Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh đô miền bắc - 13


Từ biểu thức này, ta có thể định ra chính sách dự trữ thêm một đơn vị hàng hoá nếu xác suất bán được cao hơn hoặc bằng xác suất xảy ra không bán được đơn vị hàng hoá dự trữ đó.

Công ty nên thường xuyên đánh giá lại hàng tồn kho và có biện pháp xử lý kịp thời hàng ứ đọng, kém phẩm chất để giải phóng nhanh đồng vốn.

Trong điều kiện hiện nay, nguồn cung ứng nguyên liệu ngày càng đa dạng, phong phú, Công ty cần cập nhật những thông tin mới nhất tìm hiểu thị trường để có nguồn cung ứng nguyên liệu có chi phí thấp nhất, chất lượng cao để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Ngoài ra, Công ty nên lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nó mang lại lợi ích cho Công ty như hạn chế tác động rủi ro khi hàng tồn kho bị hỏng, kém chất lượng, mang lại sự ổn định cho sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

3.2.1.4. Nhóm giải pháp bổ trợ

+ Hoàn thiện công tác Marketing: Công tác nghiên cứu, tiếp cận mở rộng thị trường là vô cùng quan trọng. Chính chương trình Marketing là cơ sở để Công ty xác định nhu cầu của thị trường để đưa ra các chiến lược sản phẩm phù hợp, từ đó xác định được nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Mục tiêu công tác Marketing của Công ty là mở rộng thị trường, quảng bá và nâng cao hình ảnh của Công ty, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận và phát triển bền vững của Công ty. Để đạt được mục tiêu đó Công ty cần quan tâm đến một số giải pháp cụ thể sau:

- Nghiên cứu đặc điểm của thị trường trong quá trình vận động để nắm bắt được xu hướng vận động của thị trường nói chung và của ngành chế biến thực phẩm nói riêng, nắm bắt được xu hướng phát triển công nghệ trong ngành chế biến thực phẩm, các quy định của pháp luật trong quá trình chế


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

biến thực phẩm... trên cơ sở đó xác định chiến lược sản xuất kinh doanh và định hướng đầu tư cho đúng đắn.

- Công tác sản xuất sản phẩm của Công ty cần có phương án và sách lược cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng loại sản phẩm của Công ty. Công tác sản xuất sản phẩm cần có sự quan tâm từ khâu nhập nguyên vật liệu, bảo quản nguyên vật liệu đến khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất để tạo những sản phẩm có chất lượng, mẫu mã phong phú có tính cạnh tranh cao trên thị trường.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh đô miền bắc - 13

- Nâng cao uy tín của Công ty qua các kênh truyền thông, các kết quả về sản lượng sản xuất, doanh thu của Công ty đã đạt được. Đây là cơ sở để tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho Công ty trên thị trường.

+ Các giải pháp phòng ngừa rủi ro:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm gắn chặt với uy tín của Công ty. Do vậy từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất sản phẩm cho tới khi đưa sản phẩm vào lưu thông thì công tác kiểm tra chất lượng cần được tiến hành liên tục và thường xuyên. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ tránh các rủi ro gây thiệt hại làm tăng chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả đồng vốn kinh doanh.

- Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo hiểm con người, sản phẩm, tài sản: Do các sản phẩm của Công ty không chỉ được tiêu thụ trong nước mà còn được suất khẩu sang một số quốc gia khác nên việc mua bảo hiểm cho hàng hoá trên đường vận chuyển sẽ giúp Công ty tránh được những rủi ro bất khả kháng do thiên tai trên đường vận chuyển gây ra.

3.2.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước

+ Cần đổi mới hơn nữa các chính sách về kinh tế vĩ mô đảm bảo tính định hướng tạo điều kiện cho nền kinh tế và các doanh nghiệp hội nhập có hiệu quả với các nước trong khu vực và thế giới.


+ Đổi mới cơ chế hoạt động của các Ngân hàng thương mại và các định chế tài chính phi Ngân hàng, cụ thể về lãi suất cần được hình thành trên cở sở quan hệ cung - cầu trên thị trường vốn, xoá bỏ sự phân biệt về lãi suất cho vay đối với các thành phần kinh tế để các doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi hơn nguồn vốn tín dụng của các tổ chức tín dụng, đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh.

+ Cần đẩy mạnh sự phát triển vốn và thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường vốn trong và ngoài nước, thông qua đó huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.

+ Nhà nước kiên quyết thực hiện chống buôn lậu, hàng giả, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các doanh nghiệp.

+ Hiện nay Việt Nam đã vào WTO, áp lực cạnh tranh rất lớn nên Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, ổn định môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng.


Kết luận‌

Hiệu quả sử dụng vốn đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp nói chung và của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói riêng, vì nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, nền kinh tế trong và ngoài nước đang có nhiều biến động thì làm thế nào để sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp.

Sau thời gian tìm hiểu về Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc, với được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS.Nguyễn Tiến Dũng, trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập tôi đã hoàn thành khoá luận với đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc ” với những nội dung đã nghiên cứu trong khoá luận, tôi hy vọng có thể mang đến cho những người quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng vốn một cái nhìn tổng quát về tình hình sử dụng vốn nói chung và của Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc nói riêng, đặc biệt với những giải pháp đưa ra mong rằng có thể là những điều tham khảo và ứng dụng trong công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Kinh Đô miền Bắc

Tuy khoá luận đã hoàn thành, song hiệu quả sử dụng vốn là một vấn đề rộng và phức tạp, thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn nên khoá luận khó tránh khỏi những hạn chế. Rất mong quý thầy cô và các bạn góp ý để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.

Hà nội, tháng 6 năm 2009


Tài liệu tham khảo


Tài liệu tiếng Việt

1. Báo cáo tài chính của Công ty Kinh Đô miền Bắc từ năm 2004 đến 2008

2. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ (2008), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

3. Đinh Thế Hiển (2008), Quản trị tài chính - đầu tư lý thuyết và ứng dụng, Nxb Thống kê, Hà Nội.

4. Trần Văn Hùng (2004), Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nxb Lao động, Hà Nội.

5. Lưu Thị Hương (2005), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội

6. Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (2008), Kiểm toán báo cáo tài chính, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Nguyễn Công Nghiệp, Phùng Thị Đoan (1992), Bảo toàn và phát triển vốn, Nxb thống kê, Hà Nội.

9. Nguyễn Năng Phúc (2003), Phân tích kinh tế doanh nghiệp lý thuyết và thực hành, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10. Nguyễn Năng Phúc (2006), Phân tích tài chính công ty cổ phần, Nxb Tài chính, Hà Nội.

11. Nguyễn Hải Sản (2007), Quản trị kinh doanh, Nxb Tài chính, Hà Nội.

12. Đoàn Xuân Tiên (2005), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội.

13. Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (1991), Giải pháp huy động, sử dụng nguồn vốn, Hà Nội.


Tài liệu tiếng Anh

14. Brigham, E., F (2002), Financial Managament, South-Westen.

15. Moosa, A.I (2004), International Finance, McGraw-Hill Western College Publishing.

16. Shapiro, A (1999), Multinational Financial Management, Prentice-Hall.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí