vừa và nhỏ chỉ tăng 16,65% so với thời điểm cuối năm 2007 thì tốc độ này ở tổng dư nợ nền kinh tế là 45,5%. Tỷ lệ này chưa tương xứng với những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.
Bảng 5: Tỷ lệ vốn vay đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp
Tỷ lệ % | |
Đúng như cầu | 10,5 |
Thỏa mãn ¾ nhu cầu | 26.1 |
Đáp ứng ½ nhu cầu | 33.5 |
Chỉ vay được ¼ nhu cầu | 29,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Doanh Nghiệp
- Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam
- Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Tài Chính Tại Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ .
- Những Hạn Chế Trong Việc Sử Dụng Đòn Bẩy Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Việt Nam
- Chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 8
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Của Chính Sách Đòn Bẩy Tài Chính Tại Các
Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 2008)
Như ta đã biết, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất lớn. Hầu như tất cả doanh nghiệp vừa và nhỏ đều phải vay vốn để tài trợ cho các dự án sản xuất kinh doanh; một trong những nguồn vay quan trọng nhất là từ ngân hàng. Tuy nhiên, khi nhìn vào bảng trên thì ta thấy mức độ đáp ứng vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ vào khoảng 30-40%. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp được vay vốn từ ngân hàng đúng như nhu cầu chỉ là 10,5%, số doanh nghiệp còn lại chỉ được vay một phần vốn từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều đó tất yếu buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm tới các nguồn tài trợ khác từ các tổ chức tài chính - tín dụng hoặc các tổ chức phi tài chính - tín dụng.
Cho thuê tài chính (CTTC) là một kênh dẫn vốn khác đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là những doanh nghiệp không có đủ điều kiện về tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên hoạt động cho thuê tài chính hiện nay còn rất khiêm tốn. Dư nợ cho thuê tài chính chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ tín dụng, vào khoảng 1,2% tổng dư nợ tín dụng của toàn bộ nền kinh tế 16.
Trên thế giới, hàng loạt công ty cho thuê tài chính đã ra đời và hoạt động, đáp ứng được nhu cầu tài trợ tín dụng trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, tính đến nay, đã có 13 công ty cho thuê tài chính được thành lập và cấp phép hoạt động; trong đó bao gồm 3 công ty 100% vốn nước ngoài, 1 công ty liên doanh giữa một ngân hàng thương mại Việt Nam với các đối tác nước ngoài, 8 công ty 100% vốn trong nước trực thuộc các ngân hàng và 1 công ty 100% vốn trong nước thuộc tập đoàn Công nghiệp tàu thủy VINASHIN.
Bảng 6: Thị phần của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam từ 2004-2007
Tên công ty | Thị phần (%) | ||||
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | ||
01 | Công ty CTTC II-ALC2 (AgriBank) | 31,5 | 33,5 | 36,2 | 37,0 |
02 | Công ty CTTC I-BIDV 1 | 16,9 | 11,4 | 10,6 | 9,2 |
03 | Công ty CTTC I-ALC1 (AgriBank) | 16,1 | 15,1 | 13,7 | 13,2 |
04 | Công ty CTTC Kexim VN-KVLC | 12,4 | 9,2 | 8,3 | 7,4 |
05 | Công ty CTTC NH Công thương-ICB LEACO | 8,2 | 7,4 | 7,1 | 7,6 |
06 | Công ty CTTC NH Ngoại thương- VCB LEACO | 7,8 | 10,8 | 11,7 | 11,9 |
07 | Công ty CTTC Quốc tế VN-VILC | 6,0 | 6,2 | 6,2 | 5,6 |
08 | Công ty CTTC II-BIDV 2 | - | 5,5 | 5,2 | 5,1 |
09 | Công ty CTTC ANZ-VTRAC | 1,1 | 0,9 | 0,6 | 0,2 |
10 | Công ty CTTC NH SG Thương tín-SCB LEACO | - | - | 0,4 | 1,8 |
11 | Công ty TNHH CTTC Quốc tế Chailease-CILC | - | - | - | 1,0 |
12 | Công ty TNHH CTTC NH Á Châu-ACB LEACO | - | - | - | - |
13 | Công ty TNHH một thành viên CTTC công nghiệp tàu thủy (VINASHIN) | - | - | - | - |
Tổng | 100 | 100 | 100 | 100 |
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
Trong các công ty cho thuê tài chính được thành lập, hai công ty ACL1 và ACL2 được doanh nghiệp biết đến nhiều nhất với thị phần của cả hai công ty luôn chiếm gần một nửa tổng dư nợ cho thuê tài chính của cả nước,các công ty cho thuê tài chính còn lại chưa được biết đến nhiều, thị phần cho thuê còn rất thấp.
Trong thời gian qua, ít doanh nghiệp vừa và nhỏ mặn mà với dịch vụ cho thuê tài chính. Ở các nước đang phát triển, tỷ trọng của thị trường cho thuê tài chính so với thị trường tín dụng vào khoảng 15 đến 20% thì ở Việt Nam, tỷ lệ này chưa đạt đến 2%.
Trong năm 2007, dư nợ cho thuê tài chính đã tăng trên 50% so với năm 2006. Nhưng những tháng đầu năm 2008, diến biến thị trường có nhiều biến động phức tạp, lạm phát tăng cao, tín dụng thắt chặt, lãi suất do đó mà tăng lên dẫn đến tình trạng các công ty tài chính cũng lâm vào khó khăn. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư vào nhà xưởng, trang bị máy móc thiết bị hoặc đổi mới công nghệ gần như bị tạm dừng nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn sử dụng dịch vụ của các công ty cho thuê tài chính nữa.
Ngoài hai nguồn tín dụng trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể huy động vốn cho sản xuất kinh doanh từ các nguồn tài trợ khác như phát hành cổ phiếu (trái phiếu và cố phiếu ưu đãi), vay nợ từ các nguồn tín dụng không chính thức như bạn bè, người thân và thậm chí là nguồn tín dụng đen với lãi suất cực cao.
Tuy nhiên, theo phân tích ở trên, rất khó cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát hành trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi để huy động vốn tài trợ cho sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do uy tín của các doanh nghiệp này không đủ lớn để thuyết phục các nhà đầu tư tin tưởng vào những cổ phiếu mà các doanh nghiệp phát hành ra. Thứ hai, theo quy định hiện nay, cổ phiếu của các công ty cổ phần muốn niêm yết trên các trung tâm giao dịch chứng khoán thì
phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định, trong đó có yêu cầu về vốn điều lệ phải trên một giới hạn nào đó (ví dụ theo quy định của nghị định 14/2007 NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/01/2007 thì doanh nghiệp muốn niêm yết cổ phiếu phải là công ty cổ phần có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên). Điều đó cũng đồng nghĩa với cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể nào được trao đổi trên các sàn chứng khoán chính thức, và dẫn đến một thực tế là hiện nay các cổ phiếu của các doanh nghiệp được đem ra trao đổi trên thị trường “chợ đen” tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và cũng không thể thống kê được.
Do đó, có thể nói, sau ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay chủ yếu huy động các nguồn vốn từ việc vay nợ bạn bè, người thân và từ thị trường tín dụng “đen”. Điều này có một lợi thế là các doanh nghiệp không cần phải có tài sản thế chấp, đảm bảo hoặc uy tín và thủ tục cho vay rất đơn giản. Các doanh nghiệp có thể dựa vào các mối quan hệ cá nhân để tìm kiếm các nguồn vốn này, tuy nhiên, lãi suất cho vay rất cao và số vốn cho vay chỉ có thể là những khoản tiết kiệm nhàn rỗi trong dân chúng nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tìm kiếm được nguồn cho vay bằng cách này.
2.1.2. Hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính đối với hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam
Trong phần trên, chúng ta đã có một cái nhìn tổng quát nhất về thực trạng sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Trong phần này, tôi sẽ đi vào một số chỉ tiêu thể hiện hiệu quả của việc sử dụng chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng những số liệu tôi đưa ra trong bài viết của mình được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và trong phần này tôi chỉ đi vào một số chỉ tiêu tổng hợp nhất mà theo ý kiến chủ quan của bản thân tôi cho rằng chúng là chỉ tiêu thể hiện một cách tổng quát hiệu quả của chính
sách đòn bẩy tài chính của toàn thể doanh nghiệp vừa và nhỏ. Còn một số chỉ tiêu khác, tôi chỉ điểm qua vì chúng chỉ mang tính bổ trợ cho việc kiểm định tính hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính tại các doanh nghiệp. Một số chỉ tiêu thì chỉ có thể tính toán và có ý nghĩa đối với một doanh nghiệp cụ thể mà thôi nên tôi sẽ không đưa vào trong bài viết này.
Ta đã thấy, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh qua các năm, đặc biệt là sau khi Luật doanh nghiệp 2005 và Luật đầu tư 2005 được ban hành. Theo đó, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng nhanh qua các năm.
Bảng 7: Tổng hợp kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua các năm
Đơn vị | 2004 | 2005 | 2006 | |
Doanh thu thuần | Tỷ đồng | 644067 | 860338 | 1142751 |
Tỷ suất LN/DT | % | 1,25 | 1,21 | 1,74 |
ROE | % | 5,13 | 4,87 | 6,47 |
ROA | % | 7,42 | 0,72 | 1,12 |
(Nguồn: Niên giám thống kê 2007)
Nhìn vào bảng trên, ta thấy doanh thu thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên tục tăng qua các năm. Xét về lượng tuyệt đối, tổng doanh thu thuần của các doanh nghệp vừa và nhỏ tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2004, tổng doanh thu thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào khoảng
644.067 tỷ đồng thì đến năm 2006, con số này đã là 1.142.751 tỷ đồng. Như vây, trung bình một năm, doanh thu thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng khoảng 249.342 tỷ đồng, trong đó lượng tăng năm sau luôn cao hơn năm trước, cụ thể là trong năm 2005, doanh thu thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng 216.271 tỷ đồng so với năm 2004 thì doanh thu thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2006 tăng lên 283.413 tỷ đồng so với năm 2005.
Khi nhìn vào những con số này, ta đã có thể phần nào thấy được các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang hoạt động khá hiệu quả.
Tốc độ tăng doanh thu thuần của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong năm 2005 là 33,57% còn trong năm 2008 con số này có thấp hơn một chỉ còn 32,80% nhưng vẫn cao hơn 30%. Như vậy, có thể thấy việc sử dụng đòn bẩy tài chính ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phát huy được tác dụng giúp cho các doanh nghiệp này tăng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Số liệu trong bảng cũng cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tăng qua các năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong năm 2006 là 1,74%, tăng 0,53% so với năm 2005 và 0,49% so với năm 2004. Doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đều tăng qua các năm cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động hiệu quả. Như vây, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết tận dụng các nguồn vốn để kinh doanh tốt hơn qua các năm, trong đó có nguồn vốn vay.
Hai chỉ tiêu ROE và ROA được sử dụng kết hợp để tính toán hiệu quả của chính sách đòn bẩy tài chính. Ta thấy, ROE của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ba năm 2004, 2005, 2006 lần lượt là 5,13%, 4,87% và 6,47%. Khi nhìn vào, ta thấy ROE của năm 2005 thấp hơn năm 2004 nên có thể sẽ đi đến một kết luận là việc sử dụng các khoản vay nợ trong năm 2005 không tốt bằng năm 2004. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần lý thuyết, chúng ta nên kết hợp chỉ tiêu ROE và ROA để có kết quả phân tích chính xác hơn. Rõ ràng, ROE trong năm 2006 của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao hơn so với hai năm trước đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính ngày càng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khi kết hợp với chỉ tiêu ta thấy mức chênh lệch giữa mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu với mức sinh lời trên tổng tài sản tăng lên (trong năm 2004 là -2,29 còn trong hai năm tiếp theo lần lượt là 4,15 và 5,35%). Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã sử dụng ngày
càng tốt những khoản nợ, từ đó làm cho tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản. Hay nói cách khác, đòn bẩy tài chính trong các doanh nghiệp ngày càng phát huy tác dụng tích cực.
Bảng 8: Tổng hợp chỉ tiêu hoạt động của một số ngành trong năm 20073
ROE (%) | ROA (%) | EPS (VND) | |
Thủy sản | 27,1 | 12,4 | 4.361 |
Xây dựng | 20,9 | 5,5 | 2.484 |
Bất động sản | 20,36 | 11,31 | 6.749 |
(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của các ngành)
Chưa có một cuộc thống kê đầy đủ về các chỉ số của các doanh nghiệp trong năm 2007. Tuy nhiên, ta cũng có thể thấy được hiệu quả của chính sách đòn bẩy tại chính tại các doanh nghiệp khi phân tích kết quả của một số ngành nổi bật. Cụ thể, tỷ lệ ROA và ROE của 3 ngành thủy sản, xây dựng và bất động sản đều ở mức cao (ROE ở mức trên 20% và ROA trên 5%), trong đó ngành thủy sản có chỉ số ấn tượng nhất. Điều đó cho thấy trong năm 2007, việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp đã hiệu quả hơn. Năm 2007, nền kinh tế Việt Nam khá sôi động, đặc biệt là thị trường chứng khoán. Cùng với đó, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khá mạnh tay trong việc cho vay đã giúp cho các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc huy động vốn để sản xuất kinh doanh. EPS của các ngành cũng ở mức khá cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này chỉ mang tính chất tương đối và tham khảo khi phân tích vì nó là kết quả trung bình của các con số trong báo cáo của các công ty.
Còn trong năm 2008, một cuộc điều tra trên các doanh nghiệp sử dụng tín dụng ngân hàng cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả, với mức tăng trưởng là 10.5% trong 6 tháng đầu năm 2008 so với cùng kỳ năm 2007 và trung bình một doanh nghiệp đạt 458 tỷ đồng 23. Những
3 Đây là chỉ tiêu tổng hợp từ các báo cáo của các ngành. Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của bản thân tôi, những con số này vẫn có ý nghĩa trong việc phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
con số này cho thấy rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết tận dụng những nguồn vốn đi vay để sản xuất kinh doanh có hiệu quả; hay nói cách khác là các doanh nghiệp này đã phần nào phát huy được tác dụng tích cực của chính sách đòn bẩy tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bảng 9: Tổng hợp các chỉ số nợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Đơn vị | Trung bình | DNVVN | |
Tổng nợ/Tổng tài sản | % | 41,6 | 38,54 |
Nợ ngắn hạn/Tổng tài sản | % | 30,74 | 30,34 |
Nợ dài hạn/ Tổng tài sản | % | 10,89 | 8,21 |
Chỉ số thanh khoản | 3 | 3,12 |
(Nguồn: http://www.saga.vn)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, các chỉ số phản ánh hệ số nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam khá thấp, thể hiện ở việc tất cả các chỉ số đều thấp hơn mức trung bình của cả nền kinh tế. Cụ thể, chỉ tiêu tổng nợ/tổng tài sản của doanh nghiệp vừa và nhỏ là 38,54%, trong khi trung bình của nền kinh tế là 41,6%; chỉ tiêu nợ ngắn hạn/tổng tài sản là 30,34% thấp hơn so với mức 30,74% của cả nền kinh tế và chỉ tiêu nợ dài hạn/tổng tài sản của hai đối tượng này lần lượt là 8,21% và 10,89%. Như vậy, qua các chỉ số này có thể nói tình trạng nợ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ở mức rất an toàn, thậm chí là hệ số nợ này quá thấp. Cụ thể, doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn sử dụng một đồng vốn thì chỉ đi vay nợ từ bên ngoài 0,3854 đồng. Trong khi đó, theo các nhà phân tích thì thông thường tỷ lệ tổng nợ/tổng tài sản ở mức 60% nghĩa là sử dụng một đồng vốn thì doanh nghiệp đi vay từ bên ngoài 0,60 đồng vẫn được xem là hợp lý và có thể chấp nhận được 23. Các chỉ số nợ quá thấp thể hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng trả nợ cao, nhưng đồng thời cũng thể hiện các doanh nghiệp này không sử dụng hiệu quả các nguồn vốn bên ngoài mà chủ yếu dựa vào các nguồn vốn tự có để tài trợ sản