Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Phát Triển Kinh Tế Hiện Đại Đối Với Vùng Ven Biển Ở Một Tỉnh


công hay hạn chế đó để có thể đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy hiện đại hóa vùng ven biển trong tương lai. Để đánh giá mức độ hiện đại trong các quá trình phát triển kinh tế vùng ven biển ở một tỉnh đến đâu và hiệu quả ra sao thì rất cần tiến hành đánh giá định lượng bằng các chỉ tiêu cụ thể.

2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế hiện đại đối với vùng ven biển ở một tỉnh

Trên cơ sở kết quả tham khảo ý kiến các nhà khoa học ở phần tổng quan, của các nhà quản lý (phụ lục 17), kế thừa các chỉ tiêu phản ánh chất lượng phát triển cũng như các chỉ tiêu về kết quả, luận án xác định hai nhóm chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế hiện đại đối với vùng ven biển ở một tỉnh, gồm: nhóm các chỉ tiêu sử dụng để phân tích phát triển kinh tế hiện đại đối với vùng ven biển của một tỉnh và nhóm chỉ tiêu sử dụng để phân tích nguyên nhân của tình trạng phát triển kinh tế hiện đại vùng ven biển tỉnh. Mỗi chỉ tiêu phản ánh một khía cạnh nhưng cùng nhau thể hiện kết quả, hiệu quả của việc phát triển hiện đại kinh tế vùng ven biển.

2.3.2.1. Phân tích phát triển kinh tế của vùng ven biển theo hướng hiện đại:

Phân tích theo 07 chỉ tiêu cơ bản sau:

(1). Tỷ trọng lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong tổng sản phẩm trên địa bàn vùng ven biển (H1):

H1 = (Gc : G).100; (%) (1)

Trong đó:

+ Gc: Giá trị sản phẩm các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao năm nghiên cứu.

+ G: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) vùng ven biển của năm nghiên cứu.

H1 càng lớn càng tốt và ngược lại. Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh trình độ phát triển hiện đại của nền kinh tế vùng ven biển mà cụ thể là phản ánh mức độ sử dụng công nghệ cao để làm ra các sản phẩm chủ lực của vùng ven biển. Càng nhiều sản phẩm có hàm lượng lớn công nghệ cao càng chứng tỏ trình độ công nghệ của vùng ven biển càng lớn và ngược lại.

(2). Tỷ trọng đóng góp của lĩnh vực sử dụng công nghệ cao cho tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn vùng ven biển (H2):

H2 = (Gc : G).100 ; % (2)

Trong đó:


+ Gc: Phần gia tăng giá trị sản phẩm của các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong giai đoạn nghiên cứu (Gc năm i trừ đi Gc năm gốc).

+ G: Phần gia tăng GRDP của vùng ven biển (G năm i trừ đi G năm gốc).

H2 càng lớn càng chứng tỏ lĩnh vực sử dụng công nghệ cao đóng góp càng nhiều cho sự phát triển của nền kinh tế vùng ven biển và ngược lại.

(3). Năng suất lao động xã hội vùng ven biển (H3 ):

H3 = G : L; triệu đồng/lao động (3)

Trong đó:

+ G: GRDP của vùng ven biển .

+ L: Tổng số lao động của vùng ven biển.

Năng suất lao động chính là hiệu suất sử dụng lao động, được đo bằng GRDP tính bình quân 1 lao động trong một năm làm việc. Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp nhất phản ảnh hiệu quả phát triển quốc gia, vùng và tỉnh. Đây là chỉ tiêu không mới nhưng không thể thiếu khi phân tích hiệu quả phát triển đối với cấp quốc gia hay cấp vùng và cấp tỉnh.

Khi phân tích năng suất lao động, có thể xem xét thêm mức đóng góp của năng suất lao động cho tăng trưởng kinh tế của vùng ven biển được tính toán theo công thức: ĐL = [1- (tL : TGRDP)]. 100 (%)

Trong đó:

+ tL: Tốc độ tăng của số lao động xã hội vùng ven biển.

+ TGRDP: Tốc độ của tăng của GRDP vùng ven biển.

Thực tiễn chỉ ra rằng, nếu ĐL càng lớn càng chứng tỏ mức đóng góp của năng suất lao động cho tăng trưởng GRDP càng lớn và khi đó trình độ hiện đại hóa của nền kinh tế càng cao và ngược lại.

(4). GRDP bình quân đầu người vùng ven biển (H4):

H4 = G : D; (triệu đồng/người) (4)

Trong đó:

+ G: GRDP của vùng ven biển.

+ D là tổng dân số vùng ven biển.

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh mức độ phát triển kinh tế và khả năng mức sống dân cư. GRDP/người càng lớn càng chứng tỏ trình độ hiện đại hóa của vùng ven biển càng cao.


