Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 12

CHƯƠNG 4.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Đẩy mạnh công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của Việt Nam trong thời gian 10 năm tới. Thực hiện một chiến lược "công nghiệp hóa sạch" là nhiệm vụ cấp bách, phải được thực hiện ngay từ ban đầu, với quy hoạch phát triển công nghiệp hợp lý về cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm công nghiệp, xây dựng nền "công nghiệp xanh". Những tiêu chuẩn môi trường cần được đưa vào danh mục tiêu chuẩn thiết yếu nhất để lựa chọn các ngành nghề khuyến khích đầu tư, công nghệ sản xuất và sản phẩm, quy hoạch các khu công nghiệp, khu chế xuất và xây dựng các kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm.

Những hoạt động ưu tiên nhằm đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường bao gồm:

4.1.Về pháp luật:


- Thể chế hóa việc đưa yếu tố môi trường vào quy trình lập quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hằng năm. Hoàn thiện quy trình đánh giá tác động môi trường và giám sát chặt chẽ việc thực hiện các nội dung đánh giá tác động môi trường; thực hiện nghiêm ngặt quy định phải đánh giá tác động môi trường trước khi cấp phép đầu tư cho doanh nghiệp.

- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách để thúc đẩy quá trình thay thế công nghệ sản xuất lạc hậu, tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu bằng những công nghệ tiên tiến, hiện đại và thân thiên với môi trường.

- Khuyến khích sản xuất sạch; tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về tầm quan trọng và lợi ích của sản xuất sạch trong quá trình phát triển bền vững.

- Xây dựng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đối với sản xuất sạch phù hợp với trình độ phát triển kinh tế. Nghiên cứu và phát triển công nghệ và thiết bị sản xuất sạch, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các nhà nghiên cứu công nghệ sản xuất sạch, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng trong sản xuất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Nghiên cứu, ban hành một số chế tài buộc các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quy mô lớn và vừa phải thiết lập các hệ thống tự quan trắc, giám sát về môi trường để cung cấp thông tin về chất thải và mức độ ô nhiễm do các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gây nên. Nghiên cứu, ban hành các chỉ tiêu về mức ô nhiễm tối đa cho phép trong các doanh nghiẹp SXKD. Nhanh chóng hình thành một lực lượng cán bộ được đào tạo về quản lý môi trường trong các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất.

4.2.Về kinh tế:

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 12


- Trong quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp, phải ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Phát triển và đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ, thiết bị bảo vệ môi trường thích hợp và tiên tiến; lập các dự án với luận chứng đầy đủ, chi tiết về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

- Thành lập mới và phát triển khu công nghệ cao. Ban hành các tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, công nghiệp điện, điện tử và công nghiệp sản xuất ô tô, mô tô, xe máy.

- Từng bước nâng dần tỷ lệ đầu tư phát triển công nghệ sạch. Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, bảo đảm tỷ trọng công nghệ sạch ngày càng tăng.

4.3.Về kỹ thuật và công nghệ:


- Phòng ngừa ô nhiễm do các cơ sở công nghiệp mới tạo ra, bao gồm việc hoàn thiện quy trình thẩm định đánh giá tác động môi trường, đặc biệt là đưa ra yêu cầu về việc đánh giá tác động môi trường phải được thực hiện

trước khi cấp giấy phép đầu tư.


- Giảm thiểu ô nhiễm do các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở hiện có gây ra. Tiến hành xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, buộc các cơ sở này phải lắp đặt các thiết bị kiểm soát và xử lý ô nhiễm, nâng cấp hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, di dời toàn bộ hoặc từng bộ phận ra khỏi khu vực dân cư đông đúc và ở mức cao nhất là đình chỉ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các cơ sở này. Hằng năm, tiến hành thống kê, đánh giá lại những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong phạm vi cả nước, tiến tới kiểm soát được ô nhiễm.

- Thực hiện việc đánh giá tác động môi trường đối với các mỏ quy mô vừa và lớn trong toàn quốc và báo cáo về tình trạng quản lý môi trường trong ngành khai khoáng và các ngành công nghiệp chế biến có liên quan. Những mỏ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất sẽ bị buộc phải đầu tư để giảm thiểu mức độ ô nhiễm xuống mức cho phép hoặc bị đóng cửa. Các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với các hoạt động khai khoáng quy mô nhỏ và các hoạt động chế biến trong phạm vi tỉnh. Tất cả các dự án khai khoáng mới phải được xem xét, sàng lọc cẩn thận và phải thực hiện đánh giá tác động môi trường chi tiết, đặc biệt là xem xét, đánh giá các công nghệ khai khoáng và chế biến, việc sử dụng và thải bỏ hóa chất, công tác duy tu các bãi phế thải và việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

4.4.Phát triển bền vững một số ngành có tác động đặc biệt đối tới môi trường

Một số ngành kinh tế có tác động mạnh mẽ tới môi trường như năng lượng, khai thác mỏ, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch phải sớm xây dựng những chương trình hành động nhằm bảo đảm phát triển bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng tới việc ứng dụng những công nghệ khai thác và chế biến tiên tiến cho phép tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm lượng phát thải và ô nhiễm, khuyến khích sử dụng các dạng năng lượng tái tạo được, cải thiện môi

trường sinh thái ở những khu vực khai thác tài nguyên.


Việc Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) khiến các doanh nghiệp trong nước bắt buộc phải nâng cao sức cạnh tranh thông qua việc giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Để thực hiện được việc này, vấn đề mấu chốt là phải có vốn đầu tư cải tiến, đổi mới công nghệ. Tiếp cận nguồn vốn nước ngoài để đổi mới công nghệ thông qua hình thức liên doanh liên kết đã được nhiều doanh nghiệp trong nước thực hiện. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công để giữ được thương hiệu và sở hữu 100% doanh nghiệp vẫn là bài toán khó. Bên cạnh đó, xu hướng ưa dùng đồ ngoại của người Việt Nam đã và đang thẩm thấu vào suy nghĩ cũng như hành động là nguồn vốn trong nước hạn chế, lãi suất cao là một nguy cơ tiềm ẩn nhấn chìm mọi hoạt động sản xuất trong ngành công nghiệp Việt Nam. Điều này đã ngăn cản việc ra quyết định đẩy dòng vốn đầu tư mua dây chuyền công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đây chính là một trong những nguyên nhân giết chết sự phát triển KH&CN trong nước.

Như vậy, để doanh nghiệp, ngân hàng thương mại cổ phần và các tổ chức KH&CN cùng phát triển, rất cần có sự hợp tác hướng đến lợi ích chung. Trong quá trình hợp tác sẽ xuất hiện nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật… để đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí nguyên, nhiên liệu, hạ giá thành sản phẩm. Các doanh nghiệp cần tạo môi trường thuận lợi để kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ, thử nghiệm, thảo luận và phát triển các ý tưởng của các tổ chức tư vấn KH&CN.

Chúng ta không phủ nhận kết quả hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài là một cách để nhiều doanh nghiệp Việt Nam nâng cấp sản xuất hoặc công nghệ nguồn và thiết bị. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc, thẩm định kỹ lưỡng nhằm đưa ra quyết định lựa chọn sáng suốt về mức độ đầu tư và nguồn công nghệ cho phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.

Để các DNNVV phát triển bền vững, đề nghị các cơ quan chức năng chú ý các vấn đề sau:

Một là, về cơ chế tài chính cho các dự án đổi mới công nghệ. Ngân hàng nên có sự hợp tác chặt chẽ với các tổ chức tư vấn KH&CN, nhằm bổ sung lực lượng thẩm định dự án công nghệ một cách linh hoạt đối với từng dự án hoặc chỉ chấp nhận đề xuất dự án của doanh nghiệp nếu có ý kiến đánh giá của các tổ chức tư vấn KH&CN có uy tín. Chính phủ chỉ đạo ngân hàng phát triển dòng tiền cho vay dài hạn, lãi suất thấp, vốn vay lớn cho các dự án sản xuất. Ví dụ, cho vay với kỳ hạn 20 - 40 năm, ân hạn 10 năm, lãi suất bằng tỷ lệ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cộng phí dịch vụ đặc biệt hoặc quy định trần lãi suất cho các doanh nghiệp vay phục vụ đổi mới công nghệ.

Hai là, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ: Doanh nghiệp phát triển dựa trên việc tích lũy kỹ năng, công nghệ, kinh nghiệm, và thị phần. Phương pháp cơ bản này đòi hỏi phải có thời gian và sự kiên trì. Nhưng lãi thu được từ đầu tư bất động sản và kinh doanh cổ phiếu có vẻ hấp dẫn hơn trong môi trường hiện tại. Nguy cơ là doanh nghiệp và nhiều ngành đang bỏ qua các bước cơ bản để phát triển doanh nghiệp theo chiến lược bền vững. Điều này đã và đang xảy ra đồng thời với những cam kết WTO đang được áp dụng dần, dỡ bỏ phần lớn các yếu tố bảo hộ còn lại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các chính sách cơ bản như cản trở đầu tư trên thị trường bất động sản và tài chính (ví dụ áp dụng thuế đất và thuế lãi vốn cần được áp dụng nhằm tạo động cơ để doanh nghiệp tái đầu tư lãi từ những đầu tư như vậy vào những lĩnh vực làm tăng năng suất cho ngành công nghiệp và tạo việc làm).

