Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 2


- V.Putin - Đường tới điện Kremlin; Tác giả: Hồng Thanh Quang.


Những tác phẩm này đã cho chúng ta thấy được chân dung của V.Putin, từ tính cách, sở thích, bản lĩnh và con người V. Putin.

* Nhóm thứ hai: Đó là các bài báo nói về những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin, được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Châu Âu. Ví dụ: Chiến lược đối ngoại của nước Nga thời kỳ Tổng thống V.Putin của tác giả Hồ Châu, số 3 - 2001; Những xu hướng khác nhau trong chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ thời gian gần đây của tác giả Phạm Văn Dân và Phạm Thị Phúc, số 6 - 2001,…. Các bài báo này mới chỉ nêu được những điểm mới trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga nhưng chưa chỉ ra được cụ thể chính sách đối ngoại đó là như thế nào.

* Nhóm thứ ba: Đó là các bài báo nghiên cứu về quan hệ của Liên bang Nga với những đối tác cụ thể như: quan hệ Nga - Hoa Kỳ, Nga - Trung Quốc, Nga - Châu Âu,...

Nhìn chung, các tài liệu nói trên mới chỉ tìm hiểu những nội dung riêng lẻ trong chính sách đối ngoại của Tổng thống V.Putin, chưa nghiên cứu tập trung và toàn diện, chưa làm rõ được tính linh hoạt và thực dụng trong chính sách đối ngoại của V.Putin, chưa thấy được sự thay đổi trong quan điểm của Tổng thống V.Putin trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông.


3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Mục tiêu của đề tài sẽ tập trung làm rõ chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin, bao gồm cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại, các yếu tố tác động tới quá trình hình thành chính sách đối ngoại, đặc điểm và nội dung của chính sách này, cũng như tác động của nó đối với tình hình quốc tế, khu vực và một số đối tác chủ yếu.

Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn sẽ phân tích những nội dung cơ bản sau:

Chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga dưới thời tổng thống V.Putin - 2


- Tình hình thế giới và Liên bang Nga trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI để từ đó làm rõ sự cần thiết phải hình thành một chính sách đối ngoại mới cho nước Nga.


- Vai trò của Tổng thống V.Putin trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong hai nhiệm kỳ Tổng thống của ông (Nhiệm kỳ thứ nhất từ 2000 đến 2004 và nhiệm kỳ thứ hai từ 2004 đến 2008).

- Kết quả thực hiện chính sách đối ngoại của Nga thông qua quan hệ của Nga với một số đối tác, cụ thể như với Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), giữa Nga với Châu Âu, bao gồm cả Liên minh Châu Âu (EU) và Khối Hiệp ước quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), giữa Nga với các nước Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Việt Nam.

- Đánh giá tác động của chính sách đối ngoại đó ở phạm vi trong nước và nước ngoài, cũng như triển vọng của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.

Vì điều kiện thời gian và nguồn tài liệu còn hạn chế, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tác động của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin đối với một số đối tác và khu vực chủ yếu. Những đối tác và khu vực khác xin được đề cập trong một công trình khác.


4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Trên cơ sở các nguồn tài liệu sưu tầm được, luận văn cố gắng trình bày theo các phương pháp lôgíc kết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp hệ thống,... nhằm tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển, điều chỉnh trong đường lối đối ngoại của Tổng thống V.Putin. Các phương pháp được kết hợp với nhau để tạo ra sự tiếp cận toàn diện khi nghiên cứu chính sách đối ngoại. Trong các phương pháp đó, luận văn đặc biệt chú ý đến phương pháp lịch sử và phương pháp so sánh. Thông qua hai phương pháp này đã xác định những điểm giống và khác trong đường lối đối ngoại của V.Putin với những người tiền nhiệm của mình.


5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương:


Chương 1: Tình hình thế giới và Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin. Chương này sẽ tập trung làm rõ những đặc điểm nổi bật của tình hình thế giới và tình hình nước Nga trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Đồng thời, trong chương này cũng đề cập đến vai trò của V.Putin trong việc hoạch định chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.

Chương 2: Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin. Chương này trình bày những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga, bao gồm các mục tiêu, các giai đoạn trong quá trình hình thành chính sách đối ngoại và các đặc điểm chính của chính sách đó.

Chương 3: Đánh giá chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin. Chương này sẽ đưa ra những đánh giá về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời Tổng thống V.Putin, bao gồm những thành tựu mà nước Nga đã đạt được và những hạn chế của chính sách này. Ngoài ra, chương này còn đánh giá những tác động của chính sách đối ngoại của V.Putin đối với nước Nga, đối với khu vực và thế giới thông qua một số đối tác cụ thể. Phần cuối là một số đánh giá về triển vọng của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga trong tương lai.


CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ LIÊN BANG NGA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG V.PUTIN‌


1.1. Tình hình thế giới


Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước ở Đông Âu tan rã, một trật tự thế giới mới đang được hình thành.

Ngày 31 tháng 12 năm 1991, Liên Xô - cường quốc hàng đầu trên thế giới trong hệ thống quốc tế hai cực đã sụp đổ. Sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử thế giới hiện đại. Liên Xô sụp đổ đồng nghĩa với sự kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài trong nhiều năm giữa hai siêu cường trên thế giới là Liên Xô và Mỹ - đại diện cho hai


chế độ xã hội khác nhau, một bên là Tư bản chủ nghĩa và một bên là Xã hội chủ nghĩa. Thế giới chuyển từ trật tự hai cực sang một trật tự mới chưa xác định với sự nổi trội của Mỹ. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ có cơ hội thực hiện chính sách đơn phương của mình.

Tuy nhiên, trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, thế giới được chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của những nền kinh tế mới. Giờ đây, sức mạnh của Mỹ đang bị cạnh tranh bởi Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Trung Quốc. EU đang được xem như là một trung tâm quyền lực kinh tế, chính trị thế giới, với GDP xấp xỉ Mỹ. Các chỉ số khác như tỷ trọng thương mại toàn cầu hay thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của EU cũng vượt trội các trung tâm khác. Năm 2004, EU chiếm tỷ trọng 40,6% xuất khẩu và 45,2% đầu tư trực tiếp nước ngoài [50, tr. 16]. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đang nổi lên như là một cường quốc mới. Mặc dù, hiện tại Trung Quốc chỉ chiếm 3,5% GDP và 4% thương mại thế giới, nhưng Trung Quốc đang có một tiềm năng sức mạnh khổng lồ. Các nhà nghiên cứu khẳng định: “Nếu tính theo PPP thì Trung Quốc đã chiếm 10% GDP thế giới, đứng thứ hai sau Mỹ. Nếu với tốc độ tăng trưởng 6-9% thì Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản và Châu Âu trong việc góp phần vào tăng trưởng kinh tế thế giới ngay năm 2008” [26, tr.24]. Bên cạnh Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang có những bước phát triển nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực. Vai trò của Ấn Độ liên quan nhiều tới phát triển dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các dịch vụ hiện đại, tức là các nước đang phát triển [52, tr. 15]. Những trung tâm quyền lực này đang đe dọa tới vị trí đứng đầu của Mỹ trong nền kinh tế, chính trị thế giới, đồng thời cũng đang cạnh tranh với nhau để củng cố vị thế của mình.

Từ sự vươn lên mạnh mẽ của những nền kinh tế mới trên thế giới đã chứng minh cho một xu thế mới hiện này là thế giới sẽ chuyển mạnh từ chạy đua về quân sự, tranh giành những khoảng trống quyền lực sang cạnh tranh về kinh tế chiếm lĩnh thị trường. Vì sức mạnh kinh tế là nhân tố hàng đầu quyết định sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia, đóng vai trò quyết định vị thế của mỗi nước trên trường quốc tế, nên Liên bang Nga sẽ càng khó khăn hơn trong việc lấy lại vị trí cường quốc của Liên Xô trước đây.

Trong những thập niên gần đây, “toàn cầu hoá” đã trở thành một trong những thuật ngữ được nhắc đến nhiều nhất. Toàn cầu hoá được biết đến hiện nay với những đặc điểm nổi bật là sự lưu chuyển tự do các dòng hàng hoá, dịch vụ, vốn, công nghệ, lao động ngày càng tăng, là sự hình thành các mạng lưới sản xuất quốc tế với vai trò chi phối các công ty


xuyên quốc gia, là sự cạnh tranh giữa các quốc gia và các khu vực. Tham gia toàn cầu hoá các quốc gia có thể nhanh chóng hội nhập và tiếp cận thị trường thế giới, qua đó hình thành đồng bộ các thể chế kinh tế thị trường trên quy mô toàn cầu. Ngoài ra, các quốc gia khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa còn có khả năng tiếp cận được những thành quả sáng tạo về khoa học công nghệ, về tổ chức quản lý, về sản xuất và kinh doanh. Từ đó, thúc đẩy sự cải cách sâu rộng của nền kinh tế quốc gia và cả sự hợp tác khu vực để các quốc gia có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới.

Tuy nhiên, toàn cầu hoá cũng đặt ra hàng loạt nguy cơ và thách thức đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Do yêu cầu của toàn cầu hoá là đòi hỏi các nước phải dỡ bỏ các luật lệ bảo hộ kinh tế, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, cũng như các rào cản khác về đầu tư, tài chính, kỹ thuật, thể chế,... nên những quốc gia này luôn luôn phải chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hoá, dịch vụ, công nghệ nhập khẩu và những chấn động khu vực và toàn cầu, trong đó, nguy cơ lớn nhất là những chấn động về tài chính tiền tệ. Từ đó, toàn cầu hóa làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.

Hòa bình, hợp tác, phát triển được xem là xu hướng chính trong quan hệ quốc tế hiện nay. Một cuộc chiến tranh thế giới là khó xảy ra. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp ngày càng tăng và khó dự đoán diễn biến trên quy mô toàn cầu. Cục diện thế giới là bất ổn, phức tạp, không thái bình, căng thẳng, luôn xáo trộn với sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh, xung đột cục bộ dưới nhiều hình thức, cả về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống [51, tr. 64].

Đồng thời, thế giới cũng đang phải đối diện với những nguy cơ gây bất ổn như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa phát xít mới, nạn buôn lậu vũ khí, các tổ chức mafia và tội phạm quốc tế đang ngày càng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. Những nguy cơ này hiện đang trở thành mối đe dọa lớn nhất đối với hoà bình và an ninh của toàn nhân loại.

Đây là những đặc điểm nổi bật của tình hình quốc tế trong những năm cuối của thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Những thay đổi và biến động khó lường này của tình hình quốc tế đều có tác động đối với tất cả các quốc gia. Mỗi quốc gia phải có sự điều chỉnh trong chiến


lược đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới. Liên bang Nga cũng không nằm ngoài xu thế đó. Nước Nga dưới thời V.Putin cần phải nhanh chóng đề ra được một chính sách đối ngoại giúp đất nước có thể ổn định được tình hình chính trị, khôi phục nền kinh tế đang bị suy thoái nghiêm trọng và đặc biệt là phải tìm được vị trí xứng đáng trong việc hình thành một trật tự thế giới mới.


1.2. Tình hình trong nước


Năm 2000, V.Putin được B.Elsin chọn làm người kế tục sự nghiệp, trở thành Tổng thống thứ hai của Liên bang Nga. Ngay từ khi mới nhậm chức, V.Putin đã phải đối diện với muôn vàn khó khăn và thách thức.

* Về chính trị: Đặc điểm nổi bật của nền chính trị Nga trong thập niên 90 là sự mất ổn định và sự đối đầu tranh giành quyền lực giữa các thế lực.

Cuộc chính biến tháng 8 năm 1991 ở Liên Xô thất bại. B.Elsin thâu tóm mọi quyền lực, đẩy nhanh sự tan rã của Liên Xô. Tháng 12 năm 1991, Tổng thống ba nước Nga, Bêlarút, Ucraina ký Hiệp ước tại Bêlarút tuyên bố sự cáo chung của Liên Xô và sự ra đời của cộng đồng các quốc gia độc lập - SNG. Liên bang Nga trở thành người thừa kế Liên Xô cũ. Chính quyền Nga do B.Elsin làm Tổng thống chuyển nhanh sang nền kinh tế thị trường tự do, đẩy mạnh việc tư nhân hoá, tạo dựng chế độ dân chủ đa nguyên, đa đảng, cộng hoà tổng thống, tập trung nhiều quyền lực cho tổng thống. Đồng thời, B.Elsin cũng đề ra chính sách đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương” với mục tiêu đưa nước Nga nhanh chóng hội nhập với phương Tây và phục hồi vị thế cường quốc của Liên bang Nga trên trường thế giới.

Cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực diễn ra gay gắt trong chính quyền mới của nước Nga, mâu thuẫn giữa B.Elsin, đại diện cho cơ quan hành pháp mới và Chủ tịch Xô viết tối cao Khasbulatov, đại diện cho hệ thống cơ quan lập pháp cũ, đẩy đến cao điểm thành cuộc xung đột vũ trang đẫm máu tháng 10 năm 1993. Kết quả là hệ thống Xô viết cũ từ Trung ương đến địa phương bị xoá bỏ. Đối thủ chính trị của B.Elsin đã bị loại bỏ và quyền lực của B.Elsin được củng cố.

Ngày 12 tháng 12 năm 1993, B.Elsin tổ chức trưng cầu dân ý, thông qua Hiến pháp và bầu Quốc hội mới. Nước Nga theo chế độ cộng hoà tổng thống với Quốc hội liên bang


gồm hai viện là Thượng viện (Hội đồng liên bang) và Hạ viện (Duma quốc gia). Với chế độ này, quyền lực tập trung chủ yếu trong tay Tổng thống. Tổng thống đã dàn xếp với các lực lượng chính trị ký kết thoả ước cam kết không dùng vũ lực để giành chính quyền, thay đổi một số thành phần chính phủ, đưa một số người có quan điểm cải cách ôn hoà vào chính phủ để giảm bớt sức ép của phe đối lập đối với chính phủ và Tổng thống. Tổng thống trực tiếp chỉ huy các Bộ Quốc phòng, An ninh, Ngoại giao, Nội vụ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế và việc đưa quân vào Chechnya (12-1994), uy tín của Tổng thống và chính phủ sụt giảm nghiêm trọng. Trong nội bộ chính phủ và giữa các phe phái diễn ra sự phân hoá gay gắt. Tháng 6 năm 1995, Duma ra Nghị quyết bất tín nhiệm chính phủ Chernomyrdin. Để tránh đổ vỡ, hơn nữa tương quan lực lượng chưa đủ áp đảo, hai bên đã đi đến sự thoả hiệp với nhau. Tổng thống phải cách chức Bộ trưởng An ninh, Nội vụ và Bộ trưởng phụ trách các vấn đề dân tộc và chính sách khu vực, còn chính phủ Chernomyrdin được tiếp tục duy trì.

Trong cuộc bầu cử Duma khoá II (17-12-1995), Đảng cộng sản Liên bang Nga giành được thắng lợi lớn, còn “Đảng nước Nga ngôi nhà của chúng ta ” và các đảng phái dân chủ khác thất bại, giành được số ghế ít hơn.

Năm 1996 diễn ra cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 4 năm (1996-2000). B.Elsin đã thắng cử sau hai vòng bỏ phiếu với số phiếu 53,8% và tiếp tục giữ chức Tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ hai đến tháng 6 năm 2000. Trong nhiệm kỳ hai này của mình, B.Elsin đã làm nhiều việc để xoa dịu mâu thuẫn giữa các lực lượng chính trị, nhưng đều không đạt được ý muốn. Trong năm 1999, B.Elsin đã hai lần thay đổi thủ tướng và cải tổ chính phủ: cách chức Primakov (12-5-1999) đưa Stepasin lên thay (19-5-1999), cách chức Stepasin (12-8-1999) đưa V.Putin lên thay (16-8-1999). Ngược lại, lực lượng cánh tả, lực lượng đối lập cũng đấu tranh quyết liệt đòi thay đổi đường lối, luận tội và phế truất Tổng thống.

Để tạo ưu thế thuận lợi trong Duma, ít tháng trước ngày bầu cử Duma, Tổng thống đã cho ra đời Đảng Thống nhất để giành một số ghế trong Duma. Kết quả cuộc bầu cử Duma tháng 12 năm 1999 là: Đảng Cộng sản Liên bang Nga được 113 ghế, Đảng Thống nhất 72 ghế, Tổ quốc- Toàn Nga 67 ghế, Liên minh hữu 29 ghế, Đảng dân chủ tự do 17 ghế, Phái Yablako 20 ghế, Nước Nga ngôi nhà của chúng ta được 7 ghế, các ứng cử viên độc lập được 116 ghế. Tổng cộng là 441 ghế. Tuy nhiên, B. Elsin đã tuyên bố từ chức trước thời hạn 6 tháng và đề nghị Thủ tướng V.Putin làm quyền Tổng thống Liên bang


Nga. Cuộc bầu cử tổng thống Liên bang Nga nhiệm kỳ III được tổ chức ngày 26 tháng 3 năm 2000, quyền Tổng thống V.Putin đã thắng cử với trên 52,4% phiếu bầu. V.Putin lên nắm chính quyền đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh giành quyền lực giữa các đảng phái trong nội bộ nước Nga.

* Về kinh tế - xã hội: Sau khi Liên Xô sụp đổ, Liên bang Nga ra đời với tư cách là một quốc gia độc lập, là người kế thừa địa vị pháp lý của Liên Xô, được thừa hưởng chủ yếu “gia tài” vĩ đại của Liên Xô để lại. Liên bang Nga thừa hưởng khoảng 75% tiềm lực công nghiệp và khoảng 70% tiềm lực kinh tế nói chung của Liên Xô.

Nước Nga bước vào công cuộc cải cách kinh tế trong điều kiện rất khó khăn và chứa đựng đầy mâu thuẫn. Hậu quả của thời kinh tế bao cấp và 5 năm cải tổ thời Goócbachốp (1986-1991) đã để lại cho Liên bang Nga một di sản nặng nề. Thực trạng kinh tế của Nga năm 1991 là: GDP giảm 15%, công nghiệp giảm 12-15%, ngũ cốc giảm 24%, lạm phát 15-20%/ tháng [25, tr. 83]. Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho các mối quan hệ kinh tế thương mại giữa các nước cộng hoà và các bạn bè truyền thống bị tan vỡ. Chương trình cải cách kinh tế 500 ngày của Yavlinski- lãnh tụ phái Yablaco, “Liệu pháp sốc” thả nổi giá cả, tư nhân hoá ồ ạt, thực hiện chính sách tài chính chặt chẽ theo mô hình của IMF, cơ cấu lại nền kinh tế, tự do hoá kinh tế và mở rộng kinh tế đối ngoại của quyền Thủ tướng Gaida đã thất bại. Nguyên nhân là do tình hình chính trị không ổn định, các biện pháp cải tổ kinh tế vội vã không tính đến đặc thù của nước Nga và đã mắc phải nhiều sai lầm trong cách thức tiến hành. Một năm sau cải cách, năm 1992, GDP giảm 19%, công nghiệp giảm 18,8%, nông nghiệp giảm 8%, đầu tư cơ bản giảm 45%, thâm hụt ngân sách 20,0% GDP, lạm phát trên 20%/ tháng, giá cả tăng 26 lần, thu nhập thực tế của người dân chỉ bằng 44% đầu năm 1992 [26, tr. 83].

Chương trình cải cách kinh tế thất bại, xung đột vũ trang và khủng hoảng chính trị xảy ra liên miên đã làm cho nền kinh tế nước Nga lại tiếp tục suy giảm và đã xuống tới điểm thấp nhất. Năm 1994, GDP giảm 12%, bằng 53% GDP của Nga năm 1990, công nghiệp giảm 23%, lạm phát khoảng 12%/tháng, nợ chồng chéo giữa các xí nghiệp không thanh toán được với nhau khoảng 125 ngàn tỷ rúp [26, tr. 84].

Để cứu vãn tình hình, cuối năm 1994, Chính phủ Nga đưa ra Chương trình ổn định và phát triển kinh tế trung hạn 1995-1997 với ý đồ kiềm chế lạm phát, chống suy thoái sản xuất để ổn định kinh tế vào năm 1996. Nhà nước quy định biên độ dao động tỷ giá giữa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023