Những Đóng Góp Về Lý Luận Và Thực Tiễn Của Luận Văn



trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Do đó, đề tài nghiên cứu của tác giả là một công trình hoàn toàn độc lập và không trùng lặp về phạm vi, khách thể nghiên cứu với các công trình trước đó

b) Những giá trị khoa học được kế thừa và khoảng trống cần được nghiên cứu Khu, cụm công nghiệp là những nội dung được nhiều tác giả lựa chọn nghiên

cứu, đặc biệt trong bối cảnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhìn chung, các công trình khoa học của các tác giả nghiên cứu quá trình xây dựng KCN, CCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng rất phong phú và phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên cứu đã đề cập đến các nội dung liên quan đến khu, CCN như: Yêu cầu khách quan, quá trình hình thành, tính cấp thiết phải xây dựng mô hình kinh tế KCN, CCN, chính sách phát triển khu, CCN cũng như đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng, phát triển KCN, CCN ở Việt Nam.

Các đề tài và những công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến các nội dung liên quan đến khu, CCN ở nhiều khía cạnh khác nhau, một số nghiên cứu đã có giá trị nhất định trong việc xây dựng cơ chế, chính sách phát triển khu, CCN nhưng chủ yếu nghiên cứu dưới góc độ khoa học hoặc đánh giá về mức độ phát triển của các khu, CCN, chính sách phát triển CCN ở một địa phương khác. Song các công trình khoa học đã được công bố là những tài liệu tham khảo có giá trị và là nền tảng lý luận quan trọng để cao học viên tiếp tục kế thừa và phát triển trong luận văn. Trên cơ sở đó, luận văn tiếp tục nghiên cứu theo hướng chuyên sâu, cụ thể trên phạm vi tỉnh Hà Nam nhằm nghiên cứu thực trạng, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra mặt hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện chính sách phát triển CCN của tỉnh, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển cụm công nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh Hà Nam theo hướng CNH - HĐH.

3. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh và nghiên cứu thực tiễn vấn đề này tại Hà Nam



b) Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CCN tỉnh Hà Nam đến năm 2025, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng CNH - HĐH.

c) Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

gồm:

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về chính sách phát triển

cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh;

- Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam;

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CCN tỉnh Hà Nam đến năm 2025, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh theo hướng CNH - HĐH.

4. Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi về nội dung

Đề tài nghiên cứu chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh, giới hạn vào các nội dung chính bao gồm: Thực trạng chính sách về quy hoạch, chính sách về thu hút đầu tư, chính sách về hỗ trợ hoạt động và các chính sách khác để phát triển cụm công nghiệp.

b) Phạm vi về thời gian

Luận văn nghiên cứu thực trạng chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam trong giai đoạn từ 2015 đến 2019; Các giải pháp được áp dụng cho thời gian tới năm 2025.

c) Phạm vi về không gian

Nghiên cứu chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam.



5. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp luận

Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, phương pháp luận mác xít mang tính khoa học sâu sắc bởi vì đây là phương pháp đúng đắn nhất giúp nhận thức đúng những vấn đề chính sách đang đặt ra trong yêu cầu phát triển bền vững làng nghề hiện nay.

b) Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu được sử dụng trong luận văn chủ yếu là dữ liệu thứ cấp như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chính sách phát triển cụm công nghiệp; thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam; hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;… Các dữ liệu này được khai thác từ các nguồn như Bộ Công Thương, sở Công Thương tỉnh Hà Nam; Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh Hà Nam; Báo cáo của các Cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam và một số loại sách, giáo trình, tạp chí, website có liên quan đến chính sách phát triển cụm công nghiệp.

c) Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Bằng phương pháp này, luận văn đánh giá được những kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan; đưa ra những nhận định, đánh giá khái quát về thực trạng chính sách phát triển cụm công nghiệp; bảo đảm các giải pháp được đề xuất mang tính hệ thống, đồng bộ và thực tiễn.

- Phương pháp phân tích: Để phân tích dữ liệu, trước hết phải phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành đơn giản để nghiên cứu, phát hiện ra những thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận.



- Phương pháp thống kê mô tả: Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả là phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ảnh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Luận văn lấy số liệu các năm để so sánh cụ thể về hiệu quả, hiệu lực của chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Từ đó đưa ra kết luận về hiệu quả, hiệu lực chính sách phát triển cụm công nghiệp.

6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn

Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp về lý luận và thực tiễn trên những khía cạnh chủ yếu sau:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CCN, chính sách phát triển CCN và nội dung hoàn thiện chính sách phát triển CCN.

- Phân tích, đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách phát triển CCN tỉnh Hà Nam, từ đó đánh giá được những thành công, kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách phát triển cụm công nghiệp.

- Nghiên cứu định hướng phát triển CCN, từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách phát triển CCN tỉnh Hà Nam đến năm 2025.

7. Kết cấu khóa luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Một số cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nam đến năm 2025.



CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH


1.1. Bản chất và vai trò của chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

1.1.1. Một số vấn đề liên quan đến cụm công nghiệp và phát triển các cụm công nghiệp

a) Khái niệm về cụm công nghiệp và phát triển cụm công nghiệp

Hiện nay, CCN có nhiều cách hiểu khác nhau giữa các học giả, các tổ chức nước ngoài và ở Việt Nam.

Theo M. Potter (1990) Cụm công nghiệp là sự tập trung về vị trí địa lý của các ngành công nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội qua liên kết địa lý. Các công ty trong cụm công nghiệp sẽ chia sẻ các yêu cầu và các mối quan hệ bên trong với nhà cung cấp và khách hàng. Các mối quan hệ bên trong công ty yêu cầu các dịch vụ bổ sung từ các nhà tư vấn, đào tạo và huấn luyện, các tổ chức tài chính, các công ty chủ chốt. Cụm công nghiệp sẽ tạo ra lực lượng lao động, hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ chất lượng cao, kết nối quan hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các trường đại học, viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ và các bên hữu quan.

Theo Kuchiku A cho rằng, CCN là sự tập trung về mặt địa lý trong một quốc gia hay một vùng lãnh thổ của các công ty có liên kết với nhau, các nhà cung cấp chuyên biệt, các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức có liên quan trong một lĩnh vực cụ thể.

Như vậy, CCN là một khái niệm không mới trên thế giới nhưng ở Việt Nam khái niệm CCN mới được đề cập đến trong những năm gần đây. Theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ: “Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các



cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân các tỉnh quyết định thành lập”.

Đến năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển CCN, trong đó khái niệm cụm công nghiệp đã có sự điều chỉnh: “Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh”.

Trong luận văn này, cao học viên sử dụng khái niệm CCN của Nghị định 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017. Tuy khái niệm về CCN diễn đạt có sự khác nhau nhất định, xong có thể hiểu CCN là một hệ thống sản xuất địa phương, được đặc trưng bởi sự tập trung theo địa lý các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có sự chuyên môn hóa trong cùng một hoạt động hoặc một nhóm các hoạt động bổ trợ cho nhau. Sự tập trung theo địa lý của các doanh nghiệp đã tạo ra các thể chế thúc đẩy sự hình thành và phát triển các mối quan hệ, sự hợp tác và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ, đồng thời tạo ra mạng lưới các nhà cung cấp, mạng lưới khách hàng và tạo ra sự đổi mới, các lợi ích chung cho các thành viên trong cùng lãnh thổ.

Từ khái niệm cụm công nghiệp có thể hiểu phát triển cụm công nghiệp là hoạt động của Đảng, nhà nước, đảng bộ chính quyền địa phương bằng đường lối, chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm gia tăng số lượng, chất lượng, cơ cấu các cụm công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư của mọi thành phần kinh tế-xã hội đất nước, địa phương trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

Phát triển cụm công nghiệp được thể hiện ở 03 nội dung cơ bản: Phát triển số lượng các cụm công nghiệp, phát triển các cụm công nghiệp về chất lượng và phát triển cơ cấu các cụm công nghiệp theo yêu cầu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương trong từng thời kỳ.



b) Tiêu chí đánh giá sự phát triển của các cụm công nghiệp

Để đánh giá sự phát triển của cụm công nghiệp có thể dựa vào các tiêu chí sau:

* Số lượng cụm công nghiệp

Số lượng cụm công nghiệp trên địa bàn phản ánh tiềm năng phát triển cũng như kết quả quy hoạch, đầu tư xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp để thu hút vốn đầu tư, phát triển sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của địa phương.

* Diện tích cụm công nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh số hécta (ha) đất được quy hoạch để xây dựng cụm công nghiệp. Chỉ tiêu này cho phép chúng ta so sánh, phân loại các cụm công nghiệp thành các loại lớn, trung bình và nhỏ tùy theo diện tích đất quy hoạch.

* Tỷ lệ diện tích được lấp đầy

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả khai thác về việc sử dụng mặt bằng tại các cụm công nghiệp

Diện tích đất đã cho thuê

% diện tích lấp đầy = x 100%

Tổng diện tích đất của cụm công nghiệp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam - 3

Chỉ tiêu này được đưa ra nhằm đánh giá tính hiệu quả việc khai thác và sử dụng đất được sử dụng trên tổng diện tích đất của cụm công nghiệp được phê duyệt. Đồng thời qua đó có thể đánh giá, so sánh trong việc khai thác, sử dụng quỹ đất giữa các cụm công nghiệp.

* Tỷ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất cụm công nghiệp


Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng)

Tỷ lệ vốn đầu tư (tỷ đồng/ha) =

Tổng diện tích cụm công nghiệp (ha)

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá, so sánh hiệu quả thu hút vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đất cụm công nghiệp với nhau, từ đó có thể đánh giá được tính hấp dẫn, thu hút đầu tư của các cụm công nghiệp một cách chính xác.



* Số lao động

Một trong các mục tiêu chính của CCN là tạo được nhiều việc làm ổn định có kĩ thuật chuyên môn cho lao động địa phương, góp phần quan trọng vào việc nâng cao thu nhập, mức sống cho người dân và an sinh xã hội của địa phương.

Chỉ tiêu số lao động trên một đơn vị diện tích đất cụm công nghiệp (lao động/ha) dùng để đánh giá khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm giữa các cụm công nghiệp trong việc giải quyết tình trạng thất nghiệp và lao động dư thừa ở các địa phương.

Tỷ lệ lao động có chuyên môn, tay nghề: Phản ánh trình độ chuyên môn và tay nghề của những người lao động. Từ đó đánh giá được trình độ khoa học công nghệ của các dự án hoạt động trong cụm công nghiệp.

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của cụm công nghiệp

- Về kinh tế: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đóng góp của các cụm công nghiệp cho xuất khẩu, các khoản đóng góp cho ngân sách. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng và năng lực đóng góp của cụm công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP. Từ đó cho thấy sự cần thiết phát triển cụm công nghiệp của địa phương.

- Về xã hội: Chỉ tiêu này cho thấy ngoài việc giải quyết việc làm, sự phát triển các cụm công nghiệp còn có tác động đến các vấn đề xã hội, môi trường sống, văn hóa của người lao động trong CCN.

- Về công nghệ-môi trường: Chỉ tiêu này cho biết các cụm công nghiệp được quy hoạch và phát triển ra sao, trình độ công nghệ ứng dụng đến đâu, trình độ xử lý môi trường như thế nào?...

- Về cơ cấu tổ chức quản lý: Chỉ tiêu này đánh giá quyết tâm của địa phương trong việc đổi mới cơ chế quản lý như thế nào cho đạt hiệu quả cao nhất trong thu hút đầu tư, phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn.

1.1.2. Bản chất của chính sách phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh

a) Khái niệm và mục tiêu của chính sách phát triển các cụm công nghiệp

* Khái niệm chính sách phát triển cụm công nghiệp

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 11/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí