Lợi Ích Từ Việc Sử Dụng Công Nghệ Thân Với Môi Trường

thức. Việc sử dụng công nghệ đòi hỏi con người cần phải được đào tạo về kỹ năng, trang bị kiến thức và phải luôn cập nhật những kiến thức đó (Inforware).

Hoặc có thể diễn đạt theo cách khác, đó là công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm bốn dạng cơ bản:

- Dạng vật thể (vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản phẩm hoàn chỉnh..);

- Dạng con người (kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm..);


- Dạng ghi chép (bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích hợp…được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu..v..v..);

- Dạng thiết kế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp…).

Tại Việt Nam trong Luật Khoa học và Công nghệ (2000) đưa ra khái niệm công nghệ: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Trong Luật Chuyển giao công nghệ (2006) khái niệm công nghệ được hiểu là: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm”.

Trong phạm vi Luận văn, khái niệm công nghệ được hiểu: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có bốn thành phần tác động qua lại lẫn nhau để tạo ra sự biến đổi mong muốn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

- Công nghệ hàm chứa trong các vật thể, bao gồm mọi phương tiện vật chất như các trang thiết bị, máy móc, công cụ, phương tiện vận chuyển, nhà xưởng. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần thiết bị - Technoware (T). Đây là phần vật chất, phần cứng của công nghệ (hard ware).

- Công nghệ hàm chứa trong con người, nó bao gồm mọi năng lực của con người về công nghệ như: kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, kỷ luật, tính sáng tạo…mà các kỹ năng chỉ có thể có được qua đào tạo và kinh nghiệm thực tiễn. Dạng hàm chứa này của công nghệ được gọi là Phần con người của công nghệ - Humanware (H).

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 3

- Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức có tổ chức được tư liệu hóa như: các lý thuyết, các khái niệm, các phương pháp, các thông số, công thức, các bản vẽ kỹ thuật, bí quyết..v..v..Dạng thức này của công nghệ được gọi là Phần thông tin - Inforware (I).

- Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế, tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ, như cơ cấu tổ chức, phạm vi chức năng, trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết…Đây là Phần tổ chức của công nghệ

- Organware (O).


1.1.3. Công nghệ thân thiện với môi trường:

- Theo Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (United nations environment programme - UNEP) định nghĩa công nghệ thân thiện với môi trường là: “sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quy trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm rủi ro đối với con người và môi trường.”

- Công nghệ thân thiện môi trường đã được định nghĩa trong Chương trình nghị sự 21 như sau: “Công nghệ thân thiện môi trường là những công nghệ bảo vệ môi trường, ít gây ô nhiễm hơn, sử dụng mọi nguồn tài nguyên theo hướng bền vững hơn, tái chế được nhiều sản phẩm phế thải và xử lý rác thải dư thừa một cách hợp lý hơn so với những công nghệ mà nó thay thế ”.

- Còn theo tôi, tác giả luận văn thì: Công nghệ thân thiện với môi trường là quy trình công nghệ hoặc giải pháp công nghệ không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát thải ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường.

Công nghệ thân thiện môi trường trong bối cảnh ô nhiễm là công nghệ

quy trình và sản phẩm, tạo ra ít hoặc thậm chí không tạo ra chất thải để ngăn ngừa ô nhiễm. Nó cũng bao gồm cả các công nghệ “đầu cuối” để xử lý các vấn đề ô nhiễm mà nó làm phát sinh ra.

Các công nghệ thân thiện môi trường không phải là công nghệ đơn lẻ mà là toàn bộ hệ thống bao gồm các bí quyết, hàng hóa và dịch vụ, thiết bị và các quy trình tổ chức và quản lý nhưng phải phù hợp với những ưu tiên về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường của một quốc gia.

1.1.3.1. Lợi ích từ việc sử dụng công nghệ thân với môi trường

Mục tiêu của sản xuất sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất.

Do đó việc sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường trong quy trình sản xuất sẽ:

Giảm tiêu thụ nguyên liệu và năng lương trong quá trình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm;

Loại trừ càng nhiều càng tốt việc sử dụng các hoá chất, độc và nguy hại;

Giảm tại nguồn về lương và độc tính của các loại khí thải, chất thải do sản xuất gây ra và đưa vào môi trường.

Đối với sản phẩm, sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường sẽ giảm thiểu tác động của sản phẩm lên môi trường, sức khoẻ và sự an toàn:

Trong suốt vòng đời của chúng;

Từ khâu khai thác nguyên liệu qua khâu sản xuất và sử dụng, đến khâu thải bỏ cuối cùng của sản phẩm.

Đối với các dịch vụ: sử dụng công nghệ thân với môi trường kết hợp sự quan tâm về môi trường vào việc thiết kế và cung cấp dịch vụ.

1.1.4. Chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

Các dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm:


Môi giới chuyển giao công nghệ: là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Tư vấn chuyển giao công nghệ: là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Đánh giá công nghệ: là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả kinh tế và tác động kinh tế-xã hội, môi trường của công nghệ.

Định giá công nghệ: là hoạt động xác định giá của công nghệ.


Giám định công nghệ: là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Xúc tiến chuyển giao công nghệ: là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.

1.1.5.Đổi mới công nghệ

Theo Keith Pavitt (2003)1 quá trình đổi mới là quá trình khám phá ra các cơ hội cho một sản phẩm, dịch vụ hay quá trình mới dựa trên các tiến bộ kỹ thuật hoặc dựa trên sự thay đổi của nhu cầu thị trường hoặc của cả hai yếu tố đó. Keith Pavitt nhấn mạnh rằng cơ sở cho việc đổi mới là các tiến bộ kỹ thuật và sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Điều đó nói lên rằng mục đích của việc đổi mới là tạo ra sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đáp ứng sự thay đổi


1 Keith Pavitt, paper No89 - The process of innovation, 2003.

của thị trường.

Định nghĩa của Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Âu – OECD (Organisation for Economic Co-operation and Development 1997)2 theo một nghĩa rộng hơn: “Đổi mới công nghệ sản phẩm và quy trình (Technological product and process innovations) - TPP là việc thực hiện được sản phẩm và quy trình mới về mặt công nghệ hay đạt được tiến bộ đáng kể về mặt công nghệ đối với sản phẩm và quy trình. Đổi mới TPP được thực hiện nếu đổi mới đó đã được đưa ra thị trường (đổi mới sản phẩm) hoặc được sử dụng trong sản xuất (đổi mới quy trình). Đổi mới TPP gắn với một chuỗi các hoạt động khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại”.

Quan niệm khác cho rằng, đổi mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội. Theo quan điểm này, một sự thay đổi dù rất nhỏ cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra các hoạt động này được coi là cải tiến công nghệ thì chính xác hơn.

Nhưng hệ thống công nghệ mà chúng ta đang sử dụng có tính phức tạp và đa dạng cao, có khi chỉ để cho ra đời một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả mọi loại thay đổi nhỏ về công nghệ đều là đổi mới công nghệ, thì việc quản lý đổi mới công nghệ là điều không dễ dàng. Bởi vậy, khi nói đến đổi mới công nghệ, chúng ta nên tập trung vào những thay đổi cơ bản trong hệ thống công nghệ.

Đổi mới công nghệ là hoạt động nghiên cứu nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ đã có (trong nước, ngoài nước), góp phần cải thiện chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Đổi mới công nghệ có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như:


2 OECD: Proposed Guidelines for Collecting and Interpreting Technological Innovation Data - Oslo Manual; Paris, 1997.

hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến sản phẩm có chất lượng, mẫu mã tốt hơn, có sức hấp dẫn hơn và khả năng cạnh tranh lớn hơn; hoạt động nghiên cứu và triển khai để cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sao cho đạt chi phí thấp hơn, năng suất, hiệu quả cao hơn; nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ sản phẩm hoặc công nghệ quy trình sản xuất nhập ngoại cho phù hợp với điều kiện trong nước. Hoạt động đổi mới công nghệ không chỉ dừng lại ở khâu nghiên cứu và triển khai mà còn bao gồm cả khâu phổ biến, chuyển giao những kết quả nghiên cứu đổi mới đó vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xét về năng lực tạo ra công nghệ thì đổi mới công nghệ được đánh giá là có trình độ cao hơn so với hấp thụ công nghệ, nhưng lại thấp hơn so với sáng tạo công nghệ. Theo đó, năng lực sáng tạo công nghệ và đổi mới công nghệ cho phép tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nhiều so với năng lực hấp thụ công nghệ (mang tính thụ động hơn). Sáng tạo công nghệ là việc tạo ra một công nghệ hoàn toàn mới, một sản phẩm hoàn toàn mới. Trong khi đó, đổi mới công nghệ mới chỉ đạt ở mức độ cải tiến quy trình công nghệ hoặc đổi mới công nghệ sản phẩm đã có với những cải tiến đem lại hiệu quả tốt hơn cho sản xuất. Còn hấp thụ công nghệ chỉ dừng lại ở năng lực sử dụng công nghệ đã có (qua mua lại của người khác, thông qua chuyển giao công nghệ).

Do đó, có thể đưa ra định nghĩa về đổi mới công nghệ như sau: đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, làm cho quá trình sản xuất, kinh doanh và quản lý đạt hiệu quả cao hơn so với lúc còn sử dụng công nghệ cũ.

Đổi mới công nghệ có thể chia ra:

- Đổi mới quá trình: nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất, chất lượng, hiệu quả.

- Đổi mới sản phẩm: nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của thị trường.

Đổi mới công nghệ có thể đưa ra hoặc ứng dụng các công nghệ hoàn toàn mới chưa có trên thị trường công nghệ, như: tạo ra sáng chế, giải pháp hữu ích, những công nghệ được bảo hộ hoặc chưa hội tụ đủ các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp khác, đó là đổi mới công nghệ bằng chuyển giao công nghệ (chuyển giao cả quyền sở hữu hoặc đơn giản chỉ chuyển giao quyền sử dụng bằng - license).

Trong thực tế, có thể diễn ra tình trạng doanh nghiệp đầu tư tài chính mua máy móc, công cụ, phương tiện... mới cho quá trình sản xuất, kinh doanh nhưng chưa chắc đã là đổi mới công nghệ vì nếu doanh nghiệp chỉ đầu tư tài chính mua máy móc, trang thiết bị mới, số máy móc, phương tiện này có thể chỉ đơn thuần là tài sản hữu hình mà không kèm theo công nghệ (một dạng của tài sản vô hình – tài sản trí tuệ). Trường hợp này không phải là đổi mới công nghệ.

Trường hợp khác, nếu máy móc, phương tiện mới mà doanh nghiệp mua về ở dạng phức tạp, để sử dụng chúng cần phải có giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ đi kèm, các giải pháp, quy trình, bí quyết công nghệ này có thể doanh nghiệp mua (chuyển quyền sử dụng đồng thời với quyền sở hữu) hoặc chỉ license (chỉ chuyển quyền sử dụng). Trường hợp này là đổi mới công nghệ.

Công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra, bởi vậy nó cũng tuân theo quy luật chu trình sống của sản phẩm nói chung: sinh ra, phát triển và tiêu vong. Như vậy, đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển.

Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do lợi ích của các doanh nghiệp quy định. Về lợi ích thương mại, nhờ đổi mới công nghệ mà doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm mới có chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, khẳng định vị thế của doanh nghiệp đối với xã hội. Đổi mới công nghệ thực chất là một quá trình thay thế, các công nghệ mới tiên tiến hơn do mang tính ưu việt sẽ thay thế công nghệ cũ lạc hậu hơn.

Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do xu thế hợp tác quốc tế về kinh tế quy định. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khi thị trường mở rộng ra khỏi biên giới quốc gia, thì yếu tố sống còn của mỗi nền kinh tế phụ thuộc vào năng lực cạnh tranh của nó, trong đó việc đổi mới công nghệ quyết định phần không nhỏ cho năng lực cạnh tranh này.

Đổi mới công nghệ chỉ thực sự thành công và có ý nghĩa xã hội, trước hết khi nó được thương mại hóa và sau đó được thị trường và xã hội chấp nhận. Hay nói cách khác, tính thương mại của việc đổi mới công nghệ phải gắn liền với sự ổn định xã hội, để đạt được mục tiêu này quả là bài toán khó khăn đối với các nhà quản lý xã hội nói chung, trong đó có các nhà quản lý khoa học và công nghệ.

Các bước của quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp có thể chia

ra:

1. Ghi nhận nhu cầu của thị trường, tìm cách đáp ứng nhu cầu đó, phân

tích các giải pháp, lựa chọn giải pháp tối ưu, đề đạt việc thực thi.

2. Xác định mục tiêu: sản phẩm, dịch vụ, quy trình quản lý...

3. Phân tích kỹ thuật, các nguồn lực cần thiết.

4. Kế hoạch kinh doanh.

5. Triển khai, sản xuất thử, kiểm định thử nghiệm.

6. Marketing, kiểm định trên thị trường.

7. Sản xuất thương mại.

8. Loại bỏ sản phẩm lỗi thời và công nghệ lạc hậu...

Trong các bước trên thì có bước thứ ba liên quan trực tiếp đến nhân lực, tất nhiên các bước còn lại cũng liên quan đến nhân lực, nhưng ở mức độ gián tiếp.

1.1.5.1.Phân loại đổi mới công nghệ

a. Theo tính sáng tạo.

Bao gồm: đổi mới gián đoạn và đổi mới liên tục Đổi mới gián đoạn, còn gọi là đổi mới căn bản, thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí