Đánh Giá Về Chính Sách Tuyển Chọn Nguồn Nhân Lực Của Tập Đoàn Công Nghệ Cmc


10.81% ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Qua kết quả điều tra có thể thấy cơ chế đãi ngộ của CMC chưa thực sự tốt để thu hút ứng viên. Ngoại trừ một số ứng viên có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản lý thì các vị trí còn lại có mức đãi ngộ về thu nhập không quá cạnh tranh so với doanh nghiệp khác. Hiện nay, Khung thu nhập tại mỗi vị trí mới được đảm bảo cạnh tranh ở mức khá với thị trường lao động. Một số vị trí có thể cạnh tranh được với các hãng công nghệ. Khi xây dựng khung thu nhập, Ủy ban Nhân sự - Tiền lương của Tập đoàn xem xét đến các yếu tố về tiền lương và việc làm cùng ngành, so sánh với các công ty tương đương, kết quả hoạt động của Công ty nói chung, cũng như từng vị trí công tác để đưa ra các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút thêm nguồn nhân lực.

Chart Title

100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

Tuyển chọn đáp ứng đủ nhu cầu số lượng của

tổ chức

Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đầu vào

Quan tâm tới nhu cầu của Đánh giá sâu sát ứng viên

ứng viên

trong cả quá trình thử

việc

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý không có ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Đánh giá về việc tuyển chọn nhân lực của tập đoàn như sau:



12.16%


14.86%


8.11%


6.76%


10.14%



37.84%



12.84%




34.46%




16.22%


21.62%








41.22%






37.16%




19.59%


14.19%










25.00%



22.30%








21.62%


20.27%



8.11%


11.49%




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại tập đoàn công nghệ CMC - 9


(Nguồn: Khảo sát của tác giả)

Hình 2.4. Đánh giá về chính sách tuyển chọn nguồn nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC

Với tiêu chí: “Tuyển chọn đáp ứng đủ nhu cầu số lượng của tổ chức” có kết quả 8.11% ý kiến hoàn toàn đồng ý, 22.3% đồng ý, 19.59% không có ý kiến, 37.84% không đồng ý, 12.16% ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Việc tuyển chọn hiện nay chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu về số lượng của tập đoàn. Hàng năm,


số lượng nhân lực được tiếp nhận mới chỉ đáp ứng được việc thay thế những nhân viên cũ đã xin nghỉ việc, còn số lượng nhân sự bị thiếu theo định biên của các đơn vị chưa được tuyển bổ sung đầy đủ. Một phần lý do đến từ nguồn ứng viên còn khá thiếu kinh nghiệm nhất là với các vị trí quản lý dự án công nghệ thông tin trong khi yêu cầu tuyển chọn lại khá khắt khe. Bên cạnh đó, có một vài vị trí thời gian tuyển dụng bị kéo dài khiến cho ứng viên lựa chọn gia nhập doanh nghiệp khác.

Với tiêu chí: “Đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực đầu vào” có kết quả 11.49% ý kiến hoàn toàn đồng ý, 25% đồng ý, 14.19% không có ý kiến, 34.46% không đồng ý, 14.86% ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Qua kết quả này có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực đầu vào hiện nay của tập đoàn CMC chưa được đảm bảo ở mức độ tốt nhất. Số ứng viên được tuyển vào được xếp vào diện CMC Expert trong 3 năm không vượt quá con số 100 ứng viên mỗi năm, bên cạnh đó, có đến khoảng 70% ứng viên có kinh nghiệm dưới 2 năm được tuyển chọn (theo số liệu của phòng tuyển dụng).

Với tiêu chí: “Tuyển chọn quan tâm đến nhu cầu của ứng viên” có kết quả 21.62% ý kiến hoàn toàn đồng ý, 41.22% đồng ý, 16.22% không có ý kiến, 12.84% không đồng ý, 8.11% ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Với quan điểm “người CMC luôn coi nhau là đồng đội - đồng chí, là người thân chung tay gây dựng một đại gia đình”, trong quá trình phỏng vấn, trao đổi, ứng viên luôn được hỏi về dự định tương lai và những mong muốn của họ với CMC. Qua những trao đổi đó, hội đồng tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có nguyện vọng gắn bó lâu dài với tập đoàn CMC và gây dựng sự nghiệp tại CMC. Một số người lao động cũng cho biết họ chọn CMC bởi tập đoàn có sự quan tâm lớn đến nhu cầu phát triển của bản thân họ.

Bên cạnh đó, để tuyển chọn những ứng viên tốt, phù hợp với tập đoàn, trong quá trình thử việc, ứng viên cũng được theo dõi, hỗ trợ một cách sâu sát để giúp họ có được sự hòa nhập nhanh nhất với đánh giá như sau: 20.27% ý kiến hoàn toàn đồng ý, 37.16% đồng ý, 21.62% không có ý kiến, 10.14% không đồng ý, 6.76% ý kiến hoàn toàn không đồng ý. Kế từ khi tiếp nhận công việc, ứng viên sẽ ngay lập tức được tham gia khóa đào tạo tân tuyển để nắm bắt hệ thống quy trình làm việc và


văn hóa của CMC. Ngoài ra, họ cũng được quản lý trực tiếp và đồng nghiệp hỗ trợ để thích nghi và hòa nhập nhanh nhất với môi trường làm việc mới. Ngay sau khi kết thúc quá trình thử việc, ứng viên sẽ cần làm các báo cáo về quá trình thử việc của bản thân tại CMC và họ có thể đề xuất ý kiến của bản thân để thực hiện công việc tốt hơn.

Nhận xét về chính sách tuyển dụng: Qua thực tế cho thấy chính sách tuyển dụng của tập đoàn bám khá sát với thực tế thị trường lao động hiện nay khi chú trọng vào cơ chế đãi ngộ liên quan đến cơ hội đào tạo, học hỏi và môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp và đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu bổ sung lực lượng lao động cho mục tiêu phát triển đội ngũ nhân lực cho tập đoàn, mặc dù vậy, chính sách tuyển dụng vẫn tồn tại một số hạn chế nhất là thời gian trong khâu tổng hợp hồ sơ ứng viên, bố trí phỏng vấn và trao đổi chế độ với ứng viên bị kéo dài khiến cho có những thời điểm có những vị trí bị thiếu nhân lực lên đến 2-3 tháng. Nguyên nhân do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa phòng ban và bộ phận tuyển dụng trong tập đoàn về việc sắp xếp thời gian để phỏng vấn ứng viên.

Ngoài ra, chính sách tuyển dụng chưa thực sự phát huy được tác dụng thu hút các ứng viên có trình độ và chất lượng cao đến làm việc tại tập đoàn. Mặc dù là tập đoàn có uy tín và thương hiệu nhưng chế độ đãi ngộ của tập đoàn chưa quá cạnh tranh để có thể thu hút được nhiều ứng viên đến ứng tuyển và gia nhập tập đoàn.

2.2.3. Thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC

Nhận thức được vai trò của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tập đoàn công nghệ CMC đã luôn chú trọng đến chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhằm phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng nhân viên của CMC lên đến hàng tỷ đồng và chiếm khoảng 20% ngân sách hoạt động của Ban nhân sự.

Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC được thể hiện qua quyết định về việc ban hành quy định đào tạo nhân viên tập đoàn công nghệ CMC số 927/QĐ-CMC do Tổng Giám đốc tập đoàn ký ngày 18/09/2016 và


quy định về bổ nhiệm, luân chuyển, điều chuyển, miễn nhiệm, bãi nhiệm nhân viên tập đoàn công nghệ CMC số 524/QĐ-CMC do Tổng Giám đốc tập đoàn ký ngày 10/03/2015.

Hai quyết định này đều căn cứ vào điều lệ của tập đoàn công nghệ CMC, căn cứ vào chức năng quyền hạn của Tổng Giám đốc tập đoàn công nghệ CMC.

Về quy định đào tạo nhân viên thì Quyết định gồm 4 điều trong đó điều 1: Ban hành kèm quyết định “Quy định đào tạo nhân viên”, điều 2 quyết định có hiệu lực từ ngày 18/09/2016, điều 3: Mọi thay đổi, bổ sung quyết định này do Tổng Giám đốc tập đoàn quyết định, điều 4: Ban Tổng giám đốc, các ban, trung tâm, phòng, cơ quan trụ sở, các công ty thành viên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Về quy định bổ nhiệm, luân chuyển, điều chuyển, miễn nhiệm, bãi nhiệm nhân viên gồm 4 điều trong đó điều 1: Ban hành kèm quyết định “quy định bổ nhiệm, luân chuyển, điều chuyển, miễn nhiệm, bãi nhiệm nhân viên”, điều 2 quyết định có hiệu lực từ ngày 10/03/2015, điều 3: Mọi thay đổi, bổ sung quyết định này do Tổng Giám đốc tập đoàn quyết định, điều 4: Ban Tổng giám đốc, các ban, trung tâm, phòng, cơ quan trụ sở, các công ty thành viên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Nội dung chính của chính sách đào tạo nhân lực gồm các phần: mục đích, đối tượng và phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu (Gồm tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài), định nghĩa và các từ viết tắt, quy định cụ thể về đào tạo nhân lực (gồm các bước trong quy trình đào tạo nhân viên), trách nhiệm của các bên liên quan (gồm ban Tổng giám đốc, các đơn vị, ban nhân sự tập đoàn và công ty thành viên), điều khoản thi hành, các biểu mẫu và phụ lục, lưu hồ sơ.

Nội dung chính của chính sách phát triển nhân lực gồm các phần: mục đích, đối tượng và phạm vi áp dụng, tài liệu tham chiếu (Gồm tài liệu nội bộ và tài liệu bên ngoài), định nghĩa và các từ viết tắt, quy định cụ thể về bổ nhiệm, luân chuyển, điều chuyển, miễn nhiệm, bãi nhiệm, tổ chức thực hiện, trách nhiệm của các bên


liên quan (gồm ban Tổng giám đốc, các đơn vị, ban nhân sự tập đoàn và công ty thành viên), điều khoản thi hành, các biểu mẫu và phụ lục, lưu hồ sơ.

2.2.3.1. Chính sách đào tạo nhân lực

Nhằm mục đích phát triển nhu cầu tự hoàn thiện và nâng cao trình độ của đội ngũ nhân tài cũng như người lao động trong tập đoàn, CMC Corporation luôn tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết khả năng của mình. Việc này thể hiện rõ ràng và hiệu quả qua công tác đào tạo và phát triển của doanh nghiệp. Lãnh đạo tập đoàn luôn coi trọng việc học tập và tạo điều kiện cho mọi người rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi. Mỗi đồng nghiệp là một người thầy. Thêm vào đó, CMC có hàng loạt các khóa training cho các nhóm nghề nghiệp từ Kỹ thuật, công nghệ thông tin, Marketing, Phát triển kinh doanh và Hỗ trợ kinh doanh...đến từ các giảng viên nội bộ và chuyên gia chuyên ngành bên ngoài. Người CMC cũng thường xuyên được tham dự các buổi Leader Talk chia sẻ, chuyển giao trí thức và kinh nghiệm từ các lãnh đạo cao nhất cấp Tập đoàn và Lãnh đạo đơn vị.

Quan điểm và mục tiêu của CMC về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực như sau:

CMC luôn coi trọng việc tạo điều kiện cho cộng sự của CMC được rèn luyện và học tập từ chuyên gia và chính những đồng nghiệp của mình.Và nếu như nhân viên cảm thấy muốn trao đổi, học tập nâng cao khả năng chuyên môn thì CMC luôn có các nhóm nghề nghiệp đa dạng, những talk chia sẻ, chuyển giao tri thức và kinh nghiệp từ các chuyên gia trong và ngoài CMC trực tiếp giảng dạy. Việc học tập là hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, nhân sự tại CMC được cấp quyền truy cập thư viện mở, không gian sáng tạo của CMC Innovation Center. Bởi CMC tin rằng chỉ khi được đáp ứng những nhu cầu chính đáng để chủ động học tập và rèn luyện thì con người mới có thể phát triển một cách tốt nhất. Việc tổ chức thực hiện chính sách đào tạo nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC và các công ty thành viên thể hiện qua quy trình như sau:



Xác định nhu cầu đào tạo

Xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo

Đề xuất đào tạo

Xem xét

Xác định nội dung và phương pháp đào tạo

Lập kế hoạch đào tạo

Xác định kinh phí dự kiến

Phê duyệt

Lựa chọn đối tác đào tạo

Triển khai thực hiện đào tạo

Tổ chức triển khai theo kế hoạch

Đánh giá sau đào tạo

Lưu giữ hồ sơ liên quan



Hình 2.5. Quy trình đào tạo nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC

Chính sách đào tạo và phát triển nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC thể hiện qua một số quy định, hướng dẫn về: xác định nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo, đánh giá công tác đào tạo và tạo cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người lao động.


Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo của CMC hàng năm được Trung tâm Đào tạo CMC tổng hợp dựa trên đề xuất của các trưởng đơn vị cũng như kế hoạch sản xuất, kinh doanh đã được ban lãnh đạo tập đoàn phê duyệt. Ngoài một số chương trình đào tạo được tiến hành theo định kỳ như đào tạo hội nhập cho nhân viên mới, leadertalk, các kỹ năng trong công việc... thì các chương trình đào tạo còn lại được thực hiện dựa trên đề xuất của các đơn vị khi có sự thay đổi, cập nhật về quy trình, quy định làm việc mới, đào tạo khi có sự thay đổi về cơ chế, chính sách của Nhà nước liên quan đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn hay đào tạo bồi dưỡng, nâng cao tay nghề chuyên môn cho nhân viên đáp ứng cho các hoạt động kinh doanh của tập đoàn cũng như đào tạo dựa trên đặt hàng của ban lãnh đạo tập đoàn.

Bước 2: Xác định mục tiêu, đối tượng đào tạo

Về đào tạo mới: dành cho những nhân viên mới gia nhập Tập đoàn. Mục tiêu là giúp hòa nhập nhanh với văn hóa và môi trường làm việc của CMC, tiếp nhận kiến thức kỹ năng công việc mới để đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại.

Về Đào tạo lại: dành cho những nhân viên có mức độ thực hiện công việc thấp, hiệu quả công việc chưa đạt yêu cầu. Mục tiêu chính là cải thiện hiệu quả làm việc, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc hiện tại.

Về đào tạo nâng cao: chương trình đào tạo theo quy định dành cho nhân viên tập đoàn gồm đào tạo về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo về kỹ năng. Mục tiêu nhằm nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp của nhân viên tập đoàn, gia tăng năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu công việc trong tương lai.

Đối tượng được xác định qua đề xuất của đơn vị hoặc thông qua một số kỳ thi chức danh dành cho cán bộ nhân viên tại tập đoàn và đánh giá năng lực cán bộ nhân viên, trung tâm phát triển nguồn lực CMC cũng tổng hợp được nhu cầu đào tạo thêm cho những nhân viên còn hạn chế về năng lực, trình độ. Tất cả được tổng hợp vào tờ trình của các đơn vị gửi đến Phòng đào tạo.

Đối tượng được đào tạo sẽ được Ban Nhân sự và Ban Tổng giám đốc xem xét và thông qua.


Bước 3: Lên Kế hoạch đào tạo

Căn cứ vào tờ trình đề nghị đào tạo của các phòng, ban, đơn vị, cá nhân đã được xem xét, Trung tâm đào tạo và trung tâm phát triển nguồn lực CMC sẽ tiến hành lập kế hoạch đào tạo tổng thể cho cả năm trên cơ sở đã có số lượng người và một số nội dung, chương trình đào tạo định kỳ hoặc theo đề xuất của đơn vị. Với các khóa đào tạo phát sinh không nằm trong kế hoạch cũng được tiến hành lên kế hoạch theo đúng quy định trong chính sách đào tạo.

Trong chính sách đào tạo và bồi dưỡng nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC, kế hoạch đào tạo phải làm rõ các nội dung liên quan đến:

- Mục đích, mục tiêu của khóa đào tạo

- Đối tượng tham gia khóa đào tạo bao gồm người học, người tham gia giảng dạy, cán bộ tổ chức đào tạo

- Thời gian tổ chức, thời lượng của khóa đào tạo

- Địa điểm tổ chức khóa đào tạo

- Các hình thức, phương pháp đào tạo phù hợp với nội dung, chương trình được đào tạo

- Ngân sách dự kiến cho khóa đào tạo

- Các điều khoản sau khi kết thúc đào tạo như thi cuối khóa, cấp chứng chỉ, chứng nhận, tiến hành chế độ cho người học, người đào tạo…

Kế hoạch đào tạo được trung tâm đào tạo lập và trình phê duyệt qua trưởng ban nhân sự và Phó Tổng giám đốc phụ trách nhân sự của tập đoàn.

Ngoài việc đào tạo các chương trình theo định kỳ như đào tạo hội nhập nhân viên mới, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp,…và các khóa đào tạo phát sinh theo yêu cầu, chỉ đạo của ban lãnh đạo tập đoàn thì Trung tâm đào tạo cũng có thể đề xuất ban lãnh đạo tập đoàn phê duyệt các đơn vị cử nhân viên đi học các chương trình đào tạo bên ngoài phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi người, mỗi bộ phận nếu cần thiết cho công tác sản xuất, kinh doanh của tập đoàn.

Bước 4. Phê duyệt kế hoạch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022