(5). Độ mở kinh tế của vùng ven biển (Tỷ trọng giá trị xuất khẩu trong tổng GRDP) (H5):

H5 = (X : G).100; (%) (5)

Trong đó:

+ X: Giá trị xuất khẩu của vùng ven biển.

+ G: GRDP của vùng ven biển.

Thông thường, đối với cấp quốc gia “độ mở” của nền kinh tế được tính bằng giá trị xuất khẩu chia cho GDP hoặc lấy tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu chia cho GDP. Đối với việc nghiên cứu hiện đại hóa vùng ven biển của một tỉnh thông qua phân tích độ mở kinh tế để thấy được sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của vùng ven biển trong quá trình phát triển. Trong giới hạn đề tài, độ mở kinh tế của vùng ven biển sẽ được tính bằng việc lấy giá trị xuất khẩu chia cho tổng GRDP. Độ mở càng cao chứng tỏ chất lượng sản phẩm càng tốt, sức cạnh tranh càng cao và gián tiếp phản ánh mức độ ứng dụng công nghệ cao của vùng ven biển.

(6). Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất vùng ven biển (H6)

H6 = (G : S).100 ; ( %) (6)

Trong đó:

+ G: GRDP của vùng ven biển.

+ S: Tổng giá trị sản xuất của vùng ven biển (GTSX).

Nâng cao giá trị gia tăng là yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia, vùng lãnh thổ cũng như đối với một tỉnh. Tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất càng cao chứng tỏ các ngành, lĩnh vực tạo ra càng nhiều giá trị gia tăng và ngược lại. Thực tế cho thấy, để có thể tạo ra nhiều giá trị gia tăng thì phải áp dụng công nghệ sản xuất, kinh doanh hiện đại, giảm bớt các chi phí trung gian, do đó, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất sẽ gián tiếp phản ánh mức độ áp dụng công nghệ cao, hiện đại.

(7). Hệ số tập trung hóa sản xuất (mức độ tập trung hóa ở vùng ven biển so với cả tỉnh) (H7):

H7 = kv : Kt ; (Lần) (7)

Trong đó:

+ kv = (GTGT công nghiệp/tổng GRDP) hoặc (GTGT của khối ngành phi nông nghiệp/tổng GRDP) tính cho vùng ven biển.


+ Kt = (GTGT công nghiệp/tổng GRDP) hoặc (GTGT của khối ngành phi nông nghiệp/tổng GRDP) tính cho cả tỉnh.

H7 càng lớn chứng tỏ mức độ tập trung hóa càng cao, mức độ phát triển hiện đại cũng càng cao và khi đó hiệu quả phát triển kinh tế do đầu tư tập trung cũng sẽ lớn.

Hệ số tập trung hóa phản ánh kết quả và hiệu quả của việc đầu tư tập trung (mà đầu tư tập trung là cách thức phát triển hợp lý trong điều kiện nguồn vốn có hạn). Ở những nơi hội tụ được các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thì cần được đầu tư tập trung. Trong khi nghiên cứu phát triển vùng các nhà địa lý kinh tế và các nhà kinh tế rất coi trọng chỉ tiêu “hệ số tập trung hóa”; chỉ số này càng cao và lớn hơn 1 càng chứng tỏ hiện đại hóa có hiệu quả.

Ngoài 7 chỉ tiêu cơ bản nêu trên, trong thực tế nếu có số liệu thống kê còn phân tích thêm một số chỉ tiêu khác như:

(1). Tỷ lệ đô thị hóa: Hệ quả của phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại là đô thị hóa phát triển mạnh mẽ (tức là số người dân đô thị nhiều hơn, tỷ lệ nhân khẩu thành thị trong dân số chung cao hơn và trình độ phát triển của các đô thị cao hơn). Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, việc nâng cao tỷ lệ đô thị hóa thường bằng cách sáp nhập thêm các đơn vị hành chính hoặc thành lập thêm các phường mặc dù nhiều khu vực chưa thực sự phát triển và xứng đáng trở thành đô thị. Do đó, tác giả đề xuất chưa sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa trong thời điểm hiện nay.

(2). Doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao (tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp): Chỉ tiêu này có thể tính được bằng cách lấy số doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao chia cho tổng số doanh nghiệp (tính bằng phần trăm). Song về chất, thì đây là chỉ tiêu chỉ có tính nhận diện khái quát tình trạng sử dụng công nghệ của doanh nghiệp, chưa thể hiện rõ nội dung đề tài cần phân tích là trình độ công nghệ của nền kinh tế hay của các doanh nghiệp đang hoạt động. Ngoài ra, chỉ tiêu này có thể sẽ phản ánh chưa đầy đủ bản chất trong trường hợp: địa phương có số doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao có thể lớn về số lượng nhưng đều là doanh nghiệp nhỏ thì chưa hẳn mức độ phát triển đã hiện đại hơn địa phương chỉ có một hoặc một số doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc cực lớn sử dụng công nghệ cao.

(3). Mức độ hiện đại hóa đối với hệ thống kết cấu hạ tầng: Việc đánh giá mức độ hiện đại hóa đối với hệ thống kết cấu hạ tầng sẽ được đánh giá cụ thể cho từng đối tượng; ví dụ cho đường giao thông, cho hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung


cấp nước hoặc cho hệ thống xử lý chất thải... Mức độ hiện đại đối với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật sẽ được phân tích trên hai phương diện mức độ đồng bộ và mức độ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng vùng ven biển theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, việc định lượng chỉ tiêu này tương đối khó khăn, hiện nay cũng chưa có nhiều thống kê cụ thể, rõ ràng. Vì thế trong khuôn khổ luận án chỉ tập trung phân tích 07 chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế hiện đại đối với vùng ven biển ở một tỉnh đã trình bày ở trên.

2.3.2.2. Phân tích nguyên nhân của tình trạng phát triển kinh tế theo hướng hiện đại đối với vùng ven biển

Để làm rõ nguyên nhân của tình trạng phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại, có thể phân tích một số chỉ tiêu sau:

(1). Tỷ trọng đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao trong tổng đầu tư xã hội của vùng ven biển (T1):

T1 = (V1 : V).100; (%)(8)

Trong đó:

+ V1: Vốn đầu tư cho lĩnh vực công nghệ cao vùng ven biển.

+ V: Tổng vốn đầu tư xã hội của vùng ven biển.

Về lý thuyết, hệ quả của việc đầu tư chính là cơ cấu ngành của một nền kinh tế. Do đó, có thể phân tích cơ cấu đầu tư để thấy rõ hơn nguyên nhân của tình hình phát triển cơ cấu ngành như đã phân tích ở trên. Nếu không đầu tư phát triển các lĩnh vực, các sản phẩm sử dụng công nghệ cao thì vùng ven biển cũng không thể phát triển có tốc độ nhanh và có hiệu quả được.

(2). Cơ cấu kinh tế theo ngành (tỷ trọng của các ngành trong tổng GRDP của vùng ven biển) (T2):

T2 = (Gn : G).100; (%) (9)

Trong đó:

+ Gn: Giá trị gia tăng của ngành n của vùng ven biển.

+ G: GRDP của vùng ven biển.

Cơ cấu kinh tế theo ngành thể hiện tỷ lệ giá trị gia tăng của từng ngành trong tổng GRDP của cả vùng ven biển. Nếu cơ cấu ngành lạc hậu, tỷ trọng của nông nghiệp còn lớn và tỷ trọng của các ngành dịch vụ còn thấp thì vùng ven biển không thể phát triển có hiệu quả và hiện đại được. Ngược lại, khi tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế càng bé và tỷ trọng của ngành dịch vụ càng lớn thì nền kinh tế mới phát triển có hiệu quả và được hiện đại hơn. Ngoài ra, trong cơ cấu ngành có ít


sản phẩm, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao thì vùng ven biển cũng khó có sự phát triển hiệu quả.

(3). Chất lượng quản lý, điều hành của chính quyền địa phương đối với phát triển vùng ven biển theo hướng hiện đại

Muốn biết tình trạng quản lý nhà nước đối với phát triển vùng ven biển cần đánh giá “hiện đại hóa” việc quản lý nhà nước đối với vùng ven biển, trong đó, có thể đánh giá một số nội dung như:

- Hiệu lực quản lý của chính quyền: xem xét mức độ các chủ trương, chính sách phát triển vùng ven biển đi vào cuộc sống. Khi các chủ trương, chính sách phát triển vùng ven biển đi vào cuộc sống càng nhiều chứng tỏ hiệu lực quản lý càng cao và ngược lại.

- Xem xét chỉ số PCI (năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), PAPI (hiệu quả quản trị và hành chính công), mức độ sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính và mức độ số hóa các hoạt động quản lý... Hai chỉ số PCI, PAPI được điều tra và công bố hàng năm, chúng phản ánh thực tế mức độ thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư do chính quyền tạo lập ở cấp tỉnh. Thứ hạng của các tỉnh trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (từ 1 đến 63) phản ánh năng lực quản lý và điều hành của chính quyền cấp tỉnh và thông qua đó cho thấy mức độ thuận lợi về môi trường đầu tư và kinh doanh đối với người dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn. Giá trị thực của PCI, PAPI sẽ phần nào được thể hiện qua kết quả, hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Ngoài ra, có thể phân tích sự đúng hoặc sai của các chính sách, biện pháp mà cơ quan quản lý nhà nước địa phương đã thực thi đối với việc hiện đại hóa phát triển vùng ven biển.

2.4. Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển kinh tế vùng ven biển theo hướng hiện đại

2.4.1. Thực tiễn phát triển kinh tế vùng ven biển ở Việt Nam

2.4.1.1. Phát triển kinh tế vùng ven biển và biển ở tầm quốc gia

Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260 km, có trên 50% dân số sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển; có nhiều tiềm năng lớn để phát triển kinh tế khu vực ven biển, như: phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển; khai thác và chế biến khoáng sản; khai thác, nuôi trồng và chế biến hải


sản... Ngay từ năm 2007, nhận thức được tầm quan trong của việc phát triển kinh tế biển và khu vực ven biển, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 [1], trong đó đề xuất tập trung phát triển thành công các đột phá về kinh tế như sau: (1) Khai thác, chế biến dầu, khí, khoáng sản (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với các khu đô thị dọc dải ven biển. Trên cơ sở đó, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 [50] nhằm hình thành các khu kinh tế động lực, phát triển đa ngành, thúc đẩy sự phát triển chung của đất nước và vùng ven biển của Việt Nam; đồng thời, tạo tiền đề thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài.

Vào năm 2017, Chính phủ đề ra chủ trương phát triển 3 đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ven biển gồm Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc [11] ở 3 miền Bắc, Trung, Nam theo định hướng mỗi đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt lựa chọn phát triển thế mạnh riêng có, nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của mỗi đơn vị, tạo động lực phát triển mới và hiệu ứng lan tỏa trên phạm vi cả nước. Mặc dù dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt chưa được Quốc hội thông qua, nhưng đây là tư tưởng mới và thể hiện ý chí đầu tư tập trung cao để tạo ra đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của nền kinh tế cả nước.

Tiếp đó, năm 2018, sau hơn 10 năm triển khai Chiến lược biển đến năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 [2], trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển ước đạt 65 - 70% GDP cả nước. Theo đó, đề ra chủ trương tập trung phát triển thành công, đột phá về các ngành kinh tế biển theo thứ tự ưu tiên: (1) Du lịch và dịch vụ biển; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác; (4) Nuôi trồng và khai thác hải sản; (5) Công nghiệp ven biển; (6) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.

Những chủ trương, chính sách của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư [93], đến năm 2020, trên lãnh thổ vùng ven biển


Việt Nam đã hình thành 18 khu kinh tế với tổng diện tích mặt đất và mặt nước khoảng 857,6 nghìn ha; 34 khu công nghiệp nằm trong các KKT ven biển với diện tích khoảng 16,6 nghìn ha; trên 20 đô thị cấp thị xã trở lên. Đồng thời, cũng trên địa bàn dải ven biển đã có 15 sân bay và 44 cảng biển (14 cảng loại I, 17 cảng biển loại II và 13 cảng biển loại III).

Bảng 2.1: Tổng hợp các khu kinh tế ven biển ở Việt Nam


Khu kinh tế ven biển

Vị trí

Ngày thành lập

Diện tích, ha

1. Vân Đồn

Quảng Ninh

31/5/2006

55.113

2. Quảng Yên

Quảng Ninh

24/9/2020

13.303

3. Đình Vũ - Cát Hải

Hải Phòng

10/1/2008

21.600

4. Nghi Sơn

Thanh Hóa

15/5/2006

106.000

5. Đông Nam Nghệ An

Nghệ An

11/6/2007

20.776

6. Vũng Áng

Hà Tĩnh

3/4/2006

22.781

7. Hòn La

Quảng Bình

10/6/2008

10.000

8. Chân Mây - Lăng Cô

Thừa Thiên Huế

5/1/2006

27.108

9. Chu Lai

Quảng Nam

5/6/2003

27.040

10. Dung Quất

Quảng Ngãi

21/3/2005

45.332

11. Nhơn Hội

Bình Định

14/6/2005

12.000

12. Vân Phong

Khánh Hòa

25/4/2006

150.000

13. Nam Phú Yên

Phú Yên

29/4/2008

20.730

14. Định An

Trà Vinh

27/4/2009

39.020

15. Năm Căn

Cà Mau

23/11/2010

11.000

16. Phú Quốc

Kiên Giang

10/7/2013

58.923

17. Thái Bình

Thái Bình

29/7/2017

30.583

18. Đông Nam Quảng Trị

Quảng Trị

16/9/2015

23.792

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Phát triển kinh tế vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa theo hướng hiện đại - 9

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư [93].

Về hệ thống kết cấu hạ tầng vùng ven biển trong những năm qua đã được nhà nước quan tâm tập trung đầu tư; hình thành các tuyến đường ven biển, tuyến đường giao thông kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp đến hệ thống đường quốc lộ.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 22/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí