Một số khái niệm trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO được hiểu như sau [20]:
1. "Lượng trợ cấp tính gộp-AMS" có nghĩa là mức trợ cấp hàng năm tính bằng tiền cho một nông sản dành cho các nhà sản xuất một loại nông sản cơ bản nào đó, hoặc là mức trợ cấp không nhằm vào các mặt hàng cụ thể nào dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp nói chung, khác với trợ cấp theo các chương trình có đủ tiêu chuẩn được miễn trừ cắt giảm tại Phụ lục 2 của Hiệp định nông nghiệp.
2. "Giai đoạn thực hiện" có nghĩa là giai đoạn 6 năm kể từ năm 1995 đối với các quốc gia phát triển. Ngoài ra, thời hạn này được áp dụng dài hơn đối với các thành viên là các quốc gia đang phát triển (9 năm).
3. "Chi tiêu ngân sách" hoặc "chi tiêu" bao gồm cả phần thu ngân sách bị bỏ qua.
4. "Diện sản phẩm" là các sản phẩm nông sản được đưa ra tại Phụ lục 1 của Hiệp định nông nghiệp.
5. "Tiếp cận thị trường" là khả năng một quốc gia cho phép các nước thành viên khác trong tổ chức thương mại thế giới WTO tiếp cận với thị trường nước mình, thông qua các biện pháp thuế quan và phi thuế quan. Nếu hàng rào thuế quan/phi thuế quan cao - khả năng tiếp cận thấp; ngược lại, nếu các thành viên hạ mức thuế quan/ phi thuế quan thấp thì cơ hội tiếp cận thị trường cao hơn.
6. "Trợ cấp xuất khẩu" là những trợ cấp dựa trên kết quả thực hiện xuất khẩu, kể cả các loại trợ cấp xuất khẩu trong danh mục tại Điều 9 của Hiệp định. Là những trợ cấp từ phía nhà nước tạo điều kiện tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu.
7. "Hỗ trợ trong nước" là những chính sách tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tới sản xuất nông nghiệp trong nước. Các chính sách này theo hướng dẫn của ban thư ký WTO được chia làm ba loại chính: "gồm các
chính sách cho phép áp dụng tự do-Green box", "các chính sách áp dụng hạn chế theo chương trình áp dụng-Blue box" và "các chính sách không được phép áp dụng-Amber box".
Trong toàn bộ nội dung phân tích Hiệp định dưới đây chúng tôi sẽ phân tích Hiệp định theo ba nội dung chính gồm: Tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu.
Chương 2
HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP
VÀ VIỆC THỰC THI TẠI MỘT SỐ NƯỚC
2.1. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA HIỆP ĐỊNH NÔNG NGHIỆP
2.1.1. Mục tiêu của hiệp định nông nghiệp
Tại lời nói đầu của Hiệp định nông nghiệp đã chỉ ra mục tiêu là: “Thiết lập một hệ thống thương mại nông sản công bằng và
theo định hướng thị trường". Đây là mục tiêu quan trọng nhất của Hiệp định nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu này, phải được thực hiện thông qua đàm phán cam kết về trợ cấp và bảo hộ, thông qua việc thiết lập những luật lệ và quy tắc chặt chẽ và có hiệu quả hơn [20].
2.1.2. Các nội dung chính của Hiệp định
Hiện nay, Hiệp định nông nghiệp mới chỉ điều chỉnh việc sử dụng một số biện pháp bảo hộ nhất định. Theo phân tích Hiệp định, cũng như các hướng dẫn của ban thư ký WTO, Hiệp định nông nghiệp gồm có 13 phần, 21 điều và 5 phụ lục. Có thể tóm tắt nội dung như sau:
Phần 1: Gồm Điều 1,2: quy định về định nghĩa các thuật ngữ và diện sản phẩm áp dụng tại Hiệp định.
Phần 2: Gồm Điều 3: quy định việc xây dựng những nhượng bộ và cam kết-đưa ra các cam kết của các nước thành viên trong việc đàm phán thực hiện Hiệp định nông nghiệp.
Phần 3: Gồm Điều 4, 5: Tiếp cận thị trường và Tự vệ đặc biệt.
Phần này được ban thư ký WTO hướng dẫn tương đối chi tiết đối với các quốc gia đang gia nhập WTO như Việt Nam. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở các phần sau.
Phần 4: Gồm Điều 6, 7: Cam kết hỗ trợ trong nước, Quy tắc chung về hỗ trợ trong nước: phần này chủ yếu liệt kê các biện pháp hỗ trợ trong nước.
Theo hướng dẫn của Ban Thư ký WTO cam kết hỗ trợ trong nước được quy định tương đối rõ ràng theo các chính sách như: Chính sách được phép áp dụng, chính sách được áp dụng hạn chế theo các chương trình và chính sách không được phép áp dụng. Vấn đề này cũng sẽ được đề cập chi tiết hơn ở các phần sau.
Phần 5: Gồm Điều 8, 9, 10, 11, 12: quy định về các cam kết trợ cấp xuất khẩu; theo đó Hiệp định liệt kê các các hình thức trợ cấp xuất khẩu phải được các quốc gia thành viên cam kết cắt giảm. Vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết hơn ở các phần sau.
Các phần 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13: Gồm các điều 13-21 quy định về các quy tắc hạn chế và cấm xuất khẩu (Điều 12), kềm chế cần thiết (điều 13), các biện pháp kiểm dịch động thực vật (Điều 14), đối xử đặc biệt và khác biệt (Điều 15), các nước chậm phát triển nhất và các nước đang phát triển nhập siêu lương thực (Điều 16), Ủy ban nông nghiệp (Điều 17), rà soát thực hiện cam kết (Điều 18), tham vấn và giải quyết tranh chấp (Điều 19), tiếp tục quá trình cải cách (Điều 20) và điều khoản cuối cùng (Điều 21) là các phần cam kết chung của các quốc gia thành viên, do đó không ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng chính sách pháp luật nông nghiệp của Việt Nam.
Theo hướng dẫn của Ban Thư ký WTO về thực hiện Hiệp định nông nghiệp, các nước đang tiếp cận với WTO sẽ phải cam kết thực hiện Hiệp định theo ba nội dung: Tiếp cận thị trường, hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Trên cơ sở thực tiễn thực hiện Hiệp định nông nghiệp của các quốc gia thành viên WTO, hướng dẫn thực hiện Hiệp định nông nghiệp và thực trạng chính sách pháp luật nông nghiệp của đang được xây dựng nhằm thực hiện Hiệp định nông nghiệp, đề tài "Chính sách và pháp luật nông nghiệp Việt Nam và Hiệp định nông nghiệp của Tồ chức thương mại thế giới (WTO)" sẽ tập trung vào các nội dung này.
2.1.2.1. Cơ hội tiếp cận thị trường
Tiếp cận thị trường theo cách hiểu của các nước thành viên trong WTO là việc hàng hoá, dịch vụ của một quốc gia xâm nhập vào thị trường nước khác. Điều 4 - Tiếp cận thị trường của Hiệp định nông nghiệp gồm các nội dung sau:
Nhân nhượng tiếp cận thị trường có trong các danh mục là các cam kết ràng buộc và cắt giảm thuế quan, và các cam kết tiếp cận thị trường khác được nêu tại đó...
Các thành viên sẽ không duy trì, viện đến, hoặc áp dụng lại bất kỳ các biện pháp phi thuế thuộc loại đã được yêu cầu chuyển sang thuế quan thông thường", ngoại trừ có quy định khác tại Điều 5 và Phụ lục 5 [20].
Theo hướng dẫn thực hiện Hiệp định nông nghiệp, thấy rằng:
Để khắc phục tình trạng mức thuế nhập khẩu thực tế rất cao sau khi thuế hoá, trong Hiệp định nông nghiệp có 03 khái niệm cụ thể quy định các nước phải dành cho hàng nông sản nhập khẩu các cơ hội tiếp cận thị trường-theo đó phần giá trị nhập khẩu nằm trong giới hạn này sẽ được hưởng mức thuế thấp.
Cơ hội tiếp cận hiện tại: ít nhất là bằng với mức trung bình của 03 năm giai đoạn cơ sở 1986-1988.
Cơ hội tiếp cận tối thiểu: cơ hội tiếp cận thị trường tối thiểu trong năm 1995 phải ở mức không ít hơn 3% mức tiêu dùng hàng năm trong giai đoạn 1986-1988. Tỷ lệ này sẽ được tăng lên 5% vào cuối năm 2000 đối với các nước phát triển và vào cuối năm 2004 đối với các nước đang phát triển.
Cơ hội tiếp cận tối thiểu đặc biệt (áp dụng đối với các mặt hàng không tiến hành thuế hoá): đối với các nước phát triển, cơ hội tiếp cận tối thiểu đặc biệt là 4% mức tiêu dùng trung bình trong giai đoạn 1986-1988 và tăng dần 0,8% mỗi năm cho đến cuối năm 2000. Với các nước đang phát triển, tỷ lệ quy định tương ứng là 1% mức tiêu dùng hàng năm, 2% vào năm 1999 và lên đến 4% vào năm 2004.
Sở dĩ lấy giai đoạn cơ sở là 1986-1988 vì đây là khoảng thời gian 3 năm đầu của vòng đàm phán Urugoay kéo dài 9 năm từ năm 1986-1994. Giai đoạn cơ sở này có thể thay đổi với các nước đàm phán gia nhập sau.
Tuy nhiên, nếu như hàng hoá và dịch vụ của một quốc gia thành viên WTO bị đe doạ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, Điều 5 - Tự vệ đặc biệt đã quy định như sau: Hiệp định nông nghiệp cho phép các nước thành viên áp dụng biện pháp đặc biệt mà không cần bất kỳ biểu hiện nào của việc gây ra (hoặc đe doạ gây ra) ảnh hưởng đối với sản xuất trong nước, miễn là nông sản đó đã được thuế hoá và trong biểu cam kết của thành viên có ký hiệu SSG ở bên cạnh sản phẩm đó. Biện pháp tự vệ trong nông nghiệp sẽ được áp dụng khi:
Giá nhập khẩu giảm xuống dưới mức giá lẫy và hoặc Lượng nhập khẩu vượt trên lượng nhập khẩu lẫy.
Mức giá lẫy là giá CIF nhập khẩu trung bình sản phẩm đó trong giai đoạn 1986-1988 sẽ được các nước thành viên trình lên Uỷ ban nông nghiệp và
công bố công khai. Lượng nhập khẩu lẫy sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ khối lượng nhập khẩu trên tổng tiêu dùng trong nước của mặt hàng đó.
Lượng nhập khẩu lẫy | |
< 10% | 125% lượng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn cơ sở |
<10%<30% | 110% lượng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn cơ sở |
>30% | 105% lượng nhập khẩu trung bình trong giai đoạn cơ sở |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 2
- Chức Năng, Nhiệm Vụ Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Wto
- Các Yêu Cầu Của Wto Liên Quan Đến Nông Nghiệp Các Hiệp Định Liên Quan Đến Lĩnh Vực Nông Nghiệp
- Chính Sách Pháp Luật Nông Nghiệp Của Một Số Nước Theo Hiệp Định Nông Nghiệp
- Chính Sách Bảo Hộ Nông Nghiệp Cuả Một Số Nước Phát Triển (Mỹ, Eu, Nhật Bản), Và Các Nước Đang Phát Triển (Trung Quốc Và Thái Lan)
- Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 8
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
2.1.2.2. Hỗ trợ trong nước
Hỗ trợ trong nước được hiểu là các chính sách, biện pháp được một quốc gia ban hành ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển, tăng tính cạnh tranh cho ngành/sản phẩm đó. Tại Điều 6, Điều 7, Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4: Cam kết về hỗ trợ trong nước, quy tắc chung về hỗ trợ trong nước được hiểu như sau:
Theo hướng dẫn thực hiện Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định nông nghiệp chia các chính sách, quy định có tác dụng hỗ hỗ trợ trong nước thành ba nhóm lớn: dạng chính sách không được áp dụng (Amber box hay còn gọi là hộp hổ phách), chính sách được áp dụng theo các chương trình hạn chế (Blue box-còn gọi là hộp xanh lơ) và chính sách được phép áp dụng tự do (Green box- còn gọi là hộp xanh lá cây) căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của các biện pháp này đối với thương mại trong nông nghiệp.
Trong toàn bộ phân tích Hiệp định nông nghiệp tới đây sẽ phân tích việc thực hiện Hiệp định trên cơ sở các chính sách Amber box, Blue box và Green box trong nhóm chính sách "Hỗ trợ trong nước".
- Hỗ trợ hộp mầu hổ phách(Amber box)
Đây là các chính sách, quy định, biện pháp không được miễn trừ và phải bị cắt giảm. Theo đó, các biện pháp hỗ trợ này được lượng hoá trong tổng AMS.
Tổng AMS sẽ tính cả phần chi tiêu ngân sách Chính phủ bỏ ra và phần ngân sách đáng lẽ phải thu được nhưng bỏ qua không thu. Các nước thành viên cam kết tổng AMS cho từng năm, tỷ lệ cắt giảm và mức cam kết trần cuối cùng trong giai đoạn thực hiện.
Giai đoạn thực hiện | Tỷ lệ giảm | |
Phát triển | 1995-2000 | Giảm 20% tổng AMS |
Đang phát triển | 1995-2004 | Giảm 13.3% tổng AMS |
Mức hỗ trợ cho phép (de minimis): Các nước được duy trì mức độ hỗ trợ dạng hộp hổ phách nhất định nếu tổng giá trị hỗ trợ này chiếm một tỷ lệ nhỏ (5% đối với các nước phát triển và 10% đối với các nước phát triển) trong giá trị sản xuất các sản phẩm cụ thể hoặc trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ dạng hộp xanh lá cây (Green box)
Đây là những chính sách hỗ trợ chung cho ngành nông nghiệp, không hoặc rất ít bóp méo giá trị thương mại và thường được xây dựng thành các chương trình của Chính phủ. Các nước được tự do áp dụng và các biện pháp phi thuế quan (Non-tariff measure-NTM) dạng này và không phải cam kết cắt giảm với điều kiện các NTM này được cấp thông qua 1 chương trình do chính phủ tài trợ và không liên quan tới các khoản thu từ người tiêu dùng và không có tác dụng trợ giá cho người sản xuất.
Theo phụ lục II - Hiệp định nông nghiệp của WTO quy định các dạng NTM thuộc nhóm này như sau:
Dịch vụ chung: các NTM thuộc loại này liên quan đến các chương trình cung cấp dịch vụ phúc lợi cho nông nghiệp hoặc cộng đồng nông thôn,
cụ thể là các chương trình nghiên cứu, kiểm soát dịch bệnh và côn trùng, dịch vụ đào tạo, dịch vụ tư vấn, dịch vụ kiểm tra, dịch vụ tiếp thị và xúc tiến thương mại, cơ sở hạ tầng.
Dự trữ công vì mục đích an ninh lương thực Viện trợ lương thực trong nước
Thanh toán trực tiếp cho người sản xuất gồm:
Trợ cấp thu nhập dựa trên một số tiêu chí khách quan về thu nhập, nhà sản xuất, mức sản xuất.
Sự tham gia của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm thu nhập.
Thanh toán trực tiếp hoặc thực hiện bằng sự tham gia tài chính của chính phủ trong các chương trình bảo hiểm mùa màng, nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trợ cấp điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình hỗ trợ người sản xuất ngừng hoặc từ bỏ sản xuất nông nghiệp.
Hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu thông qua các chương trình giải phóng nguồn lực khỏi hoạt động giải phóng nông nghiệp.
Trợ cấp đầu tư để người sản xuất cơ cấu lại hoạt động sản xuất. Thanh toán theo các chương trình môi trường
Thanh toán các chương trình hỗ trợ vùng.
- Hỗ trợ dạng hộp xanh da trời(Blue box)
Đây là các biện pháp hỗ trợ không bị cam kết cắt giảm, được thanh toán trực tiếp theo các chương trình hạn chế sản xuất và thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Các khoản chi đó dựa trên diện tích hoặc sản lượng cố định.
- Các khoản chi trả đó tính cho 85% hoặc dưới 85% mức sản lượng
cơ sở.