Cơ Cấu Lđpct Phân Theo Mức Độ Hiểu Biết Về Bhxh Tự Nguyện

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người tham gia BHXH tự nguyện lớn tuổi hay người khó khăn trong tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin, BHXH vẫn chú trọng cách thức giao dịch trực tiếp truyền thống nhưng có sự thay đổi để thuận tiện hơn. Từ năm 2018, BHXH Việt Nam phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam trong việc triển khai thực thi chính sách BHXH tự nguyện. Sự phối hợp này đã giúp BHXH Việt Nam thuận lợi đạt được mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Phát huy thế mạnh có nhiều cơ sở và đại lý đến tận các thôn bản, hệ thống hậu cần sẵn có hiệu quả, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã mở rộng hệ thống đại lý thu BHXH và mạng lưới cộng tác viên đến từng xã, phường, thị trấn, trải đều đến từng thôn, bản, tổ dân phố, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận chính sách và tham gia BHXH tự nguyện. Đến nay, BHXH Việt Nam đã có trên 12.400 đại lý thu BHXH, BHYT với trên 37.300 điểm thu và trên

52.200 nhân viên đại lý thu thực hiện thu phí BHXH tự nguyện tận nhà người tham gia, đảm bảo việc phục vụ người tham gia BHXH tự nguyện một cách kịp thời, linh hoạt nhất. Hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện hoàn toàn có thể lựa chọn phương thức giao dịch và thụ hưởng trực tuyến, điện tử hoặc giao dịch tại nhà hoặc tại các địa điểm công cộng như nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc tại ngay UBND cấp xã.

Ngày 07/10/2019, Thủ tướng ban hành Quyết định 1291/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện, cấp xã. Đối với BHXH tự nguyện thì danh mục hoạt động được quy định tại quyết định này là đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện tại cấp huyện.

Ba là, quy định mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Từ 2008 đến nay BHXH tự nguyện đã có nhiều thay đổi, bổ sung về quy định đối tượng tham gia. Theo Luật BHXH 2006, bắt đầu có hiệu lực từ năm 2008 thì người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động (15-60 tuổi). Tuy nhiên, sau 6 năm áp dụng quy định này đã xuất hiện những điểm

hạn chế và bất cập như: trong những năm đầu thực thi chính sách BHXH tự nguyện số người tham gia rất ít, lại chủ yếu là những người đã tham gia BHXH bắt buộc đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Luật Lao động và Luật BHXH nhưng chưa đủ năm để được hưởng chế độ hưu trí. Nếu theo quy định về độ tuổi tham gia BHXH tự nguyện này thì những người này buộc phải nhận chế độ trợ cấp một lần mà không được hưởng bảo hiểm hưu trí. Điều này là rất bất cập và không công bằng cho những người tham gia. Chính vì vậy, Nhà nước đã điều chỉnh chính sách về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện để tạo điều kiện cho những NLĐ này trong Luật BHXH Việt Nam năm 2014, theo đó “Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên”. Theo quy định này, không khống chế độ tuổi tối đa tham gia BHXH tự nguyện, do đó những người đã đủ tuổi về hưu nhưng chưa đủ năm đóng BHXH bắt buộc vẫn có thể tham gia thêm BHXH tự nguyện để hoàn thiện nốt số năm đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.

Việc điều chỉnh quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện này góp phần nâng cao sức hấp dẫn của BHXH tự nguyện; mở rộng độ “bao phủ” của chính sách. Chính sách BHXH tự nguyện chủ yếu hướng đến những người nông dân, NLĐ trong khu vực phi chính thức. Đặc điểm của lao động này là thu nhập thấp, bấp bênh và trình độ của NLĐ không cao. Chính vì thế, trong những năm đầu tham gia lao động, do nhận thức chưa đúng tầm quan trọng của BHXH và thu nhập cũng thường không cao nên NLĐ chưa hoặc không muốn tham gia BHXH tự nguyện. Nhưng khi tuổi đã nhiều hơn, thu nhập cao hơn, đời sống ổn định hơn thì NLĐ có mong muốn tham gia BHXH. Nếu hạn chế về tuổi tham gia như Luật BHXH năm 2006 thì gây khó khăn cho NLĐ vì theo quy định hiện hành, NLĐ phải tham gia tối thiểu 20 năm thì mới được hưởng chế độ hưu trí. Khi đó, NLĐ sẽ bị hạn chế về thời gian tham gia. Quy định này, về mặt lý thuyết chưa thực thi đúng nguyên tắc mọi NLĐ đều được phép tham gia và hưởng BHXH; tạo ra sự bất bình đẳng giữa những NLĐ. Về mặt thực thi chính sách, quy định này tự tạo ra rào cản cho những người thực thi chính sách, thu hẹp đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, từ đó làm cho số lượng lao động tham gia BHXH thấp. Vì vậy, việc

mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là quyết định đúng đắn của những nhà hoạch định chính sách; tăng cơ hội tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ.

Đặc biệt, từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 theo Điều 27 của Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân thì phạm nhân cũng được tham gia BHXH tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật. Đây là một nội dung đặc biệt trong quy định người thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện để đảm bảo ASXH của người dân kể cả người đang thi hành án; đồng thời củng cố mục tiêu chính sách BHXH tự nguyện.

3.3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách

Kết quả thực hiện chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện số NLĐ được tuyên truyền, truyền thông về chính sách ngày càng tăng lên; tiếp cận BHXH tự nguyện thuận lợi hơn vì vậy số người tham gia BHXH tự nguyện liên tục tăng lên.

Một là, về kết quả tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện.

Năm 2018, BHXH Việt Nam và Bưu điện Việt Nam đã tổ chức được 2.225 hội nghị tuyên truyền tới hơn 100.000 người và phát triển hơn 45.000 đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Năm 2019, hai ngành đã triển khai theo phương án này ngay từ những ngày đầu năm. Đến hết năm 2019, Bưu điện Việt Nam đã tổ chức hơn 15.000 hội nghị tuyên truyền, phát triển hơn 280.000 người tham gia BHXH tự nguyện, hoàn thành 128% kế hoạch năm 2019 mà BHXH Việt Nam giao. Tại các hội nghị này, BHXH các cấp và Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam đã vận động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị khi mời cả chính quyền cơ sở các cấp, người có uy tín, già làng, trưởng bản đến tham gia và góp phần tuyên truyền, nâng cao uy tín cho cơ quan BHXH. Kết quả là có rất nhiều người dân đã tham gia BHXH tự nguyện ngay tại các cuộc hội nghị, hội thảo này.

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu LĐPCT phân theo mức độ hiểu biết về BHXH tự nguyện

Đơn vị: %


Biết rõ thủ tục, đối tượng, mức đóng và mức hưởng 13%

Biết sơ qua, 25%

Chưa bao giờ nghe nói, 41%

Mới biết tên chính sách, 21%

Nguồn: Báo cáo LĐPCT 2017, ILO

Phân theo kênh thông tin, tỉ lệ NLĐ được tiếp cận với thông tin chính sách BHXH tự nguyện nhiều nhất là thông qua phương tiện truyền thông đại chúng, có tới 37,9% NLĐ được hỏi trả lời biết về chính sách BHXH tự nguyện qua các phương tiện truyền thông.

Bảng 3.2: Tỷ lệ lao động biết về chính sách BHXH tự nguyện phân theo kênh tiếp cận thông tin

Kênh thông tin

Số phiếu trả lời

Tỉ lệ (%)

Phương tiện truyền thông đại chúng

107

37,9

Qua cán bộ xã, phường

93

33

Bạn bè, người quen

52

18,4

Qua đại lý BHXH tự nguyện

20

7

Qua các nguồn khác

10

3,5

Tổng số

282

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án

Còn theo kết quả khảo sát của ILO đối với NLĐ thì kênh tiếp cận thông tin BHXH tự nguyện hiệu quả nhất lần lượt là qua chính quyền địa phương; qua phương tiện thông tin đại chúng; qua bạn bè, người thân; qua đơn vị sử dụng lao động; qua cơ quan BHXH.

Biểu đồ 3.2:Tỷ lệ LĐPCT biết về chính sách BHXH tự nguyện phân theo kênh tiếp cận thông tin

Đơn vị: %


Nguồn Báo cáo LĐPCT 2017 ILO Như vậy sau khi áp dụng hàng loạt các biện pháp 1

Nguồn: Báo cáo LĐPCT 2017, ILO

Như vậy, sau khi áp dụng hàng loạt các biện pháp đổi mới nội dung chính sách tuyên truyền BHXH thì hai kênh thông tin chính sách hiệu quả nhất là qua các phương tiện truyền thông đại chúng và qua chính quyền địa phương. Vì vậy, trong thời gian tới cơ quan BHXH vẫn cần duy trì và phát huy hiệu quả của hai kênh tuyên truyền này.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả như trên trong hoạt động tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhưng hiểu biết và tiếp cận thông tin về BHXH tự nguyện của LĐPCT vẫn đang còn là một thách thức đối với việc phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Xuất phát từ đặc điểm có số lượng đông đảo nên các hình thức tuyên truyền về BHXH tự nguyện vẫn khó có thể tiếp cận được tất cả NLĐ chưa tham gia BHXH. Theo khảo sát của tác giả, trong tổng số 314 phiếu trả lời, có 62,7% biết đến BHXH tự nguyện và có tới 37,3% người được khảo sát không biết đến BHXH tự nguyện.

Cũng theo điều tra của ILO năm 2017, có 41,1% LĐPCT cho biết họ chưa bao giờ nghe nói đến chính sách BHXH tự nguyện; 20,6% mới nghe nói đến tên chính sách; 25% biết sơ qua, chỉ có 13,2% cho biết họ có biết rõ về thủ tục, đối tượng, mức đóng và mức hưởng.

Hai là, về kết quả cải cách thủ tục hành chính BHXH tự nguyện.

đăng ký tham gia mới hoặc chuyển từ BHXH bắt buộc sang khá đơn giản, dễ khai

Đa số NLĐ đang tham gia BHXH tự nguyện đều đánh giá các hồ sơ/thủ tục

báo, thời gian giải quyết thủ tục khá nhanh chóng, nhận được tư vấn kỹ và rõ ràng: chỉ có 8,8% NLĐ được hỏi cho rằng thủ tục hồ sơ đăng ký tham gia còn khó khăn, 6,3% cho rằng quy định về chính sách, cách thức tổ chức thực hiện khiến họ gặp khó khăn, phiền phức [98.tr76].

Bảng 3.3: Tỷ lệ lao động đang tham gia BHXH tự nguyện phân theo đánh giá về quá trình đăng ký tham gia và giải quyết chế độ


Khó khăn

Không khó khăn

Quy định chính sách, pháp luật

6.3

94.0

Tổ chức thực hiện

6.3

94.0

Thủ tục hồ sơ

8.8

91.0

Các chế độ (mức đóng, mức hưởng…)

10.0

90.0

Khác

1.3

99.0

Nguồn: Khảo sát LĐPCT 2017, ILO.


Ngoài ra, ngành BHXH đã chỉ đạo, đôn đốc BHXH các địa phương, đơn vị tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt sâu rộng đến từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Chính phủ về BHXH. Bên cạnh đó, thường xuyên ban hành các văn bản, chỉ thị đôn đốc việc thực hiện và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành về thực hiện chính sách pháp luật BHXH và văn bản pháp luật về thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, phòng, chống tiêu cực, nhũng nhiễu. Vì vậy, tạo được sự chuyển biến về ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức và NLĐ trong thực hiện nhiệm vụ BHXH, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong ngành BHXH.

Ba là, về mức độ phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Chúng ta có thể sử dụng các chỉ tiêu: tốc độ tăng BHXH tự nguyện, mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện. Mức độ bao phủ của BHXH tự nguyện được tính bằng tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện so với số đối tượng của BHXH tự nguyện.

=

100

Trong đó:

- CR: là tỷ lệ bao phủ của BHXH tự nguyện

- Qvi: là số người tham gia BHXH tự nguyện

- Đối tượng của BHXH tự nguyện.

Theo chỉ tiêu này, số người tham gia BHXH tự nguyện liên tục gia tăng trong thời gian qua, đặc biệt có kết quả đột phá của những năm gần đây.

Bảng 3.4. Tốc độ tăng người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2020



Năm

Tốc độ gia tăng

Tỷ lệ bao phủ

Số lượng người tham gia

Tốc độ tăng (%)


Tỷ lệ bao phủ

Tỷ lệ (%)

Tốc độ tăng

(%)

2008

6100

/

6100/31.600.000

0.02

/

2010

81.319

1333

81.319/32.340.000

0.25

1.250

2012

133.831

165

133.831/34.000.000

0.39

156

2014

193.329

144

193.329/33.500.000

0.58

148.7

2016

203.871

105

203.871/33.390.000

0.61

105

2018

260.000

127

260.000/34.090.000

0.73

119.7

2019

573.000

220

573.000/34.020.000

1.68

230

2020

1.100.000

192

1.100.000/34.200.000

3.41

203

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo số 166 /BC-CP ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ; báo cáo của BHXH Việt Nam năm 2018,2019,2020; tính toán của tác giả luận án (bảng 3.1).

Trong vòng 10 năm từ 2008 - 2018, số người tham gia BHXH tự nguyện tuy tăng đều liên tục với tốc độ tăng nhanh (từ 6100 lên 260.000 người, tương đương 4200%) nhưng số lượng người tham gia so với đối tượng tham gia còn rất ít. Năm 2019 là năm đánh dấu sự phát triển đột phá của BHXH tự nguyện, chỉ trong vòng 1 năm số người tham gia BHXH tự nguyện đã tăng gấp đôi năm 2018

và hơn số người tham BHXH tự nguyện trong tổng số 10 năm trước đó. Năm 2020, mục tiêu đặt ra là tăng thêm ít nhất 300.000 người tham gia BHXH tự nguyện, nâng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện lên ít nhất 800.000. Theo BHXH Việt Nam, đến thời điểm tháng 12 năm 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện trên cả nước là 1,1 triệu người chiếm 3.48% đối tượng BHXH tự nguyện và 2,2% tổng số lực lượng lao động trong độ tuổi, vượt xa mục tiêu đề ra trong nghị quyết 28 (là 1% lực lượng lao động trong độ tuổi). Giai đoạn 2019-2020 đánh dấu sự thành công vượt trội trong việc thực hiện chỉ tiêu gia tăng số người tham gia BHXH tự nguyện ở Việt Nam, đồng thời chứng minh vai trò định hướng to lớn của Nghị quyết 28 đối với việc thực hiện mục tiêu BHXH nói chung và BHXH tự nguyện nói riêng.

Bên cạnh đó, cơ cấu đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cũng ngày càng đa dạng như: người có thu nhập bình thường, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số… Năm 2019, theo Ban Thu- BHXH Việt Nam, đối tượng tham gia BHXH tự nguyện phân theo mức thu nhập: hộ nghèo là 15.000 người, hộ cận nghèo là 19.000 người và đối tượng còn lại là 574.000 người.

Về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của đối tượng chưa tham gia, theo khảo sát của ILO sau khi được giới thiệu sơ bộ về nội dung chính sách BHXH tự nguyện và quy định hỗ trợ mức đóng từ 01/01/2018, có 35,2% người được hỏi cho biết muốn tham gia BHXH tự nguyện [98.tr79].

Bảng 3.5. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ


TT

Chỉ tiêu

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

1

Muốn tham gia BHXHTN

83

35.2

2

Chỉ tham gia nếu có điều chỉnh,

bổ sung chính sách

20

8.5

3

Không muốn tham gia

133

56.4

4

Tổng số

236

100.0

Nguồn: Điều tra LĐPCT 2017, ILO

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2024