Cơ Cấu Các Ngành Kinh Tế Của Huyện Cát Hải Giai Đoạn 2009- 2015 (%)

triệu USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, sân golf...

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: có 15 dự án đầu tư vào du lịch từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn 931,54 triệu USD.

Thứ chín, về quảng bá du lịch

Hoạt động quảng bá du lịch Cát Bà đã được quan tâm với nhiều hình thức đa dạng.

- Xây dựng sản phẩm du lịch mới và tạo dựng thương hiệu du lịch

Loại hình du lịch cơ bản của Cát Bà được lựa chọn và tập trung đầu tư và phát triển trong thời gian qua là du lịch sinh thái biển kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, thể thao; du lịch cộng đồng; du lịch hội nghị, hội thảo và văn hóa, lễ hội.

- Về phương thức quảng bá du lịch

Thực hiện theo phương pháp truyền thống: phát hành tập gấp, áp phích, bài thuyết minh tour du lịch, đĩa hình, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch… bằng nhiều thứ tiếng;

Duy trì và nâng cấp website du lịch, truyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế.

Với mục tiêu khai thác tiềm năng du lịch, du lịch Cát Bà đóng góp lớn đối với sự phát triển của du lịch Hải Phòng, là cực quan trọng góp phần thúc đẩy du lịch Hải Phòng phát triển. Năm 2011, khách du lịch đến Hải Phòng đạt 4.172.000 lượt (có 558.000 khách quốc tế) trong đó khách du lịch đến Cát Bà là 1.203.000 lượt ( có 310.000 lượt khách quốc tế). Năm 2015, khách du lịch đến Hải Phòng đạt

4.500.000 lượt (568.000 khách quốc tế), trong đó khách du lịch đến Cát Bà là

1.324.000 lượt (có 340.000 lượt khách quốc tế).

Qua số liệu thống kê cho thấy số khách du lịch đến Cát Bà trung bình chiếm khoảng 30% tổng số khách du lịch đến với thành phố Hải Phòng, song số khách quốc tế đến Cát Bà hàng năm chiếm trên 60% tổng số khách quốc tế đến Hải Phòng. Để du lịch Hải Phòng vươn ra tầm quốc tế thì du lịch thành phố Hải Phòng cần đặt du lịch Cát Bà vào vị trí trung tâm.

Bên cạnh đó, với vị trí tự nhiên, Cát Bà còn là cầu nối giữa hai thành phố Hải Phòng - Quảng Ninh và là một trong ba trung tâm du lịch lớn của khu vực là Cát Bà

- Đồ Sơn - Hạ Long.

Bảng 2.2. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Cát Hải giai đoạn 2009- 2015 (%)

Nội dung

Năm

2009

Năm

2011

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ

63,4

64

66

67

68,4

Tỷ trọng ngành CN - xây dựng

13,2

13

16

17

16,8

Tỷ trọng ngành nông nghiệp

23,4

23

18

16

14,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển du lịch bền vững khu du lịch Cát Bà, thành phố Hải Phòng - 8

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cát Hải

Du lịch là ngành kinh tế trung tâm của huyện Cát Hải, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế xã hội của huyện Cát Hải. Du lịch đóng góp lớn vào tổng giá trị sản phẩm của cơ cấu kinh tế huyện Cát Hải.

Qua bảng thống kê 2.2 cho thấy: Tỷ trọng ngành du lịch tăng dần đều qua các năm, năm 2009 tỷ trọng ngành du lịch là 63,4% thì đến năm 2015,tỷ trọng ngành du lịch chiếm 68,4% cơ cấu kinh tế của huyện. Tỷ trọng ngành du lịch đóng góp bình quân 65,7% trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Nông nghiệp 19%

Công nghiệp, xây dựng 15%

Du lịch - dịch vụ

66%

Biểu đồ 2.2. Tỷ trọng bình quân GDP các ngành kinh tế huyện Cát Hải giai đoạn 2009 – 2015

Du lịch với vị trí là ngành kinh tế trung tâm có tác động thúc đẩy các ngành kinh tế khác của huyện Cát Hải phát triển, nhất là các ngành khai thác, nuôi trồng hải sản và nông nghiệp. Du lịch phát triển thu hút ngày càng đông du khách đến với

Cát Bà, qua đó đòi hỏi phải có thêm nguồn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

58

của du khách. Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm phục vụ du lịch thì các ngành khai thác và nuôi trồng hải sản và nông nghiệp cũng phát triển. Đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và hải sản được bảo đảm. Các sản phẩm của nông nghiệp, ngư nghiệp như: hải sản, nông sản được các nhà, hàng, khách sạn trên địa bàn thu mua làm nguyên liệu chế biến món ăn phục vụ khách du lịch.

Bên cạnh các nhu cầu về ăn, nghỉ thì nhu cầu về vui chơi, giải trí, thể thao, giao lưu, cung ứng các dịch vụ y tế cũng là những nhu cầu của số đông khách du lịch, do đó tác động thúc đẩy các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao, y tế phát triển.

Quần đảo di sản Cát Bà - Khu dự trữ sinh quyển thế giới - Danh lam thắng cảnh di tích quốc gia đặc biệt với những giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú, hấp dẫn, giá trị đặc biệt mang tính toàn cầu được đông đảo du khách trong và ngoài nước yêu thích. Trong giai đoạn 2009 - 2015, du lịch Cát Bà đã có bước phát triển tích cực trên lộ trình trở thành một trung tâm du lịch sinh thái Quốc gia và hướng đến quốc tế sau năm 2017.

Bảng 2.3: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh du lịch Cát Bà

giai đoạn 2009 - 2015


TT


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện qua các năm

Năm 2009

Năm 2011

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1.

Tổng số lượt khách

L/k

1.005.000

1.126.500

1.203.000

1.335.000

1.324.000

1.1

Khách quốc tế

L/k

286.200

303.500

310.000

320.500

340.400

1.2

Khách nội địa

L/k

718.800

823.000

893.000

1.014.500

983.600

2.

Tổng doanh thu từ

DL-DV

Tỷ.đồng

335,4

369,8

541,0

590,7

587,9

3

Tốc độ tăng trưởng

lượng khách

%

132,2%

112%

106,8%

111%

99,17%


4

Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành du lịch trong cơ cấu ngành kinh tế


%


63,4%


64%


66%


67%


68,4%

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Cát Hải

Năm 2009, du lịch Cát Bà đạt mốc đón một triệu khách du lịch trong một năm. Đánh dấu một bước phát triển của du lịch Cát Bà. Từ năm 2009 đến năm 2015, mỗi năm du lịch Cát Bà đều đón trên một triệu khách du lịch trong đó có

trung bình là 26,17 % là khách du lịch quốc tế. Du lịch dịch vụ đóng góp tỷ lệ 59

lớn trong tổng giá trị sản xuất theo cơ cấu ngành kinh tế của huyện Cát Hải.

Bảng 2.4. Thống kê số lượng khách du lịch thành phố Hải Phòng giai đoạn 2009 – 2015


TT


Chỉ tiêu

Đơn vị

tính

Thực hiện qua các năm

Năm 2009

Năm 2011

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1.

Tổng số lượt

khách

L/k

4.003.000

4.075.000

4.228.000

4.500.000

4.921.000

1.1

Khách quốc tế

L/k

593.000

546.000

564.000

568.000

568.000

1.2

Khách nội địa

L/k

3.410.000

3.529.000

3.664.000

3.932.000

4.353.000

Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng

- Du lịch Cát Bà ngày càng khẳng định vị thế là ngành kinh tế trung tâm của huyện Cát Hải.

Quần đảo Cát Bà với những giá trị đặc biệt toàn cầu về đa dạng sinh học, mỹ học, cấu trúc địa chất, địa mạo và di chỉ khảo cổ học …được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là một trong những trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn nhất của đất nước và hướng đến quốc tế.

Từ năm 2009, mỗi năm du lịch Cát Bà đón trên một triệu khách du lịch, trong đó có trung bình 26% là khách quốc tế. Doanh thu từ hoạt động du lịch - dịch vụ bình quân đạt 484,9 tỷ đồng. Ngành du lịch - dịch vụ đóng góp bình quân 66,6% trong cơ cấu tổng giá trị sản xuất của huyện Cát Hải. Tỷ trọng nhóm ngành du lịch - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của huyện Cát Hải ngày càng tăng cao từ 63,4% năm 2009 đến năm 2015 tăng lên 68,4%.

Du lịch đã đã đóng góp lớn cho thu ngân sách của huyện Cát Hải. Số thu ngân sách từ du lịch năm sau cao hơn năm trước. Trung bình mỗi năm, thu ngân sách từ du lịch đạt trên 27.122 triệu đồng, trong đó có trên 17.199 triệu đồng thu thuế ngoài quốc doanh. Năm 2015, số thu ngân sách từ du lịch đạt 41.243 triệu đồng, bằng 50% kế hoạch thu ngân sách của huyện Cát Hải trong năm 2015. Điều đáng phấn khởi bởi nguồn thu ngân sách từ du lịch là nguồn thu có tính ổn

định cao. Thu từ du lịch đã góp phần quan trọng trong việc điều tiết ngân sách

chi cho đầu tư các dự án phát triển kinh tế, hạ tầng giao thông, kỹ thuật và chi cho sự nghiệp văn hóa, xã hội của huyện Cát Hải.

Bảng 2.5. Thống kế số thu ngân sách từ du lịch giai đoạn 2009 – 2015

Triệu đồng

Số

TT

Chỉ tiêu

Thực hiện qua các năm

2009

2011

2013

2014

2015

1

Thu thuế ngoài quốc doanh

8.636

10.854

18.883

19.359

28.267

2

Thu thuế từ du lịch

3.454

4.342

6.609

6.776

7.076

3

Thu phí tham quan


983

2.635

3.795

3.887

4

Tổng cộng

14.099

18.189

30.138

31.942

41.243

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cát Hải


Du lịch phát triển đã thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển. Các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản được sản xuất và tiêu thụ thuận lợi hơn.

Các dự án đầu tư về hạ tầng du lịch đã góp phần làm thay đổi diện mạo, cảnh quan của huyện, đồng thời vừa phục vụ phát triển du lịch, vừa phục vụ dân sinh của nhân dân trên địa bàn thị trấn Cát Bà. Du lịch đã tạo ra số thu cho ngân sách, lợi nhuận cho các doanh nghiệp và thu nhập của nhân dân địa phương. Du lịch đã góp phần từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn đảo Cát Bà.

2.3.1.2. Đã quan tâm tới mục tiêu bảo vệ môi trường và tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa

Du lịch là ngành kinh tế trung tâm của đảo Cát Bà nói riêng và huyện Cát Hải nói chung. Phát triển du lịch Cát Bà bền vững vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa là trách nhiệm của chính quyền và nhân dân các xã, thị trấn trên đảo Cát Bà. Đây là một điểm mạnh trong chính sách phát triển du lịch tại địa bàn. Trên thực tế, xây dựng chính sách phát triển du lịch nhưng gắn với bảo vệ môi trường và tôn tạo di tích lịch sử là một yêu cầu rất khó khăn.

Với tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua việc phát triển du lịch ở đảo Cát Bà được gắn chặt với các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa. Nhận thức của các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư về những giá trị của Quần đảo Cát Bà và ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường Quần đảo Cát Bà trong cộng đồng ngày càng được nâng lên. Bảo vệ môi trường được xem là tiêu chí hàng đầu trong việc triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn; mọi dự án đầu tư, kinh doanh vào địa bàn đảo Cát Bà đều phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường của các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chính quyền huyện Cát Hải có chủ trương không chấp nhận các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn thị trấn Cát Bà. Công tác bảo vệ rừng, bảo vệ các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản được triển khai hiệu quả với nhưng việc làm cụ thể như: thực hiện tiếp giảm 50% số ô lồng nuôi trồng hải sản trên vịnh Lan Hạ vì gây ô nhiễm môi trường; trồng bổ sung rừng; phá bỏ bờ đê bao đầm, hồ nuôi trồng thủy sản khu vực rừng ngập mặn xã Phù Long để hoàn trả, phục hồi môi trường tự nhiên; Tổ chức các cuộc thi cấp huyện về tìm hiểu về giá trị tài nguyên thiên nhiên Quần đảo Cát Bà; Tổ chức ngày toàn dân chung tay vì quần đảo Cát Bà xanh, sạch, đẹp; triển khai các dự án bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hoạt động bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa cũng được triển khai thực hiện có hiệu quả. Tiếp tục bảo vệ và đưa vào khai thác các điểm di tích lịch sử văn hóa phục vụ khách tham quan, du lịch như: Di chỉ khảo cổ Bến Bèo, Pháo đài Thần Công, Hang Quân Y…Hoàn thiện các thủ tục hồ sơ và đề nghị nhà nước và thành phố Hải Phòng xếp hạng nhiều di tích lịch sử có giá trị như: Di tích lịch sử văn hóa Bác Hồ về thăm Làng cá, Di tích khảo cổ Cái Bèo, Di tích quốc gia đặc biệt - Danh lam thắng cảnh Quần đảo Cát Bà... Đặc biệt hiện nay hồ sơ đề cử công nhận Cát Bà là di sản thiên thiên thế giới đã được hoàn thiện và đang được Chính phủ xem xét để gửi đến UNESCO vào thời điểm thích hợp.


2.3.1.3. Mục tiêu chính sách phát triển du lịch bền vững Khu du lịch Cát

Bà đã gắn chặt với phát triển văn hóa, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Du lịch Cát Bà phát triển là điều kiện thuận lợi để phát triển văn hóa, giải quyết việc làm và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Mỗi năm ngành du lịch thu hút trên 3.500 lao động làm việc, vào những tháng cao điểm có đến 5.000 lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch Cát Bà. Bên cạnh đó, du lịch cũng có tác động thúc đẩy các ngành, nghề kinh tế khác phát triển qua đó cũng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân.

Du lịch phát triển là điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu các nền văn hóa của các dân tộc trong nước và văn hóa các nước trên thế giới thông qua những người khách du lịch. Du lịch phát triển cũng là điều kiện để cộng đồng địa phương được tiếp cận với nhiều thành tựu khoa học tiên tiến và các giá trị văn hóa tiến bộ của các nước, các dân tộc trên thế giới thông qua khách du lịch đến Cát Bà.

Mặt khác do yêu cầu của phát triển du lịch và nhiều công trình dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nhằm phục vụ du lịch, đồng thời phục vụ dân sinh. Các dịch vụ văn hóa, văn nghệ, y tế, giáo dục cũng có điều kiện để cải thiện và nâng cao. Phát triển du lịch Cát Bà là điều kiện để tổ chức và nâng tầm quy mô của các lễ hội gắn với việc tổ chức các sự kiện du lịch. Ở đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Lễ hội Làng Cá thường được tổ chức gắn với sự kiện khai trương du lịch vào dịp ngày 31/3 đến ngày 01/4 hàng năm.

2.3.1.4. Phát triển du lịch còn hướng tới góp phần tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế đã được đề ra trong mục tiêu của chính sách

Phát triển du lịch đã góp phần tăng cường sự hợp tác và hội nhập quốc tế. Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế được thực hiện thông qua hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, các quốc gia, vùng lãnh thổ trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế về những vấn đề liên quan đến phát triển du lịch và bảo vệ các giá trị tài nguyên thiên nhiên Quần đảo Cát Bà. Quần đảo Cát Bà với những giá trị tàu nguyên thiên nhiên đặc hữu mang tính toàn cầu đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức truyền thông, các cơ quan thông tấn, báo chí

trong nước và quốc tế đã góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác quốc tế của huyện đảo Cát Hải nói riêng và thành phố Hải Phòng nói chung. Trên bình diện Quốc tế, Quần đảo Cát Bà được xem như biểu tượng của thành phố Hải Phòng. Mặt khác, phát triển du lịch là điều kiện quan trọng để thu hút sự quan tâm và thiện cảm của cộng đồng quốc tế đối với các vấn đề quốc tế của Việt Nam, trong đó có vấn đề ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Quần đảo Cát Bà.

Bên cạnh đó du lịch là phương thức hiệu quả nhất trong việc phát triển các hoạt động đối ngoại nhân dân. Thông qua du lịch, nhân dân bản địa có sự tiếp xúc, đối thoại, giao lưu với du khách quốc tế, qua đó tăng cường sự hiểu biết, tình cảm hữu nghị lẫn nhau giữa dân tộc Việt Nam với bạn bè quốc tế. Sự hiếu khách, thân thiện của cư dân Cát Bà và đội ngũ nhân viên hoạt động ở du lịch Cát Bà góp phần tạo nên những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp của mỗi người khách quốc tế đối với Thành phố Hải Phòng và đất nước.

Bảng 2.6 Bảng tổng hợp điều tra về mức độ hài lòng

đối với các dịch vụ du lịch Cát Bà (%)

Dịch vụ

Rất hài

lòng

Hài lòng

Không hài

lòng

Rất không

hài lòng

Ý kiến

khác

Toàn chuyên đi

40

56,66

2

1

0,33

Phong cảnh

58,66

38,33

2

0,66

0,33

Môi trường

51,33

40,66

6,66

1

0,33

Quà lưu niệm

11,66

57

25,33

3

3

Giao thông

22,66

64

10,33

2,33

0,667

Dich vụ giải trí, thể thao

32,33

54

9

2,33

2,33

Món ăn

31

57,33

9,33

2,33

0

Phong ngủ

33

60,66

4,66

0,66

1

Chất lượng của nhân viên

35,66

55,33

6,66

2,33

0

Các tour du lịch

30,33

58,66

8

1

2

Môi trường an ninh

41,33

56

2,33

0

0,333

Sự thân thiện của cư dân

42,66

53

3,33

0,33

0,66

*Nguồn: Tác giả

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2023