S Ử D Ụ Ng M Ộ T Cách H Ệ Th Ố Ng M Ộ T S Ố Công C Ụ Phi Thu Ế Quan


chính chủ động thực hiện. Hiện tại, toàn bộ 123 Điều của Lut cnh tranh có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005 chưa có quy định về việc đề xuất các biện pháp này27. Toàn bộ 324 Điều của Lut Thương mi (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 cũng chưa có quy định về việc đề xuất các biện pháp này. Điều 22 trong Pháp lnh vchng trcp hàng hoá nhp khu vào Vit Nam do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 8 năm 2004 cho phép Bộ trưởng Bộ Thương mại được áp dụng thuế chống trợ cấp tạm thời sau sáu mươi ngày kể từ ngày có quyết định điều tra đối với các hàng hoá nhập khẩu bị khiếu nại là có trợ cấp. Tuy nhiên, công việc tiếp theo liên quan tới việc áp dụng mức thuế tạm thời này như thế nào thì chưa được quy định cụ thể. Do đó, để đảm bảo thực hiện giải pháp này, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính cần ban hành thông tư liên bộ hướng dẫn các hiệp hội, doanh nghiệp thực hiện. Nội dung ban hành trong thông tư này cần bao gồm thủ tục và các tình huống mà Bộ Tài chính tiến hành điều chỉnh khẩn cấp một mức thuế đối với mặt hàng nhất định.

BTài chính, các bngành và các hip hi tiếp tc thc hin minh bch hóa thông tin vct gim, điu chnh thuế và phi hp vi cng đồng doanh nghip để tăng tính dự đoán được trong vic điu chnh thuế. Đây là những nội dung được ưu tiên trong số các giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nêu ra trong Kế hoch phát trin kinh tế - xã hi 5 năm 2006-2010 (xử lý tốt mối quan hệ nhà nước – hiệp hội – doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống thuế, phí). 28 Trước hết, việc cập nhật văn bản mới nhất



27 Chính phủ đã ban hành Nghị định 05/2006/NĐ-CP về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh (Vietnam Competition Council). Hội đồng cạnh tranh có “chức năng thực thi quyền lực nhà nước độc lập, có chức năng xử lý các hành vi hạn chế cạnh tranh” [20]. 28 Ý kiến của các doanh nghiệp tại Din đàn doanh nghip Vit Nam (hoạt động thường kỳ trước phiên họp các nhà tài trợ) ngày 5 tháng 5 năm 2006 là Chính phủ tiếp tục minh bạch hoá chính sách để hội nhập kinh tế quốc tế. Ông Đặng Đình Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, cho rằng Chính phủ cần ngay lập tức “công khai về lộ trình, các tiến độ chi tiết về gia nhập WTO. Bất cứ một quyết định hay cam kết nào với các nước đối tác cần công bố cho doanh nghiệp và công chúng ít nhất trước khi quyết định 6 tháng để


về những điều chỉnh thuế cần được tiếp tục đưa lên các trang web của Quốc hội, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan và các hiệp hội. Tiếp theo, việc áp dụng và điều chỉnh các loại thuế gián tiếp như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi nhuận cần được rà soát để đảm bảo phục vụ mục tiêu phát triển của ngành. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cho việc điều chỉnh thuế cần được quan tâm. Các hiệp hội cần đóng vai trò là cầu nối giữa các bộ ngành và doanh nghiệp để đảm bảo nguyên tắc lấy doanh nghiệp làm trung tâm trong quá trình hoàn thiện công cụ thuế quan. Doanh nghiệp cần có những diễn đàn trao đổi với các cơ quan liên quan về việc điều chỉnh thuế không phải sau khi việc điều chỉnh đã thực hiện mà cả trước và trong quá trình lên kế hoạch và thực hiện việc điều chỉnh.

Để đảm bảo thực hiện giải pháp này, các hiệp hội phải chủ động đề xuất các diễn đàn và hình thức trao đổi với Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và các bộ ngành liên quan. Các bộ ngành cần tích cực tham gia; đảm bảo có phân công trách nhiệm cho các bộ phận liên quan; và tiến hành theo dõi đánh giá công tác phối hợp này.

3.3.2.2. Sdng mt cách hthng mt scông cphi thuế quan

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Bộ Thương mại nên là cơ quan chủ trì hệ thống hóa các biện pháp đang được các cơ quan khác nhau sử dụng như Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính (mua sắm của chính phủ), Ngân hàng Phát triển (tín dụng xuất khẩu), các bộ ngành khác (các biện pháp hành chính). Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cần chủ trình phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ ngành và cộng đồng doanh nghiệp chủ động tăng cường sử dụng nhiều hơn và sử dụng có lựa chọn một số công cụ phi thuế quan như hạn ngạch thuế quan, các khoản mua sắm của chính phủ, giấy phép nhập khẩu.


Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - 16


cùng tham gia góp ý kiến” [40].


Trong khuôn khca WTO, các quc gia thành viên được quyn sdng hn ngch thuế quan. Bộ Thương mại cần xem xét sử dụng nhiều hơn công cụ này, đặc biệt khi đã trở thành thành viên của WTO. Sự khác biệt giữa mức thuế trong và ngoài hạn ngạch rất lớn (thường là gấp đôi). Mặt hàng được áp dụng hạn ngạch thuế quan là những mặt hàng mà quốc gia sử dụng mong muốn bảo hộ. Chẳng hạn, theo công bố của Nhóm rà soát chính sách thương mại quốc tế của WTO [160 và 161] thì Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch thuế quan cho nhiều mặt hàng nông nghiệp, thuỷ sản và dệt may. Thái Lan áp dụng hạn ngạch thuế quan cho 23 nhóm hàng nông nghiệp. Số mặt hàng nằm trong diện điều chỉnh hạn ngạch thuế quan tương đối lớn (1,9% ở Hoa Kỳ và 1% ở Thái Lan). Tất nhiên, với những cam kết trong AFTA, hạn ngạch thuế quan sẽ không áp dụng với các thành viên ASEAN. Do đó, khi áp dụng công cụ này, Việt Nam nên lựa chọn những ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh hiện hữu và khả năng cạnh tranh trong ASEAN nhưng không có lợi thế so sánh hiện hữu và khả năng cạnh tranh khi thực hiện thương mại với thế giới. Trên cơ sở những tính toán ở Chương 2, chúng ta thấy những ngành này không nhiều. Việc tăng cường sử dụng công cụ hạn ngạch thuế quan trong khuôn khổ kết hợp chính sách thương mại thương mại quốc tế và chính sách ngành sẽ biến công cụ này thành một biện pháp hữu hiệu của chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các ngành có thể tăng cường sử dụng công cụ này theo mã HS 2 số là ngành 11 (các sản phẩm xay xát; malt; tinh bột; inulin; gluten mía), 12 (hạt và quả có dầu; các loại ngũ cốc; hạt và quả khác; cây công nghiệp hoặc cây dược liệu; rơm, rạ và cây làm thức ăn gia súc), 25 (muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng), 81 (các sản phẩm từ gốm kim loại và kim loại cơ bản khác ngoài sắt, thép, đồng, niken, nhôm, chì, kẽm, thiếc). Tuy nhiên, việc quyết định sử dụng hạn ngạch thuế quan cho mặt hàng nào không thể chỉ phụ thuộc vào một tính


toán về lợi thế so sánh hiện hữu đơn giản (như Chương 2) bởi vì chỉ số này chỉ mang tính tham khảo và chưa phản ánh đầy đủ việc gia tăng hay kiềm chế tự do hoá, yếu tố chính sách của các chính phủ hay nỗ lực của doanh nghiệp. Do đó, khi quyết định lựa chọn mặt hàng thực hiện áp dụng hạn ngạch thuế quan, Bộ Thương mại cũng cần dựa trên phương pháp chuyên gia và thực hiện lấy ý kiến từ doanh nghiệp trong ngành.

Mt thc tế ở Vit Nam là ngày càng hn chế sdng giy phép nhp khu và lnh cm nhp khu. Lý do được đưa ra là các quy định này không phù hợp với các quy định của WTO và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, kinh nghiệm thế giới cho thấy không quốc gia nào bỏ hoàn toàn hai công cụ này. Malaysia thậm chí tăng cường việc cấp giấy phép nhập khẩu khi đã trở thành thành viên của WTO. Việt Nam không nên vận dụng kinh nghiệm “tăng cường” này của Malaysia nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn việc cấp giấy phép nhập khẩu, đặc biệt là khi Việt Nam cần tiếp tục bảo hộ một số ngành trong nước. Các mặt hàng nên được áp dụng giấy phép nhập khẩu và lệnh cấm nhập khẩu bao gồm một số mặt hàng nguyên vật liệu như thép xây dựng và tiêu dùng như hoa quả, thực phẩm, đồ chơi trẻ em.

Các thành viên của WTO vận dụng việc sử dụng giấy phép và lệnh cấm với nhiều lý do như bảo vệ ngành công nghiệp, bảo vệ sức khoẻ, môi trường, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, bảo vệ các di sản và truyền thống văn hoá. Để sử dụng hiệu quả việc cấp giấy phép nhập khẩu, Bộ Thương mại cần phối hợp với Bộ Công nghiệp, các bộ chuyên ngành, và cộng đồng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Việt Nam có thể xem xét kinh nghiệm của Thái Lan về việc tạm thời cấm nhập khẩu một mặt hàng khi hàng hoá nhập khẩu cạnh tranh gay gắt với hàng hoá trong nước. Đề nghị về tạm thời cấm việc nhập khẩu cần thiết phải dựa trên yêu cầu đưa ra từ các bộ, cơ quan ngang bộ chuyên ngành, hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp. Các bộ ngành, hiệp hội doanh nghiệp và các


doanh nghiệp có thể vận dụng triệt để các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, Luật Thương mại, Luật cạnh tranh. Hai vấn đề cần giải quyết là bổ sung những quy định cần thiết cho các văn bản quy phạm pháp luật đã có và hướng dẫn việc vận dụng những quy định này.

Các bin pháp khuyến khích xut khu như chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, chính sách thưởng kim ngạch, thưởng thành tích đang được sửa đổi tại Việt Nam trong thời gian vừa qua cho phù hợp với các quy định liên quan đến trợ cấp xuất khẩu và thương mại liên quan đến đầu tư (TRIMs) và yêu cầu của đối tác trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng trong khuôn khổ WTO phân loại trợ cấp xuất khẩu thành ba loại: trợ cấp bị cấm (trợ cấp đèn đỏ); trợ cấp không thể bị kiện (trợ cấp đèn xanh); và trợ cấp có thể bị kiện (trợ cấp đèn vàng)29. Chính sách

về hỗ trợ lãi suất, thưởng xuất khẩu thuộc loại trợ cấp bị cấm trong khuôn khổ WTO nên trong tương lai không thể tiếp tục áp dụng. Việc hỗ trợ các hoạt động thương mại (xúc tiến thương mại) được coi là các loại trợ cấp đèn vàng. Tuy nhiên, khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam có thể được hưởng chế độ ưu đãi (tiếp tục duy trì các khuyến khích xuất khẩu) vì là nước đang phát triển có GNP bình quân đầu người dưới 1000 đôla Mỹ một năm. Chế độ ưu đãi sẽ huỷ bỏ với một mặt hàng nào đó sẽ huỷ bỏ khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó có được coi là có khả năng cạnh tranh xuất khẩu, cụ thể là thị phần chiếm ít nhất 3,25% thương mại thế giới trong hai năm liên tiếp [13]. Chẳng hạn, ngành dệt may đã phải chấp nhận việc huỷ bỏ quy định nhận hỗ trợ từ Bộ Tài chính để phát triển ngành trong quá trình đàm phán song



29 Các biện pháp về miễn thuế, hoàn thuế, và chính sách thu hút FDI cũng được WTO điều chỉnh trong Hiệp

định này.


phương với Hoa Kỳ về việc gia nhập WTO của Việt Nam. Trên thực tế, những khoản hỗ trợ xúc tiến thương mại được lấy từ nguồn tiền do doanh nghiệp nộp phí quota hàng năm30 [94].

Nhng quy định vmua sm ca Chính phcn được xem như mt công cca chính sách thương mi quc tế. Lut Thương mi của Việt Nam hiện không có quy định về mua sắm của Chính phủ mà những quy định này được thể hiện trong Lut đấu thu. Việc đưa các quy định về mua sắm vào trong Lut Đấu thu hoàn toàn phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Trong khuôn khổ WTO, các quy định về mua sắm của Chính phủ sẽ bị coi là hàng rào phi thuế quan nếu tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với các nước đang thực hiện công nghiệp hoá, các quy định về mua sắm của Chính phủ có thể là một công cụ tốt để Chính phủ hỗ trợ khu vực sản xuất trong nước. Hoa Kỳ đi tiên phong trong việc kêu gọi minh bạch hoá các quy định về mua sắm của Chính phủ song cũng cho phép dành một biên độ ưu tiên nhất định cho các nhà sản xuất trong nước so với các nhà sản xuất nước ngoài. Việc sử dụng các quy định về mua sắm của Chính phủ như là một công cụ của chính sách thương mại quốc tế cần thể hiện trên hai nội dung. Mt là, thực hiện tốt các quy định của Lut đấu thu, trong đó đặc biệt chú ý tới việc thực hiện minh bạch hoá các quy định này. Hai là, Chính phủ khẳng định tạm thời chưa tham gia vào Hiệp định mua sắm Chính phủ trong khuôn khổ WTO khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Các quy định về mua sắm của Chính phủ hiện đã tuân thủ



30 Theo Quyết định 55, việc huy động vốn cho ngành dệt may là 35 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2001-2005 và 30 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn 2006-2010 (tổng cộng tương đương 4 tỷ đôla Mỹ). Đây là các khoản huy động chủ yếu từ các nguồn vốn tư nhân và đầu tư nước ngoài. Các khoản vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển (thời gian và lãi suất) trong giai đoạn 2002-2005 của cả ngành dệt may là 1.900 tỷ đồng (tương đương 118 triệu đôla Mỹ). Về các biện pháp hỗ trợ xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp trong ngành dệt may nộp khoảng 290 tỷ đồng phí quota nhưng mới chỉ được hỗ trợ lại 19 tỷ đồng trong giai đoạn 2003-2005. Thưởng xuất khẩu trong cùng thời kỳ là 8 tỷ đồng, một con số rất nhỏ bé và không thể được coi là trợ cấp [94]


tương đối tốt Lut đấu thu cũng như các quy định khác của Nhà nước. Tuy nhiên, để sử dụng có định hướng, liên bộ (Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cần thực hiện các biện pháp quán triệt, tuyên truyền thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế (dành cho cán bộ quản lý và doanh nghiệp) và thông qua các biện pháp khác (diễn đàn trao đổi, hội thảo).

BThương mi nên mrng đối tượng chtrì chương trình xúc tiến thương mi trng đim quc gia bao gm cdoanh nghip tư nhân, doanh nghip có vn đầu tư nước ngoài. Việc Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 279/2005/QQĐ-TTg ngày 3 tháng 11 năm 2005 về xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010 là một động thái tích cực. Việc thực thi quy định này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam về thông tin cũng như một số chi phí trong nghiên cứu thị trường nước ngoài. Hiện tại, các đơn vị chủ trì chương trình bao gồm: “các tổ chức xúc tiến thương mại Chính phủ thuộc các bộ, cơ quan ngang bộ; các tổ chức phi chính phủ; các Hiệp hội ngành hàng, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam; Tổng công ty ngành hàng (trong trường hợp ngành hàng không có hiệp hội)” [82, tr.3]. Quyết định này cũng nêu rõ rằng: “việc thực hiện chương trình nhằm mang lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp, không nhằm mục đích lợi nhuận”. Tuy nhiên, hai quy định như trên sẽ hạn chế sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động. Về mặt nguyên tắc, hai quy định này đảm bảo việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Chính phủ vào xúc tiến thương mại song chưa thực sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Trong một số ngành hàng, các hiệp hội hoạt động rất tốt nhưng cũng có những ngành hàng vai trò của hiệp hội rất mờ nhạt. Một số doanh nghiệp Việt Nam, vì mục đích lâu dài của công ty hoặc vì lợi nhuận, có thể sử dụng tốt nguồn tài chính này của Chính


phủ để thực hiện các chương trình mà Chính phủ đề ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Chính phủ về khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế nói chung và sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác xúc tiến thương mại nói riêng31. Tuy nhiên, thực tế là các chương trình xúc tiến thương mại sử dụng nguồn vốn nhà nước mới chỉ do khối nhà nước thực hiện mà chưa mở rộng việc thực hiện cho các đối tượng ngoài khu vực nhà nước. Cơ sở để lựa chọn người thực hiện là bản kế hoạch do các đối tượng đề xuất và khả năng thực hiện kế

hoạch. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế và Bộ Thương mại sẽ đánh giá việc thực hiện chương trình theo một trình tự, thủ tục và tiêu chí thống nhất. Nếu triển khai theo cách này, Bộ Thương mại, các Sở Thương mại các tỉnh, và các hiệp hội sẽ công bố mục tiêu và các phạm vi dự kiến của công tác xúc tiến thương mại tới các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế. Để tránh thất thoát nhưng cũng tránh tạo các thủ tục phiền hà trong triển khai thực hiện, các thủ tục về đăng ký, trình bày kế hoạch, giải trình các vấn đề liên quan và các tiêu chí đánh giá cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Các tiêu chí nên được xem xét (theo thứ tự quan trọng) là (i) đầu ra của bản kế hoạch (hội chợ, website, báo cáo thị trường, các khoá đào tạo, hội thảo); (ii) các tác động dự kiến (số lượng doanh nghiệp thâm nhập được vào thị trường mới, số lượng doanh nghiệp mở rộng thị trường, năng lực của cán bộ nhân viên, năng lực cạnh tranh của ngành ...); (iii) số lượng doanh nghiệp được hưởng lợi từ chương trình; (iv) năng lực thực hiện của tổ chức. Bên cạnh đó, công tác theo dõi việc thực hiện cũng như thường xuyên rút kinh nghiệm cần được đưa vào như một nội dung hoạt động bắt buộc của tất cả các




31 Điều này cũng được thể hiện trong phần các giải pháp chủ yếu để thực hiện Đề án Phát trin xut khu giai đon 2006-2010 do Bộ Thương mại dự thảo, theo đó “khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại để xoá bỏ dần tình trạng các doanh nghiệp trông chờ vào kinh phí và những chương trình xúc tiến thương mại của Nhà nước” [12, tr.50]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/09/2022