dụng máy nổ.
Hình thức lều trại không được phép dựng trong Vườn nhằm hạn chế các tác động đến môi trường thiên nhiên trong VQG (vệ sinh, tiếng ồn, đốt lửa trại).
Mức độ sử dụng phòng chỉ đạt từ 15-20%, song lại không đáp ứng đủ nhu cầu vào những thời điểm đông khách, nhất là vào những ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ .
Dịch vụ tại các bản Mường
Ngoài ba khu vực chính trong Vườn, các dịch vụ lưư trú, ăn uống và vui chơi giải trí cũng được tổ chức tại các bản Mường. Ẩm thực của đồng bào Mường sẽ mang lại cho du khách những hương vị đậm đà khó quên.
Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách ngày càng tốt hơn, năm 2007 VQG Cúc Phương đã tiến hành sửa chữa, nâng cấp toàn bộ những dãy nhà nghỉ đã xuống cấp và bổ sung thêm trang thiết bị như điều hoà, tivi, tủ lạnh… Đồng thời, các điều kiện về an toàn, phòng chống cháy nổ chũng được duy trì tốt.
b. Về dịch vụ ăn uống và bán hàng
Dịch vụ ăn uống :
Trong phạm vi Vườn có hai nhà ăn, một ở khu đón khách ngoài cổng Vườn và một ở khu trung tâm, phục vụ theo yêu cầu đặt trước của khách. Các nhà ăn này không có điều kiện phục vụ trực tiếp do phải mua thực phẩm ở thị trấn Nho Quan, cách cổng vườn 15km. Hơn nữa thị trấn Nho Quan không phải là một trung tâm lớn để có thể cung ứng thực phẩm thường xuyên trong cả ngày.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Điều Kiện Hình Thành Và Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng
- Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng Tại Vqg Cúc Phương Và Khu Vực Các Xã Vùng Đệm .
- Thực Trạng Hoạt Động Du Lịch, Du Lịch Cộng Đồng Tại Khu Vực Vqg Cúc Phương
- Những Tác Động Của Hoạt Động Du Lịch Đến Cộng Đồng Cư Dân Ven Vqg Cúc Phương
- Phát Triển Du Lịch Trên Cơ Sở Bảo Tồn Các Nguồn Tài Nguyên, Đảm Bảo Lợi Ích Kinh Tế, Xã Hội Cho Cộng Đồng Dân Cư
- H30: Ăn Trưa Tại Nhà Hàng Khu Du Lịch Cúc Phương. Sau Đó Tiếp Tục Tham Quan Động Người Xưa Và Chiêm Ngưỡng Cảnh Hùng Vĩ Của Rừng Quốc Gia Cúc
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
Điều này làm hạn chế phần nào việc đảm bảo sự thuận tiện cho khách tham quan khi có nhu cầu đột xuất, cũng như hạn chế về sự phong phú các món ăn. Bên cạnh đó trình độ tay nghề của các nhân viên phục vụ chưa cao dẫn đến tình trạng làm hạn chế khả năng phục vụ khách .
Các điểm bán hàng còn ít và nghèo nàn về các mặt hàng
Hai điểm dịch vụ ở khu trung tâm và khu cổng vườn chỉ bán một số đồ uống, bánh kẹo, thuốc lá. Cùng các loại hàng lưu niệm như đũa Kim Giao, một vài sản phẩm trang phục của người Mường, tranh ảnh, sách giới thiệu về Vườn quốc gia. Xong các mặt hàng này còn đơn điệu về chủng loại và chưa thực sự
thu hút được sự chú ý của khách.
c. Cơ sở hạ tầng
Chức năng chính của Vườn là bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động du lịch thường xuyên mâu thuẫn với công tác bảo tồn. Chính vì vậy, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cũng phải phù hợp với tính chất bảo tồn, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Từ năm 1990 trở lại đây nhiều công trình đã được xây dựng, đó là 55km đường ô tô nối từ quốc lộ 1A vào tới trung tâm Vườn; hơn 600m2 nhà phục vụ khách nghỉ; Các công trình kiến trúc như cầu vào Động Người Xưa, hệ thống chứa nước phục vụ phòng chống cháy, cải thiện môi sinh và là nguồn nước cho thú hoang, hệ thống chuồng trại phục vụ cho
công tác nuôi dưỡng và cứu hộ các loài động vật hoang dã, các khu dành cho thể thao văn hoá, cải tạo hệ thống điện nước, nhà bảo tàng khoa học, xây dựng mới trung tâm du khách .
- Nhà hàng: Với sức chứa khoảng 60 – 100 người, phục vụ đặt tiệc, các món ăn dân tộc và đồ ăn kiêng.
- Quầy lưu niệm: Sản phẩm hàng hoá phong phú, các sản phẩm của người dân bản địa.
- Khu vui chơi thể thao: Phục vụ các môn thể thao như: Cầu lông, bóng bàn, bóng chuyền...
- Phòng nghỉ:
+ Phòng đôi khép kín: Số lượng 30 – 40 phòng, đầy đủ trang thiết bị, giá từ 120.000đ – 200.000đ.
+ Nhà sàn: Xây dựng theo kiểu truyền thống, giá từ 50.000đ – 70.000đ.
- Xe đạp: Du khách có thể thực hiện chuyến du lịch bằng xe đạp và thuê xe đạp tại văn phòng du lịch trong Vườn.
Các dịch vụ khác: Cho thuê các trang thiết bị phục vụ đi rừng, phòng họp với 40 – 50 chỗ ngồi, tổ chức giao lưu văn hoá văn nghệ, văn nghệ dân tộc Mường.
d. Các sở dịch vụ đón khách
Khu đón khách ở cổng vườn có nhiệm vụ tiếp đón, thu lệ phí tham quan,
hướng dẫn sơ đồ tham quan và phổ biến các nội quy cần thiết cho khách. Tác phong đón khách có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin về Vườn quốc gia và tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng khách.
Ở khu cổng vườn có một trung tâm đào tạo đa dạng sinh học được thành lập năm 1995 của quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (Worl wide fund for –WWF) nhằm mục đích tập huấn lực lượng kiểm lâm của nhà nước.
e. Cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác
Nhìn chung việc tổ chức và trang thiết bị cơ sở vật chất về thể thao, văn hoá ở VQG Cúc Phương còn nhiều hạn chế. Khu cổng Vườn có sân bóng chuyền, cầu lông, song chủ yếu phục vụ cho các nhân viên trong Vườn. Tại khu vực hồ Yên Quang cũng có một số dịch vụ như câu cá, bơi thuyền kayak…Nhưng những dịch vụ này chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của du khách do chất lượng dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế.
f. Giao thông và phương tiện giao thông vận chuyển trong rừng
Hệ thống giao thông bao quanh Vườn quốc gia tương đối hoàn chỉnh. Phía tây Bắc, đường Hồ Chí Minh vắt qua Vườn quốc gia với chiều dài gần 10km nối tỉnh Hoà Bình với tỉnh Thanh Hoá. Phía Đông Bắc là đường tỉnh lộ nối quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh và các tỉnh Hoà Bình, Sơn La. Phía Tây Nam là đường tỉnh lộ từ Ninh Bình theo đường Nguyễn Văn Trỗi, qua Rịa, Thạch Thành (Thanh Hoá) nối với đường Hồ Chí Minh.
Đường từ Nho Quan tới Vườn dài 13km, đang chuẩn bị được cải tạo, nâng cấp và mở rộng.
Đường từ Cúc Phương đi Bái Đính, Hoa Lư – Ninh Bình đang được công ty Xuân Trường xây dựng. Trong tương lai đây sẽ là con đường huyết mạch phát triển kinh tế và du lịch của Ninh Bình.
Trong Vườn quốc gia đoạn đường từ văn phòng tới trung tâm Bống dài 18km đã được cải tạo và nâng cấp, các đoạn đi bộ tới các điểm tham quan du lịch cũng đã được tu sữa một phần.
Trong thời gian tới, để phục vụ cho công tác bảo vệ rừng và du lịch cần mở thêm tuyến đường ven Vườn Quốc Gia tới động Vui Xuân, Động Con
Moong, hồ Yên Quang chạy theo ven ranh giới của VQG.
Ngoài các trục đường chính từ trung tâm Vườn nối với thị trấn Nho Quan thì các con đường đến các điểm tham quan trong Vườn chưa được xây dựng bê tông, đường đi dài và có nhiều đoạn gồ ghề khó đi gây khó khăn trong việc đi lại. Phương tiện vận chuyển chính trong khu trung tâm Vườn vẫn là đi bộ.
2.4.5 Hiện trạng nguồn nhân lực du lịch
Tổng số lao động trong Trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường là 35 người, trong đó biên chế là 8 người, lao động hợp đồng không thời hạn là 21 người, hợp đồng công việc là 6 người, ngoài ra thuê khoán 5 người lao động theo ngày để làm những công việc không ổn định. Nhìn chung, trình độ nhân viên của vườn chưa đồng đều.
- Trình độ đại học là 9 người, trong đó tốt nghiệp các chuyên ngành Lâm nghiệp (5 người), Du lịch (1 người), Ngoại ngữ (1 người) và ngành Kinh tế (2 người).
- Trình độ trung cấp là 10 người, trong đó chủ yếu là tốt nghiệp trung cấp Lâm nghiệp và 1 người tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch.
- Trình độ sơ cấp là 15 người chủ yếu là các ngành nghề Buồng, bàn, nấu ăn, hướng dẫn và số còn lại là lao động phổ thông.
Qua số liệu trên cho thấy thực trạng chất lượng lao động của Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường còn một số tồn tại sau: Về số lượng còn mỏng, về trình độ chuyên môn được đào tạo thiếu về chuyên ngành du lịch, ngoại ngữ và quản trị kinh doanh thể hiện tính chuyên nghiệp chưa cao. Mặc dù vậy, VQG Cúc phương nói chung và Trung tâm du lịch và giáo dục môi trường nói riêng có chính sách ưu tiên trong việc tuyển dụng lao động là người địa phương vào làm việc trong các lĩnh vực như: bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học và kinh doanh dịch vụ du lịch. Nhưng số lượng chưa cao vì việc tuyển dụng còn gặp một số trở ngại lớn là người dân nơi đây rất khó có thể đáp ứng tốt được khả năng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tuy nhiên, trong tương lai VQG Cúc Phương muốn phát triển tốt loại hình du lịch sinh thái và muốn cho cuộc sống của người dân bên trong và ngoài
vùng đệm này càng được đảm bảo và tốt hơn thì việc đào tạo cộng đồng địa phương nơi đây tham gia vào hoạt động du lịch là việc làm không thể tránh khỏi.
2.4.6 Hiện trạng khai thác tài nguyên
Hiện nay có khoảng hơn 200 hộ gia đình tham gia vào hoạt động cung cấp các dịch vụ cho du khách khi đi tham quan du lịch tại VQG Cúc Phương. Các dịch vụ mà cộng đồng dân cư có thể trực tiếp cung cấp cho du khách như: Các dịch vụ lưu trú nhà dân, ăn uống, phục vụ hướng dẫn du lịch, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ cung cấp các sản phẩm thủ công lưu niệm và dịch vụ du lịch trải nghiệm cuộc sống cộng đồng người dân nơi đây.
Hoạt động du lịch ở VQG Cúc Phương thường tập trung vào một số điểm, tuyến tham quan chủ yếu, hình thức du lịch còn đơn điệu . Đến Cúc Phương khách du lịch hầu hết đều đến cây Chò Ngàn Năm, bởi lẽ cây Chò Ngàn Năm được coi là biểu tượng của Vườn quốc gia Cúc Phương. Trong khi đó tuyến Động Người Xưa, Cây Đăng Cổ Thụ, tuyến cây Sấu Cổ Thụ - Sông Bưởi -Thác Giao Thuỷ - bản Mường là một tuyến du lịch kết hợp rất đặc sắc mang đậm bản chất của những tuyến du lịch sinh thái .Tuy nhiên, lượng khách đến tham quan chiếm tỷ lệ thấp (20%- 30%), chủ yếu là khách nước ngoài với hình thức đi bộ xuyên rừng tới bản Khanh.
Các tuyến dài với hình thức đi bộ xuyên rừng có lượng khách rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do đoạn đường đi bộ dài và khó khăn, mất nhiều thời gian và sức lực. Nên không thu hút đựoc du khách.
