Thực Trạng Chính Sách Phát Triển Quỹ Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện

Kết quả này khả quan và đồng nhất với nghiên cứu của tác giả luận án khi hầu hết người được giới thiệu về BHXH tự nguyện đều muốn tham gia hoặc sẽ cân nhắc tham gia BHXH tự nguyện.

Bảng 3.6. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ


TT

Ý định tham gia

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

86

32,2

2

Không

66

24,7

3

Cân nhắc

115

43

4

Tổng

267

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 15

Nguồn: Khảo sát NLĐ của tác giả luận án

Trong tổng số 340 phiếu trả lời, có 69 người đã tham gia BHXH tự nguyện và 271 người chưa tham gia BHXH tự nguyện. Trong đó, 267 người đã trả lời về ý định tham gia BHXH tự nguyện. Số người muốn tham gia và cân nhắc tham gia chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số NLĐ (201/267 phiếu), số người chắc chắn không muốn tham gia BHXH tự nguyện chỉ có 66. Điều này cho thấy vai trò rất quan trọng của thông tin, tuyên truyền về BHXH tự nguyện. Như vậy với thiết kế chính sách như hiện hành, chỉ cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu rõ về nội dung và ý nghĩa của việc tham gia BHXH tự nguyện thì cứ 3 lao động được hỏi đã có 1 người đồng ý tham gia.

Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng tham gia BHXH tự nguyện tăng lên hàng năm cũng cần phải lưu ý đến làn sóng rời khỏi BHXH tự nguyện. Hàng năm, vẫn có một số lượng người tham gia hưởng trợ cấp BHXH tự nguyện 1 lần và rời khỏi hệ thống BHXH. Theo BHXH Việt Nam, mỗi năm có từ 600.000 -700.000 người đăng ký hưởng BHXH một lần, trong đó có rất nhiều người tham gia BHXH tự nguyện. NLĐ có xu hướng khi gặp khó khăn về thu nhập, việc làm sẽ rút tiền đóng BHXH để giải quyết các nhu cầu trước mắt. Vì vậy, cần quan tâm đến tính bền vững của chính sách, hạn chế hiện tượng hưởng BHXH tự nguyện một lần để rời khỏi hệ thống BHXH để đảm bảo ASXH lâu dài cho NLĐ.

3.3.2. Thực trạng chính sách phát triển quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện

3.3.2.1. Nội dung chính sách

Một là, thu bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Thu từ đóng góp của NLĐ: Theo điều 100, Luật BHXH 2006, mức đóng và phương thức đóng của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện được quy định như sau: “Mức đóng hằng tháng bằng 16% mức thu nhập NLĐ lựa chọn đóng BHXH, từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%. Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng BHXH được thay đổi tuỳ theo khả năng của NLĐ ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung”.

Theo Luật BHXH 2014, Điều 2, khoản 4 “NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở”.

Việc thay đổi mức kinh phí “sàn” tham gia BHXH tự nguyện này tạo điều kiện cho NLĐ có thu nhập thấp cũng có khả năng và cơ hội tham gia BHXH tự nguyện. NLĐ được chọn một trong các phương thức đóng sau đây: Hằng tháng; 03 tháng một lần; 06 tháng một lần; 12 tháng một lần; Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần; Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

Trường hợp người tham gia BHXH đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định ở trên cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu.

Người đang tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện. Việc thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự

nguyện được thực hiện ít nhất là sau khi hoàn thành xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Quá thời điểm đóng BHXH theo quy định mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do BHXH Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Thu từ lợi nhuận đầu tư phát triển quỹ BHXH tự nguyện: là một thể chế tài chính nên quỹ BHXH cũng là một kênh huy động vốn của nền kinh tế. Quỹ BHXH có số dư lớn, lại “nhàn rỗi” tạm thời, nên đầu tư phát triển quỹ là cần thiết, vừa tránh lãng phí nguồn lực, đồng thời tăng thu, bảo toàn và phát triển quỹ. Do đáp ứng chi trả là mục tiêu hàng đầu của quỹ sau đó mới đến mục tiêu tăng trưởng nên hoạt động đầu tư quỹ BHXH phải dựa trên nguyên tắc có lãi nhưng phải đảm bảo an toàn. Hiện nay, danh mục đầu tư chủ yếu của quỹ BHXH là mua trái phiếu chính phủ, tín phiếu, công trái, kho bạc Nhà nước, đầu tư vào các hệ thống ngân hàng thương mại và dự án quan trọng quốc gia [26]. Các hoạt động này tuy có lãi suất không cao nhưng độ rủi ro rất thấp, đảm bảo mục tiêu bảo tồn quỹ.

Sau khi đầu tư sinh lời, chi các chi phí, phần lợi nhuận còn lại được phân bổ vào các quỹ bảo hiểm theo tỷ lệ vốn kết dư bình quân của từng quỹ tương ứng và sử dụng như sau:

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH bắt buộc sau khi trích chi phí quản lý bộ máy và chi đầu tư phát triển theo quy định, phần còn lại được bổ sung vào quỹ BHXH bắt buộc;

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH tự nguyện sau khi trích chi phí quản lý bộ máy và chi đầu tư phát triển theo quy định, phần còn lại được bổ sung vào quỹ BHXH tự nguyện;

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp được bổ sung vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp;

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm y tế được bổ sung vào quỹ dự phòng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Thu từ hỗ trợ của Nhà nước: theo quy định [19], ngân sách Nhà nước và địa phương chịu trách nhiệm đóng tiền hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện. Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan BHXH tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do BHXH Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ BHXH. Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan BHXH chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ BHXH mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ BHXH của năm đó.

Kinh phí hỗ trợ đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn.

Hai là, chi bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chi trả các chế độ BHXH cho NL, bao gồm các khoản sau: chi trả chế độ hưu trí bao gồm chi trả lương hưu hàng tháng, trợ cấp 1 lần cho NLĐ; chi trả chế độ tử tuất, bao gồm trợ cấp mai táng phí, trợ cấp tuất một lần và trợ cấp tuất hàng tháng; mua thẻ bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu.

BHXH tự nguyện ở nước ta thực hiện từ năm 2008, năm 2009 bắt đầu có những người đầu tiên được hưởng các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm những người tham gia BHXH nông dân Nghệ An chuyển sang BHXH tự nguyện, những người đã tham gia BHXH bắt buộc nhưng thiếu thời gian để hưởng lương hưu tham gia thêm BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu. Đến nay, số người tham gia và hưởng các chế độ của BHXH tự nguyện ngày càng tăng lên, chi

trả chế độ BHXH tự nguyện cho NLĐ cũng tăng lên, tốc độ tăng lên nhanh dần vào các năm gần đây.

Chi quản lý BHXH: theo Luật BHXH 2006, điều 95 quy định về chi phí quản lý: “Chi phí quản lý BHXH bắt buộc hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. Chi phí quản lý BHXH bắt buộc bằng mức chi phí quản lý của cơ quan hành chính nhà nước”. Theo Luật BHXH 2014, chi phí quản lý BHXH được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về BHXH;

- Cải cách thủ tục BHXH, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng BHXH;

- Tổ chức thu, chi trả BHXH và hoạt động bộ máy của cơ quan BHXH các cấp. Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ. Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý BHXH.”

Quyết định 04/2011/QĐ-TTg quy định mức chi tiền lương cho cơ quan BHXH Việt Nam bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định.

Giai đoạn 2016-2018, theo Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 04 năm 2016 về mức chi phí quản lý BHXH giai đoạn 2016 – 2018, mức chi phí quản lý BHXH được quy định bằng 2,3% dự toán thu, chi BHXH được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH.

Giai đoạn 2019-2021, mức chi phí quản lý BHXH được quy định bằng 2,15%, năm 2020 bằng 2,0% và năm 2021 bằng 1,85% dự toán thu, chi BHXH được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH.

3.3.2.2. Kết quả thực hiện chính sách

Một là, về thu bảo hiểm xã hội tự nguyện

Thu của NLĐ: số thu BHXH tự nguyện từ người tham gia tăng nhanh qua các năm; mức bình quân thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện trong

năm 2018 khoảng 2,2 triệu đồng, tương ứng với số tiền phải nộp hàng tháng cho cơ quan BHXH là 440 nghìn đồng.

Bảng 3.7: Số thu BHXH tự nguyện giai đoạn 2013 -2018


Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Số tiền

(triệu đồng)

556.135

742.731

825.705

1.121.800

1.951.027

2.146.417

Tốc độ (%)

100

133,5

111,2

135,9

174

110

Thu nhập

bình quân chọn đóng


1.253.204


1.455.226


1.436.892


2.087.444


2.009.684


2.179.162

Nguồn: Báo cáo 166/BC-CP của Chính phủ ngày 10/05/2018

Bảng 3.8: Kết dư quỹ BHXH tự nguyện giai đoạn 2009-2015

Đơn vị: Tỷ đồng



2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Số dư năm trước

11

85

341

608

1.040

1.600

2.312

Số phát sinh tăng

75

281

291

488

660

876

998

Số phát sinh giảm

1

25

24

56

100

164

320

Số dư chuyển năm sau

85

341

608

1.040

1.600

2.312

2.990

Nguồn: Báo cáo 166/BC-CP của Chính phủ ngày 10/05/2018

Giai đoạn 2009-2015, quỹ BHXH tự nguyện liên tục gia tăng do số người tham gia BHXH tự nguyện và mức đóng góp cũng liên tục tăng lên, từ 85 tỷ đồng năm 2009 lên đến 2990 tỷ đồng năm 2015, tốc độ gia tăng quỹ giai đoạn này đạt 3517%. Thời kỳ này phát sinh giảm của quỹ cũng rất ít, chủ yếu là phát sinh tăng do chưa có nhiều người được hưởng chế độ.

Về số tiền tham gia BHXH tự nguyện và mức thu nhập trung bình tham gia BHXH tự nguyện, xu hướng ổn định là liên tục gia tăng. Mặc dù số tương đối có thể giảm (tùy từng năm) nhưng số tuyệt đối thì gia tăng ổn định, bền vững. Từ năm 2013 đến năm 2018 số thu tuyệt đối năm sau tăng hơn năm trước và mức thu nhập trung bình tham gia BHXH tự nguyện cũng ngày càng cao hơn.

Điều này cho thấy, tuy số người tham gia BHXH tự nguyện chưa cao nhưng những người đã tham gia BHXH tự nguyện thì có nhận thức ngày càng cao về vai trò của BHXH trong đời sống của họ. So sánh chính sách chúng ta có thể thấy theo quy định, mức đóng giai đoạn 2008-2014 cao hơn so với mức đóng giai đoạn 2014-2018 (mức đóng do người tham gia lựa chọn từ mức lương cơ sở hạ xuống mức chuẩn nghèo) nhưng trong thực tế, mức đóng trung bình của người tham gia thì lại ngày càng tăng: từ 2013-2018 tăng 173% so với tốc độ tăng lương cơ sở là 121%. Điều này khẳng định người tham gia BHXH tự nguyện đã có ý thức hơn về vai trò của BHXH và tăng mức đóng BHXH tự nguyện. Xu hướng này phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả luận án và ILO ở bảng dưới.

Bảng 3.9: Mức tiền dự định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ


Mức đóng (đồng)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Đến 500.000

48

32,9

Từ 500.000 – 1.000.000

53

36,3

Từ 1.000.000 – 2.000.000

42

28,7

Trên 2.000.000

3

2

Tổng

146

100

Nguồn: Kết quả khảo sát NLĐ của tác giả luận án

Bảng 3.10. Mức đóng bình quân tháng của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện

Đơn vị: nghìn đồng



Chỉ tiêu


Chung

Giới tính

Khu vực

Nhóm tuổi

Vị thế việc làm


Nam


Nữ

Thành thị

Nông thôn


<40


>40

Chủ cơ sở

Tự làm

Làm công

Hộ

gia đình

Mức đóng

BQ/tháng


436


438


435


494


368


455


400


489


413


399


458

Thu nhập

BQ/tháng

6173

5957

6309

6276

6049

5750

6958

10058

4205

4322

6520

Tỷ lệ mức đóng/thu

nhập (%)


7,1


7,4


6,9


7,9


6,1


7,9


5,8


4,9


9,8


9,2


7,0

Nguồn: Khảo sát LĐPCT 2017, ILO

Về khả năng đóng của đối tượng, mức đóng bình quân mà NLĐ có ý định tham gia BHXH tự nguyện đưa ra khá cao: 436 nghìn đồng/tháng, cao gấp 2,8 lần mức đóng tối thiểu (154 nghìn đồng) hiện nay. Mức đóng này chiếm khoảng 7,1% thu nhập bình quân của NLĐ đồng ý tham gia. Lao động nam sẵn sàng đóng ở mức cao hơn so với lao động nữ (438 nghìn đồng/tháng, bằng 7,4% thu nhập so với 435 nghìn đồng bằng 6,9% thu nhập). Lao động thành thị có khả năng đóng ở mức 494 nghìn đồng/tháng (bằng 7,9%) thu nhập, cao hơn so với mức 368 nghìn của lao động nông thôn (6,1% thu nhập). Lao động dưới 40 tuổi có mức đóng kỳ vọng cao hơn so với lao động từ 40 tuổi trở lên [98.tr80].

Về nguồn tiền dự định để đóng BHXH tự nguyện, 95,2% NLĐ cho biết nếu tham gia BHXH tự nguyện thì dự định sẽ dùng tiền lương, thu nhập hằng tháng để đóng, chỉ có 4,8% cho biết sẽ phải dùng đến tiền tiết kiệm của bản thân hoặc từ hỗ trợ của gia đình, người thân để đóng BHXH tự nguyện. Về phương thức đóng, 33% mong muốn đóng hằng tháng, 37,9% muốn đóng hằng quý; 21,4% muốn đóng 6 tháng/lần; chỉ có 7,8% chọn hình thức đóng 12 tháng/lần. Về thời gian đóng, chỉ có 28% cho rằng có thể đóng 20 năm để hưởng lương hưu như quy định hiện hành còn lại đều muốn đóng thời gian ngắn hơn: 28,2% muốn đóng từ 15-20 năm; 28,2% muốn đóng từ 10-15 năm; 12,6% muốn đóng từ 5-10 năm và 2,9% muốn đóng dưới 5 năm [98.tr81].

Thu từ lợi nhuận đầu tư phát triển quỹ BHXH tự nguyện. Giai đoạn năm 2008-2015, quỹ BHXH tự nguyện được hạch toán độc lập với quỹ BHXH bắt buộc. Từ năm 2016, quỹ BHXH tự nguyện nhập vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất của BHXH bắt buộc. Vì vậy, đến nay không có số liệu độc lập về quản lý và đầu tư quỹ của quỹ BHXH xã hội tự nguyện. Tuy nhiên, là một quỹ thành phần của của BHXH nên tỷ suất đầu tư trung bình của quỹ BHXH tự nguyện bằng tỷ suất đầu tư trung bình của quỹ BHXH Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024