Ba là, đẩy mạnh việc hợp tác của các DNNVV với các tổ chức KHCN. Việc làm này sẽ hỗ trợ nguồn nhân lực cốt lòi trong nghiên cứu đổi mới công nghệ, vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam còn đang yếu và thiếu. Các tổ chức KHCN với mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới, nên họ luôn sẵn sàng chuyển giao, đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp để hoàn thành sứ mệnh của mình. Bên cạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp xác định các mắt xích cần nâng cấp trong dây chuyền sản xuất, các tổ chức KHCN còn có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao

động ở các doanh nghiệp.


Song song với việc duy trì hợp tác này, Chính phủ cũng cần có chiến lược tập trung đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp. Vì bản chất sự phát triển hiện tại và tương lai của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động.

Bốn là, dỡ bỏ chế độ lương theo quy định như đối với cơ quan quản lý nhà nước: tất cả các loại hình doanh nghiệp đều áp dụng phương thức trả các mức lương cạnh tranh, nhất là với doanh nghiệp nhà nước.

Năm là, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế. Cần xem xét, đánh giá lại vai trò của các tùy viên KH&CN và đại diện tham tán thương mại ở các nước trên thế giới. Sự kết nối giữa các đối tượng này với doanh nghiệp và tổ chức KH&CN trong nước còn ở mức hạn chế. Cần có sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc cung cấp thông tin về giá cả thế giới và tổ chức các hội nghị, hội thảo khu vực và các diễn đàn khác nhằm kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các khách hàng tiềm năng ở nước ngoài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Abalaka, J.A (1995), Tổng giám đốc Tổ chức các tiêu chuẩn của Nigeria - Tuyên bố tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO bàn về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo.

2. ADI (1995), Các hàng rào chuyên môn đối với thương mại trong phạm vị ALADI, tuyên bố tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo.

3. Barrera, X. (1995) ISO 9000 - ISO 14000 và Kế hoạch sinh thái của Colombia báo cáo tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO bàn về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo.

4. CII (1995). Vai trò của EMS - CII , báo cáo tại cuộc họp các chuyên gia UNIDO bàn về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo.

5. CII (1995a) Tầm quan trọng của việc thực hiện EMS ở Ấn Ðộ, Hội nghị về quản lý môi trường - Hệ thống và kiểm soát - ISO 14000, Ban quản lý môi trường, Liên đoàn công nghiệp ấn Ðộ.

6. CEEM Cập nhật hệ thống quản lý môi trường (1995) Cơ quan thông tin về ISO 14000, tháng 11 /quyển 2 - số 11.

7. ISO (1996) ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường - Các hướng dẫn sử dụng kỹ thuật. Geneva, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tê.

8. ISO (1995). Các thành viên, Geneva, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tê

9. ISO /CASCO (1995) Xúc tiến và đánh giá quản lý môi trường - Hội thảo của ISO /CASCO - ISO TC 207, Geneva.

10.UNCTAD (1995) Những chính sách môi trường mới với những tác động đến môi trường: 1 cuộc thảo luận sơ bộ, Geneva, Hội nghị của Liên Hiệp quốc về Thương mại và Phát triển.

11.UNDP (1996) ISO 14000, các tiêu chuẩn quản lý môi trường và mối liên hệ với các nhà xuất khẩu trong thị trường phát triển, chương trình phát triển thành phần kinh tế tư nhân, NewYork, UNDP.

12.UNIDO (1995a): Ðiều tra về liên hệ thương mại của các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và quản lý môi trường (ISO 9000 /ISO 14000), báo cáo chuyên môn, 9/1995, Viên áo.

13.UNIDO (1995b) Cuộc họp của các chuyên gia UNIDP về những tác động của ISO 9000 và ISO /DIS 14000 đối với thương mại công nghiệp của các nước đang phát triển - Từ 23 đến 25 tháng 10 /1995, Vien áo.

14.Berkel C.W.M. van, Cleaner Production in Practice, University of Amsterdam, 1996

15.Dijkmans R., Methodology for Selection of Best Available Technology (BAT) at the Sector level, Journal of Cleaner Production 8 (2000), pp 11- 21

16.Tran Van Nhan and Heinz Leuenberger, Cleaner Production and Industrial Pollution Control in Vietnam, Greening Industrialization in Asian Transitional Economies, China and Vietnam, edited by Arthur P.J. Mol and Joost C.L. van Buuren, Lexington Books, 2003

17.Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam: Báo cáo quan trắc dự án đổi mới công nghệ tại Công ty CP Nhựa Tân Phú do Quỹ Ủy thác tín dụng xanh hỗ trợ, Hà Nội 2007

18.Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, Báo cáo năm 2009, Hà Nội 2009 19.UNEP/NIEM, Everything About Cleaner Production for the Pulp and

Paper Industry, UNEP, 1998.

20.APCTT-ESCAP, 2011: Promotion of national innovation systems in countries with special needs.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022