Từ những so sánh trên có thể nhìn thấy rất rõ, hoạt động marketing của NUI Lib đã thể hiện được sự chuyên nghiệp và có hiệu quả cao. Trong khi đó, hoạt động marketing tại LIC mới chỉ bước đầu được thực hiện. Mặc dù vậy, LIC
cũng đã và đang chứng tỏ những khả năng sẵn sàng tiếp thu kinh nghiệm hoạt động marketing từ NUI Lib.
Khả năng áp dụng kinh nghiệm hoạt động marketing từ Thư viện James Hardiman của Trung tâm Thông tin – Thư viện ĐHQGHN
Điểm mạnh về chính sách phát triển
Ban Giám đốc Trung tâm luôn quan tâm phát triển các hoạt động thông tin thư viện và đặc biệt là hoạt động marketing. Trước mục tiêu xây dựng thư viện số và phát triển đơn vị trở thành thư viện phục vụ nghiên cứu chất lượng cao của ĐHQGHN, Ban Giám đốc đặc biệt quan tâm và muốn đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuy nhiên chưa xây dựng được một đường hướng rõ ràng. Các kinh nghiệm của Thư viện James Hardiman có thể là sự tham khảo để Trung tâm áp dụng và phát triển trong thời gian tới.
Điểm mạnh về nguồn nhân lực
LIC đã và đang xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao với đội ngũ cán bộ đông đảo có trình độ, năng lực làm việc tốt. 90,4% cán bộ được đào tạo từ trình độ đại học trở lên, tuy không có cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành marketing nhưng họ đều nắm vững các phương pháp luận nghiên cứu khoa học, có trình độ ngoại ngữ và tin học. Đa phần các cán bộ đều có tuổi đời khá trẻ, có khả năng nắm bắt và tiếp thu các kiến thức mới một cách nhanh chóng. Họ rất yêu nghề và nhiệt huyết trong công việc tuy nhiên chưa có môi trường phát triển để phát huy hết khả năng.
Có thể bạn quan tâm!
- Phản Hồi Của Ndt Sau 1 Năm Thực Hiện Chiến Dịch Quảng Bá Các Chương Trình Đào Tạo Của Nui Lib
- Nhận Xét Và Đúc Kết Kinh Nghiệm Từ Hoạt Động Marketing Của Thư Viện James Hardiman
- Nhận Xét Về Hoạt Động Marketing Của Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đại Học Quốc Gia Hà Nội Và Khả Năng Áp Dụng Kinh Nghiệm Marketing
- Tăng Cường Đầu Tư Cơ Sở Vật Chất Và Tài Chính
- Đẩy Mạnh Hoạt Động Tìm Kiếm Nguồn Tài Trợ
- Hoạt động marketing của thư viện James Hardiman Đại học quốc gia Irland, Galway và khả năng áp dụng tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội - 16
Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.
Điểm mạnh về cơ sở vật chất
LIC có nhiều cơ sở đóng tại các khu vực và đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN, hiểu rõ thói quen, đặc điểm NDT ở khu vực đó, đồng thời dễ dàng tiếp cận với NDT để thực hiện các nhiệm vụ marketing. Tại mỗi cơ sở đều có các tủ trưng bày, hệ thống máy chiếu, âm thanh, labtop phục vụ hội nghị, hội thảo, các buổi gặp gỡ… Trung tâm đã có hạ tầng thông tin khá hoàn thiện, hệ
thống máy tính cấu hình mạnh, hệ thống mạng trải rộng khắp các khu vực, đặc biệt là mạng không dây Wifi được trang bị ở khắp mọi nơi. Qua theo dõi hầu hết NDT đến với Trung tâm đều có máy tính cá nhân và các thiết bị kết nối mạng không dây. Những điểm mạnh này thúc đẩy mạnh mẽ việc hoàn thiện và phát triển hình thức marketing trực tuyến.
Điểm mạnh về các sản phẩm dịch vụ
Trung tâm đã xây dựng được nguồn lực thông tin dồi dào. Các sản phẩm, dịch vụ của Trung tâm trong những năm gần đây đã có khởi sắc với việc bổ sung thường xuyên nguồn học liệu và tạo lập thêm một số dịch vụ mới. Theo đánh giá, nguồn học liệu của Trung tâm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên, tần suất và hiệu quả sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này chưa cao, có những hình thức rất ít người quan tâm và biết đến. Điều này đặt ra câu hỏi lớn về công tác marketing. Với nguồn lực thông tin như vậy, đòi hỏi hoạt động marketing phải được chú trọng phát triển để lôi kéo NDT đến với Trung tâm.
Điểm mạnh trong các hoạt động marketing
Được sự quan tâm của Ban Giám đốc, mỗi chương trình marketing đều có sự nhất trí, đồng lòng từ ban lãnh đạo đến cán bộ phụ trách. Tuy còn nhiều thiếu xót nhưng LIC cũng đã tổ chức được chương trình marketing quy mô lớn (Ngày hội Sách và Văn hóa đọc 2014). Trung tâm đã biết kết hợp các hình thức marketing trong một chiến dịch (kết hợp marketing trực tiếp với khuyến khích tiêu thụ…). Tuy không nhiều nhưng cũng đã có những ý tưởng sáng tạo trong hoạt động, gặt hái được những kết quả nhất định. Sau mỗi chương trình nhận thấy sự quan tâm của NDT đến thư viện và các SPDV được quảng bá đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Vì thế các hoạt động này phải luôn được duy trì liên tục và đổi mới các hình thức, sáng tạo trong hoạt động.
Từ những điểm mạnh trên đây cho thấy, LIC có khả năng tiếp nhận các kinh nghiệm mới để phát triển và hoàn thiện hoạt động của mình. Các kinh
nghiệm của NUI Lib nếu được áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao cho hoạt động marketing tại Trung tâm.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương hai, luận văn nghiên cứu thực tiễn hoạt động marketing tại NUI Lib và LIC trên các mặt: nguồn lực và tổ chức hoạt động marketing. Từ các kết quả thu được luận văn đã tiến hành nhận xét, đánh giá về hoạt động marketing của hai thư viện này:
Ở NUI Lib:
- Có nguồn lực marketing mạnh, có khả năng phát triển tốt công tác marketing.
- Hoạt động marketing tại NUI Lib được tổ chức theo một quy trình rõ ràng, khoa học, dễ quản lý. Các hoạt động phong phú, đa dạng, dễ dàng tiếp cận và thu hút các nhóm đối tượng NDT mục tiêu.
Ở LIC:
- Nguồn lực marketing của LIC tương đối mạnh, tuy có hạn chế về nguồn kinh phí, tuy nhiên LIC vẫn có khả năng phát triển và hoàn thiện công tác marketing.
- Hoạt động marketing tại LIC mới bước đầu được thực hiện, chưa được tổ chức bài bản, nhiều bước trong quy trình bị bỏ qua. Các hoạt động chưa được tổ chức thường xuyên, chưa phong phú và thu hút NDT.
Đồng thời đúc kết kinh nghiệm hoạt động marketing của thư viện James Hardiman và đưa ra khả năng áp dụng kinh nghiệm từ thư viện James Hardiman của Trung tâm thông tin Đại học quốc gia Hà nội.
Luận văn cũng khẳng định với những điểm mạnh mà LIC có được chắc chắn trong thời gian tới nhờ áp dụng kinh nghiệm hoạt động marketing của NUI Lib bằng việc thực thi các giải pháp LIC sẽ phát triển có hiệu quả công tác marketing.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC MARKETING TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRÊN CƠ SỞ ÁP DỤNG MÔ HÌNH MARKETING CỦA THƯ VIỆN JAMES HARDIMAN
NUI Lib đã thực hiện tương đối tốt công tác marketing thư viện, giúp Thư viện phát huy được nguồn lực sẵn có của mình, lôi kéo được NDT, biến Thư viện thành người bạn đồng hành và thân thiết trong hoạt động học tập, giảng dạy, nghiên cứu và giải trí. Có thể đánh giá đây là một mô hình marketing thư viện khá thành công. Với sự tương đồng về vai trò, chức năng, đối tượng NDT cũng như cơ sở vật chất, kỹ thuật, LIC có thể học tập và áp dụng kinh nghiệm của NUI Lib nhằm phát triển hoạt động marketing. Các giải pháp sau đây có thể là những gợi ý để LIC xây dựng mô hình marketing phù hợp với điều kiện của mình:
3.1 Nhóm giải pháp về tổ chức, quản lý
3.1.1 Tổ chức bộ phận marketing chuyên trách
Bộ phận marketing là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm dịch vụ và NDT, giữa thuộc tính của SPDV và nhu cầu của NDT, với các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu tiếp thị và thông tin, tìm hiểu NCT của NDT
- Lập hồ sơ thị trường
- Khảo sát hành vi ứng sử của NDT tiềm năng
- Phân khúc thị trường, xác định mục tiêu, định vị thương hiệu
- Phát triển sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm với các thuộc tính mà thị trường mong muốn
- Quản trị sản phẩm (chu kỳ sống sản phẩm): Ra đời, phát triển, bão hòa, suy thoái, từ đó duy trì sản phẩm, dịch vụ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược marketing Chức năng:
- Tạo hình ảnh, phát triển thương hiệu.
- Nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường.
- Thực hiện các chương trình marketing do Ban Giám đốc duyệt.
- Tham mưu cho Giám đốc về các chiến lược marketing, sản phẩm dịch vụ, NDT.
- Kiểm tra giám sát công việc của nhân viên thuộc bộ phận mình, quản lý và phát triển nhân sự.
Với tình trạng phân tán trong công tác marketing như hiện tại, LIC cần trao quyền chuyên trách cho một bộ phận đảm nhiệm để dễ quản lý, hoạt động hiệu quả hơn. Cần có quy chế hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban để có thể phân công công việc một cách khoa học, tránh chồng chéo. Với thực tế hiện nay, Phòng Thông tin – Nghiệp vụ có thể phụ trách công tác này. Phòng sẽ chịu trách nhiệm từ việc lên kế hoạch, tổ chức nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu NDT, lên kế hoạch phát triển các sản phẩm dịch vụ và quảng bá hình ảnh, nguồn tin của Trung tâm.
Trong tình hình đó, việc bổ sung cán bộ có chuyên môn, được đào tạo bài bản về marketing chuyên nghiệp cũng cần được tiến hành. Với một hoạt động mới chỉ hình thành khá sơ khai và thiếu kinh nghiệm, vai trò của ít nhất một cán bộ có chuyên môn, tâm huyết, sáng tạo là vô cùng quan trọng. Trên cơ sở đó, trong quá trình triển khai hoạt động sẽ kết hợp với các phòng ban chức năng khác để công việc được tiến hành thuận lợi hơn, tất cả công việc chịu sự quản lý về chuyên môn trực tiếp từ Phòng Thông tin – Nghiệp vụ, quản lý một mối giúp công tác này được thực hiện bài bản, hiệu quả và tránh chồng chéo. Đây là việc làm cần thiết có thể quản lý tập trung theo một đầu mối và chuyên nghiệp hóa công tác này.
3.1.2 Đào tạo kỹ năng marketing cho cán bộ thư viện
Công tác marketing tại LIC hiện đang thiếu cán bộ được đào tạo bài bản, đúng chuyên môn. Việc bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn là việc làm quan trọng. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Để làm tốt công tác marketing, việc đào tạo cán bộ là một trong những yếu tố tiên quyết. Công tác đào tạo không chỉ dừng lại với những cán bộ trực tiếp làm công tác marketing mà còn cho tất cả cán bộ trong Trung tâm. Một số kỹ năng cần thiết trong công tác marketing cụ thể là:
Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng tổ chức và quản lý hoạt động marketing, sự kiện
Kỹ năng viết, lập kế hoạch, báo cáo
Kỹ năng tính toán và phân tích, tổng hợp thông tin
Kỹ năng làm việc theo nhóm
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Kỹ năng công nghệ thông tin
Kỹ năng quản lý tài chính
Kỹ năng tạo dựng và duy trì quan hệ khách hàng
Bên cạnh các kỹ năng được đào tạo và các kiến thức chuyên môn về thư viện, sự năng động, nhạy bén, sự sáng tạo và trí tưởng tượng cũng là những yếu tố quan trọng đối với mỗi cán bộ thực hiện công tác marketing. Trong quá trình làm việc, các kinh nghiệm thực tế sẽ dần dần hình thành và người cán bộ cần chủ động đúc rút, tiếp thu các kinh nghiệm này để hoàn thiện các kỹ năng của bản thân.
Trung tâm phải tiến hành thường xuyên các hoạt động đào tạo và đào tạo lại cho nhân viên. Nhưng trên hết, bản thân mỗi cán bộ phải tự ý thức được tầm quan trọng của việc học tập, trau dồi các kỹ năng, liên tục đúc rút kinh nghiệm thực tế để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, luôn thấm nhuần ý nghĩa của marketing trong từng hành động của mình.