Bảng 2.1: Dân số và lao động tỉnh Thanh Hóa 2000 - 2010
2000 | 2005 | 2007 | 2010 | |
1. Tổng dân số (1.000người) | 3494,0 | 3671,4 | 3697,2 | 3781,0 |
Trong đó: Vùng ven biển | 975,3 | 1085,4 | 1078,3 | 1076,7 |
2. LĐ trong độ tuổi (1.000 ng.) | 1908,0 | 2179,0 | 2262,5 | 2418,5 |
LĐ đang làm việc trong các ngành KTQD (1.000 người) | 1503,1 | 1648,8 | 1741,5 | 1890,7 |
Trong đó: vùng ven biển | 648,6 | 672,4 | 673,7 | 672,55 |
Sử dụng thời gian lao động ở nông thôn (%) | 75,0 | 77,2 | 80,4 | 85 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Về Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Ven Biển Ở Thâm Quyến Trung Quốc
- Kinh Nghiệm Về Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Ven Biển Ở Bà Rịa - Vũng Tàu
- Chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ 2000-2010 - 10
- Chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ 2000-2010 - 12
- Về Tính Phù Hợp Của Chính Sách . Các Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Đã Ban Hành Trên Cơ Sở Thực Hiện Các Chủ Trương, Chính Sách Của Nhà Nước Trung
- Chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ 2000-2010 - 14
Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.
Nguồn : Niên giám Thống kê năm 2010 và của Sở LĐTB&XH
2.1.4. Các lợi thế phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hóa.
1. Quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước đã và đang tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế cả nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng trong đó có vùng ven biển. Sự tăng trưởng cao và ổn định của nền kinh tế cả nước, của tỉnh cũng như của vùng ven biển những năm qua đã tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn trong giai đoạn tới, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ven biển cũng như của tỉnh Thanh Hoá và các địa phương khác trong cả nước.
2. Là vùng được hưởng lợi từ những chính sách của Chính phủ như: QĐ Số 257/2003/QĐ-TTg, ngày 3/12/2003 về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu các xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; QĐ Số 193/2006/QĐ- TTg ngày 24/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí sắp xếp dân cư.. do đó vùng ven biển Thanh Hóa có điều kiện thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư lớn của Trung ương để phát triển kết cấu hạ tầng và xắp xếp dân cư, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn.
3. Diện tích tự nhiên rộng, địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch; nguồn lao động dồi dào, năm 2010, vùng
ven biển có 1,08 triệu dân với 672.548 người trong độ tuổi lao động, chiếm tỷ trọng 62,5% dân số; đây nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế vùng ven biển [40].
4. Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm gần Vùng KTTĐ Bắc Bộ là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ với Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đồng thời là một trong những cửa ngõ ra biển với cảng Nghi Sơn, nó còn là cửa ngõ chủ yếu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Bắc Lào Đây là lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng miền trong cả nước và với quốc tế.
5. Thanh Hoá đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn với nhiều công trình kinh tế lớn của quốc gia đã và đang được triển khai như : nhà máy đóng sửa tàu biển, nhà máy luyện thép, các nhà máy nhiệt điện,.. và đặc biệt là dự án liên doanh lọc hóa dầu Nghi Sơn với tổng đầu tư 6,5 tỷ USD, công suất giai đoạn đầu là 10 triệu tấn/năm, sẽ vận hành thương mại vào năm 2013, cùng những chính sách ưu đãi sẽ là "động lực" lớn để Thanh Hóa thu hút mạnh đầu tư, tạo bước đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ven biển nói riêng và của tỉnh Thanh Hoá noi chung theo định hướng CNH, HĐH.
6. Những năm gần đây nền kinh tế của tỉnh phát triển khả quan, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và có xu hướng tăng dần vào những năm cuối kỳ; các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự xã hội được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo vệ vững chắc, tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới của nhân loại
… tạo đà cho sự phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
Tốc độ tăng trưởng bình quân 2001-2005 là 9,1%/năm và 11,5% giai đoạn 2006-2010; trong đó nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,2%/năm, công nghiệp - xây dựng tăng 15,8%/năm và dịch vụ tăng 12,2%/năm. Điều đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có xu hướng tăng dần vào các năm cuối kỳ của kế hoạch 5 năm, tạo đà tăng trưởng thuận lợi cho thời kỳ tiếp theo.
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2001 - 2010
Đơn vị: Tỷ đồng, giá CĐ 94.
2000 | 2005 | 2010 | Tăng | BQ (%/n.) | ||
2001- 2010 | 2001- 2005 | 2006- 2010 | ||||
Tổng GDP 1. Theo ngành kinh tế - Nông lâm nghiệp và TS - Công nghiệp và XD - Dịch vụ 2. Theo khu vực kinh tế - Quốc doanh - Ngoài quốc doanh - Đầu tư nước ngoài | 7700.8 | 11910.0 | 20.563.0 | 10,3 | 9.1 | 11.5 |
2925.9 | 3633.0 | 4464.0 | 4,3 | 4.4 | 4,2 | |
2243.7 | 4535.0 | 9461.0 | 15,5 | 15.1 | 15,8 | |
2531.2 | 3739.0 | 6638.0 | 10,1 | 8.1 | 12,2 | |
2087.5 | 3321.0 | 4738.0 | 8,5 | 9.7 | 7,4 | |
5247.0 | 7826.0 | 13725.0 | 10,1 | 8.3 | 11,9 | |
366.3 | 763.0 | 2100.0 | 19,1 | 15.8 | 22,4 |
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thanh Hoá và số liệu Sở KH&ĐT
- Vùng ven biển: Kinh tế vùng ven biển liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, từ 8,6% giai đoạn 1996 - 2000 lên hơn 12% giai đoạn 2001 - 2010, đứng đầu các vùng về tốc độ tăng trưởng. Tỷ trọng kinh tế của vùng này trong nền kinh tế cũng tăng dần từ 25,6% năm 1995 lên 29,7% năm 2005, khoảng 35% năm 2010. Đây là vùng có nhiều tiềm năng, dự báo trong thời gian tới vùng này còn phát triển với tốc độ cao hơn.
2.1.5. Nhận xét về tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế ven biển Thanh Hóa
Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên đây của các huyện ven biển Thanh Hóa, cho thấy, vùng biển Thanh Hóa có điều kiện phát triển kinh tế khá toàn diện, kể cả nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, thế mạnh phát triển kinh tế vùng biển Thanh Hóa gì? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần so sánh giữa tỷ lệ dân số với tỷ lệ diện tích và các điều kiện phát triển kinh tế vùng biển Thanh Hóa với tỉnh Thanh Hóa và cả nước.
Bảng 2.3: Tiềm năng, thế mạnh của 6 huyện ven biển ở Thanh Hóa
ĐVT | 6 huyện | So với tỉnh Thanh hóa | So với cả nước | |||
Quy mô | Tỷ lệ % | Quy mô | Tỷ lệ % | |||
Dân số | ngàn người | 1093.4 | 3436.4 | 31.8 | 86024.6 | 1.3 |
Diện tích tự nhiên | ha | 1262.7 | 11133.4 | 11.3 | 33121.2 | 3.8 |
Diện tích đất nông nghiệp | ha | 78718 | 311826 | 25.2 | 8270200 | 1.0 |
Diện tích lúa | ha | 68802 | 258137 | 26.7 | 7201000 | 1.0 |
Diện tích ngô | ha | 9916 | 53689 | 18.5 | 1067900 | 0.9 |
Diện tích khoai lang | ha | 10.225 | 13.732 | 74,5 | 162.200 | 6,3 |
Diện tích đỗ tương | ha | 2.905 | 4.355 | 66,7 | 191.500 | 1,5 |
Diện tích lạc | ha | 10929 | 16082 | 68.0 | 254600 | 4.3 |
Diện tích cói | ha | 3755 | 4386 | 85.6 | 13800 | 27.2 |
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản | ha | 5498 | 13613 | 40.4 | 1008000 | 0.5 |
Chiều dài bờ biển | km | 102 | 102 | 100,0 | 3.200 | 3,2 |
Nguồn Niên Giám Thống Kê Thanh Hóa và Niên giám Thống Kê Việt Nam 2009
Bảng trên cho thấy, nếu so với tỉnh Thanh Hóa, dân số 6 huyện vùng biển Thanh hóa chiếm tỷ lệ 31,8% nhưng chiếm 74,5% diện tích trồng khoai lang, 66,7% diện tích trồng đỗ tương, 68% diện tích lạc, 85,6% diện tích trồng cói, 40,4% diện tích mặt nước nuôi trồng tủy sản, có bờ biển dài 102 km, có cảng nước sâu Nghị Sơn.
Nếu so với cả nước, 6 huyện ven biển tỉnh Thanh Hóa chiếm 1,3% dân số, nhưng có 3,8% diện tích tự nhiên, 6,3% diện tích khoai lang, 1,5% diện tích đỗ tương, 4,3% diện tích lạc, 27,2% diện tích cói , 0,5% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, có 3,2% chiều dài bở biển và cảng nước sâu.
Khảo sát của luận án về tiềm năng phát triển các ngành kinh tế ven biển Thanh Hóa từ ý kiến của 595 cán bộ quản lý các cấp và doanh nghiệp cho kết quả như sau:
Bảng 2.4: Đánh giá của cán bộ lãnh đạo tỉnh đối với tiềm năng các ngành kinh tế ven biển ĐV: %
Thấp | Trung bình | Cao | Không trả lời | Tổng số | |
Ngư nghiệp vùng ven biển | 7.4 | 27.7 | 61.9 | 3.0 | 100.0 |
Du lịch, dịch vụ vùng ven biển | 12.8 | 8.9 | 75.6 | 2.7 | 100.0 |
Nông nghiệp vùng ven biển | 60.0 | 26.6 | 8.9 | 4.5 | 100.0 |
Công nghiệp vùng ven biển | 60.7 | 16.1 | 18.6 | 4.5 | 100.0 |
Nguồn Khảo sát của tác giả năm 2010 Như vậy, phát triển ngư nghiệp nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy hải sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng lớn nhất với 89,6% ý kiến; (27,7%+ 61,9%), tiếp đến là du lịch, dịch vụ ven biển 84,6%, nông nghiệp ven biển là 35,5%
và công nghiệp ven biển là 34,7%,
Kết hợp các điều kiện trên có thể nói, chúng tôi cho rằng tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế vùng ven biển Thanh Hóa hiện tại như sau:
Thứ nhất, phát triển công nghiệp. Với lợi thế cảng biển nước sâu Nghi Sơn đang được đầu tư xây dựng và theo quy hoạch [7] đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt trong tương lai sẽ trở thành cảng nước sâu lớn ở phía Bắc và đang hình thành Khu Kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa có điều kiện phát triển công nghiệp đóng tàu, vận tải đường biển, lọc hóa dầu, nhiệt điện và sản xuất vật liệu xây dựng,...
Thứ hai, thế mạnh về khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản. Với diện tích mặt nước và bở biển dài 102 km, Cùng với các cửa lạch, cảng cá, bến cá Thanh Hóa có tiềm năng và thế mạnh về khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
Thứ ba, thế mạnh phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại. trên cơ sở khai thác tiềm năng thế mạnh của du lịch biển, nhất là bãi biển Sầm Sơn, Hoàng Hóa và Tĩnh Gia và các hoạt động dịch vụ ven biển. đây cũng là tiềm năng lớn của Thanh Hoá.
Thứ tư, thế mạnh về nông nghiệp. Vùng ven biển Thanh Hóa có điều kiện phát triển các ngành nghề nông nghiệp đa dạng như lúa, ngô khoai, lạc, đỗ tương, cói…nhưng thế mạnh kinh tế nông nghiệp ven biển Thanh Hóa là phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, trong đó cây trồng chính là: cói, cây lạc và phát triển rau quả thực phẩm.
79
Hình 2.2: Bản đồ các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá
Nguồn: Trích từ bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hoá
2.2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN TỈNH THANH HÓA TRONG THỜI GIAN TỪ 2000-2010
Hệ thống chính sách phát triển kinh tế ven biển là tổng thể các chính sách có quan hệ gắn bó với nhau, bao gồm các chính sách của Nhà nước Trung ương và các chính sách của chính quyền địa phương (chủ yếu là cấp tỉnh) nhằm thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế ven biển theo định hướng mục tiêu chung của đất nước. Đối tượng tác động của chính sách là các ngành, lĩnh vực có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp tới sự phát triển kinh tế ven biển. Trong những năm qua, ngoài các chương trình, mục tiêu, chính sách của Trung ương như chương trình 134,135; chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30A, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình bố trí sắp xếp dân cư, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn...đã được ban hành và cũng ảnh hưởng trực tiếp đến vùng ven biển, thì Thanh Hoá còn ban hành nhiều chính sách nhằm phục vụ phát triển kinh tế-xã hội nói chung, vùng ven biển nói riêng. Kể từ năm 2000 đến nay tỉnh Thanh Hoá đã ban hành 32 văn bản chính sách trên các lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh tế 13 văn bản, lĩnh vực xã hội 19 văn bản, các chính sách có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế ven biển 15 văn bản. Chính sách được ban hành trên nhiều phương diện khác nhau như đối tượng tác động, lĩnh vực tác động, tính chất tác động, thời gian thực hiện.. Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi phân tích thực trạng chính sách phát triển kinh tế ven biển thông qua các công cụ chính sách chủ yếu sau đây.
2.2.1. Chính sách đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phát cho vùng ven biển.
Xây dựng cơ sở hạ tầng được lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa coi là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế ven biển. Bởi lẽ với chiều dải 102 km ven biển, với diện tích hơn 1262.7 ha trải trên 6 huyện ven biển, muốn phát triển, cần phải có cơ sở hạ tầng phù hợp, kể từ giao thông, bến cảng, đê điều, các cơ sở sản xuất công nông nghiệp và dịch vụ.
Vì thế, phát huy cao độ nội lực kết hợp với nguồn lực bên ngoài, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm khai thác tốt các tiềm năng lợi thế của vùng biển, tạo
bước đột phá về kinh tế biển là chủ trương nhất quán được tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quán triệt trong những năm đổi mới vừa qua.
- Trong những năm qua tỉnh đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng ven biển, từng bước hình thành và phát triển đồng bộ các khu kinh tế, nhất là khu kinh tế Nghi Sơn, các khu du lịch như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hà Nghi Sơn..., đầu tư xây dựng cảng nước sâu Nghi Sơn, xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông, đê biển, đê sông.
Đặc biệt, đối với khu kinh tế Nghi Sơn, một trong “Tứ Sơn” của Thanh Hóa (Nghi Sơn, Sầm Sơn, Lam Sơn và Bỉm Sơn), có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để trở thành một khu kinh tế mang tầm cỡ quốc gia, đã được Nhà nước Trung ương và tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm, ban hành nhiều chủ trương chính sách phát triển. Ngày 17/5/2001, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 604/QĐ- TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Đô thị mới Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá đến năm 2020.
Ngày 15/5/2006, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 102/2006/QĐ-TTg thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá. Ngày 10/10/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1364/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nghi Sơn tỉnh Thanh Hoá.
Trên cơ sở đó, tỉnh đã tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển khu kinh tế nghị Sơn trở thành một trọng điểm trong việc đưa Thanh Hóa thành một tỉnh công nghiệp, nằm ở phía nam tỉnh Thanh Hóa.
- Trong bối cảnh đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển các công trình ngành điện có ý nghĩa hàng đầu. Ngày 31 tháng 01 năm 2007 UBND tỉnh có Quyết định số 390
/2007/QĐ-UBND về việc phê duyệt chính sách hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới lưới điện hạ thế nông thôn tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2007-2010 áp dụng cho các xã đồng bằng, ven biển, các xã miền núi thấp chưa được hỗ trợ đầu tư xây dựng lưới điện hạ thế theo chương trình 135, chương trình hỗ trợ các xã bãi ngang, chưa được tham gia dự án năng lương nông thôn I và II (gọi tắt là REI, REII), chưa được đầu tư từ các nguồn ngân sách, nguồn tài trợ khác và các xã không do Điện