Bối Cảnh, Quan Điểm Và Mục Tiêu Chính Sách Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam

Thứ sáu, tuyên truyền, truyền thông về BHXH tự nguyện vẫn còn bị hạn chế trong tiếp cận với NLĐ. Mặc dù đã tổ chức rất nhiều hình thức tuyên truyền với đầy đủ các nội dung nhưng cho đến nay số NLĐ biết về chính sách BHXH tự nguyện vẫn còn rất nhiều. Xuất phát từ việc không nghe nói đến, không biết, không hiểu về chính sách BHXH tự nguyện nên NLĐ không thể và không muốn tham gia BHXH tự nguyện được.

Thứ bảy,chính sách BHXH tự nguyện chưa có tính liên kết, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác. BHXH tự nguyện nói riêng và BHXH nói chung không phải chỉ là nhiệm vụ của ngành bảo hiểm mà phải là mục tiêu phấn đấu của cả xã hội vì mục đích của phát triển BHXH là đảm bảo ASXH cho toàn dân. Nhưng lâu nay, chỉ có ngành bảo hiểm chịu trách nhiệm chính việc phát triển chính sách và phát triển đối tượng tham gia BHXH, chưa có sự liên kết, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác. Thậm chí là trước thời điểm tháng 8 năm 2018, BHXH vẫn còn chưa chính thức được coi là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Phải đến Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ ngày 03 tháng 8 năm 2018 thì phát triển đối tượng tham gia BHXH mới được giao cho các địa phương với tư cách là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong thực tế, việc thực hiện phát triển đối tượng tham gia BHXH cũng chưa liên thông với các lĩnh vực khác. Việc tham gia BHXH tự nguyện mới chỉ liên quan đến nơi cư trú (dùng làm căn cứ tham gia BHXH tự nguyện) chứ chưa liên quan đến các hoạt động quản lý khác của nhà nước. Người tham gia BHXH ngoài quyền lợi bảo hiểm ra thì chưa có thêm quyền lợi nào khác. Nếu phát triển BHXH tự nguyện ở một quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, trình độ dân trí cao thì những quyền lợi đi kèm có thể không cần thiết nhưng trong điều kiện Việt Nam, khi đối tượng của BHXH tự nguyện chủ yếu là người thu nhập không ổn định, trình độ học vấn chưa cao, ý thức tự ASXH chưa có thì những điều kiện này có thể được cân nhắc để thực hiện.

3.4 .3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, do hạn chế về nhận thức và khả năng tài chính của đối tượng chính sách BHXH tự nguyện.LĐPCT ở Việt Nam có số lượng đông, trình độ học

vấn chưa cao, việc làm và thu nhập thấp, không ổn định; thường xuyên biến động về nơi ở, nơi làm việc. LĐPCT lại phân bố ở khắp nơi trên cả nước, từ đồng bằng, thành thị đến nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa. Vì vậy, cơ quan BHXH tự nguyện khó tiếp cận họ để tuyên truyền và phát triển đối tượng tham gia. Rất nhiều NLĐ tự do khi được khảo sát đã nói rằng họ không có thời gian xem truyền hình, truyền thanh, không được tuyên truyền trực tiếp về BHXH tự nguyện nên gần như chỉ nghe nói chứ không biết gì về BHXH tự nguyện.

NLĐ cũng gặp khó khăn về kinh phí khi muốn tham gia BHXH tự nguyện vì phần đông có thu nhập thấp. Bên cạnh đó, cũng có nhiều NLĐ có đủ thu nhập nhưng không có tâm lý phòng xa, ý thức tự an sinh còn thấp, chỉ quan tâm những quyền lợi trước mắt (chính là các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) khi thấy chính sách BHXH tự nguyện không có các chế độ ngắn hạn này thì không muốn tham gia BHXH tự nguyện nữa. NLĐ còn ngờ vực, chưa tin tưởng vào chính sách BHXH tự nguyện của Nhà nước, sợ hệ thống BHXH “vỡ quỹ”, sợ không đảm bảo quyền lợi nên ngần ngại khi tham gia.

Thứ hai, tham gia và phối hợp của các bên liên quan còn hạn chế.Nhiều địa phương và cán bộ, lãnh đạo chưa quan tâm đến vấn đề mở rộng BHXH tự nguyện. Các địa phương khi hoạt động thường có xu hướng chỉ hoàn thành các chỉ tiêu được cơ quan cấp trên giao. Trong khi đó, thời gian đầu khi ngành BHXH chưa được giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương thì nhiều lãnh đạo, cán bộ, chính quyền địa phương thờ ơ với việc thực hiện mở rộng BHXH tự nguyện. Do BHXH tự nguyện thời điểm này chưa có vai trò nhiều mà phải đến 15-20 năm nữa mới phát huy hết tác dụng nên trước mắt chưa ảnh hưởng gì đến sự phát triển của các địa phương vì vậy chính quyền các cấp chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Phải sau khi được giao chỉ tiêu BHXH trong hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thì chính quyền địa phương mới quyết liệt vào cuộc.

BHXH tự nguyện mới được triển khai ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay, kinh nghiệm thực hiện chính sách trong lĩnh vực này chưa nhiều; hệ thống chính trị các cấp cũng không quan tâm thích đáng đến chính sách BHXH tự nguyện, chỉ sau khi Nghị quyết 28 về cải cách chính sách BHXH được ban hành các cơ quan,

các địa phương mới quan tâm đến việc thực hiện mục tiêu chính sách BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, vẫn còn hiện tượng bất bình đẳng trong chính sách BHXH tự nguyện như: chế độ ít hơn, điều kiện hưởng các chế độ khó khăn hơn, quyền lợi của NLĐ thấp hơn so với BHXH bắt buộc nhưng tỷ lệ đóng lại cao hơn. Vì vậy, NLĐ có tâm lý so sánh giữa các chế độ của BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc, mặc dù từ năm 2018 đã có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện nhưng vẫn còn quá ít ỏi dẫn đến người dân vẫn không muốn tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ ba, hạn chế trong quá trình hoạch định chính sách BHXH tự nguyện. Chính sách BHXH tự nguyện được xác định là chính sách ASXH có đóng góp nên các hoạt động hoạch toán thu chi đều từ nguồn đóng góp của người tham gia. Tuy nhiên, vì số lượng người tham gia ít, không thực hiện được nguyên tắc “chia sẻ rủi ro” và “nguyên tắc số lớn” nên các chế độ và mức hưởng của chính sách BHXH tự nguyện thấp. Muốn khắc phục hạn chế này thì yêu cầu phải có sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước trong quá trình tham gia. Nhưng hiện nay, hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn thấp. Điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn trong hoạch định chính sách BHXH tự nguyện: muốn NLĐ tham gia nhiều thì chính sách BHXH tự nguyện phải hấp dẫn nhưng muốn chính sách BHXH tự nguyện hấp dẫn cần phải có nhiều người tham gia để thực hiện nguyên tắc “chia sẻ rủi ro”. Vì vậy, thiếu hụt nguồn lực tài chính là lý do cơ bản để các cơ quan hoạch định chính sách BHXH tự nguyện khó tạo ra bước đột phá trong nội dung chính sách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Ngoài ra, hiện nay trong quá trình hoạch định chính sách BHXH tự nguyện, vẫn còn những hạn chế như chưa có sự tham gia hiệu quả của các đối tượng chịu tác động của chính sách; hạn chế trong đánh giá tác động của chính sách trước khi ban hành chính sách; chưa có kênh đối thoại chính sách thường xuyên trong quá trình hoạch định chính sách.

Thứ tư, khó khăn về nguồn nhân lực thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Hiện nay, nhân lực của cơ quan BHXH Việt Nam trực tiếp triển khai thực thi chính sách thì ít, chủ yếu là nhân lực phối hợp với các cơ quan đối tác là Bưu

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 18

điện Việt Nam. Đội ngũ cộng tác viên, đại lý BHXH tự nguyện của Bưu điện Việt Nam tuy đông đảo, có lợi thế về số lượng, cơ sở vật chất và phương thức tiếp cận NLĐ nhưng lại không được đào tạo chuyên môn, bài bản về BHXH tự nguyện. Họ chủ yếu thực hiện nghiệp vụ thu phí, các nội dung khác như tuyên truyền cho NLĐ, giải thích cặn kẽ về chế độ, chính sách; chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH tự nguyện thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Chế độ đãi ngộ cho đại lý thu BHXH cũng còn hạn chế, hoa hồng từ hoạt động thu phí của đại lý được quy định mỗi năm, phổ biến từ 5-7% tổng số tiền thu BHXH tự nguyện, nên thu nhập từ hoạt động thu BHXH tự nguyện thường không cao, chưa có tác dụng kích thích đối với đại lý thu của BHXH tự nguyện.

Thứ năm, do những sai phạm trong hệ thống ngành BHXH gây giảm sút lòng tin của người dân. Một bộ phận người dân chưa có niềm tin đối với chính sách BHXH tự nguyện. Những người này có thể chưa được tiếp cận với chính sách, hoặc lại tiếp cận với những thông tin không chính xác về BHXH tự nguyện nên chưa hiểu rõ về chính sách.

