại viên chức doanh nghiệp theo hiệu quả hoạt động và mức độ hoàn thành chỉ tiêu nhà nước giao về tỉ xuất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Căn cứ xếp loại viên chức A,B,C để tính lương viên chức quản lý nếu hoàn thành xuất sắc thì được thưởng 1,5 tháng lương. Việc trả lương theo chế độ viên chức cho cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý cấp cao là chưa theo cơ chế thị trường chưa tạo ra động lực cho cán bộ quản lý yên tâm công tác và làm giàu chính đáng.

Bên cạnh những biến đổi tích cực QHSX XHCN thể hiện ở kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước còn có những biến đổi tiêu cực:

Thứ nhất là, sở hữu nhà nước, doanh nghiệp nhà nước tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu GDP của cả nước.

Bảng 3.1: Cơ cấu GDP của các thành phần kinh tế

Đơn vị tính %


Năm

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Kinh tế nhà nước

29,34

29,01

29,39

29,01

28,73

28,69

Kinh tế tập thể

3,99

3,98

4,00

4,03

4,04

4,01

Kinh tế tư nhân

6,90

7,34

7,97

7,78

7,79

7,88

Kinh tế cá thể

32,07

32,55

32,65

31,71

31,50

31,33

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

15,15

15,66

16,04

17,36

17,89

18.07

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam - 14

Nguồn: Niên giám thống kê 2015 [148, tr.174]

Như vậy, kinh tế nhà nước tuy có giảm những vẫn chiếm 28,69% GDP của cả nước tỷ lệ này cần giảm xuống để cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tác giả Chu Văn Cấp cho rằng:



Hàng năm có 12% doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, mức lỗ bình quân của một doanh nghiệp nhà nước cao hơn 12 lần so với khu vực khác. Lợi nhuận trước thuế / vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước chỉ đạt 13,1% thấp hơn nhiều so với lãi suất vay của ngân hàng thương mại. Đặc biệt có đến 80% tổng số lợi nhuận trước thuế đến từ 4 tập đoàn: Dầu khí, Viễn thông quân đội, Bưu chính viễn thông, và Cao su. Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty còn lại, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu rất thấp [126, tr.47].

Trong giai đoạn này, QHSX XHCN tiếp tục được củng cố, đổi mới hoàn thiện theo hướng giảm về số lượng, tăng về chất lượng để làm tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.

3.1.2. Thực trạng về sự biến đổi của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa thể hiện ở kinh tế tập thể

Cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là bộ phận thứ hai hợp thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Tuy nhiên, kinh tế tập thể chiếm số lượng nhỏ bé trong nền kinh tế quốc dân, do vậy ít được chú ý bàn đến trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Quan điểm của Đảng, Nhà nước là phát triển kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ một nước sản xuất nhỏ còn phổ biến, lực lượng sản xuất thấp tiến lên CNXH. Do vậy, phát triển kinh tế hợp tác để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN là một tất yếu khách quan. Kinh tế tập thể ở nước ta được hình thành từ khi Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành được chính quyền và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.

* Giai đoạn 1986 - 2001

Quá trình đổi mới về kinh tế tập thể trong giai đoạn này được thể hiện thông qua văn kiện Đại hội VI, VII, VIII và các văn kiện khác.

Đại hội VI của Đảng đánh dấu bước ngoặt trong đổi mới kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác. Đối với thành phần kinh tế hợp tác thành phần thứ hai của QHSX xã hội chủ nghĩa, Đại hội đã chỉ ra tư tưởng đổi mới đó là “khoán” trong nông nghiệp và chuyển sang “hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa” với các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, tín dụng, mua bán.



Để củng cố kinh tế tập thể, phải nâng cao trình độ tổ chức, quản lý và tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật đi đôi với thực hiện quan hệ trao đổi liên kết với kinh tế quốc doanh, kinh tế gia đình, trước hết là cung ứng vật tư, nguyên liệu, và tiêu thu sản phẩm. Trong nông nghiệp, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước, kinh tế quốc doanh với các hợp tác xã, đồng thời cải tiến quản lý nội bộ với các các hợp tác xã, hoàn thiện phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động [27, tr.59].

Trước thời kỳ đổi mới, với quan điểm xóa bỏ sự tồn tại của các loại hình quan hệ sản xuất khác, kinh tế tập thể phát triển nhanh chóng với số lượng lớn. Trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta tiến hành xây dựng các hợp tác xã bậc thấp và bậc cao dựa trên đưa người nông dân cá thể vào làm ăn hợp tác xã. Trong thương nghiệp ta tiến hành xóa bỏ tư thương, xây dựng các hợp tác xã thương nghiệp mua bán, điều này đã tạo ra sự không phù hợp giữa QHSX tiên tiến với trình độ thấp kém của LLSX, gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân, dẫn đến hiện tượng khoán chui trong nông nghiệp.

Trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta đã thủ tiêu chủ thể sản xuất kinh doanh là các hộ nông dân, đưa họ vào làm ăn hợp tác xã. Trong các hợp tác xã, với cơ chế quản lý chỉ huy tập trung được điều hành bởi các ban hợp tác xã ở tất cả các khâu, các quá trình sản xuất với chế độ phân phối thông qua công điểm. Các hợp tác xã đã phải thực hiện chức năng phi kinh tế với chế độ cấp phát giao nộp hiện vật… là gánh nặng đè lên tài chính của các hợp tác xã.

Trước thực trạng sa sút của sản xuất nông nghiệp và sự bất cập của mô hình hợp tác xã kiểu cũ ở một số địa phương như: Phú Thọ, Hải Phòng… đã xuất hiện hiện tượng “khoán hộ”, “khoán chui”. Đây là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống mở ra lối thoát cho sản xuất nông nghiệp. Tổng kết thực tiễn, Ban Bí thư trung ương Đảng đã ra chỉ thị 100/CT năm 1981 về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp. Với cơ chế khoán này người nông dân đã được giao ruộng đất và tự tổ chức ba khâu trong sản xuất nông



nghiệp (gieo trồng, chăm bón và thu hoạch), các công việc còn lại do hợp tác xã đảm nhiệm. Một định mức khoán về chi phí sản xuất, khoán công điểm, khoán sản phẩm được định ra dựa trên cơ sở sản lượng trung bình của ba vụ trước đó.

Chỉ thị 100/CT-TW đã mang lại một sinh khí mới cho sản xuất nông nghiệp: sức sản xuất nông nghiệp tăng lên, thu nhập và đời sống người nông dân được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ thị 100/CT cũng bộc lộ những hạn chế như: người nông dân chưa thực sự được làm chủ trên mảnh đất của mình, hợp tác xã là người quản lý chi phối các hoạt động kinh tế của nông dân.

Để khắc phục hạn chế trên, 4-1988, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 (khoán 10) Nghị quyết khẳng định:

Đối với các hộ cá thể và tư nhân, sau khi đã nộp thuế cho nhà nước, họ sẽ được hưởng toàn bộ phần lương thực còn lại, được quyền tự do tiêu thụ sản phẩm ở những nơi có lợi; đối với các xã viên trong hợp tác xã, được thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và theo cổ phần đóng góp của xã viên vào hợp tác xã, khắc phục chủ nghĩa bình quân và tình trạng bao cấp tràn lan trong phân phối [32, tr.483].

Đáng giá Nghị quyết 10, Đại hội VII đã khẳng định:

Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đã chuyển sang thực hiện rộng rãi cơ chế khoán, hộ xã viên là những đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng đất… Nhưng hiện nay phần lớn các ban quản lý hợp tác xã và tập đoàn sản xuất đang lúng túng trong hoạt động, chưa thực hiện được việc tổ chức khâu dịch vụ sản xuất, tiêu thụ, một số nhiệm vụ quản lý cần thiết; tình trạng khoán trắng cho các xã viên còn diễn ra phổ biến [28, tr.26].

Như vậy, từ mô hình hợp tác xã cũ chuyển sang mô hình hợp tác xã mới theo cơ chế thị trường đã làm thay đổi tư duy về hợp tác xã, khiến cho các hợp tác xã gặp nhiều khó khăn, lúng túng.



Trong lĩnh vực khác như: tiểu thủ công nghiệp, tín dụng, mua bán, các hợp tác xã khi tiến hành đổi mới cũng gặp nhiều khó khăn khiến cho kinh tế hợp tác thu hẹp lại:

Trong lĩnh vực sản xuất, tiểu thủ công nghiệp khoảng 20% số hợp tác xã đã vươn lên thích nghi với cơ chế thị trường. Một bộ phận lớn đang rất khó khăn, khoảng 20% các hợp tác xã đã giải thể hoặc chuyển sang hoạt động dưới dạng tư nhân. Phần lớn các hợp tác xã mua bán kinh doanh thua lỗ và lúng túng về phương thức hoạt động [28, tr.26-27].

Đến Đại hội VII của Đảng vấn đề đổi mới về sở hữu của kinh tế tập thể được xác định rõ hơn so với Đại hội VI. Kinh tế tập thể được hình thành trên cơ sở sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất với nguyên tắc: “tiếp tục đổi mới và kiện toàn kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, phát huy và kết hợp hài hòa sức mạnh của tập thể và của xã viên” [28, tr.68]. Trong lĩnh vực nông nghiệp chúng ta đã tách rời quyền sử dụng và quyền sở hữu, đất đai thuộc sở hữu toàn dân giao cho các hộ xã viên quyền sử dụng lâu dài, đồng thời tăng cường gắn kết các hợp tác xã với xã viên: “tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các hợp tác xã nông nghiệp theo hướng vừa bảo đảm quyền tự chủ của hộ xã viên, vừa tăng cường vai trò của các ban quản trị trong một số việc quản lý, điều hành sản xuất, làm tốt những khâu dịch vụ cần thiết” [28, tr.68]. Vấn đề sở hữu của kinh tế tập thể được khẳng định rõ trong Hiến pháp năm 1992:

Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và tập thể là nền tảng [103].

Trên lĩnh vực nông nghiệp Luật đất đai ra đời năm 1993, đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp phát triển khi tách rời quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, giao quyền tự chủ sản xuất cho các hộ xã viên: “Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp sử dụng đất” [104]. Nhờ có các văn bản chỉ đạo trên mà chúng ta đã kết



hợp hài hòa lợi ích của các xã viên và hợp tác xã một cách tự nguyện và thúc đẩy sản xuất phát triển. Kinh tế tập thể đã góp phần đưa nước ta thoát khỏi “khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài 15 năm” [29, tr.12].

Đại hội VIII có sự đổi mới hơn so với Đại hội VII, đó là lần đầu tiên Đại hội VIII đã đưa ra khái niệm kinh tế hợp tác: “Kinh tế hợp tác mà nòng cốt là các hợp tác xã là hình thức liên kết tự nguyện của những người lao động nhằm kết hợp sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh tập thể để giải quyết hiệu quả hơn những vấn đề của sản xuất kinh doanh và đời sống” [29, tr.95].

Để phát triển kinh tế hợp tác Đại hội VIII đưa ra nguyên tắc đầy đủ hơn so với Đại hội VII đó là: “phát triển kinh tế hợp tác với nhiều hình thức đa dạng từ thấp đến cao, từ tổ nhóm hợp tác đến các hợp tác xã; tuân thủ nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ” [29, tr 95]. Ngoài ra trên lĩnh vực phân phối, Đại hội VIII của Đảng cũng làm rõ hình thức phân phối của kinh tế hợp tác đó là: “Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và sự tham gia lao động trực tiếp của các xã viên, phân phối theo lao động và theo cổ phần, mỗi xã viên có quyền như nhau đối với công việc chung” [29, tr.95].

Đặc biệt là năm 1996 đã ra đời Luật hợp tác xã, với sự ra đời Luật hợp tác xã đã đánh dấu bước ngoặt trong việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới. Luật hợp tác xã ra đời là một quá trình nhận thức đúng đắn hơn về vị trí vai trò của kinh tế hợp tác là một pháp nhân trong kinh tế thị trường. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh quyền lợi và nghĩa vụ của khu vực kinh tế tập thể được bảo đảm bằng luật pháp, ngang bằng với pháp nhân kinh tế khác. Theo tác giả Chử Văn Lâm:

Sau khi thực hiện Luật hợp tác xã năm 1996 đến 31/12/2001, đã có

8.343 hợp tác xã làm thủ tục chuyển đổi, (chiếm 44,8%), 6.909 hợp tác xã tự giải thể hoặc không hoạt động (chiếm 37,2% hợp tác xã cũ). Ngoài ra còn 11701 hợp tác xã đang làm thủ tục chuyển đổi hoặc chưa chuyển đổi, có 3190 hợp tác xã mới được thành lập [61, tr.117].

Trong giai đoạn này, kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã có sự biến đổi có tính bước ngoặt thể hiện là số lượng các hợp tác xã giảm đi nhanh

Xem tất cả 182 trang.

Ngày đăng: 10/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí