Số Người Hưởng Chế Độ Bhxh Tự Nguyện Giai Đoạn 2009-2020

- Người ra nước ngoài để định cư;

- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Người đang tham gia BHXH tự nguyện mà dừng đóng thì sau 1 năm sẽ đủ điều kiện được hưởng trợ cấp một lần.

3.3.3.2. Kết quả thực hiện chính sách

Một là, hưởng chế độ hưu trí và tử tuất

Thực hiện các quy định về hưởng BHXH tự nguyện, sau 12 năm thực hiện chính sách đến nay theo cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH Việt Nam, số người đang hưởng lương hưu BHXH tự nguyện tại thời điểm tháng 4 năm 2020 là 52.654 người, với mức lương hưu bình quân là 2.320.691 đồng một tháng. Mức lương hưu này đối với người tham gia BHXH tự nguyện đã giúp bảo đảm được một phần nhu cầu cuộc sống của người dân, giúp người dân có thể ổn định cuộc sống khi đã đến tuổi nghỉ hưu.

Bảng 3.16. Số người hưởng chế độ BHXH tự nguyện giai đoạn 2009-2020



NĂM

Số người hưởng chế độ BHXH tự nguyện


Số người

Số tiền (tỷ đồng)

Trung bình (nghìn đồng/người/năm)

2009

794

0.67

844

2010

1.955

23.8

12.174

2011

3.142

57

18.142

2012

3.215

54.6

16.983

2013

4.642

100

21.543

2015

19.375

321

16.568

2020

52.654

/

/

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 17

Nguồn: Vụ BHXH – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; tính toán của tác giả

Từ 2015, số người đủ điều kiện hưởng các chế độ của BHXH tự nguyện tăng vọt, tăng số người được bảo vệ thu nhập, qua đó chứng minh hiệu quả chính sách và có giá trị lan tỏa tới những người chưa tham gia BHXH tự nguyện.

Hai là, chế độ hỗ trợ của Nhà nước.

NLĐ tham gia BHXH được hỗ trợ từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Bên cạnh mức hỗ trợ chung của ngân sách Trung ương, một số tỉnh đã tham mưu với HĐND, UBND tỉnh ban hành các Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn, theo đó hỗ trợ thêm cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. Các tỉnh này đã tham mưu hỗ trợ thêm khoảng từ 10-20% mức chuẩn hộ nghèo nông thôn. Các tỉnh đã tham mưu và thực hiện khá tốt trong thời gian qua là Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, Bình Định, Quảng Nam, Hà Tĩnh. HĐND tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết số 177/2019/NQ-HDND ngày 15-12-2019 quy định chính sách hỗ trợ đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2020-2025. Theo đó, mức hỗ trợ cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện bằng 20% mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn áp dụng trong từng thời kỳ do Thủ tướng Chính phủ quy định [43].

Tổng số tiền hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến hết năm 2019 là 154 tỉ đồng, năm 2020 là 170 tỉ đồng.

Ba là, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần.

Hưởng trợ cấp BHXH tự nguyện là quyền lợi của NLĐ khi vì những lý do bất khả kháng họ phải chọn hưởng trợ cấp một lần chứ không chờ đợi để hưởng chế độ trợ cấp hưu trí hay tử tuất. Tuy nhiên, với vai trò là “của để dành” của NLĐ thì Nhà nước không khuyến khích NLĐ hưởng trợ cấp một lần mà nên khắc phục những khó khăn trước mắt để duy trì tham gia BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, hiện nay vì nhiều lý do rất nhiều lao động vẫn lựa chọn hưởng trợ cấp một lần. Đặc biệt, trong bối cảnh xảy ra đại dịch Covid 19 năm 2020 rất nhiều lao động gặp khó khăn về thu nhập nên đã dừng đóng và hưởng trợ cấp BHXH tự nguyện một lần. Theo BHXH Việt Nam năm 2020 số người hưởng BHXH một lần là 897.000 người, chiếm 5,57% tổng số người tham gia BHXH cùng thời điểm. Đặc biệt, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên năm 2020, số người hưởng BHXH một lần nhiều hơn số người mới tham gia BHXH trong đó có nhiều người tham gia BHXH tự nguyện.

Ngoài ra, hiện nay còn có một số đối tượng thường giả danh cơ quan BHXH thực hiện thu mua sổ BHXH của NLĐ, các đối tượng thu mua sổ BHXH sẽ trả cho NLĐ số tiền thấp hơn mà BHXH trả cho NLĐ. NLĐ muốn hưởng trợ cấp BHXH một lần mà không muốn đi làm thủ tục tại cơ quan BHXH thì sẽ ủy quyền cho bên mua để nhanh chóng nhận được tiền. Đây là hoạt động vi phạm pháp luật và cần nhanh chóng được xử lý để ngăn chặn làn sóng bán sổ BHXH, ồ ạt hưởng trợ cấp BHXH một lần.

3.4. Đánh giá thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

3.4.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất, chính sách BHXH tự nguyện ngày càng lấy quyền lợi của người tham gia làm trọng tâm chính sách.

Các nội dung chính sách dần hoàn thiện, bao gồm các nội dung liên quan đến đối tượng tham gia, cơ chế đóng, cơ chế hưởng, nội dung quản lý quỹ và hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện. Các nội dung chính sách đều được quy định rõ ràng, dễ hiểu để NLĐ có thể tự tìm hiểu được nội dung chính sách tránh những trường hợp mơ hồ về nội dung chính sách dẫn đến hiểu không đúng về bản chất của BHXH và từ đó không hào hứng tham gia BHXH tự nguyện.

Chế độ của chính sách đảm bảo được nhu cầu cơ bản của người tham gia BHXH tự nguyện. Qua các nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện ở một số quốc gia trên thế giới chúng ta thấy hai chế độ cơ bản là hưu trí và tử tuất. Hai chế độ này về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người tham gia BHXH tự nguyện. Ở một số quốc gia, chế độ BHXH tự nguyện cho nông dân thậm chí chỉ bao gồm chế độ hưu trí. Vì vậy, việc thiết kế hai chế độ hưu trí và tử tuất về cơ bản là đã tính đến nhu cầu của người tham gia và cân đối quỹ BHXH tự nguyện. Trong 12 năm thực hiện, chính sách BHXH tự nguyện đã có nhiều điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của NLĐ:

- Điều chỉnh độ tuổi của của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Luật BHXH 2006 quy định người tham gia BHXH tự nguyện phải là người trong độ tuổi lao động (từ đủ 15 đến 60 tuổi) còn Luật BHXH 2014 đã điều chỉnh đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở đi, không

có giới hạn tuổi trên. Qua đó chúng ta thấy các nhà hoạch định chính sách BHXH tự nguyện ngày càng quan tâm thiết thực đến cơ hội, mong muốn tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ.

- Điều chỉnh mức đóng, phương thức đóng của người tham gia BHXH tự nguyện từ mức đóng tối thiểu là 16%-22% mức lương tối thiểu chung của Luật BHXH năm 2006 đến điều chỉnh mức đóng là 22% của chuẩn nghèo nông thôn.

- Quan trọng nhất, bắt đầu từ 1/1//2018 Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ tiền tham gia BHXH tự nguyện cho tất cả mọi người tham gia. Đây là một cố gắng rất lớn của Nhà nước trong bối cảnh Ngân sách hạn hẹp nhằm gia tăng số lượng người tham gia BHXH tự nguyện. Đây là một động lực rất lớn đối với những người lao động có thu nhập thấp, bấp bênh và có nguyện vọng được đảm bảo đời sống khi tuổi già.

Thứ hai, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BHXH tự nguyện dần được hoàn thiện. Tiêu biểu là Luật BHXH được ban hành năm 2014 sửa đổi, bổ sung qua các năm; Nghị định 134/2015/NĐ-CP về hướng dẫn Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Thông tư 01/2016/TT-BLĐTB và XH hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH tự nguyện; Nghị quyết 125/NĐ-CP ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 28-NQ/TW; Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03 tháng 8 năm 2018 về việc giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHXH. Hệ thống văn bản này tạo ra một khung khổ pháp lý để thực hiện chính sách BHXH tự nguyện. Công tác chỉ đạo, điều hành thực thi chính sách BHXH tự nguyện ngày càng sát sao, quyết liệt và đi vào thực chất. Nếu trước kia mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện chỉ được coi là công việc của ngành BHXH thì hiện này cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để thực thi chính sách và để đạt mục tiêu chính sách BHXH tự nguyện

Thứ ba, tiếp cận hệ thống BHXH tự nguyện, thủ tục hành chính ngày càng dễ dàng và thuận tiện, BHXH tự nguyện liên thông và chuyển đổi dễ dàng với BHXH bắt buộc và ngược lại. Người dân được tiếp cận với BHXH tự nguyện trên nhiều kênh thông tin và nhiều phương thức khác nhau. Tiếp cận với BHXH tự nguyện cũng ngày càng dễ dàng. Nếu trước kia phải lên tận cơ quan BHXH cấp

huyện để được tư vấn, tham gia BHXH tự nguyện thì nay người dân có thể tiếp cận dễ dàng với BHXH tự nguyện thông qua nhiều kênh như: hội thảo trực tiếp, tại hội thảo người dân hoàn toàn có thể đóng tiền và hoàn thiện ngay lập tức các thủ tục tham gia BHXH tự nguyện; thông qua hệ thống cộng tác viên, đặc biệt là các cộng tác viện bưu điện. Đến các kỳ đóng tiền thì NLĐ có thể được thu tiền trực tiếp tại nhà mà không mất thời gian đi lại. Người dân cũng có thể đến bộ phận “một cửa” của UBND cấp huyện để thực hiện thủ tục BHXH tự nguyện.

Theo quy định hiện nay, hệ thống BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc có thể chuyển đổi dễ dàng, thuận tiện. Điều này tạo điều kiện để người tham gia BHXH có thể duy trì sự tham gia liên tục và dễ dàng. Trong điều kiện thị trường lao động luôn luôn biến động hiện nay việc thay đổi công việc diễn ra phổ biến, việc liên thông giữa hai hệ thống khiến cho người lao động yên tâm, dù có làm việc trong khu vực nào cũng vẫn có thể tham gia BHXH, có được đảm bảo cho tuổi già hay khi rủi ro.

Số người tham gia BHXH tự nguyện ngày càng tăng, số người được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH tự nguyện cũng ngày càng tăng từ đó hiểu hơn, tin hơn đối với hệ thống BHXH tự nguyện. Đến thời điểm hiện nay, đã có một số lượng nhất định NLĐ được hưởng các chế độ BHXH tự nguyện, điều này kích thích và lan tỏa tới những NLĐ chưa tham gia BHXH. Tuy số người tham gia BHXH tự nguyện tăng chậm, nhưng những người đã tham gia thì đã ngày càng tin tưởng chính sách hơn vì số tiền tham gia trung bình hiện nay đã tăng và xu hướng tăng rất vững chắc[16].

Thứ tư, chính sách tuyên truyền, truyền thông về BHXH tự nguyện để tăng hiểu biết và động cơ tham gia của NLĐ được chú trọng và đã phát huy tác dụng. Trong thời gian qua, BHXH Việt Nam tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính thực hiện gồm: tăng cường phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan truyền thông, cơ quan thông tấn, báo chí, cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, hiện đại; giúp người dân, người lao động hiểu rõ quyền, lợi ích của việc tham gia BHXH trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc chủ trương, quan điểm của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về BHXH, từ đó tạo sự đồng thuận, chủ động tham gia; tiếp tục đề xuất, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về BHXH để tăng tính hấp dẫn, thuận lợi hơn nữa cho người tham gia. Kết quả, số người tham gia BHXH tăng trưởng liên tục qua các năm với tốc độ cao, đa số các năm đều vượt chỉ tiêu đề ra.

Thứ năm, chính sách phát triển quỹ BHXH tự nguyện đảm bảo được yêu cầu bảo tồn và tăng trưởng quỹ. Hiện nay, quỹ BHXH tự nguyện được đem đi đầu tư và luôn đảm bảo tỷ suất lợi nhuận tăng trưởng dương. Số người tham gia tăng nhanh, số người hưởng BHXH tự nguyện tăng chậm trong giai đoạn này là một thuận lợi cho bảo tồn và tăng trưởng quỹ.

3.4.2. Hạn chế

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội tự nguyện chưa có các chế độ ngắn hạn. Chính sách BHXH tự nguyện chưa thật sự hấp dẫn người lao động khi mới thiết kế hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Trong khi, NLĐ rất cần thụ hưởng các chế độ ngắn hạn như thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp giống BHXH bắt buộc. Người tham gia tự nguyện phải đóng 22% mức thu nhập chọn đóng BHXH tự nguyện, và nếu đóng theo mức thấp nhất là mức chuẩn nghèo nông thôn thì mức đóng góp ít, thời gian tham gia dài nên chưa có sức hấp dẫn.

Thứ hai, thời gian tham gia tối thiểu của BHXH tự nguyện còn dài. Thời gian tối thiểu để được hưởng chế độ hưu trí hiện nay là 20 năm (trừ 1 số trường hợp đặc biệt). Đây là rào cản tương đối lớn đối với NLĐ muốn hưởng chế độ hưu trí vì trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, NLĐ chủ yếu là không có quan hệ lao động, thu nhập thấp và bấp bênh, không ổn định. Bên cạnh đó, khi còn trẻ NLĐ chưa biết lo xa, chuẩn bị cho tuổi già. Đến khi tuổi đã nhiều, có thu nhập cao và ổn định thì mới muốn tham gia BHXH, khi đó số năm đóng BHXH lại ít, không đủ năm để hưởng lương hưu. Mặc dù, hiện nay có quy định đóng thêm cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu nhưng lại xuất hiện khó khăn là số tiền đóng một lần lại lớn khiến NLĐ “xót ruột” ngần ngại không muốn đóng.

Thứ ba, chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện còn chưa phù hợp. Mục đích của chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với những người tham gia BHXH tự nguyện là để giúp đỡ phần nào kinh phí tham

gia, tạo động lực để họ tham gia BHXH. Tuy nhiên, hướng tiếp cận chính sách này chưa thực sự phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Hiện nay, chính sách hỗ trợ được thực hiện đối với tất cả đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và có phân chia theo tỷ lệ phần trăm hỗ trợ khác nhau với những đối tượng khác nhau. Cụ thể, người tham gia BHXH hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; cụ thể: đối với người tham gia thuộc hộ nghèo là 46,2 nghìn đồng; người tham gia thuộc hộ cận nghèo là 38,5 nghìn đồng; các đối tượng khác là 15,4 nghìn đồng.

Điểm chưa phù hợp của chính sách ở đây chính là cách phân chia tỷ lệ hỗ trợ cho các đối tượng. Khi nghiên cứu về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hầu hết các nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước đều chỉ ra “đối tượng đích” để tham gia BHXH tự nguyện là những người có thu nhập trung bình, những người có thu nhập thấp dưới trung bình, người nghèo là đối tượng của các chính sách trợ giúp xã hội và phúc lợi xã hội khác. Trong thực tế, khi thống kê mức thu nhập trung bình tham gia BHXH tự nguyện ở Việt Nam chúng ta cũng thấy mức trung bình đóng BHXH tự nguyện là 2 triệu đồng, tương đương mỗi tháng đóng

440.000 đồng [16]. Như vậy, về cả lý thuyết và thực tế chúng ta đều thấy rằng người có mức thu nhập thấp, hộ nghèo thậm chí cả hộ cận nghèo đều không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện kể cả khi có khoản hỗ trợ của Nhà nước [19.tr107], [26.tr86]. Trên thực tế, chúng ta có thể thấy là dù có chính sách hỗ trợ nhưng số người người thuộc diện nghèo và cận nghèo tham gia BHXH vẫn tăng rất chậm.

Thứ tư, chưa có chế độ trợ cấp tuất hàng tháng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện hoàn toàn và chưa có điều khoản quy định đảm bảo mức lương hưu tối thiểu của NLĐ. Luật BHXH Việt Nam 2014 và Nghị định134/2015/NĐ- CP quy định chi tiết một số điều của luật BHXH về BHXH tự nguyện quy định chỉ có người tham gia BHXH bắt buộc và người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có 15 năm tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa hưởng BHXH một lần mới đủ điều kiện để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi người tham

gia BHXH chết. Như vậy, người tham gia BHXH tự nguyện hoàn toàn khi chết thì thân nhân không được hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng mà chỉ được hưởng hai chế độ là mai táng phí và trợ cấp tuất một lần. Điều này càng làm cho độ hấp dẫn của chính sách BHXH tự nguyện bị giảm đối với người có ý định và mong muốn tham gia BHXH tự nguyện.

Đối với việc đảm bảo mức lương hưu tối thiểu thì pháp luật quy định đối với người có thời gian tham gia BHXH bắt buộc mức lương hưu hàng tháng thấp nhất của NLĐ bằng mức lương cơ sở (khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014). Với người có cả thời gian tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện thì NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện thì mức hưởng lương hưu được thực hiện theo chính sách BHXH bắt buộc; mức lương hưu hàng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở. Tuy nhiên, với người chỉ tham gia BHXH tự nguyện thì chưa có quy định này để đảm bảo quyền lợi cho NLĐ. Điều này một lần nữa lại cho thấy sự chưa công bằng về vị thế đối với NLĐ tham gia BHXH tự nguyện so với BHXH bắt buộc.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam tới hết tháng 10/2019, số người hưởng lương hưu trên cả nước là hơn 2,54 triệu người, với mức lương bình quân hơn 4,9 triệu đồng/người/tháng. Trong đó, mức lương hưu thấp nhất là 346.700 đồng/người/tháng, mức lương hưu cao nhất hơn 116 triệu đồng/người/tháng; Số người hưởng lương hưu dưới mức lương bình quân là hơn 1,6 triệu người, số người hưởng trên mức lương bình quân hơn 928.000 người. Số người hưởng lương thấp dưới mức lương cơ sở chủ yếu là những người hưởng lương từ chế độ bảo hiểm nông dân Nghệ An.

Thứ năm, chưa có chính sách hiệu quả hạn chế người tham gia BHXH tự nguyện hưởng trợ cấp một lần. BHXH là một kế hoạch tài chính lâu dài của NLĐ và chỉ phát huy tác dụng khi NLĐ gặp các rủi ro, chính vì vậy một bộ phận NLĐ chưa ý thức được sự cần thiết của BHXH hoặc vì những nhu cầu trước mắt mà coi nhẹ vai trò của BHXH. Những năm gần đây, làn sóng lĩnh trợ cấp BHXH 1 lần, rời khỏi hệ thống BHXH của NLĐ diễn ra ồ ạt mà các cơ quan quản lý vẫn chưa tìm ra được giải pháp thực sự hữu hiệu để giải quyết tình trạng này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024