Ngoài ra, có những hiện tượng tiêu cực, sai phạm của ngành BHXH trong thực tế làm suy giảm niềm tin của người dân về chính sách BHXH tự nguyện. Các sai phạm như thất thoát tiền quỹ BHXH; đầu tư, cho vay không an toàn gây hậu quả nghiêm trọng; quá trình tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ chưa công khai, minh bạch làm cho NLĐ hoang mang, suy giảm lòng tin vào cơ chế, chính sách của Nhà nước về BHXH. NLĐ có tâm lý sợ không được đảm bảo chế độ, sợ “vỡ quỹ”, sợ không được đảm bảo mức hưởng nên không hào hứng tham gia BHXH tự nguyện. Một số địa phương trong thực hiện chỉ tiêu phát triển BHXH tự nguyện đã xuất hiện những biểu hiện “bệnh thành tích” như hiện tượng “hợp đồng ma”. Hiện tượng này khá phổ biến trong ngành bảo hiểm khi nhiều đại lý nôn nóng muốn thực hiện chỉ tiêu nên thường nhờ người thân, quen đứng tên để thành lập các “hợp đồng ma” để hoàn thành chỉ tiêu được giao, sau một vài tháng tham gia các hợp đồng này sẽ dừng đóng. Đây là một cách phát triển BHXH tự nguyện thiếu bền vững, cần được hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách.

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận án, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề sau:

- Khái quát hóa về tình hình đối tượng chính sách BHXH tự nguyện Việt Nam theo các chỉ tiêu về quy mô, số lượng và cơ cấu.

- Nghiên cứu những tài liệu sơ cấp, thứ cấp; khảo sát, điều tra, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích và đánh giá về thực trạng các chính sách thành phần của chính sách BHXH tự nguyện.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, luận án đã tổng kết những kết quả đạt được và những hạn chế của chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Những kết quả đạt được bao gồm: chính sách BHXH tự nguyện ngày càng hoàn thiện, tập trung bảo vệ quyền lợi của NLĐ; thủ tục tham gia BHXH tự nguyện ngày càng thuận tiện; BHXH tự nguyện đang dần phát triển và thu hút sự tham gia của NLĐ. Những hạn chế của chính sách BHXH tự nguyện như: BHXH tự nguyện chưa có các chế độ ngắn hạn; thời gian tham gia tối thiểu còn dài; chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện còn chưa phù hợp; chưa có chế độ trợ cấp tuất hàng tháng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hoàn toàn và chưa có điều khoản quy định đảm bảo mức lương hưu tối thiểu của NLĐ; chưa có chính sách hiệu quả hạn chế người tham gia BHXH tự nguyện hưởng trợ cấp một lần; chính sách BHXH tự nguyện chưa có tính liên kết, đồng bộ với các chính sách kinh tế - xã hội khác; tuyên truyền, truyền thông về BHXH tự nguyện còn hạn chế trong tiếp cận với NLĐ. Nguyên nhân của những hạn chế này là do hạn chế về nhận thức và khả năng tài chính của đối tượng chính sách BHXH tự nguyện; tham gia và phối hợp của các bên liên quan còn hạn chế; hạn chế trong quá trình hoạch định chính sách BHXH tự nguyện; khó khăn về nguồn nhân lực thực hiện chính sách BHXH tự nguyện; do những sai phạm trong hệ thống ngành BHXH gây giảm sút lòng tin của người dân.

Những kết quả nghiên cứu thực tiễn của chương 3 là những luận chứng cụ thể cho việc đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, được nghiên cứu và trình bày trong chương 4 của luận án.

CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM

4.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

4.1.1. Bối cảnh thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Trong thời gian tới, việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tuy nhiên cũng có nhiều cơ hội trong bối cảnh mới.

Một là, về cơ hội.

Thứ nhất, tiềm năng phát triển BHXH tự nguyện vẫn đang còn nhiều, số người chưa tham gia BHXH tự nguyện vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động. Đây là một thị trường rất tiềm năng của chính sách BHXH tự nguyện, dư địa phát triển chính sách BHXH tự nguyện vẫn còn cao.

Thứ hai, kinh tế vĩ mô của Việt Nam duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; Nhiều năm liền, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì ở mức cao (7-8%), hiện nay dù đang chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19 nhưng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế dương đạt khoảng 3%, duy trì tốc độ giảm nghèo, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam là nước có mức tăng trưởng dương cao nhất so với 5 nền kinh tế lớn trong khu vực Đông Nam Á, là một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất thế giới và được thế giới đánh giá cao. …những kết quả này tạo điều kiện để người dân vẫn duy trì và nâng cao thu nhập, có đủ điều kiện tham gia và duy trì BHXH tự nguyện.

Thứ ba, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm phát triển chính sách BHXH để chăm lo cho đời sống của NLĐ. Ở Việt Nam, đảm bảo ASXH cho người dân luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng hàng đầu. Chính sách BHXH là một bộ phận cơ bản trong hệ thống chính sách ASXH của

Nhà nước, nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội, do đó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc. Đối với Việt Nam, bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH luôn là một chủ trương lớn của Đảng và nhiệm vụ lớn của Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội và có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị - xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Trong nhiều thập kỷ qua, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, cùng với việc không ngừng cải tiến chế độ tiền lương, tiền công và nâng cao thu nhập cho NLĐ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm phát triển BHXH.

Hai là, về thách thức.

Thứ nhất, thách thức về già hoá dân số: Việt Nam đang ở thời kỳ dân số vàng nhưng bắt đầu bước vào quá trình già hoá dân số từ năm 2017 và rất nhanh chóng trở thành một nước có dân số già. Dân số già nhanh, chi tiêu tăng lên nhưng thu nhập tăng với tốc độ chậm, Việt Nam rơi vào tình thế “già nhưng chưa giàu”, số người đang tham gia BHXH tỷ lệ thấp, tương lai số người được hưởng bảo hiểm hưu trí cũng thấp sẽ gây sức ép rất lớn đối với chính sách ASXH khi số đối tượng cần bảo đảm ASXH tăng lên nhanh chóng với quy mô ngày càng lớn.

Thứ hai, thách thức về tác động của các hiện tượng tự nhiên cực đoan: biến đổi khí hậu, xu hướng ấm lên của khí hậu toàn cầu và nước biển dâng sẽ dẫn đến gia tăng tần suất và mức độ cực đoan của các hiện tượng thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt, bão, sóng thần, dịch bệnh dẫn đến các thảm họa đối với con người, sản xuất. Tất cả những nguy cơ này làm mất và giảm thu nhập của NLĐ nhất là LĐPCT, thậm chí dồn NLĐ đến nguy cơ mất sinh kế vì thế không thể hoặc gián đoạn tham gia BHXH tự nguyện. Chuẩn bị và đối phó với các hiện tượng tự nhiên cực đoan, đảm bảo thu nhập cho NLĐ là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong phát triển kinh tế – xã hội

Thứ ba, thách thức về hội nhập quốc tế: hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá là tất yếu khách quan và cơ hội lớn đối với phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất gay gắt trong lĩnh vực nguồn nhân lực, việc làm, thị trường lao động khu vực và thế giới. Đối với đối

tượng NLĐ có trình độ học vấn thấp, cao tuổi, ốm đau, bệnh tật thì thất nghiệp là nguy cơ hiện hữu. Trong quá trình hội nhập quốc tế, nhóm người yếu thế có nguy cơ bị đẩy ra bên lề xã hội. Bên cạnh đó, quá trình di dân, di chuyển lao động ngày càng diễn ra mạnh mẽ, nhất là nông thôn – thành thị và trên thị trường lao động quốc tế, đặt ra nhiều khó khăn trong chính sách bảo đảm BHXH tự nguyện cho NLĐ được liên tục và thống nhất.

4.1.2. Quan điểm về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

Vấn đề BHXH đã được Đảng ta quan tâm từ rất sớm. Ngay từ khi thành lập năm 1929, trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Đông Dương - tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam - đã nêu: “Tổ chức tất cả vô sản giai cấp vào công hội, thực hành bảo hiểm cho thợ thuyền, giúp đỡ thợ thuyền thất nghiệp…”. Sau đó, tại Hội nghị Trung ương tháng 11/1940, Đảng đã ra Nghị quyết “sẽ đặt ra Luật BHXH” khi thiết lập được chính quyền cách mạng và tạo lập quỹ hưu bổng cho người già. Từ đó đến nay, chính sách BHXH được thực hiện xuyên suốt ở nước ta, mặc dù mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn đều có những “thăng, trầm” chính sách khác nhau do chịu ảnh hưởng của tình hình chiến tranh và tình hình kinh tế, xã hội của đất nước. Chính sách BHXH tự nguyện mặc dù là một chính sách thành phần của chính sách BHXH nhưng có lịch sử phát triển rất non trẻ. Trước khi có Luật BHXH Việt Nam năm 2006, các quan điểm của Đảng về chính sách BHXH tự nguyện tuy đã được nhắc đến trong các văn kiện của Đảng nhưng còn chưa rõ nét. Sau khi Luật BHXH Việt Nam năm 2006 ra đời, trong đó lần đầu tiên có chế định về BHXH tự nguyện thì chính sách BHXH tự nguyện mới được quan tâm và hình thành rõ nét hơn.

Thứ nhất, BHXH trong đó có BHXH tự nguyện là một trụ cột chính của hệ thống ASXH trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước.

Quan điểm này được thể hiện trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 - Văn kiện Đại hội Đảng 11 năm 2011 “Phát triển hệ thống ASXH đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm như

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 17/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí