Các Yêu Cầu Đối Với Chính Sách Phát Triển Du Lịch Bền Vững

Hình 1.2. Tam giác mục tiêu phát triển du lịch bền vững


TAM GIÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Phát triển kinh tế

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Bảo vệ tài nguyên du lịch

Phát triển văn hóa, thực hiện

công bằng

Nguồn: Du lịch bền vững, Nguyễn Đình Hòe – Vũ Văn Hiếu (2001), NXB Đại học sư phạm Hà Nội


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

1.3.2. Giải pháp

Để đảm bảo đạt được 3 mục tiêu cơ bản trên, việc thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững cần đồng thời kết hợp nhiều giải pháp với nhau. Trong đó, các giải pháp cần được ưu tiên thực hiện bao gồm:

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 5

- Sử dụng nguồn tài nguyên một cách bền vững.

- Giảm tiêu thụ quá mức và xả thải nhằm giảm chi phí khôi phục các suy thái môi trường, nâng cao chất lượng du lịch.

- Phát triển phải gắn liền với bảo tồn tính đa dạng.

- Phát triển du lịch lồng ghép với quy hoạch phát triển của địa phương, quốc gia.

- Đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế địa phương cũng như hạn chế tối thiểu thiệt hại môi trường.

- Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương.

- Tăng cường sự trao đổi tham khảo ý kiến cộng đồng địa phương và các chủ thể có liên quan đảm bảo tính lâu dài trong giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.

- Đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong hoạt động du lịch, nhằm cải thiện các sản phẩm du lịch.

- Phát huy trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin cho du khách một cách đầy đủ để nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môi trường tự nhiên, xã hội và văn hóa khu du lịch.

- Triển khai các hoạt động nghiên cứu nhằm giải quyết có hiệu quả các vấn đề đảm bảo lợi ích cho các chủ thể liên quan.

1.4. Các yêu cầu đối với chính sách phát triển du lịch bền vững

Để chính sách phát triển du lịch bền vững đạt được hiệu quả, cần phải phải tiếp cận và thực hiện một cách toàn diện, hài hoà các yêu cầu sau:

Thứ nhất, liên quan tới hệ sinh thái. Phát triển du lịch phải chú ý đến việc duy trì các hệ thống trợ giúp cuộc sống (đất, nước, không khí và cây xanh), bảo vệ sự đa dạng và ổn định của các loài và các hệ sinh thái. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật phải được thiết kế, tổ chức phù hợp với điều kiện cho phép (giới hạn) của môi trường. Vì điều kiện của môi trường thay đổi theo không gian và thời gian, phát triển du lịch phải phù hợp với điều kiện môi trường ở mỗi vùng khác nhau.

Thứ hai, về hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và lao động bỏ ra trong hoạt động kinh doanh du lịch. Hiệu quả liên quan đến việc đánh giá các phương thức, biện pháp đo lường chi phí, thời gian, lợi ích của cá nhân xã hội

thu được thông qua hoạt động du lịch. Việc này đòi hỏi quy mô và sự ổn định thích hợp của các thị trường du lịch.

Thứ ba, công bằng: Bình đẳng và thừa nhận các nhu cầu cá nhân, hộ gia đình, các nhóm xã hội, giữa thế hệ hiện tại và thế hệ tương lai, giữa con người và thiên nhiên.

Thứ tư, về bản sắc văn hoá: Bảo vệ và duy trì chất lượng cuộc sống, các truyền thống văn hoá đặc sắc như tôn giáo, nghệ thuật và thể chế. Du lịch phải tăng cường bảo vệ văn hoá thông qua chính sách du lịch văn hoá.

Thứ năm, về cộng đồng: Cộng đồng địa phương tham gia vào quá trình du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch và các hoạt động khác có liên quan như công nghiệp, thủ công mỹ, nông nghiệp…

Thứ sáu, cân bằng: Phát triển du lịch phải tạo được sự liên kết, cân đối và hài hoà giữa kinh tế và môi trường, giữa nông nghiệp và du lịch, giữa các loại hình du lịch liên ngành để tạo hiệu quả tổng hợp.

Thứ bảy, phát triển: Khai thác các tiềm năng làm tăng khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống. Tăng trưởng là kết quả của sự phát triển, nhưng không đồng nghĩa với sự khai thác triệt để và phá huỷ môi trường.

1.5. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chính sách phát triển du lịch bền vững

1.5.1. Kinh nghiệm quốc tế

1.5.1.1. Xây dựng mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu (Ecomost: european Community Models of Sustainable Tourism)

Mô hình Ecomost được xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất châu Âu. Mallorka phát triển được là nhờ du lịch, 50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái của ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu

xây dựng mô hình du lịch bền vững đã được tiến hành. Theo mô hình ECOMOST, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chủ yếu là:

- Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái.

- Bền vững về mặt văn hoá xã hội: Bảo tồn được bản sắc văn hóa xã hội muốn vậy mọi người quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng.

- Bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai.

Bốn yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hoá;

- Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn du khách;

- Không làm gì gây hại cho sinh thái;

- Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm vào thực hiện các nguyên tắc, phát triển bền vững, đảm bảo thực thi mọi kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch.

ECOMOST đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và cách đánh giá qua các chỉ thị:

- Thành tố văn hoá xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồn bản sắc văn hoá.

- Thành tố du lịch: Thoả mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hoá điều kiện ăn ở giải trí.

- Thành tố sinh thái: Khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môi trường.

- Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lực trong quá trình quy hoạch.

ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và các tổ chức liên quan.

1.5.1.2. Xây dựng mô hình du lịch bền vững tại Làng HIGASHI, OKINAWA, Nhật Bản

Làng Higashi, thuộc đảo Okianawa, Nhật Bản có diện tích 82 km2, trong đó có 73% diện tích là rừng nhiệt đới. Làng Higashi có dân số 1.900 người; ngành nghề chủ yếu của cư dân địa phương là làm du lịch, nông nghiệp trồng dứa, xoài, màu lương thực…

Tài nguyên thiên nhiên nổi bật là có 10ha rừng ngập mặn, vườn hoa đỗ quyên có hơn 5.000 cây và một số loài động vật quý hiếm được coi là tài sản quốc gia Nhật Bản là: Chim Gallorallus Okinawa thuộc họ Gà nước, Chim Sapheopipo Noguchii thuộc họ Gõ Kiến, Bọ cánh cứng Cheirotonus Jambar. Mỗi năm, Làng Higashi đón trung bình khoảng 300.000 khách du lịch.

Hoạt động du lịch của làng gồm:

- Du lịch tham quan ngắm cảnh trong làng;

- Du lịch xanh: Trải nghiệm làm nông nghiệp, nghỉ trọ nhà dân (home stay);

Nội dung chương trình du lịch:

Khách du lịch khi đến làng được đón tiếp tại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của làng để được giới thiệu và kết nối các hoạt động du lịch tại thôn. Khách du lịch được sẽ được tham gia Lễ nhập Làng do Hiệp hội tổ chức (lễ gặp mặt giới thiệu giữa người khách du lịch và người dân địa phương nơi khách du lịch đến ở). Sau lễ đón nhập làng, khách du lịch được các gia đình đón về lưu trú và tham gia các hoạt động du lịch trải nghiệm tại gia đình. Ngày thứ 2, khách du lịch được đi tham quan du lịch theo chương trình tour du lịch theo chương trình (thăm quan rừng ngập mặn, ngắm vườn hoa đỗ quyên, thăm các bãi biển, phong cảnh), các gia đình có trách nhiệm đưa, đón khách du lịch đi tham quan phong cảnh do Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng tổ chức chung cho toàn bộ khách du lịch, thăm quan nhà trưng bày của làng (giống như một viện bảo tàng nhỏ về lịch sử, phong tục tập

quán, sinh hoạt của người dân địa phương và tài nguyên du lịch của làng). Những ngày tiếp theo, khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch xanh, trải nghiệm làm nông nghiệp như làm đất, thu hoạch nông sản, cho gia súc ăn…Một điểm đáng chú ý, là khách du lịch khi đến ở trọ tại gia đình được sinh hoạt chung như thành viên trong gia đình, từ sinh hoạt đến làm việc.

Sau 2 đến 3 ngày hoặc có thể lâu hơn (theo chương trình tua) khách du lịch được gia đình người dân đưa trở lại trụ sở tổ chức Hiệp hội xúc tiến du lịch của Làng để trở về. Sau lễ chia tay và chụp ảnh lưu niệm, khách du lịch được các công ty Lữ hành đón trở về.

Kinh nghiệm thành công:

- Du lịch cộng đồng do người dân làm chủ;

- Chia sẻ lợi ích hài hòa các công ty du lịch, tổ chức xúc tiến du lịch và người dân địa phương;

- Du lịch gắn với hoạt động giáo dục môi trường;

1.5.2. Kinh nghiệm trong nước

1.5.2.1. Xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững theo hướng dựa vào cộng đồng ở Hội An, Quảng Nam

Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và chất lượng dựa trên các giá trị văn hóa và sinh thái hiện có… là hướng phát triển ngành kinh tế du lịch ở Hội An trong những năm qua..

Theo hướng phát triển, chính quyền thành phố chủ trương đẩy mạnh du lịch cộng đồng, tạo điều kiện để người dân được hưởng lợi ngay trên chính di sản của mình. Những năm gần đây, thành phố đã cho phát triển nhiều loại hình dịch vụ lưu trú trong dân. Loại hình homestay hiện nay rất phát triển, kể cả các biệt thự du lịch ở các vùng ven. Sắp tới, thành phố sẽ mở rộng hơn nữa những quy định để tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư phát triển mạnh hơn nữa loại hình này nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân”. Trong năm, đã có 217 cơ sở với gần 890 phòng lưu trú được đưa vào hoạt động, nâng tổng số cơ sở hiện có lên hơn 430 cơ sở với gần 7.600 phòng. Công tác

38

quản lý trên lĩnh vực này luôn được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời điều chỉnh hướng không gian phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Năm 2017, Hội An tiếp tục mở rộng không gian du lịch cộng đồng tại các vùng quê, làng nghề các khu vực nông thôn, hải đảo cùng với sự đa dạng và làm phong phú thêm các sản phẩm du lịch văn hóa, sinh thái. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, du lịch Hội An sẽ gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, chất lượng.

1.5.2.2. Phát triển du lịch bền vững ở thành phố Hồ Chí Minh

Với mục tiêu tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch để giới thiệu hình ảnh Thành phố Hồ Chí Minh với các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách du lịch và tìm kiếm cơ hội đầu tư, chính quyền thành phố đã chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội...

Với vị trí nằm ở trung tâm có mạng lưới giao thông đường bộ, hàng không và đường thủy, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những cầu nối giữa Việt Nam và quốc tế. Với lịch sử hơn 300 năm tuổi, có nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc biệt là tài nguyên du lịch nhân văn như: di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Dinh Thống Nhất, bảo tàng Chứng tích chiến tranh, di tích lịch sử văn hoá Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố và các trung tâm giải trí như Công viên văn hoá Đầm Sen, khu du lịch Suối Tiên, hệ du lịch sinh thái biển Cần Giờ… Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương dẫn đầu về việc thu hút khách du lịch. Những năm 2006 – 2010, lượng khách du lịch quốc tế đến Thành phố tăng bình quân 15% năm, năm 2000 - năm đầu tiên của chương trình hành động quốc gia về du lịch - khách quốc tế đến thành phố là 1.100.000 lượt đến năm 2006 đã đạt 2.350.000 lượt và năm 2010 đạt 3,1 triệu lượt khách quốc tế, chiếm hơn 60% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Khách du lịch nội địa tăng đều đặn hàng năm, ngay cả trong thời kỳ chịu tác động của suy thoái kinh tế với tỷ lệ từ 20 đến 30%/năm. Doanh thu ngành du lịch Thành phố tăng bình quân 30%/ năm: năm 2006 đạt 16.200 tỷ đồng, đến năm


39

2010 đã là 41.000 tỷ đồng, chiếm 45% tổng doanh thu du lịch cả nước và đóng góp 5,5% GDP của Thành phố.

Lượng du khách đến Thành phố ngày càng tăng càng đặt ra cho ngành du lịch những cơ hội và thách thức để duy trì và phát triển bền vững. Từ điều kiện cụ thể của địa phương, những năm qua, theo hướng phát triển du lịch bền vững, Đảng bộ Thành phố đã chủ trương: “Đưa ngành du lịch thành phố thực sự là một ngành công nghiệp với sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh với các trung tâm du lịch của các nước trong khu vực”, coi du lịch là thế mạnh và là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Chương trình số 05-CTr/TU, về “Chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giai đoạn 2006 - 2010)” đã lập kế hoạch một cách cẩn thận, nhằm thực hiện mục tiêu: “Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của Thành phố; liên kết với các tỉnh, thành xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn của Thành phố, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá xúc tiến vào các thị trường trọng điểm, gắn với mở rộng hợp tác liên kết và kêu gọi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực”.

Theo đó, việc tăng cường xúc tiến đầu tư, quảng bá đầu tư, thương mại, du lịch để giới thiệu hình ảnh Thành phố với các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách du lịch tới Thành phố và tìm kiếm cơ hội đầu tư, từ đó tranh thủ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế Thành phố nói chung cũng như đầu tư thương mại du lịch nói riêng được quan tâm. Đặc biệt là việc chú trọng phát triển du lịch bền vững gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên tự nhiên và nhân văn để vừa làm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, vừa tạo cơ sở động lực cho sự phát triển kinh tế của Thành phố được thực hiện đồng bộ.

Trong đó, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được quan tâm đặc biệt. Bằng nguồn vốn đầu tư của Trung ương cũng như nguồn vốn địa phương,


40

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023