Các hoạt động diễn ra trong quá trình tham quan vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các hoạt động đi bộ trong rừng, tham quan cây Chò ngàn năm, Động người xưa, ngắm cảnh, nghỉ ngơi, chụp ảnh, thăm trung tâm cứu hộ… Các hoạt động khác trong du lịch sinh thái còn hạn chế và hầu như ít được đề cập tới như leo núi, đi xuyên rừng, chèo bè mảng trên sông suối, tìm hiểu văn hoá bản địa…
Hình thức đi bè mảng trên sông Bưởi, thăm thác Giao thuỷ chưa thực sự được khai thác nhiều, mặc dù nó là tuyến du lịch mà cộng đồng địa phương có thể tham gia và mang lại những lợi ích cho họ.
Như vậy việc khai thác tài nguyên du lịch Cúc Phương với các loại hình
du lịch khác nhau còn hạn chế. Điều này khiến du lịch Cúc Phương trở nên đơn điệu, chỉ tập trung một số điểm, gây nên những bất cập trong quản lý du lịch với vấn đề bảo tồn.
2.5 Đánh giá khả năng phát triển du lịch cộng đồng tại khu vực VQG
2.5.1 Thuận lợi
Cúc phương là khu rừng vẫn còn giữ được vẻ nguyên sơ của mình qua nhiều thế kỷ. Tài nguyên du lịch tự nhiên của Vườn có ưu thế và sự hấp dẫn đặc biệt bởi VQG Cúc phương có những giá trị về hệ sinh thái, Cúc Phương còn là một địa điểm thú vị cho các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học khảo cổ với những di chỉ còn sót lại của Người Xưa. Cúc Phương còn là nơi cư trú và sinh sống của đồng bào Mường với những nét văn hoá riêng. Đó là những nếp nhà sàn, những trang phục, những phong tục tập quán, lễ hội cồng chiêng, những điệu hò… mang đậm sắc thái văn hoá dân tộc Mường.
Ngày nay khi nhu cầu du lịch của con người ngày càng cao.Thì việc lựa chọn các điểm du lịch hướng về cuộc sống thiên nhiên ngày càng được nhiều người lựa chọn. Với vị trí thuận lợi, chỉ cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 120km. Cúc Phương đã trở thành sự lựa chọn của mỗi người trong các kỳ nghỉ tết, hay trong các đợt tham quan, học tập nhận thức của trường Đại học, Cao đẳng. Nhận được được sự quan tâm của Ban giám Đốc Vườn, cùng các đoàn thể, Cúc Phương dần được xây dựng thành một điểm du lịch có quy mô và hoàn thiện hơn. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng đã phần nào đáp ứng được khả năng phục vụ khách du lịch. Các dự án vẫn đang tiếp tục được xây dựng sản phẩm du lịch và hỗ trợ cộng đồng địa phương, cải tạo và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt nhất cho du khách.
Hoạt động du lịch trong Vườn quốc gia Cúc Phương cũng có vai trò hỗ trợ kinh phí cho công tác bảo tồn, nâng cao nhận thức cho khách du lịch, tạo cơ hội thu hút đầu tư cho công tác bảo tồn.
Cộng đồng dân cư nhận thức được việc khai thác các động thực vật hoang dã ,chặt phá rừng bừa bãi đã tác động xấu phá vỡ cảnh quan môi trường, hệ sinh thái tự nhiên. Vì thế người dân mong muốn phát triển du lịch và tham gia tích
cực vào việc xây dựng và tổ chức các hoạt động du lịch phục vụ khách như một sinh kế bền vững cho đời sống kinh tế địa phương.
Nguồn thu từ hoạt động du lịch đã được đưa một phần vào việc chi trả lương cho cán bộ làm công tác bảo tồn, cải tạo, tu bổ các phương tiện, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động du lịch. Du lịch góp phần tạo các mối quan hệ giữa các Vườn quốc gia với các tổ chức trong nước và quốc tế, tạo ra cơ hội thu hút các dự án, đầu tư, hỗ trợ bảo tồn. Nhiều tổ chức bảo tồn động vật, các vườn thú của nhiều nước đã có những ủng hộ cho Trung tâm cứu hộ các loài Linh Trưởng như: Cộng hoà liên bang Đức, Mỹ, Anh…
Đặc biệt, dự án bảo tồn dưới sự tài trợ của tổ chức Quỹ bảo tồn động thực vật hoang dã thế giới (FFI – Fauna Flora International) còn có những hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn cho cộng đồng dân cư vùng đệm với hiệu quả cao, đóng góp đáng kể vào công tác nghiên cứu và bảo tồn của Vườn quốc gia.
Mô hình DLCĐ trong giai đoạn hiện nay đang có xu hướng phát triển mạnh trên thế giới và Việt Nam. Đặc biệt loại hình này rất hấp dẫn với khách nước ngoài, cầu du lịch cũng ngày càng cao với sự gia tăng đối tượng nghiên cứu, khách tìm hiểu tự nhiên các VQG và khu du lịch sinh thái, khách du lịch cuối tuần… Điều này cho ta biết lượng khách đến với Cúc Phương ngày một tăng cao, doanh thu từ hoạt động du lịch cũng từ đó mà ngày càng tăng lên.
2.5.2 Khó khăn
Bên cạnh những mặt thuận lợi, việc phát triển DLCĐ ở VQG Cúc Phương cũng gặp không ít những khó khăn sau:
Cúc Phương nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt. Chính vì thế, các hoạt động du lịch diễn ra ở khu vực trung tâm Vườn cần phải được hạn chế. Tránh các tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Các sản phẩm du lịch chưa được khai thác và phát triển mạnh, đa dạng. Vì vậy vẫn còn mờ nhạt chưa tạo ra được sản phẩm sản phẩm hấp dẫn đặc trưng cho khu du lịch.
Lượng khách tham gia ngày càng đông, lại tập trung vào một khoảng thời gian nhất định gây nên sự quá tải đối với môi trường du lịch. Nước thải, thu hái cây cảnh và ô nhiễm tiếng ồn từ những nhóm khách quá đông là những vấn đề chưa kiểm soát được. Đa số khách du lịch là học sinh ,sinh viên đi theo đoàn với số lượng đông và thường tập trung cao điểm vào các dịp lễ hội, ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. Vào những ngày đó lượng khách tham gia quá đông thường gây nên sự quá tải về mọi mặt.
Mối quan hệ chia sẻ lợi ích, nguồn lợi từ du lịch mang lại chưa có quy tắc rõ ràng giữa các đối tượng tham gia hoạt động du lịch như: cộng đồng dân cư, ban quản lý DLCĐ, công ty lữ hành…
VQG Cúc Phương còn yếu kém trong việc quảng bá hình ảnh khu du lịch đến với thị trường khách du lịch, chưa có những phương thức và chiến lược lâu dài cho chiến lược Marketting khu du lịch. Vì vậy cho nên nguồn khách vẫn chưa khai thác được hết, nhiều du khách mới chỉ biết đến VQG Cúc Phương mà chưa có thông tin về loại hình DLCĐ tại đây.
Một trong những mối đe doạ lớn nhất của VQG Cúc Phương là việc đường mòn Hồ Chí Minh được xây dựng chạy dọc theo thung lũng phía tây Sông Bưởi với chiều dài 10km. Ngoài những tác động trực tiếp trong thời gian thi công, đến nay sau khi con đường này được hoàn thành nó đã làm cho khả năng tiếp cận các khu vực trong rừng tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động khai thác lâm sản trái phép trong rừng cũng như hoạt động tái định cư của một số địa bàn dân cư trong khu vực này.
Cộng đồng dân cư nhận thức chung về du lịch còn hạn chế, hướng dẫn viên địa phương còn hạn chế về kỹ năng thuyết minh, kiến thức chuyên ngành về văn hoá và sinh thái…
Kế hoạch quản lý của Vườn lại tập trung vào việc phát triển du lịch điều này đã làm giảm hiệu quả công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Điều này cũng có thể dẫn đến sự phát triển cơ sở hạ tầng du lịch với những tác động tiêu cực về điều kiện cho việc xâm nhập để khai thác lâm sản. Tương tự như vậy, việc xây dựng các hồ nhân tạo trong Vườn quốc gia sẽ dẫn đến một khoản rừng bị phát