Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 2

Nguyên Phương làm chủ nhiệm, thực hiện từ năm 2003 đến năm 2006. Đề tài tuy đã đánh giá khá sâu thực trạng của công tác quản lý KH&CN ở địa phương hiện nay, nhưng chưa có điều kiện làm rò những vấn đề liên quan đến đổi mới công nghệ của các DNNVV ở nước ta nói chung, và đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường nói riêng.

- Cùng hướng tiếp cận như trên, năm 2007, Thạc sỹ Nguyễn Việt Hoà (Viện Chiến lược và Chính sách KHCN - NITPASS) với đề tài nghiên cứu cấp bộ “Nghiên cứu tác động của cơ chế chính sách công đến việc khuyến khích DN đầu tư vào KHCN”, tập trung nghiên cứu đánh giá những cơ chế chính sách công có ảnh hưởng thế nào đến hoạt động đổi mới công nghệ của DN.

- Năm 2000, đề tài nghiên cứu cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Thị Minh Hạnh - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN “Nâng cao hiệu quả một số chính sách thuế và tín dụng khuyến khích các DN đổi mới công nghệ ” đã nghiên cứu tương đối sâu thực trạng và những khó khăn, bất cập trong việc vận hành chính sách thuế và tín dụng hỗ trợ các DN đổi mới công nghệ , phát triển sản xuất. Đây là hướng tiếp cận từ giác độ chính sách tài chính, tín dụng, không đề cập một cách có hệ thống các giải pháp đổi mới công nghệ trong các DN công nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

- Báo cáo chuyên đề “Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995 - 2005” của tiến sĩ Nghiêm Công - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN, tập trung vào việc tổng hợp, khái quát hoá các quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích đổi mới công nghệ trong các DN.

- Một số nghiên cứu khác ở trong nước, như của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, đã đề cập đến vấn đề đổi mới công nghệ trong DN nói chung, trong đó có nghiên cứu cơ chế hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong DN, cũng như thống kê một số hoạt động đổi mới công nghệ trong DN. Bộ KH&CN cũng đã tiến hành thống kê, đánh giá việc thực hiện Nghị định 119- NĐ/CP về chính sách hỗ trợ đổi mới và chuyển giao công nghệ trong DN.

Nhìn chung, những nghiên cứu nói trên chỉ mới đề cập rất chung vấn đề đầu tư của các chủ thể khác nhau cho đổi mới công nghệ chứ chưa xem xét riêng biệt đối tượng đầu tư là doanh nghiệp và các chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường. Vì vậy, đề tài “Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường” mong muốn góp phần đưa ra những kiến nghị chính sách mà Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước có thể áp dụng nhằm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy những doanh nghiệp này đầu tư đổi mới công nghệ góp phần bảo vệ môi trường.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài


Mục tiêu chung : nghiên cứu, khảo sát, làm rò thực trạng trình độ công nghệ hiện có của một số DNNVV, trong khoảng thời gian từ năm 2007-2012; từ đó đưa ra các giải pháp chính sách nhằm khuyến khích việc đổi với công nghệ hướng thân thiện với môi trường.

Nhiệm vụ:


- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận, kinh nghiệm thực tiễn liên quan trực tiếp tới vấn đề ĐMCN theo hướng thân thiện với môi trường trong một số DNNVV.

- Đánh giá, phân tích, làm rò những mặt được, chưa được, những nguyên nhân tương ứng trong việc ĐMCN hướng thân thiện với môi trường ở một số DNNVV trong những năm 2007-2012;

- Đề xuất giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy DNNVV đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường trong thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường tại các DNNVV.

- Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến năm 2012.


5. Mẫu khảo sát


Mẫu khảo sát được thực hiện tại 30 doanh nghiệp nhỏ và vừa.


6. Câu hỏi nghiên cứu


Doanh nghiệp gặp phải những khó khăn gì khi đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường ?

Những giải pháp về chính sách nào có khả năng khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường?

7. Giả thuyết nghiên cứu


Những khó khăn tồn tại:


Hệ thống chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ được ban hành thời gian qua chưa đồng bộ, còn chồng chéo dẫn đến khó thực hiện; một số chính sách chậm triển khai trên thực tế.

Nhà nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách cụ thể để hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001.

Thiếu một cơ chế chính sách khuyến khích công bằng và thoả đáng. Các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường chưa khuyến khích doanh nghiệp chủ động kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường.

Thị trường công nghệ thân thiện với môi trường chưa phát triển; sản phẩm tham gia thị trường hạn chế; các chủ thể tham gia thị trường không nhiều, chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước; cơ chế vận hành thị trường chưa công khai minh bạch, môi trường hoạt động kém cạnh tranh.

Giải pháp


- Sửa đổi và hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ;

- Phát triển các mô hình phổ biến công nghệ: Thành lập trung tâm tư vấn và hệ thống cơ sở dữ liệu về các vấn đề liên quan đến công nghệ thân thiện với môi trường, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về môi trường và xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường phù hợp với khả năng của doanh nghiệp, tham gia thương mại điện tử để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.

- Xây dựng và thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường như: cho doanh nghiệp vay vốn ưu đãi, tạo môi trường pháp lý thuận lợi, tăng cường nguồn lực tài chính thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ;

- Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu - triển khai của DN và gắn kết DN với các tổ chức nghiên cứu - phát triển. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, khuyến khích sáng tạo công nghệ thân thiện với môi trường, hỗ trợ các doanh nghiệp tự nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm.

- Thúc đẩy phát triển hơn nữa thị trường công nghệ hướng thân thiện với môi trường, gắn với việc bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ

8. Phương pháp nghiên cứu:


- Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh. Số liệu đề tài sử dụng là số liệu điều tra doanh nghiệp của Tổng cục thống kê, Thống kê của Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2009-2012) và số liệu điều tra của Tổng cục Môi trường (tháng 10/2012)

- Phương pháp xử lý thông tin: Kết quả thu thập thông tin từ việc nghiên cứu Báo cáo quan trắc dự án đổi mới công nghệ tại Công ty CP Nhựa Tân Phú do Quỹ Ủy thác tín dụng xanh hỗ trợ, Hà Nội 2007, Báo cáo của Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam năm 2011.

- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn một số doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số tỉnh thành trong cả nước nhằm đánh giá nhu cầu sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống hằng

ngày của người tiêu dùng và những khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải khi đôi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường.

- Ngoài ra, để có thêm những thông tin thực tiễn phục vụ công tác nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn sâu một số chuyên gia: ông Nguyễn Hoàng Hải, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển Công nghệ - Bộ KH&CN, ông Nguyễn Huy Hoàn - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương, ông Trần Xuân Đích, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Giám đốc Chiến lược của tập đoàn FPT và một số tổ chức có liên quan: Cục Cảnh sát môi trường, Trung tâm Năng suất Việt Nam, Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia(ĐMCNQG), Quỹ bảo vệ môi trường, Quỹ Phát triển Khoa học & Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED),.... .

9. Bố cục luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có kết cấu gồm 3 chương :


Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường ở các DNNVV tại Việt Nam

I. Một svn đlý lun và khái nim có liên quan

II. Mối quan hgia kinh tế và môi trường

III.Sự cn thiết đi mi công nghhướng thân thin vi môi trường

IV.Những áp lc thúc đy doanh nghip đu tư cho bo vmôi trường

Chương 2: Thực trạng đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường tại doanh nghiệp nhỏ và vừa

I. Doanh nghiệp nhỏ và vừa với vấn đề ô nhiễm môi trường

II.Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

III. Tổng quan các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

IV. Tình hình thực thi các cơ chế chính sách hiện hành thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

Chương 3. Kiến nghị giải pháp chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường tại Việt Nam

I. Cơ hội và thách thức đối với việc hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường thời gian tới

II. Quan điểm, mục tiêu hoàn thiện cơ chế chính sách trong thời gian

tới

III. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy

doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường

Chương 4. Kết luận và khuyến nghị

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ HƯỚNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG Ở CÁC DNNVV TẠI VIỆT NAM‌‌

1.1.Một số vấn đề lý luận và khái niệm có liên quan


1.1.1.Doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Nhìn chung, trên thế giới việc xác định một DN là DNNVV chủ yếu căn cứ vào hai nhóm tiêu chí phổ biến là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng.

- Tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên các đặc trưng cơ bản của các DNNVV như trình độ chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp của quản lý thấp...

- Tiêu chí định lượng được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu như quy mô, số lượng lao động, tổng giá trị tài sản (hay tổng vốn), doanh thu hoặc lợi nhuận của DN. Các tiêu chí định lượng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xác định quy mô DN.

Ở Việt Nam, theo điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ, doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). Tuy nhiên việc dùng hai tiêu chí lao động bình quân hằng năm và vốn đăng ký kinh doanh còn quá chung chung, mới thể hiện được quy mô đầu vào mà chưa phản ánh được kết quả kinh doanh.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay đều có chung một số đặc điểm là thiếu vốn, thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn và khả năng nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước.

Bảng 1.1. Phân loại cụ thể của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam theo các nhóm ngành.

Quy mô


Khu vực

DN siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

Tổng nguồn vốn

Số lao động

1.Nông,

lâm nghiệp và thuỷ sản

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người

đến 300

người

2.Công nghiệp và xây dựng

10 người trở xuống

20 tỷ đồng trở xuống

từ trên 10 người đến 200 người

từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

từ trên 200 người

đến 300

người

3.Thương mại và dịch

vụ

10 người trở xuống

10 tỷ đồng trở xuống

từ 10 người

đến 50 người

từ trên 10 tỷ đồng đến 50

tỷ đồng

từ trên 50 người đến

100 người

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ đổi mới công nghệ hướng thân thiện với môi trường - 2

(Nguồn: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009)

1.1.2. Công nghệ

Định nghĩa về công nghệ do Uỷ ban Kinh tế và Xã hội khu vực Châu Á

– Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP) đưa ra: “đó là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dựng để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm kiến thức, kỹ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoá và cung cấp dịch vụ”.

Trong định nghĩa nêu trên, công nghệ đó bao gồm:


- Công nghệ là một quy trình sản xuất nhằm biến đổi các sản phẩm ở đầu ra sẽ có giá trị cao hơn giá trị sản phẩm của đầu vào. Nó bao gồm cả những thiết bị kỹ thuật trong quy trình (Technoware).

- Công nghệ là một sản phẩm, nó có mối quan hệ chặt chẽ với con người (Humanware), và cơ cấu tổ chức (Orgaware).

- Công nghệ không đơn thuần chỉ là các vật thể mà đặc trưng là kiến

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022