Danh Mục Đầu Tư Quỹ Bhxh Việt Nam Giai Đoạn 2015 -2017

Bảng 3.11. Lãi thu được từ kết quả đầu tư quỹ BHXH

Đơn vị: Tỷ đồng


Biến động đầu tư

Năm

2015

Năm

2016

Năm

2017

Năm

2018

Số đầu tư năm trước chuyển sang

369.529

435.129

500.258

646,569

Số lãi thu được trong năm

32.079

32.779

37.500

42.000

Tỷ lệ lãi đầu tư bình quân năm (%)

7,97

7,23

7,25

6,49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 16

Nguồn: Báo cáo 166/BC-CP của Chính phủ ngày 10/05/2018

Như vậy, tỷ lệ lãi đầu tư bình quân năm giai đoạn 2015-2018 đều cao hơn hoặc xấp xỉ 7% là mức lãi suất trần mà Ngân hàng Nhà nước áp dụng cho các ngân hàng thương mại trong cùng thời kỳ, chứng minh hiệu quả hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ của cơ quan BHXH Việt Nam.

Bảng 3.12 . Danh mục đầu tư quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2015 -2017

Đơn vị: Tỷ đồng


Danh mục đầu tư

2015

2016

2017

2018

Cho Ngân sách Nhà nước vay

324.000




Mua trái phiếu Chính phủ

45.500

419.500

497.800

620.800

Đầu tư vào các Ngân hàng

59.629,3

78.079,3

111.269,3

107.200

Dự án Thủy điện Lai Châu

6.000,0

2.678,5



Tổng cộng

435.129,3

500.258

609.069,3

728.000

Nguồn: Báo cáo 166/BC-CP của Chính phủ ngày 10/05/2018,báo cáo BHXH Việt Nam 2019.

Năm 2018 tổng thu của quỹ BHXH khoảng 223.000 tỉ đồng. Tổng số thu 3 quỹ BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2018 đạt hơn

728.000 tỉ đồng, tương đương 31 tỉ USD. BHXH Việt Nam đầu tư vào trái phiếu chính phủ khoảng 620.800 tỉ đồng, đầu tư vào các ngân hàng thương mại 107.200 tỉ đồng. Đối với khoản đầu tư vào các ngân hàng thương mại để lấy lãi, BHXH Việt Nam mua trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi 13.000 tỉ đồng và gửi tiền tại 5 ngân hàng thương mại lớn khoảng 94.200 tỉ đồng. Trong năm 2018, số lãi thu được từ hoạt động đầu tư của quỹ BHXH khoảng 42.000 tỉ đồng.

Tuy nhiên, dù đầu tư phát triển quỹ qua các năm đều sinh lời nhưng cũng có một số vi phạm trong hoạt động phát triển quỹ, gây thất thoát, thiệt hại nghiêm trọng cho quỹ BHXH, từ đó gây hoang mang trong dư luận và suy giảm lòng tin của nhân dân với thể chế BHXH. Do đó, hoạt động đầu tư quỹ BHXH càng cần phải quán triệt nguyên tắc an toàn, mục đích cao nhất phải là bảo toàn quỹ.

Thu từ nguồn hỗ trợ của Nhà nước: từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, ngân sách nhà nước đã thực hiện hỗ trợ mức đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến hết năm 2020, số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là 1,1 triệu người, tất cả các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện này đều được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước với mức hỗ trợ là: 15.400 đồng/tháng đối với người tham gia không thuộc hộ nghèo và cận nghèo; 38.500 đồng/tháng đối với người thuộc hộ cận nghèo và 46.200 đồng/tháng đối với người thuộc hộ nghèo. Thời gian một người tham gia BHXH tự nguyện được nhận hỗ trợ là tối đa trong vòng 10 năm từ ngân sách nhà nước.

Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người tham gia BHXH tự nguyện, tổng số tiền mà ngân sách nhà nước đã hỗ trợ đóng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, triển khai từ năm 2018,2019 là 154 tỷ đồng, năm 2020, kinh phí hỗ trợ lên tới 170 tỷ đồng. Số tiền này ngân sách nhà nước đã chuyển vào Quỹ BHXH để hỗ trợ cho các đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Hai là, về chi bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Chi trả các chế độ cho người tham gia BHXH tự nguyện: hiện nay, số tiền chi trả các chế độ BHXH tự nguyện vẫn còn thấp do số người được hưởng BHXH tự nguyện chưa cao, mức thu nhập chọn đóng của NLĐ chủ yếu là thấp dẫn đến số chi các chế độ BHXH tự nguyện mới chỉ đạt 321 tỷ đồng (2015). Từ năm 2015 đến nay, quỹ hưu trí và tử tuất BHXH tự nguyện nhập với quỹ BHXH bắt buộc nên còn thiếu các số liệu đồng bộ về BHXH tự nguyện.

Bảng 3.13. Chi các chế độ cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2009-2015


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2015

Số tiền (tỷ đồng)

0.67

23.8

57

54.6

100

321

Nguồn: Vụ BHXH – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Chi quản lý BHXH: các quy định về chi phí quản lý BHXH rõ ràng, cụ thể hướng tới mục tiêu đảm bảo phục vụ được các đối tượng tham gia BHXH. Chi phí quản lý BHXH để thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách về tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia; cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin; hỗ trợ cho UBND cấp xã lập danh sách tham gia BHYT theo hộ gia đình; phối hợp đôn đốc thu đối với các trường hợp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN.

Bảng 3.14: Cơ cấu chi quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2015-2017

Đơn vị: tỉ đồng


Chi phục vụ đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN và tổ chức thu, chi, quản lý quỹ

BHXH, BHYT, BHTN


2015


2016


2017

Tổng số

2,072.1

3,590.6

4,657.6

Chi tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

300.0

350.0

350.0

Chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

17.2

75.0

120.0

Chi cải cách thủ tục hành chính

235.1

277.0

416.8

Chi phục vụ người tham gia, người thụ hưởng

70.1

660.8

849.3

Chi công tác tổ chức thu, chi, quản lý quỹ

1,307.3

1,995.1

2,578.9

Chi công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

142.0

231.9

341.8

Chi hoạt động của Hội đồng quản lý BHXH VN

0.4

0.8

0.8

Nguồn: Phụ lục số 15, Báo cáo số 166/BC-CP của Chính phủ.

Chi quản lý BHXH tăng liên tục qua các năm do số người tham gia BHXH tăng lên nên các chi phí quản lý, thu và chi tăng lên. Những nội dung chi: công tác tổ chức thu, chi, quản lý quỹ; phục vụ người tham gia, người thụ hưởng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi quản lý BHXH; chi tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chi cải cách thủ tục hành chính có tốc độ tăng nhanh; nội dung chi tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật tăng ít trong tổng số chi.Tăng chi quỹ BHXH để đáp ứng yêu cầu của quản lý. Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến bộ máy trong quá trình thực thi chính sách cần tuân theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

3.3.3. Thực trạng chính sách thụ hưởng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

3.3.3.1.Nội dung chính sách

Một là, chế độ trợ cấp hưu trí.

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí khi đủ các điều kiện về thời gian đóng và độ tuổi nghỉ hưu. Trong chế độ hưu trí của BHXH tự nguyện, người hưởng được chia thành 3 đối tượng: người hưởng chế độ hưu trí tham gia toàn bộ BHXH tự nguyện; người hưởng chế độ hưu trí vừa tham gia BHXH bắt buộc vừa tham gia BHXH tự nguyện; và người hưởng trợ cấp một lần.

*) Đối với đối tượng tham gia BHXH tự nguyện toàn bộ:

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH. Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH: được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng và được điều chỉnh hàng năm bằng cách tính: thu nhập tháng đã đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng, tỉ lệ điều chỉnh do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Người nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

- Nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

- Nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; tối đa bằng 75%:

Bảng 3.15: Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%


Năm nghỉ hưu

Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương

hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

Nguồn: Nghị định 134/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ

*) Đối với đối tượng vừa tham gia BHXH bắt buộc vừa tham gia BHXH tự nguyện: thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần.

Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng BHXH được tính.


Mức bình quân Tổng số

tiền lương tháng tháng đóng đóng BHXH bắt x BHXH bắt

buộc buộc

Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện

Tổng số tháng đóng Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc + BHXH tự nguyện

Mức bình quân tiền lương và thu

nhập tháng = đóng BHXH


- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện có từ đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng lương hưu.

Hai là, chế độ trợ cấp tử tuất.

Trợ cấp tử tuất là chế độ đối với thân nhân của người tham gia BHXH tự nguyện bị chết. Chế độ tử tuất của BHXH tự nguyện được chia thành 3 trường hợp: thân nhân nhận mai táng phí, thân nhân nhận trợ cấp tuất một lần và thân nhân nhận trợ cấp tuất hàng tháng. Thời gian tính hưởng chế độ tử tuất là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, không bao gồm thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần.

*) Chế độ mai táng phí

Người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở đối với người chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các trường hợp sau: Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên; Người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ tử tuất từ đủ 60 tháng trở lên; Người tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc;Người đang hưởng lương hưu.

*) Chế độ trợ cấp tuất một lần

NLĐ đang đóng BHXH, đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của NLĐ đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH được tính theo số năm đã đóng BHXH mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH quy định tại Điều 79 của Luật BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

- Trường hợp NLĐ có thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH; trường hợp NLĐ có cả thời gian đóng BHXH bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH.

- Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

*) Chế độ trợ cấp tuất hàng tháng

- Chế độ trợ cấp tuất hàng tháng dành cho đối tượng là người tham gia BHXH tự nguyện chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thuộc một trong các

trường hợp sau thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại Điều 68 của Luật BHXH:

+ Người đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần;

+ Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

+ Đang hưởng lương hưu mà trước đó có thời gian đóng BHXH bắt buộc đủ 15 năm trở lên.

- Đối tượng là thân nhân của những người này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng nếu không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở bao gồm :

+ Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

+ Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, của vợ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

+ Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham BHXH đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

- Mức trợ cấp tuất hằng tháng:

+ Bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.

+ Trường hợp người chết đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng BHXH một lần; đang hưởng lương hưu hoặc chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng

tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp.

+ Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện từ tháng liền kề sau tháng mà đối tượng chết. Trường hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của con tính từ tháng con được sinh.

Ba là, chế độ hỗ trợ của nhà nước.

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hỗ trợ của Nhà nước theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo Nghị định 134-2015/NĐ-CP, cụ thể:

- Bằng 30% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ nghèo, tương đương 46,2 nghìn đồng;

- Bằng 25% đối với người tham gia BHXH tự nguyện thuộc hộ cận nghèo; tương đương 38,5 nghìn đồng;

- Bằng 10% đối với các đối tượng khác, tương đương 15,4 nghìn đồng.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách Nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện cho phù hợp. Chính phủ khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia BHXH tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).

Bốn là, chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần.

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với NLĐ. Theo đó, có ba đối tượng tham gia BHXH tự nguyện sau được hưởng trợ cấp BHXH tự nguyện một lần:

- Người đủ điều kiện về tuổi theo quy định của Luật BHXH nhưng chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia BHXH;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024