Khái Quát Một Số Nguồn Lực Của Tập Đoàn Công Nghệ Cmc


Ciber – CMC với mục đích cung cấp dịch vụ và nhân lực cho thị trường ERP, các giải pháp quản lý văn bản eDocman, Coffice, phần mềm kế toán doanh nghiệp CeAC, phần mềm quản trị nhân sự…hoạt động tại CMC đang hỗ trợ cho việc áp dụng công nghệ thông tin, hệ thống hóa các quá trình liên quan đến quản lý doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu thời gian, công sức lao động đáng kể mà lại đem lại hiệu quả cao.

*Những thành tích mà CMC đã đạt được bao gồm:

Huân chương lao động hang Hai do Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam trao tặng năm 2010.

Tập đoàn CMC được vinh dự đứng thứ 151 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và đứng thứ 32 trong top 500 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam – theo xếp hạng của VNR500.

Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam Top 5 công ty ICT hàng đầu Việt Nam (CMC Corporation) Top 5 công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam (CMC Soft) Top 5 công ty máy tính hàng đầu Việt Nam (CMS)

Top 5 công ty tích hợp hệ thống hàng đầu Việt Nam (CMC SI).

2.1.4. Sơ đồ, cấu trúc tổ chức

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của tập đoàn công nghệ CMC được tổ chức theo cấu trúc hỗn hợp với trụ sở chính và các công ty thành viên. Tại trụ sở tập đoàn gồm các phòng ban chức năng chuyên môn, đứng đầu là Hội đồng quản trị và Ban điều hành. Tiếp theo là các công ty thành viên, các công ty cổ phần và liên doanh có cổ phần của CMC.

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan cao nhất của CMC, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của Hội đồng quản trị, báo cáo của các kiểm toán viên, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp ...

Ban kiểm soát của doanh nghiệp có từ ba đến năm thành viên, nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá bốn năm, thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại


với số nhiệm kỳ không hạn chế, thực thi các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Hội đồng quản trị Có nhiệm vụ quản lý doanh nghiệp, có quyền nhân danh công ty để quyết định các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng cổ đông...

Ban điều hành: quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh của tập đoàn, đồng thời đưa ra các chính sách, mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhân sự, sử dụng nguồn lực...nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Các ban chuyên môn: Ban Giám đốc: Ban giám đốc có các chức năng sau: - Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động hàng ngày khác của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông về việc thực hiện các quyền & nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Cổ đông. Hội đồng quản trị. Thực hiện kế hoạch kinh doanh & phương án đầu tư của doanh nghiệp. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ doanh nghiệp như bổ nhiệm, miễn nhiệm, đề xuất cách chức các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, trừ các chức danh do Hội đồng Quản trị, Hội đồng cổ đông bổ nhiệm. Ngoài ra còn phải thực hiện các nhiệm vụ khác & tuân thủ một số nghĩa vụ của người quản lý doanh nghiệp theo Luật pháp quy định. Trong đó, ban Nhân sự của tập đoàn và của các công ty thành viên thuộc trong ban chuyên môn có nhiệm vụ chính liên quan đến vấn đề quản lý và phát triển nguồn nhân lực của tập đoàn.

Ban Tài chính: Tổ chức tham mưu giúp Tổng giám đốc về công tác tài chính trong doanh nghiệp, bao gồm: xây dựng chế độ, chính sách, kiểm tra trong lĩnh vực tài chính, tài sản và tổ chức quản lý kinh phí được giao

Khối văn phòng Thực hiện các nghiệp vụ hành chính văn phòng, văn thư lưu trữ, quản lý cơ sở vật chất và các dịch vụ công cộng, phục vụ hội nghị, hội thảo..., phục vụ công tác nghiên cứu của doanh nghiệp.

Các công ty thành viên: Tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đúng theo mảng lĩnh vực chính được giao đảm nhận.



HĐTV/

Chủ tịch công ty thành viên


Các ban chuyên môn


Đại diện CMC tại các công ty cổ phần

Công ty TNHH MTV & Chi nhánh

CMC SI

CMC Soft

CMC SISG

CMC P&T

CMC Global

CMS

CMC Japan

Công ty CP liên doanh chi nhánh CMC Telecom CMC Infosec NetN m Ciber 37 Đại hội 1

Công ty CP, liên doanh & chi nhánh

CMC Telecom

CMC Infosec

NetN@m

Ciber

37


Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban điều hành

Ban Kiểm soát

Viện nghiên cứu công nghệ CMC

2 1 5 Khái quát một số nguồn lực của tập đoàn công nghệ CMC Về nhân lực 2


2.1.5. Khái quát một số nguồn lực của tập đoàn công nghệ CMC

* Về nhân lực



STT


Tiêu chí

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Số

lượng (Người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)


Tỷ lệ (%)

Số lượng (Người)

Tỷ lệ (%)


1

Phân loại theo độ tuổi

2247

100%

2366

100%

2578

100%

≤ 25 tuổi

653


730


727


Từ 26 - 40 tuổi

1364


1392


1597


≥ 40 tuổi

230


244


254



2

Phân loại theo giới tính

2247

100%

2366

100%

2578

100%

Nam

1426

63,46

1509

63,78

1682

65,24

Nữ

821

36,54

857

36,22

896

34,76


3

Phân loại theo trình độ chuyên môn


2247


100%


2366


100%


2578


100%

THPT,TC

112


114


106


Cao đẳng

225


264


258


Đại học

1821


1896


2108


Trên ĐH

89


92


105


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực tại tập đoàn công nghệ CMC - 6

Liên quan đến tình hình nhân lực, có thể nhận thấy quy mô nhân lực của tập đoàn có xu hướng tăng nhanh và đều trong giai đoạn 2017 – 2019 (bình quân mỗi năm quy mô nhân sự tăng thêm khoảng 5%) và dự kiến sẽ tăng mạnh hơn trong những năm tiếp theo với mục tiêu đạt 10.000 nhân viên và sự phát triển mạnh của ngành công nghệ thông tin. Ngoài ra số lượng nhân viên có bằng cấp từ đại học trở lên cũng chiếm số đông tại tập đoàn, điểu này khẳng định chất lượng của đội ngũ nhân lực. Bên cạnh đó, do đặc thù ngành công nghệ nên số lượng nhân viên nam cũng cao hơn hẳn so với nhân viên nữ.


* Về tài chính


TT

CHỈ TIÊU

Đơn vị

2017

2018

2019

1

Tổng tài sản

tỷ đồng

2.307,718

2.541,838

2.842,531

2

Tài sản ngắn hạn

tỷ đồng

2.182,817

2.506,359

2.806,526

3

Tài sản dài hạn

tỷ đồng

124,900

35,478

36,005

4

Vốn điều lệ

tỷ đồng

865.000

865.000

865.000

5

Vốn chủ sở hữu

tỷ đồng

777.546

892.445

867.609

6

Nhân lực

Người

2.247

2.366

2.578

7

Tiền lương bình quân

triệu/người/tháng

13,23

15,25

16,41

(Nguồn: Ban Tài chính tập đoàn)

Trong 3 năm gần đây quy mô về tổng tài sản tiếp tục được tăng dần đều nhờ việc thị trường công nghệ thông tin đang có tốc độ tăng trưởng khá. Quy mô về nhân sự cũng được gia tăng qua từng năm để hướng tới mục tiêu đạt trên 10.000 nhân sự vào những năm 2023-2025.

2.1.6. Một số kết quả kinh doanh chủ yếu của tập đoàn công nghệ CMC


STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

2017

2018

2019

1

Tổng doanh thu

tỷ đồng

3221,125

3218.500

3530.681

2

Tổng lợi nhuận trước thuế

tỷ đồng

121,174

115.125

175.380

3

Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản(ROA)

%

1.62

0.98

4.45

4

Lợi nhuận thuần/Vốn chủ sở hữu (ROE)

%

3.13

2.18

10.33

(Nguồn: Ban Tài chính tập đoàn)

Trong những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của CMC đã đạt được nhiều thành công. Mặc dù năm 2018 doanh thu có sự sụt giảm so với năm 2017 nhưng năm 2019 đã có sự gia tăng mạnh mẽ với trên 15% tăng trường với sự bùng nổ của các doanh nghiệp công nghệ thông tin do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tổng lợi nhuận trước thuế cũng có sự tăng trưởng tốt của năm 2019 và


2018 do tập đoàn bắt đầu có những đối tác nước ngoài từ CMC Global và cắt giảm một số chi phí hoạt động lớn của năm 2018.

2.2. Thực trạng các chính sách phát triển nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC

2.2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến các chính sách phát triển nhân lực

2.2.1.1. Thực trạng các yếu tố bên ngoài

- Quy mô thị trường lao động: Ngành công nghệ thông tin là ngành có tốc độ phát triển hàng đầu tại Việt Nam trong những năm gần đây do đó nhu cầu về nhân lực là rất lớn. Theo dự báo của Vietnamworks, tới năm 2020, Việt Nam còn thiếu

400.000 lao động công nghệ thông tin và mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động. Tuy nhu cầu lớn nhưng các chương trình đào tạo ngành công nghệ thông tin trong nước hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội nhất là trong đào tạo kỹ sư chất lượng cao. Nên do vậy, quy mô thị trường lao động ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay vừa thiếu lượng, vừa thiếu chất. Là một doanh nghiệp lớn, có uy tín và thương hiệu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng tập đoàn công nghệ CMC cũng gặp những khó khăn trong việc tuyển dụng nhân lực khi mà cung không đáp ứng được cầu, ngoài ra với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, việc duy trì đội ngũ nhân lực hiện có cũng là vấn đề cần quan tâm, những nhân sự mới thì phải đào tạo lại mới có thể làm được việc. Dự kiến, tới năm 2023, CMC hướng đến con số 5.000 nhân sự công nghệ thông tin chất lượng cao, tăng khoảng 10 lần so với hiện tại với việc mở rộng quy mô hoạt động trong 2 năm, với 3 chi nhánh tại Nhật Bản, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Công ty sẽ phải tối ưu hóa việc đào tạo, sử dụng nguồn lực công nghệ thông tin trên khắp Việt Nam để đáp ứng kế hoạch. Vì những lý do trên, các chính sách về tuyển dụng nhân lực, đãi ngộ nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực chú trọng việc coi người lao động là nguồn lực quý báu nhất của tập đoàn và năng lực cốt lõi làm nên uy tín, vị thế của tập đoàn đang có những điều kiện tốt để có thể gia tăng khả năng cạnh trang trong việc thu hút thêm được người lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đồng thời tiến hành các chính sách đào tạo thích hợp để bồi dưỡng nhân viên, xây dựng được đội


ngũ nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để giúp tập đoàn đạt được các mục tiêu phát triển kinh doanh.

- Sự phát triển của khoa học, công nghệ, kỹ thuật: Hiện nay, thời đại cách mạng công nghệ 4.0 mang lại rất nhiều sự tiến bộ về khoa học, công nghệ, kỹ thuật hỗ trợ đắc lực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Tập đoàn công nghệ CMC hiện nay đang tiến hành đầu tư và phát triển một loạt các sản phẩm công nghệ mới trong lĩnh vực viễn thông, internet, trí tuệ nhân tạo, IoT (internet of thinks), OTT (over the top), …Đây đều là những lĩnh vực mới và đòi hỏi đội ngũ nhân lực phải có trình độ và sự am hiểu nhất định mới có thể thực hiện được những dự án phát triển của tập đoàn. Do vậy, hiện nay, chính sách phát triển nguồn nhân lực tập đoàn công nghệ CMC liên tục phải đối mặt với những thách thức để thu hút được đội ngũ nhân lực có trình độ cao gia nhập tập đoàn, đồng thời là những áp lực từ chính sách đào tạo để nâng cao kiến thức, trình độ cho đội ngũ nhân viên để họ có thể thực hiện được các dự án phát triển của tập đoàn trong thời gian tới. Ngoài ra là các cơ chế, chính sách động viên người lao động để họ tự phát triển bản thân, theo kịp những sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

- Khách hàng: Hiện nay, tập đoàn công nghệ CMC là đối tác của nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam như lĩnh vực ngân hàng với hơn 200 ngân hàng, tổ chức tài chính, thực hiện giả cho các doanh nghiệp sản xuất quy mô vừa và nhỏ đến quy mô lớn, cung cấp những giải pháp quản lý sản xuất hàng đầu thế giới như MES, SAP ERP, các giải pháp về giáo dục và nhiều cơ quan chính phủ. Các khách hàng của công ty hiện nay đều quan tâm đến việc chuyển đổi số, số hóa các hoạt động và gia tăng mức độ bảo mật thông tin…Do vậy, đội ngũ nhân lực của tập đoàn, nhất là đội ngũ nhân lực công nghệ cần phải có chất lượng tốt, có đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất nghề để thực hiện được những nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, các chính sách phát triển nguồn nhân lực được xây dựng đang phải đối mặt với áp lực làm sao để có được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao cung cấp các giải pháp phần mềm, điện toán đám mây, dịch vụ dữ liệu và các dịch vụ an toàn thông tin, bảo mật để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong bối cảnh hiện nay.

- Đối thủ cạnh tranh: Ngành công nghệ thông tin hiện nay có mức độ cạnh tranh rất cao. Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến tháng 6/2020, số lượng doanh


nghiệp CNTT, điện tử viễn thông (cả doanh nghiệp nội địa và nhà đầu tư nước ngoài - FDI) là khoảng 45.500 doanh nghiệp. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin cạnh tranh không chỉ trên thương trường mà còn liên tục đưa ra các chính sách đãi ngộ tốt để thu hút những lao động có trình độ cao từ doanh nghiệp khác. Vì vậy, các chính sách phát triển nhân lực của tập đoàn công nghệ CMC đang phải đối mặt với việc đổi mới, chỉnh sửa để nâng cao được sức cạnh tranh của tập đoàn qua đầu tư nâng cao được chất lượng nguồn nhân lực đồng thời giữ chân được đội ngũ nhân tài của tập đoàn trước sức hút từ các đối thủ cạnh tranh.

2.2.1.2. Thực trạng các yếu tố bên trong

- Yếu tố tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp: Tập đoàn Công nghệ CMC không ngừng phấn đấu để trở thành Tập đoàn hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin và Viễn thông bằng phương pháp không ngừng sáng tạo và đổi mới trong nghiên cứu ứng dụng các giải pháp công nghệ cao; luôn hướng đến sự chuyên nghiệp, hoàn thiện trong từng sản phẩm và dịch vụ, nhằm góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ thông tin. Những mục tiêu này đặt ra các yêu cầu khác nhau về trình độ, tay nghề, kỹ năng làm việc đối với đội ngũ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Trong giai đoạn sắp tới, khi mà tập đoàn công nghệ CMC theo đuổi chiến lược tăng trưởng, mở rộng thị trường, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào quá trình sản xuất và quản lý. Điều nảy đặt ra các yêu cầu về việc thực hiện các chính sách phát triển nhân lực nhằm tăng cường đào tạo nhân viên trong Công ty kỹ năng sử dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp với tay nghề và kinh nghiệm vào công việc để thực hiện tốt chiến lược đề ra và thu hút thêm nhiều lao động giỏi đến làm việc cho tập đoàn.

Quan điểm của nhà quản trị: Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao của tập đoàn công nghệ CMC đều là những người rất đề cao vai trò của đội ngũ nhân lực trong doanh nghiệp. Họ đề cao việc tạo điều kiện cho nhân viên trong tập đoàn được rèn luyện, học tập từ các chuyên gia và từ chính những đồng nghiệp của họ. Lãnh đạo công ty còn luôn khuyến khích đội ngũ nhân lực học và cải thiện liên tục các kỹ năng chuyên môn. Ngoài ra, nhân viên tại CMC còn được cấp quyền truy cập thư viện mở, không gian sáng tạo của CMC Innovation Center bởi lý do chỉ khi được đáp ứng nhu cầu chính đáng để học tập và rèn luyện thì con người mới có thể phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/10/2022