Khi Áp Dụng Các Biện Pháp Ngăn Chặn Tạm Giữ, Tạm Giam Đối Với Người Chưa Thành Niên Phạm Tội, Cơ Quan Tiến Hành Tố Tụng Cần Hạn Chế Việc Gia Hạn


quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này và chỉ khi xét

thấy thực sự cần thiết, chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm

trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn tạm giữ, tạm giam đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16

tuổi bằng một phần hai mức thời hạn trong điều luật tương dụng.

ứng được áp

2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này và chỉ khi xét thấy thực sự cần thiết, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Thời hạn tạm giữ, tạm giam đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bằng ba phần tư mức thời hạn trong điều luật tương ứng được áp dụng.

3. Cơ quan ra lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phải thông báo bằng văn bản cho gia đình, người đại diện hợp pháp, chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc, nhà trường nơi người đó đang học tập biết ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

4. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng phải xác định chính xác độ tuổi của họ nhằm áp dụng đúng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này. Đối với các trường hợp bắt quả tang, bắt khẩn cấp thì sau khi bắt, cơ quan tiến hành tố tụng phải khẩn trương xác minh độ tuổi của họ để có quyết định xử lý phù hợp. Trước khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều này, cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, cân nhắc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác quy định tại các Điều 91, 92 và 93 BLTTHS.


Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 18

Đối với người chưa thành niên đang bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam, cơ quan tiến hành tố tụng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra và khi xét thấy không còn cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn đó thì kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế bằng các biện pháp ngăn chặn khác không hạn chế tự do đối với họ.

5. Khi bắt giữ người chưa thành niên phạm tội, trong trường hợp cần thiết phải sử dụng vũ lực thì việc sử dụng vũ lực phải theo đúng quy định của pháp luật và chỉ ở mức độ đủ để kiểm soát người chưa thành niên phạm tội.

6. Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên phạm tội, cơ quan tiến hành tố tụng cần hạn chế việc gia hạn thời hạn tạm giữ, tạm giam.

7. Người chưa thành niên phải được tạm giữ, tạm giam riêng với

người đã thành niên. Khi xét thấy người chưa thành niên phạm tội có biểu

hiện hoang mang, lo lắng có thể manh động dẫn đến có hành vi tiêu cực thì cơ quan điều tra yêu cầu cơ sở giam giữ áp dụng các biện pháp phù hợp để tránh hậu quả xấu có thể xảy ra.

8. Chế độ tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội được bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Quy định về kỹ năng lấy lời khai đối với NCTN

Mặc dù các cán bộ điều tra có thể áp dụng các kỹ năng điều tra thân thiện với trẻ em một cách tự phát, nhưng điều quan trọng là Bộ luật Tố tụng hình sự cần quy định chính thức về các bảo vệ cơ bản cần đảm bảo cũng như các hướng dẫn về lấy lời khai thân thiện với trẻ em. Các điều kiện và hướng dẫn về lấy lời khai thân thiện với trẻ em cần được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự để trở thành nguyên tắc áp dụng, những quy định của Thông tư hướng dẫn cần được pháp điển hóa trong Bộ luật TTHS. Vì vậy, tác giả đề nghị bổ sung quy định chuyên biệt về việc lấy lời khai người chưa thành niên như sau:


Điều … (mới). Lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can

1. Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa

thành niên có thể thực hiện tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của

người đó. Nơi lấy lời khai hoặc hỏi cung cần được bố trí theo cách chức phù hợp để làm giảm bớt sự căng thẳng, sợ hãi của người chưa thành niên.

2. Điều tra viên, Kiểm sát viên khi tiến hành lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa thành niên phải có thái độ, hành vi cũng như sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành của họ.

Thời gian lấy lời khai, hỏi cung cần được xác định dựa trên độ tuổi, tình trạng tâm lý, sức khỏe cũng như khả năng nhận thức, mức độ trưởng thành, phát triển của người chưa thành niên và yêu cầu điều tra nhưng không quá hai giờ trên một lần và không quá hai lần trong một ngày. Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải được tạm dừng ngay khi người chưa thành niên có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.

3. Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người chưa

thành niên, cơ

quan tiến hành tố

tụng phải thông báo trước cho gia đình,

người bào chữa, người đại diện hợp pháp của họ về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung. Trường hợp cần thiết hoặc khi người chưa thành niên hoặc gia đình có yêu cầu, có thể mời cán bộ chuyên trách, cán bộ trợ giúp, tư vấn về pháp lý, y tế cùng tham gia để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.

4. Khi lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm

thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, cơ quan

tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho đại diện của gia đình để bảo đảm sự có mặt của họ. Việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can khi không có mặt đại diện gia đình chỉ được thực hiện trong trường hợp


người đó không có gia đình, đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc họ từ chối tham gia.

Trường hợp đại diện gia đình của người bị tạm giữ, bị can không thể có mặt, để bảo đảm trình tự, thủ tục tố tụng được tiến hành kịp thời theo quy định, thì việc lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi cung bị can vẫn được thực hiện nhưng cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ thuộc một trong các cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc Luật sư tham gia lấy lời khai, hỏi cung.

Đại diện gia đình, cán bộ thuộc cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Luật sư có thể được bố trí ngồi cạnh người chưa thành niên để tạo tâm lý yên tâm, thoải mái cho họ.Nếu thấy cần thiết cho quá trình lấy lời khai, hỏi cung thì có thể cho đại diện gia đình hỏi người bị tạm giữ, hỏi bị can những câu hỏi mang tính chất động viên, thuyết phục, giáo dục. Đại diện gia đình không được hỏi những câu hỏi mang tính chất gợi ý, định hướng, câu hỏi mang tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Khi thấy đại diện gia đình có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu đại diện gia đình dừng ngay việc hỏi và lập biên bản về việc này.

5. Đại diện gia đình người bị tạm giữ, bị can là người chưa thành niên được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu và đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng; khiếu nại các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.

* Sửa đổi, bổ sung quy định về giám sát NCTN

Thực tiễn áp dụng pháp luật, có nhiều trường hợp bị can, bị cáo là

người chưa thành niên phạm tội không còn cha, mẹ, không có nơi cư trú rõ ràng. Vì vậy, để thực hiện được quyền của người chưa thành niên phạm tội, cần có những quy định mở rộng và cụ thể để bảo đảm cơ chế giám sát đầy đủ và có hiệu quả đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Mặt khác, quy định trong Điều 304 BLTTHS không đặt ra trách nhiệm đối với người có


nghĩa vụ giám sát khi họ để người chưa thành niên bỏ trốn, tiếp tục phạm tội hoặc không có mặt theo giấy triệu tập nên không đảm bảo thực hiện có hiệu quả nghĩa vụ giám sát. Do vậy, để bảo đảm hiệu quả của việc giám sát, nâng cao trách nhiệm của người giám sát, cần sửa đổi, bổ sung quy định “Người được giao nhiệm vụ giám sát phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu vi phạm nghĩa vụ giám sát.” Cụ thể, tác giả đề nghị sửa đổi Điều 304 như sau:

Điều 304. Việc giám sát đối với người chưa thành niên phạm tội (sửa đổi, bổ sung)

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao

người chưa thành niên phạm tội cho cha, mẹ hoặc người giám hộ của họ

giám sát để bảo đảm sự có mặt của người chưa thành niên phạm tội khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

2. Trường hợp không xác định được cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phạm tội, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định giao cơ sở bảo trợ xã hội hoặc các cơ quan tổ chức khác quản lý, giám sát.

3. Cơ quan, tổ chức hoặc người được giao nhiệm vụ giám sát có nghĩa vụ giám sát chặt chẽ người chưa thành niên, theo dõi tư cách, đạo đức và giáo dục người đó và phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu vi phạm nghĩa vụ giám sát.

Nếu người chưa thành niên có biểu hiện bỏ trốn hoặc nghi ngờ họ tiếp tục phạm tội thì báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định giám sát”.

Có ý kiến cho rằng, việc giám sát người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra là quan trọng nhất và thực tế cơ quan điều tra thường không chú ý vấn đề này làm ảnh hưởng đến bảo vệ quyền người chưa thành niên, do đó khoản 2 cần quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan điều tra như sau: "Đối với người chưa thành niên phạm tội không còn cha mẹ, không có nơi cư trú rõ


ràng hoặc là người lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa thì Cơ quan điều tra cần tìm mọi biện pháp để xác định lý lịch cũng như gia đình của họ. Trong trường hợp không xác định được thì Cơ quan điều tra phải đề nghị cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ở nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử cán bộ giám sát người chưa thành niên phạm tội".

Ngoài ra, tác giả đề nghị Luật chỉ nên quy định chung về cơ chế giám

sát, còn trách nhiệm thực hiện nên để hiện.

văn bản hướng dẫn dưới luật thực

* Quy định về sự tham gia của người bào chữa và trợ giúp pháp lý

Để bảo đảm quyền bào chữa người chưa thành niên kể từ thời điểm bị bắt phù hợp với CUQT và chính sách bảo vệ trẻ em, tác giả đề nghị bổ sung

quy định đối với người chưa thành niên bị

bắt giữ

thì người bào chữa có

quyền tham gia tố tụng kể từ khi bắt. Theo đó, đề nghị bổ sung Điều 58 về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa đối với người chưa thành niên nói riêng được tham gia tố tụng từ khi bị bắt. Cụ thể như sau: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp bắt người chưa thành niên thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người chưa thành niên bị bắt.

Như vậy, mặc dù Bộ luật Tố tụng hình sự quy định đảm bảo đại diện pháp lý cho người chưa thành niên phạm tội trong quá trình tiến hành tố tụng vụ án nhưng việc thực thi quy định này có những bất cập về những người có tham gia vào hệ thống xử lý, cũng như vi phạm các chuẩn mực quốc tế. Do đó, tác giả đề nghị sửa Điều 305 BLTTHS theo hướng: quy định để tạo điều kiện cho bị can, bị cáo được thực hiện quyền mời người bào chữa cho mình cũng như tạo mọi điều kiện để người bào chữa thực hiện quyền của họ và bảo đảm tối đa sự có mặt và tham gia tố tụng của người bào chữa trong các vụ án có người chưa thành niên; cụ thể:


Điều 305. Bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên tham gia tố tụng

“1. Khi bị bắt giữ hoặc giao quyết định tạm giữ hoặc quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải thông báo cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên và người đại diện hợp pháp của họ về quyền có người bào chữa.

2. Người đại diện hợp pháp,

người đứng đầu tổ chức

của người bị

tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên có thể lựa chọn người bào chữa hoặc tự mình bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.

3. Trong trường hợp bị

can, bị

cáo, là người chưa thành niên hoặc

người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn được người bào chữa,

người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cho thành viên của tổ chức mình.

4. Trường hợp bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối người bào chữa thì phải lập biên bản lưu trong hồ sơ vụ án.

5. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện cho người bào chữa thực hiện quyền tiếp xúc, gặp gỡ với bị can, bị cáo là người chưa thành niên theo quy định của pháp luật.

* Về vai trò tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường và tổ chức xã

hội


BLTTHS năm 2003 quy định sự


tham gia tố


tụng của gia đình, nhà

trường và các tổ chức xã hội một cách chung chung, chưa cụ thể nên việc áp dụng điều này trên thực tế chưa được chú trọng đúng mức hoặc các cơ quan điều tra không muốn những người này tham gia vào quá trình tố tụng. Theo


khoản 2 Điều 306 BLTTHS năm 2003 “trong trường hợp cần thiết khác thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình... Đại diện của gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý”, tuy nhiên chưa có văn bản pháp luật quy định như thế

nào được coi là “trường hợp cần thiết”.

Theo Thông tư

liên tịch

01/2011/TTLT, trường hợp cần thiết hoặc khi người chưa thành niên có yêu cầu, Tòa án có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên tòa để hỗ trợ cho họ.

Từ thực trạng đã phân tích ở Mục 3.IV Chương III, chúng tôi đề nghị

sửa đổi Điều 306 BLTTHS theo hướng: 1) Bỏ cụm từ “nếu được Điều tra

viên đồng ý” để không hạn chế quyền giúp đỡ bị can, bị cáo người chưa thành niên; 2) Bổ sung đoạn "Khi xét thấy cần thiết hoặc khi người chưa thành niên có yêu cầu, Toà án có thể mời đại diện cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên hoặc cán bộ trợ giúp khác tham gia phiên toà để hỗ trợ cho họ", tạo điều kiện giúp đỡ tối đa về trợ giúp pháp lý

cho người chưa thành niên; 3) Bổ sung trường hợp hoãn phiên tòa trong

trường hợp vắng mặt những người mà Tòa án coi là cần thiết để bảo vệ quyền lợi cho người chưa thành niên; 4) Bổ sung quyền khiếu nại các quyết định tố tụng của những người tiến hành tố tụng và Tòa án.

Theo đó sửa đổi Điều 306. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức như sau: “1. ….

2. …. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu đượcĐiu tra viên đngý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.

3. Tại phiên toà xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi họ học

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022