Chính Sách Bảo Hộ Nông Nghiệp Cuả Một Số Nước Phát Triển (Mỹ, Eu, Nhật Bản), Và Các Nước Đang Phát Triển (Trung Quốc Và Thái Lan)

phải cắt giảm) đã được chuyển thành các thanh toán hợp đồng linh hoạt theo sản xuất (thuộc hộp xanh - không bị cắt giảm).

Thực tế cho thấy các nước phát triển là những nước sử dụng nhiều biện pháp thuộc hộp xanh lá cây nhất.

- Việc sử dụng và tính minh bạch của các biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc hộp xanh lá cây:

Theo quy định của Hiệp định nông nghiệp, các biện pháp thuộc hộp xanh lá cây là những biện pháp không tác động hoặc tác động rất ít đến quy mô sản xuất. Trên thực tế, rất khó xác định mối quan hệ giữa hỗ trợ thu nhập, chi phí gia tăng và lợi nhuận, đặc biệt là khi mức hỗ trợ lên đến hàng tỷ USD. Người nông dân nhận được trợ cấp thu nhập (mặc dù không liên quan đến loại hình, sản lượng sản xuất, tư liệu sản xuất, giá nội địa và giá quốc tế) sẽ có thêm vốn đầu tư cho sản xuất, mua máy móc, công nghệ tiên tiến. Mặt khác, các khoản trợ cấp thu nhập kể trên cũng sẽ gián tiếp góp phần duy trì lượng đất đai sử dụng cho sản xuất nông nghiệp không bị chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.

Mỹ là nước áp dụng các biện pháp này rất triệt để. Theo một số nhà nghiên cứu, mặc dù không gắn chặt với sản xuất, nhưng hỗ trợ dạng hộp xanh của Mỹ đã tác động lớn đến mức độ sản xuất vì:

- Các biện pháp này tác động đến thu nhập và phúc lợi của nông dân, đồng thời giảm các rủi ro sản xuất trong tương lai cho họ.

- Nông dân sẽ mong chờ thêm các phản ứng hỗ trợ tương tự từ phía chính phủ trong tương lai.

- Các nhà lãnh đạo của các công ty sẽ tìm thấy các động lực lâu dài để phân bố lại nguồn lực vào sản xuất nông nghiệp.

Chưa có tiêu chuẩn rõ ràng để đáng giá một biện pháp có thuộc hộp xanh lá cây hay không. Khái niệm "Không hoặc chỉ bóp méo thương mại ở mức tối thiểu" vẫn là một tiêu chuẩn rất rộng. Liệu các nước thành viên có thể

đảm bảo được rằng các khoản thu nhập phụ thêm của nông dân (vốn thường được cấp dưới dạng chi trả trực tiếp) không được dùng để mua thêm nguyên liệu đầu vào và do đó làm tăng mức độ sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

- Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ trong nước thuộc hộp xanh da trời:

Biện pháp trong hộp xanh da trời không bị cam kết cắt giảm. Do đó, một số nước trong đó có EU vẫn tiếp tục tăng giá trị hỗ trợ các biện pháp này và cho rằng "việc thanh toán trực tiếp trong hộp xanh da trời là một công cụ hữu ích được sử dụng nhằm cải cách các chính sách trong nước theo tiêu chuẩn do WTO đặt ra. Năm 1992, việc cải cách chính sách nông nghiệp chung đã chuyển các biện pháp trợ cấp thuộc dạng trợ giá thị trường sang các khoản thanh toán theo hộp xanh da trời. Trong cải cách CAP gần đây nhất, gọi là lịch trình 2000, EU cũng đã cung cấp rất nhiều các biện pháp hỗ trợ thuộc hộp xanh da trời nhằm cải thiện khả năng phản ứng của nông dân với các thay đổi thị trường.

Chính sách pháp luật nông nghiệp Việt Nam và hiệp định nông nghiệp của Tổ chức Thương mại thế giới - 7

Bên cạnh các biện pháp đối với hàng nhập khẩu, Cộng đồng châu âu cũng đã tiêu tốn 45 tỷ Euro cho chính sách nông nghiệp chung vào năm 1999, khiến cho nông nghiệp trở thành hạng mục chi tiêu lớn nhất của cộng đồng châu Âu (chiếm tới 45% ngân sách). OECD ước tính rằng mức độ hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp trong năm 98-99 của EU đạt mức kỷ lục như năm 86-88. Các thanh toán trực tiếp (hạng mục thuộc phần chương trình giới hạn sản xuất) đã tăng lên chiếm ¼ trong tổng mức hỗ trợ. Nhiều biện pháp trợ giá cho các sản phẩm ngũ cốc, sữa, thịt đã chuyển thành các khoản thanh toán trực tiếp cho người sản xuất theo chính sách nông nghiệp chung trong năm 1999.

2.2.2.3. Trợ cấp xuất khẩu

Trong số 148 nước thành viên của WTO, 25 nước đã cam kết về mức trợ cấp xuất khẩu đối với 428 nhóm sản phẩm. Các nhóm sản phẩm nông nghiệp nhận được trợ cấp xuất khẩu nhiều nhất là lúa mỳ, đường, thịt, bơ, các

sản phẩm sữa và rau quả. Hiện tại, nhóm Cairns (Argentina, Úc, Bolivia, Brazil, Canada, Colombia, Chile, Costarica, Fiji, Malaysia, Newzealand, Paragoay, Phillipines, Nam Phi, Thái Lan, Urugoay) và Mỹ đã đề xuất loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu. Các nước EU cũng có những tiến bộ đáng kể trong các chương trình cắt giảm trợ cấp xuất khẩu.

Các nước xuất khẩu vẫn còn duy trì trợ cấp xuất khẩu trong nông nghiệp gồm: Mỹ, EU, Canada, Úc, Newzealand, Nauy, Aixlen, Thuỵ Sĩ. Trong đó, EU chiếm tới 90% trị giá trợ cấp xuất khâu trong nông nghiệp được thông báo lên WTO. Năm 1998, EU đã sử dụng xấp xỉ 5,4 tỷ ECU cho trợ cấp xuất khẩu chiếm hơn 58% cam kết trợ cấp xuất khẩu của EU trong năm (xấp xỉ 9,2 tỷ ECU). Đa số các mặt hàng như đường, thịt lợn và rượu đã vượt mức cam kết cho phép trong năm 1998. Trợ cấp xuất khẩu của Mỹ đã giảm từ mức 8 tỷ USD (năm 1995) xuống còn 148 triệu USD năm 2000 và còn có xu hướng tiếp tục giảm. Úc, Newzealand và Canada mặc dù đã bảo lưu quyền sử dụng trợ cấp xuất khẩu nhưng hầu như không áp dụng biện pháp này. Trên thực tế, nhiều nước đã chuyển các biện pháp trợ cấp xuất khẩu thành các biện pháp được miễn trừ khác, ví dụ như đạo luật nông nghiệp Mỹ năm 1996 đã chuyển các quỹ trợ cấp xuất khẩu thành các quỹ xúc tiến thương mại (thuộc hộp xanh lá cây).

- Tín dụng xuất khẩu và một số chương trình bảo hiểm xuất khẩu, bảo lãnh xuất khẩu:

Hiện tại vẫn chưa có quy định rõ ràng về tín dụng xuất khẩu và các chương trình như bảo hiểm xuất khẩu, bảo lãnh xuất khẩu. Trong báo cáo G/AG/NG/S/13 tháng 6 năm 2000 của Uỷ ban nông nghiệp WTO rà soát về tín dụng xuất khẩu và các công cụ liên quan có nêu rõ:

Theo các yêu cầu thông báo của Uỷ ban nông nghiệp, không có dữ liệu cụ thể nào về phần chi tiêu ngân sách và phần ngân sách đáng lẽ ra sẽ thu được liên quan đến tín dụng xuất khẩu đã dùng để trợ cấp, hoặc bất cứ dữ liệu cụ thể nào có liên quan đến khối lượng

hàng xuất khẩu nông sản mà được hưởng lợi từ các biện pháp như vậy đã được thông báo. Thực tế hiện nay la nổi lên vấn đề là theo quy định của Hiệp định nông nghiệp thì chưa có yêu cầu nào buộc các nước thành viên phải thông báo các dữ liệu liên quan tới những biện pháp như vậy trong bảng hỗ trợ ES: 1, trừ khi các biện pháp rơi vào phạm vi điều chỉnh của một hoặc một vài tiểu đoạn trong điều 9.1 (Các trợ cấp xuất khẩu là đối tượng cam kết cắt giảm theo phạm vi của Hiệp định nông nghiệp) [24].

Một nghiên cứu gần đây của OECD chỉ ra rằng phần lớn các nước phát triển đều sử dụng tín dụng xuất khẩu. Tổng các biện pháp tín dụng xuất khẩu mà Mỹ sử dụng trong năm 1998 tính tương đương lên tới 191 triệu USD trợ cấp, vượt quá tổng giá trị trợ cấp xuất khẩu của nước này trong năm - 147 triệu USD.

- Viện trợ lương thực thực phẩm:


Ngoài mục tiêu giúp đỡ các nước đang phát triển gặp khó khăn về thâm hụt ngân sách và cán cân thanh toán, viện trợ lương thực thực phẩm coi như một biện pháp nhằm giải quyết lượng lương thực dư thừa tại các nước phát triển-một biện pháp có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại, làm giảm giá nông sản tại thị trường của các nước nhận viện trợ.

Có một nghịch lý là phần lớn các chương trình viện trợ lương thực thực phẩm được cung cấp khi giá thế giới thấp và ít khi được cung cấp khi giá nông sản trên thế giới cao. Nhưng các nước đang phát triển (thường là các nước phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm) lại chỉ hay bị thiếu hụt trầm trọng cán cân thanh toán khi giá nông sản thế giới tăng cao. Vì vậy, hiện nay vấn đề đang được nhiều nước quan tâm là làm sao ngăn cản việc sử dụng các chương trình viện trợ lương thực, thực phẩm như một biện pháp trá hình để trợ cấp xuất khẩu mà vẫn không ảnh hưởng đến mục đích viện trợ cho dân cư ở các nước đang phát triển.

2.2.2.4. Chính sách bảo hộ nông nghiệp cuả một số nước phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản), và các nước đang phát triển (Trung Quốc và Thái Lan)

Hoa Kỳ:

Năm 2001, nông nghiệp Mỹ đóng góp 1,4% vào tổng thu nhập quốc dân. Tuy nhiên, do điều kiện thiên nhiên thuận lợi và trình độ kỹ thuật cao, nông nghiệp Mỹ vẫn đứng đầu thế giới. Hàng nông sản của Mỹ cũng có sức cạnh tranh rất lớn cả về chất lượng cũng như giá cả sản phẩm. Tuy vậy, Mỹ vẫn áp dụng nhiều biện pháp, chính sách để bảo hộ cho một số ngành nông nghiệp duy trì sản lượng trước sự cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường quốc tế và trong nước, đặc biệt là từ EU.

Bảo hộ nông nghiệp là một đặc điểm nổi bật cho chính sách bảo hộ mậu dịch của Mỹ. Bảo hộ không chỉ được thực hiện bằng các công cụ chính sách quản lý nhập khẩu mà còn được thực hiện thông qua các biện pháp hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản [16].

*Hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản:

Trợ giá: Chính phủ liên bang thông qua các khoản trợ cấp và cho vay để ngăn chặn giá nông sản trượt giá với biên độ lớn nhằm ổn định thu nhập của các chủ trang trại. Đây là một biện pháp quan trọng để bảo hộ nông nghiệp của Mỹ.

Vào đầu năm 1990, do tình hình bội chi ngân sách tăng cao, nên trợ cấp nông nghiệp bị cắt giảm. Sau khi tổng thống Bill Clinton lên nắm chính quyền đã ủng hộ cơ chế tự do thị trường. Năm 1996, một đạo luật mới về nông nghiệp gọi là đạo luật tự do nông nghiệp đã được quốc hội Mỹ thông qua. Theo đạo luật này, chính sách trợ giá cho nông sản được áp dụng từ những năm 1930 ở Mỹ đã chính thức chấm dứt. Đạo luật này còn nhấn mạnh các chủ trang trại không chỉ phải chú ý tới thị trường nội địa mà còn phải quan tâm đến thị trường quốc tế, từ đó thiết lập sản xuất và tiêu thụ trên cơ sở tự do hoá.

Thế nhưng, ngày 8/5/2002 Tổng thống Mỹ Bush đã ký quyết định về Đạo luật nông nghiệp mới, đi ngược lại với những gì đã làm trước đây, quay trở lại con đường bảo hộ nông sản. Nội dung chủ yếu của đạo luật này bao gồm:

Những người trồng ngũ cốc và bông vẫn tiếp tục được tăng trợ cấp;

Những nhà sản xuất một số sản phẩm không được trợ cấp trong mấy năm gần đây như lông cừu, mật ong sẽ được trợ cấp trở lại;

Chính quyền liên bang sẽ dành cho trợ giá nông nghiệp 190 tỷ USD trong vòng 10 năm tới, tức tăng khoảng 70%. Cụ thể trong vòng 6 năm (2002- 2007) sẽ tăng 67% [16].

Việc tăng ngân sách chi cho trợ giá nông sản làm cho các nhà sản xuất rau quả, chăn nuôi gia súc vốn ít khi được trợ cấp thì nay sẽ được lợi không nhỏ từ khoản trợ cấp này.

Điều cần lưu ý là theo đạo luật nông nghiệp mới của Mỹ thì xu hướng sẽ là từ tự do hoá thương mại nông sản quay trở lại bảo hộ. Mức bảo hộ có xu hướng tăng dần trong một vài năm tới. Đây được coi là bước thụt lùi có thể nói là đoạn tuyệt với các cam kết đã đạt được tại hội nghị WTO ở Doha (Quata) vào tháng 11/2001, theo đó tất cả các nước phát triển từ bỏ những chính sách cản trở tự do trao đổi và sản xuất.

Chính vì thế mà Liên minh Châu Âu và nhiều nước lên tiếng phản đối. Còn Mỹ thì cho rằng với trợ cấp nông sản theo luật mới, Mỹ không vi phạm các cam kết đã thoả thuận ở Doha. Theo đó số tiền trợ giá trần mà Mỹ cam kết chỉ là 19.1 tỷ đô la để thực hiện "Hộp trợ cấp mầu hổ phách". Trong khi luật nông nghiệp mới, năm 2002 ngân sách chi cho trợ cấp là gồm 19 tỷ USD, trong đó có 5,2 tỷ đô la chi cho trợ cấp trực tiếp thuộc hộp trợ cấp mầu xanh lá cây. Vì vậy, Mỹ đã không chi vượt quá mức quy định cho chính sách thuộc "hộp mầu hổ phách". Hơn nữa, luật mới cũng cho phép Bộ Nông nghiệp Mỹ nếu chi vượt quá mức cam kết với WTO thì được quyền cắt giảm trợ cấp.

Hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ: Đây là biện pháp quan trọng của chính sách nông sản lấy trợ cấp giá làm hạt nhân và là điều kiện để các chủ trang trại có thể nhận được các khoản trợ cấp. Ở Mỹ, thường có ba hình thức chủ yếu hạn chế sản xuất và tiêu thụ: Thứ nhất, phân phối diện tích đất gieo hạt; thứ hai, chế độ hạn ngạch tiêu thụ hàng nông sản; thứ ba, ký hiệp định về thị trường tiêu thụ - biện pháp này chủ yếu áp dụng đối với rau, quả và các sản phẩm từ sữa.

Mở rộng thị trường xuất khẩu: Đây là một bộ phận quan trọng khác của chính sách bảo hộ mậu dịch hàng nông sản. Để thực hiện chính sách này, chính phủ dỡ bỏ các hạn chế và tạo cơ hội mở rộng tiêu thụ ra nước ngoài, từ đó, giải quyết tình trạng số nông phẩm dư thừa. Chính phủ liên bang đã thành lập Cục tiêu thụ nông sản và cục quản lý giao dịch nông sản để trực tiếp phụ trách việc mở rộng xuất khẩu nông sản ra nước ngoài.

Để mở rộng xuất khẩu, Chính phủ Mỹ đã có những chương trình như "Chương trình đẩy mạnh xuất khẩu-EEP". Theo chương trình này, các nhà sản xuất Mỹ sẽ nhận được khoản trợ cấp bằng tiền mặt để nâng cao sức cạnh tranh của nông sản Mỹ với nông sản các nước khác; chương trình đảm bảo xuất khẩu-EGP cung cấp khoản đảm bảo chính phủ đối với các khoản vay ngân hàng tư nhân ở mức lãi suất thị trường. Chương trình này được phân bổ ngân sách hàng năm khoảng 5 tỷ đô la và mức trợ cấp hàng năm khoảng 800 triệu USD. Theo chương trình tăng cường xuất khẩu sữa-DEIP, và chương trình cho vay Marketing-MLP nông dân Mỹ có thể trả các khoản vay với mức lãi suất giữa mức lãi suất thị trường và mức lãi suất cho vay ban đầu. Mức chênh lệch này sẽ do chính phủ trả và sẽ coi là khoản trợ cấp, hoặc nông dân Mỹ có thể nhận khoản trợ cấp này thông qua hệ thống thanh toán các khoản vay không có hiệu quả (do xuất khẩu).

Tiêu biểu của chương trình đẩy mạnh xuất khẩu EEP là chương trình xuất khẩu gạo của Mỹ, được thực hiện thông qua cái gọi là viện trợ lương thực và đảm bảo tính dụng. Viện trợ lương thực được chia làm hai loại:

Viện trợ theo chương trình: Lương thực được giao trực tiếp cho chính quyền địa phương để xây dựng kho lương thực dự trữ hoặc để bán ra thị trường lấy tiền mặt. Khoản viện trợ này chiếm khoảng 75% viện trợ lương thực những năm 1960 và 60% cho đến những năm giữa 1990 [16].

Viện trợ lương thực theo dự án nhằm cung cấp lương thực cho các nhóm đối tượng để hỗ trợ cho một hoạt động cụ thể nào đó.

Ở Mỹ, viện trợ lương thực được sử dụng như là một cơ chế để giải quyết số dư thừa về gạo, nó gây ra tác động tiêu cực như bán phá giá để khuyến khích xuất khẩu.

*Thuế quan:

Thuế quan cũng là một công cụ cần thiết để bảo hộ nông nghiệp Mỹ. Theo Hiệp định nông nghiệp, Mỹ cam kết ràng buộc 100% số dòng thuế trong biểu thuế của mình, bao gồm cả hàng công nghiệp và nông sản. Tuy nhiên, Mỹ cũng có một tỷ lệ khá lớn số dòng thuế được quy định dưới hình thức thuế đặc định và thuế kết hợp. Những dòng thuế này đã che dấu được mức bảo hộ thuế quan của Mỹ, bởi vì việc quy đổi những dòng thuế đặc định và kết hợp sang thuế tương đương là không dễ dàng.

Nếu so sánh với thuế nhập khẩu nông sản của các nước phát triển khác thì mức thuế của Mỹ là thấp. Nếu như thuế suất ràng buộc của Mỹ chỉ có 5,5% thì con số tương ứng của Nhật Bản là 11,7% và của EU là 19,5%. Bên cạnh đó mức độ phân tán của các mức thuế suất củng rất thấp. Đặc biệt, Mỹ cam kết áp dụng 97,6% số dòng thuế có thuế suất dưới 15% và không có dòng thuế nào có thuế xuất trên 100%. Đặc biệt có tới 27,9% số dòng thuế 0% [16].

Trên thực tế áp dụng thì hàng rào thuế quan của Mỹ còn thấp hơn nhiều. Nếu xét chung cho cả 3 loại thuế (thuế theo giá, thuế theo lượng và thuế kết hợp) thì năm 2000, thuế xuất trung bình của Mỹ là 5,4%. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp vẫn là lĩnh vực được chính phủ Mỹ bảo hộ với mức độ cao hơn so với công nghiệp. Điều này thể hiện ở thuế xuất trung bình áp dụng

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí