Quan Điểm Thực Hiện Chính Sách Phát Triển Du Lịch Tại Tỉnh Bắc

Nắm bắt được xu hướng trên, tỉnh Bắc Ninh thống nhất định hướng phát triển du lịch theo định hướng phát triển du lịch tại tỉnh theo Đại hội XI của Đảng, như sau: Đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt tiêu chuẩn quốc tế và : hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ lớn, vừa là trung tâm giao thương trong nước, vừa là cửa ngõ giao thương với nước ngoài tại thủ đô Hà Nội, Thành phố HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Xây dựng một số trung tâm du lịch lớn trong nước, gắn kết có hiệu quả với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực[4].

3.2. Quan điểm thực hiện chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc

Ninh

Nội dung quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Bắc Ninh thể hiện ở một

số điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, phát triển du lịch với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý thống nhất của Nhà nước. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào du lịch và sự QLNN về du lịch là hai mặt thống nhất của một vấn đề vừa huy động được nhiều nguồn lực, vừa làm cho du lịch nước ta phát triển nhanh, bền vững.

Quan điểm này đặt ra yêu cầu trong quá trình thực thi chính sách cần phải huy động nhiều lực lượng tham gia vào quy trình thực thi chính sách, huy động và tập trung nhiều các nguồn lực từ nhân dân để xã hóa các hạng mục đầu tư trong thực hiện chính sách phát triển du lịch.

Thứ hai, phát triển du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt, du lịch là ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp, phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Điều này rất phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta, bởi vì phần đông lao động trong nước chưa phát triển, đời sống nhân dân còn thấp, giải quyết việc làm là yêu cầu bức xúc của xã hội, du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực trong việc tạo việc làm cho người lao động.

Quan điểm này đặt ra yêu cầu trong quá trình thực thi chính sách cần phải phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi chính sách phát triển du lịch nhằm đảm bảo hiệu quả tối đa cho chính sách.

Đồng thời trong quá trình tổ chức thực thi chính sách cần phải xem xét để đảm bảo quyền lợi của các tầng lớp nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Thứ ba, phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Quan điểm phát triển du lịch quốc tế bắt nguồn từ đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước ta là: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, phù hợp với xu thế phát triển của du lịch thế giới và đón trước thời cơ của làn sóng du lịch thế giới đang đổ dồn về khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Có thể thấy, phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa đều là những ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Muốn đạt được điều đó, cần tránh tư tưởng xem nhẹ mặt này hay mặt khác.

Thứ tư, phát triển du lịch nhanh và bền vững. Việc phát triển du lịch ở nước ta đang nằm trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau. Phát triển du lịch nhanh là để tránh rơi vào nguy cơ tụt hậu xa hơn so với nhiều nước trong khu vực. Song mặt khác, du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế khác ở nước ta đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, hơn nữa du lịch là ngành định hướng tài nguyên nên phát triển du lịch phải đảm bảo yếu tố bền vững, đảm bảo đủ sức cạnh tranh với du lịch bên ngoài.

Chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh - 12

Quan điểm này đặt ra yêu cầu trong quá trình thực thi chính sách cần phải làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đến các đối tượng chịu tác động từ chính sách. Để từ đó làm cho các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về chính sách. Khi đó nhân dân ủng hộ, đồng thuận thì hiệu quả của chính sách sẽ cao.

Thứ năm, phát triển du lịch phải đi đôi với đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Mục tiêu của công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta là : “Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. Điều đó cho thấy, kinh doanh du lịch cũng như kinh doanh các ngành khác, ngoài việc đảm bảo lợi nhuận nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước, còn phải đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, đây cũng chính là điều kiện cơ bản cho việc phát triển du lịch bền vững và lâu dài.

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Bắc Ninh

3.3.1. Giải pháp về ban hành văn bản thực hiện chính sách phát triển du lịch

Để tăng cường thực hiện chính sách phát triển du lịch, trước tiên tỉnh Bắc Ninh cần xây dựng, ban hành những văn bản tập trung vào những nội dung sau:

- Xây dựng, ban hành các chính sách trọng điểm phát triển du lịch trên địa bàn. Xây dựng quy chế quản lý tài nguyên du lịch và quy chế quản lý các khu, điểm du lich. Thành lập Ban quản lý hoặc doanh nghiệp cổ phần có sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương.

- Xây dựng và ban hànhcác quy định mức phí và giá dịch vụ du lịch phù hợp, đặc biệt là giá vé tham quan danh lam, thắng cảnh tại các khu du lịch trọng điểm. Xây dựng các quy định chi tiết về bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Xây dựng và ban hành các văn bản kế hoạch kiểm tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường; xây dựng các kế hoạch kiểm tra, xử lýnghiêm các sai phạm trong hoạt động du lịch, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục.

- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào xúc tiến du lịch, kêu gọi đầu tư, liên kết hợp tác trong phát triển du lịch. Đầu tư kinh phí thích đáng

cho công tác quảng bá, trước hết cần tập trung các thị trường trong nước và quốc tế trọng điểm đã được xác định. Nâng cấp trang Web du lịch Bắc Ninh. Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch Bắc Ninh. Trong quảng bá và xúc tiến du lịch cần xác định vai trò chính của Nhà nước và chính quyền địa phương.

- Chính sách đầu tư: tỉnh Bắc Ninh cần có chính sách đầu tư hỗ trợ hợp lý xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu du lịch. Ưu đãi, khuyến khích thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch, nhất là các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu du lịch sinh thái tổng hợp, khu vui chơi giải trí, khách sạn nhà hàng cao cấp. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng về đầu tư cho phát triển du lịch nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế để đầu tư phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch.

- Chính sách tài chính: Thành lập quỹ đất phát triển du lịch, ưu tiên miễn giảm hoặc không thu thuế trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch bảo vệ môi trường. Rà soát, điều chỉnh các loại phí và hình thức vé liên quan đến du lịch trên địa bàn thành phố để khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch.

- Chính sách xã hội hoá hoạt động du lịch: nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch; đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, các cấp chính quyền trong quản lý hoạt động du lịch. Khuyến khích người dân địa phương tham gia du lịch, phát huy lòng mến khách, thuần phong mỹ tục, giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch; tạo điều kiện để mọi người được hưởng thụ các thành quả do sự nghiệp du lịch đem lại.

- Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập cùng cộng đồng quốc tế thì chính sách “mở cửa - hội nhập” là rất quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Thông qua các hoạt động du lịch,

một mặt nâng cao tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau giữa các địa phương, các quốc gia với nhau. Mặt khác, đảm bảo cho các hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Trong bối cảnh chung của cả nước, tỉnh Bắc Ninh cần nghiên cứu và đề xuất ban hành những chính sách đặc thù về hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố ở nước ngoài.

- Chính sách khoa học công nghệ: Có chính sách khuyến khích và đầu tư thích đáng từ ngân sách Nhà nước cho công tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho quá trình phát triển du lịch.

- Quy định quản lý và khai thác tài nguyên du lịch: trong đó quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý tài nguyên du lịch; các điều kiện khai thác tài nguyên du lịch; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân khi tham gia khai thác tài nguyên du lịch và các chế tài xử phạt...

3.3.2. Giải pháp về tuyên truyền phổ biến chính sách

Du lịch thể hiện tính xã hội hoá cao, sự phát triển du lịch luôn gắn với cộng đồng dân cư, vai trò của cộng đồng dân cư rất lớn bởi họ vừa là khách du lịch vừa là đối tượng phục vụ các dịch vụ du lịch, vừa góp phần tạo nên môi trường xã hội cho du lịch phát triển. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cơ chế, chính sách, pháp luật du lịch, nhất là các quan điểm về phát triển du lịch bền vững cho cán bộ, đảng viên và nhân dân để vừa góp phần đưa các quy định pháp luật đi vào cuộc sống, tạo môi trường hoạt động du lịch lành mạnh; vừa nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của phát triển du lịch bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như nhận thức về yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch bền vững trong tình hình mới.

Để đạt được mục tiêu phát triển du lịch bền vững thì việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư ở các khu, điểm du lịch là rất cần thiết. Thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh cần tập trung một số giải pháp sau:

- Lồng ghép việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về phát triển du lịch vào các chương trình tuyên truyền, quảng bá du lịch. Phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí, nâng cao hiểu biết về phát triển du lịch bền vững cho cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.

- Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các hoạt động du lịch; vào nỗ lực bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch; tham gia giữ vệ sinh môi trường tại các khu du lịch, khu vui chơi giải trí trên địa bàn. Bên cạnh việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch như: vận chuyển khách du lịch, dịch vụ ăn uống, chụp ảnh, bàn hàng lưu niệm và các dịch vụ khác... cần hướng dẫn, khuyến khích người dân địa phương cung cấp hàng hoá, dịch vụ khác như: lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng lưu niệm.

- Khuyến khích các doanh nhân, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đầu tư cho chương trình đào tạo nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững. Đồng thời, đào tạo và sử dụng lao động địa phương vào các hoạt động du lịch, kể cả công tác quản lý (tại các Ban quản lý di tích, các điểm du lịch...).

- Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với công tác nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững; nâng cao hiểu biết cho cộng đồng dân cư địa phương và khách du lịch trong việc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. Tại các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch, các điểm dừng chân cần phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn rất cụ thể cho người dân cách đón tiếp, phục vụ sao cho chuyến du lịch của du khách hoàn hảo, nhận thức cao về phát triển du lịch bền vững sẽ đảm bảo sức hấp dẫn riêng biệt của từng khu du lịch.

Cần tập trung tuyên truyền tại những khu vực có tiềm năng du lịch về các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch bền vững đến đông đảo nhân dân một cách nghiêm túc.

Việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các cơ chế, chính sách về du lịch phải được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua nhiều hình thức như: xây dựng chuyên mục trên ĐàiPhát thanh-Truyền hình của tỉnh, đăng tải nội dung trên Báo Bắc Ninh, tạp chí của Ban Tuyên giáo Tỉnh Uỷ... Tổ chức các cuộc toạ đàm, hội thảo chuyên đề, đưa vào chương trình giáo dục các bậc học về thái độ đối với môi trường thiên nhiên, thái độ và cách ứng xử thân thiện với khách du lịch... Ngoài ra, cũng cần nâng cao ý thức pháp luật du lịch cho khách du lịch thông qua việc phát hành các ấn phẩm ngắn gọn, súc tích tóm tắt những quy định thiết yếu chỉ dẫn cho khách du lịch khi đến du lịch.

- Khuyến khích, động viên các doanh nghiệp du lịch thành lập các hiệp hội nhằm bảo vệ lợi ích và chia sẻ trách nhiệm cùng nhau phát triển trong xu thế hội nhập.

- Song song với công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch; cần đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực như hỗ trợ phục hồi các làng nghề truyền thống của người dân địa phương, tạo ra sản phẩm thu hút du khách; nghiên cứu thành lập một số làng du lịch; tiến hành rà soát tất cả các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch, chú trọng vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho các hộ dân và lợi ích cộng đồng dân cư nơi có dự án để cải thiện cuộc sống nhân dân, qua đó nâng cao dần nhận thức cho quần chúng nhân dân về vai trò của phát triển du lịch bền vững.

3.3.3. Giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển du lịch

Để có thể phát triển du lịch bền vững tỉnh Bắc Ninh cần phải có một quy hoạch tổng thể và chi tiết hợp lý; có tài nguyên du lịch hấp dẫn; liên lạc thuận tiện; có cơ sở hạ tầng cơ sở hạ tầng tốt, đồng bộ tiện nghi. Như vậy, tỉnh Bắc Ninh cần thực hiện các giải pháp:

- Xây dựng và hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết các xã phường trên địa bàn thành phố, thị xã, các huyện, trong đó chú ý đến ảnh hưởng của biến đổi

khí hậu, coi trọng công tác đào tạo cán bộ quản lý đô thị, quan tâm công tác quy hoạch theo hướng khai thác đặc trưng của đô thị du lịch biển, đầu tư hơn nữa cho công tác thiết kế cảnh quan đô thị, công trình công cộng, dịch vụ để hấp dẫn khách du lịch và nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

- Hoàn thành và công khai quy hoạch phát triển du lịch; trong đó phải xác định du lịch là ngành kinh tế trọng điểm, ngành kinh tế sạch của tỉnh.

- Điều chỉnh một số quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển của tỉnh; quy hoạch, mở rộng không gian phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng dựa trên vị trí, tiềm năng, lợi thế của tỉnh và nằm trong mối liên kết với các địa phương trong tỉnh, trong khu vực, quốc gia và quốc tế.

- Tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, làm nhà trái phép, vi phạm không gian; lập quy hoạch và xây dựng công viên, trồng mới cây xanh, thảm cỏ, thảm thực vật nhằm xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp.

Việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh cần tập trung vào hai nội dung: quy hoạch không gian du lịch và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch.

Tổ chức hợp lý các phân khu chức năng phù hợp với quy hoạch mới.

Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và quy hoạch các khu du lịch cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 cả nội dung và bước đi cho phù hợp. Cụ thể như sau:

- Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch của tỉnh, xác định lại hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch phù hợp để có những định hướng đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sát với yêu cầu thực tế.

- Quy hoạch sản phẩm du lịch phải tạo điểm nhấn, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, lấy di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống làm trọng tâm; tìm ra những nét riêng có ở mỗi loại hình để chủ động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/09/2023