Chính Sách Thụ Hưởng Cho Người Tham Gia Bhxh Tự Nguyện

Việc chi trả cho các đối tượng hưởng thông qua hệ thống ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng ở xã (trường hợp ở xã không có tổ chức tín dụng, Trưởng thôn có trách nhiệm lĩnh và chi trả cho đối tượng hưởng).

Bảo hiểm hưu trí là chương trình cốt lõi của Hệ thống ASXH Trung Quốc. Trung Quốc xây dựng một hệ thống bảo hiểm có khả năng cung cấp hỗ trợ đóng phí cao cho những người nghèo và cận nghèo, cho những người dân nông thôn để họ có thể tham gia hệ thống BHXH tự nguyện; sự phân cấp rõ ràng, trách nhiệm cụ thể giữa trung ương và địa phương [108].

Tại Pháp [92,tr55], hệ thống BHXH tự nguyện do 2 cấp quản lý là cấp trung ương, cấp tỉnh hoặc liên tỉnh. Ở cấp tỉnh hoặc liên tỉnh thành lập Hội đồng quản lý. Trong Hội đồng này có đại diện của người tham gia. Người tham gia Hội đồng quản lý do tất cả những người tham gia bầu ra. Quỹ BHXH tự nguyện của cấp này được sử dụng chủ yếu để chi trả trợ cấp trên địa bàn. Còn ở cấp trung ương thành lập Hội đồng quản trị. Trong Hội đồng quản trị này có đại diện của Hội đồng quản lý cấp tỉnh và liên tỉnh. Quỹ BHXH ở cấp trung ương có trách nhiệm điều phối chung trong toàn quốc. Việc tổ chức chi trả được thực hiện thông qua hệ thống Bưu chính Pháp dưới 2 hình thức chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng tại các bưu cục hoặc vào bất kỳ ngân hàng nào mà người thụ hưởng có tài khoản. Những người không có tài khoản được nhận trợ cấp bằng tiền mặt trực tiếp tại các bưu điện. Một số đối tượng đặc biệt (cao tuổi, tàn tật) được bưu điện mang trợ cấp đến tận nhà [91.tr56].

2.4.1.3. Chính sách thụ hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện

Tại Indonesia [108,tr41], nhà nước xây dựng bốn chế độ cho người tham gia BHXH tự nguyện là thương tật nghề nghiệp, tử tuất, hưu trí và chăm sóc sức khỏe. Một khảo sát thực hiện bởi ILO cho thấy, NLĐ khu vực phi chính thức ở Indonesia có nhu cầu cao đối với một số hình thức của ASXH. Các chế độ hưu trí và thương tật nghề nghiệp chiếm mức ưu tiên cao tại khu vực thành thị trong khi chế độ hưu trí và giáo dục thì được đánh giá cao ở nông thôn. Có khoảng 41,4% số NLĐ khu vực phi chính thức ở thành thị được khảo sát sẵn sàng tham gia đóng góp, và 16% ở khu vực nông thôn cũng sẵn sàng tham gia. Năm 2006, Indonesia

đã ban hành quy định đối với việc hướng dẫn quản lý chương trình Jamsosteck cho NLĐ không có quan hệ lao động bao gồm cả những NLĐ khu vực phi chính thức. Quy định này được dựa trên Đạo luật số 3 năm 1992 (được biết đến là Luật Jamsostek). Điều 4 của Luật này đã quy định BHXH đối với những NLĐ không có quan hệ lao động như sau:

- Các chế độ: Chương trình Jamsostek cung cấp các chế độ cho NLĐ khu vực phi chính thức giống như đối với khu vực chính thức bao gồm: Thương tật nghề nghiệp, tử tuất, hưu trí và chăm sóc sức khỏe. Điểm khác biệt là NLĐ khu vực phi chính thức có thể tham gia các chương trình theo lựa chọn của mình tùy theo khả năng tài chính và các nhu cầu về BHXH.

- Mức đóng được dựa theo mức cố định được thiết lập dựa trên tỉ lệ % của mức lương tối thiểu vùng. NLĐ khu vực phi chính thức phải đóng từ 6,3% đến 9,3% ( có gia đình) cho chương trình trọn gói so với NLĐ ở khu vực chính thức là 2%. NLĐ có thể đóng theo tháng hoặc theo quý, cho phép đóng theo nhóm.

- Điều kiện hưởng: NLĐ đạt 55 tuổi (tuổi nghỉ hưu thông thường) hoặc 60 tuổi (tuổi nghỉ hưu muộn);

+ NLĐ bị thương tật vĩnh viễn hoặc hoàn toàn;

+ NLĐ rời khỏi Indonesia (nhận trợ cấp một lần).

- Mức hưởng hưu trí

+ Mức trợ cấp 1 lần bằng tổng số tiền tham gia đóng góp và số tiền lãi suất nếu tổng số đóng góp dưới IDRup 3000

+ Trường hợp còn lại được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Tại Thái Lan [108,tr39], nhà nước hỗ trợ kinh phí cho LĐPCT tham gia BHXH tự nguyện. Nhóm phi chính thức là lao động tự do từ 15 - 60 tuổi, tham gia trên cơ sở tự nguyện và được nhà nước hỗ trợ một phần đóng. Chương trình ASXH cũ có mức đóng theo năm là 3360 bath, mặc dù NLĐ phi chính thức có mức lương thấp và không ổn định nhưng Nhà nước không có sự hỗ trợ nào đối với đối tượng này. Với 24 triệu người chiếm 62% tổng lực lượng lao động việc mở rộng phạm vi bao phủ ở khu vực phi chính thức đặc biệt là khu vực nông thôn là một thử thách lớn với chính phủ . Vì vậy từ tháng 5/2011, Bộ Lao động và Các

vấn đề xã hội Thái Lan đã tiến hành một chương trình mới cung cấp 2 gói hỗ trợ trợ cấp cho khu vực phi chính thức:

- Gói 1 – đóng 100 Bath (70 Bath từ NLĐ, 30 Bath do CP hỗ trợ); gồm các chế độ ốm đau, thương tật và tử tuất;

- Gói 2 – đóng 150 Bath (100 Bath từ NLĐ, 50 Bath do CP hỗ trợ); gồm các chế độ ốm đau, thương tật và tử tuất; thêm trợ cấp hưu trí 1 lần[108].

Tại Trung Quốc [108,45], có sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nhưng chỉ có chế độ hưu trí, mức hưởng hưu trí tự nguyện nông dân cho người tham gia bảo hiểm bao gồm hai phần: Phần do Chính phủ đảm bảo: 55 NDT/tháng và có thể được chính quyền địa phương nâng lên tùy theo nguồn ngân sách của họ. Phần thứ hai từ tài khoản cá nhân bằng tổng số tồn tích trong tài khoản tính đến khi hưởng lương hưu chia đều cho 139 tháng.

Tại Phần Lan [91,tr56], các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm: Bảo hiểm dài hạn (hưu trí, tàn tật) và bảo hiểm ngắn hạn (ốm đau, tai nạn, thất nghiệp). Là một nước phát triển và nông dân chỉ chiếm 7% dân số, thu nhập của nông dân Phần Lan khá đa dạng và thu nhập từ sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 50% trong tổng thu nhập. Đây là điều kiện rất lý tưởng để người nông dân có thể tham gia BHXH tự nguyện.

Tại Ba Lan [91,tr60], các chế độ BHXH tự nguyện gồm: Chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, tai nạn, trợ cấp gia đình). Các chế độ bảo hiểm dài hạn (tuổi già, tàn tật, tử tuất). Ngoài các chế độ trên (trợ cấp bằng tiền), người tham gia bảo hiểm còn được trợ cấp bằng hiện vật, như thuốc men, các phương tiện trợ giúp, đồ mặc và hiện vật cho trẻ sơ sinh, nhà dưỡng lão đối với tuổi già. Các trợ cấp ngắn hạn có thể được trả hoàn toàn hoặc từng phần, tùy theo thỏa thuận bảo hiểm.

2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước về chính sách mở rộng BHXH tự nguyện cho LĐPCT và nông dân có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam:

- Khu vực phi chính thức và LĐPCT là một thành phần quan trọng trong nền kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam. Nhưng đây là khu vực có nhiều khoảng trống chính sách về ASXH. Vì vậy, việc mở rộng bao phủ ASXH

cho khu vực này là yêu cầu cần thiết đối với Việt Nam. BHXH tự nguyện là một chính sách ASXH quan trọng cho NLĐ khu vực phi chính thức để đảm bảo công bằng xã hội.

- Thu nhập của LĐPCT thường thấp và không ổn đinh, vì vậy tham gia BHXH tự nguyện mà không có hỗ trợ của Nhà nước sẽ có thể trở thành gánh nặng tài chính cho NLĐ. Muốn mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện thì nhất định phải có hỗ trợ của Nhà nước. Mức hỗ trợ này có thể tới 50% mức đóng BHXH tự nguyện của NLĐ nhưng phải có thời hạn. Nhà nước phải nghiên cứu thời hạn hỗ trợ và mức hỗ trợ tối đa đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện.

- Chính sách BHXH tự nguyện phải linh hoạt trong tất cả các nội dung: phương thức đóng, mức đóng, thời gian đóng. Có thể có những chính sách đặc thù đối với một số đối tượng. Mức đóng BHXH tự nguyện thường thấp hơn mức đóng BHXH bắt buộc.

- Các chế độ có thể khác nhau ở các quốc gia tùy vào điều kiện thực hiện. Mô hình quản lý quỹ BHXH tự nguyện ở các quốc gia cũng khác nhau, có thể là một quỹ tự quản hoặc là một quỹ thuộc nhà nước.

- Cần đặc biệt đầu tư cho chính sách tuyên truyền BHXH tự nguyện để NLĐ hiểu và tin chính sách từ đó có trách nhiệm tham gia BHXH tự nguyện.

Kết luận chương 2

Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, ở chương này tác giả luận án đã nghiên cứu cơ sở khoa học về chính sách BHXH tự nguyện tạo ra một khung lý thuyết để từ đó tác giả luận án tiến hành nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam.

Chương 2 của luận án đã hệ thống các lý luận nghiên cứu liên quan đến BHXH, BHXH tự nguyện và chính sách BHXH, BHXH tự nguyện như khái niệm chính sách; nội dung chính sách BHXH tự nguyện; quy trình chính sách BHXH tự nguyện. Trong chương này, tác giả cũng đã chỉ ra các yếu tố chủ yếu tác động đến chính sách BHXH tự nguyện như: thể chế về chính sách BHXH, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân số - lao động; nhận thức về BHXH tự nguyện; năng lực của đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực BHXH tự nguyện; nguồn lực tài

chính của các bên liên quan tham gia BHXH tự nguyện; xu thế phát triển của các loại hình bảo hiểm thương mại.

Ngoài ra, trong chương này tác giả cũng đã tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới trong mở rộng BHXH tự nguyện cho NLĐ trong khu vực phi chính thức và nông dân và từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong quá trình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện như: việc thực hiện chính sách BHXH tự nguyện là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo ASXH và công bằng xã hội; thực hiện chính sách BHXH tự nguyện cần có sự hỗ trợ của Nhà nước; nội dung chính sách BHXH tự nguyện phải linh hoạt; cần quan tâm và đầu tư đặc biệt cho hoạt động tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện và tạo ra cơ chế chính sách thuận lợi cho NLĐ khi tham gia BHXH tự nguyện.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM

3.1. Đặc điểm đối tượng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

3.1.1. Về số lượng

LĐPCT và nông dân là đối tượng chủ yếu của chính sách BHXH tự nguyện. Trong vài năm trở lại đây lao động trong khu vực nông nghiệp có xu hướng giảm khoảng 5%/ năm. Ngược lại, lao động trong khu vực phi chính thức có xu hướng tăng lên về mặt số lượng. Trong những năm qua, mục tiêu của Đảng và Nhà nước đối với thị trường lao động là “chính thức hóa” nền kinh tế và NLĐ trên thị trường, đưa họ vào khu vực có quan hệ lao động để quản lý, thực hiện chính sách tiền lương và BHXH tốt hơn. Tuy nhiên, ngược lại với mong muốn đó, tỷ lệ LĐPCT ở Việt Nam những năm gần đây lại có xu hướng tăng [98.tr7]. Điều này được lý giải bởi lý do trình độ khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các loại hình việc làm tự do (freelancer) rất phát triển, NLĐ không cần phải có quan hệ lao động hoặc không cần đến công sở vẫn làm được nhiều loại công việc như: bán hàng online, bán hàng bằng kênh thương mại điện tử, việc làm tại nhà, xe ôm công nghệ, xe dịch vụ công nghệ, người giao hàng tự do (shiper); đầu tư tài chính trực tuyến; hoặc lý do thứ hai, NLĐ bị sa thải trong khu vực chính thức; doanh nghiệp giải thể hay phá sản; đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa giảm tối đa hóa lợi nhuận bằng cách giảm bớt lợi ích của NLĐ như không đóng BHXH hoặc tránh giao kết hợp đồng lao động. … Ngoài ra, LĐPCT còn hiện diện cả ở khu vực kinh tế chính thức, vì vậy, số lượng LĐPCT ở Việt Nam hiện nay không những không giảm mà còn có xu hướng tăng lên.

Tỷ lệ LĐPCT ở nhóm tuổi thanh niên (tuổi từ 15-24) và nhóm từ 55 tuổi trở lên tương ứng là 60,2% và 74,4%, rất cao so với lao động chính thức [98.tr26]. Tỷ lệ lao động trẻ là đối tượng tiềm năng của hệ thống BHXH tự nguyện, tuy nhiên đây cũng là một thách thức đối với mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện ở Việt Nam vì theo nhiều nghiên cứu lao động trẻ chưa quan tâm đến việc tham gia

BHXH tự nguyện, các lao động từ 40 tuổi trở lên có tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện cao hơn so với lao động trẻ.

Dựa theo các tài liệu [91.tr86] và tính toán của tác giả, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trung bình bằng khoảng 70% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi (15-59 tuổi) trong suốt thời kỳ 2000-2020, vì vậy ta có thể xác định số lượng đối tượng của BHXH tự nguyện qua các giai đoạn.

Năm

Lực lượng lao động trong độ tuổi (triệu người)

Tỷ lệ đối tượng tham gia BHXH tự nguyện/ LLLĐ trong độ tuổi

(%)

Số lượng đối tượng BHXH tự nguyện (triệu người)

2008

45.14

70

31,6

2010

46.20

70

32,34

2012

48.52

70

34

2014

47,78

70

33,5

2016

47,7

70

33,39

2018

48,7

70

34,09

2020

48,6

70

34,02

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - 12

Bảng 3.1. Số người thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2020


Nguồn: [91.tr86]; số liệu của Tổng cục Thống kê các năm và tính toán của tác giả luận án.

Về số lượng tuyệt đối, LĐPCT ở Việt Nam vẫn tăng nhẹ qua các năm vì

nhiều lý do khác nhau, đây cũng là điểm đáng lưu ý trong việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội nói chung và chính sách BHXH tự nguyện nói riêng.

3.1.2. Về trình độ học vấn, thu nhập và việc làm

Tỷ lệ qua đào tạo của LĐPCT là 14,8%, thấp hơn mức trung bình của lao động có việc làm của toàn bộ nền kinh tế 5,7 %, và thấp hơn so với lao động chính thức 17,4% [98.tr27]. Trong tổng số lao động có việc làm phi nông nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, LĐPCT chiếm đến 71,9%. Trình độ học vấn của NLĐ liên quan đến khả năng tìm kiếm việc làm và tăng thu nhập của NLĐ. Trình độ học vấn của NLĐ cũng liên quan đến nhận thức, thái độ của NLĐ về BHXH và ảnh hưởng đến việc ra quyết định có hay không tham gia BHXH tự nguyện.

LĐPCT và lao động nông nghiệp chủ yếu là người có việc làm và thu nhập bấp bênh. Cả nước có 53,4% LĐPCT là lao động làm công ăn lương (tương ứng 9,6 triệu người), 32,1% (tương ứng 5,8 triệu người) là lao động tự làm và 11,8% (tương ứng 2,2 triệu người) là lao động gia đình. Có đến 43,9% LĐPCT được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương (bao gồm 32,1% là lao động tự làm và 11,8% là lao động gia đình không được trả lương) trong khi chỉ có 14,0% lao động chính thức được xếp vào nhóm này.

Có trên 6,4 triệu LĐPCT (tương ứng 35,6%) làm nghề “Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng” và trên 5,3 triệu LĐPCT (tương ứng 29,8%) làm nghề “Thợ thủ công và các thợ có liên quan”. Khoảng 18% LĐPCT là “Lao động giản đơn”, các nhóm nghề còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ [102.tr34].

Nữ giới có xu hướng làm các công việc dễ bị tổn thương nhiều hơn nam giới, chỉ có 31,8% LĐPCT nam giới được xếp vào nhóm lao động có việc làm dễ bị tổn thương trong khi con số này ở nữ giới lên tới 59,6%.

Chủ cơ sở có thời gian làm việc nhiều nhất (trên 50 giờ/tuần) trong khi lao động gia đình có thời gian làm việc ít nhất (44 giờ/tuần). Số giờ làm việc trung bình của LĐPCT làm công ăn lương là 49,2 giờ/tuần, cao hơn 02 giờ so với lao động chính thức làm công ăn lương (47,2 giờ/tuần) và cao hơn số giờ làm việc tối đa theo quy định (48 giờ/tuần).

Tiền lương bình quân tháng của LĐPCT cũng thấp hơn của lao động chính thức ở tất cả các vị thế việc làm. Tiền lương bình quân của nhóm LĐPCT vào khoảng 4,4 triệu đồng/tháng, chỉ bằng hơn một nửa so với nhóm lao động chính thức (6,7 triệu đồng/tháng) mặc dù LĐPCT có thời gian làm việc trung bình dài hơn 2 giờ so với lao động chính thức. Điều này một phần phản ánh chất lượng lao động của LĐPCT thấp hơn so với lao động chính thức.

76,7 % LĐPCT làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động bằng văn bản nào liên quan đến công việc đang làm. Cụ thể, 62,1% LĐPCT chỉ có hợp đồng thỏa thuận miệng và 14,6% không có bất cứ một thỏa thuận nào. Hầu hết LĐPCT không có BHXH (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện [88,tr38].

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024