Định Hướng Phát Triển Công Nghiệp Tỉnh Bắc Ninh Đến Năm


gia đình trên địa bàn xã tham gia thì phải chờ cho đủ 10% và nếu không đủ thì muốn cũng không được tham gia BHYT tự nguyện mặc dù họ rất cần và sẵn sàng tham gia, những ràng buộc nêu trên, cũng là nguyên nhân tạo ra số lượng nông dân nhất là nông dân bị thu hồi đất của tỉnh Bắc Ninh tham gia BHYT tự nguyện với số lượng rất thấp.

Mặt khác, phải kể đến chính sách viện phí từ năm 1994 đến nay chưa được sửa đổi bổ sung (hiện nay Bộ Y tế đang trình Chính phủ điều chỉnh), vì vậy hệ thống khám chữa bệnh công lập không nhiệt tình, với chế độ BHYT tự nguyện, hệ thống khám chữa bệnh tư nhân thì chưa hợp tác với cơ quan BHXH điều này cũng tạo ra tâm lý, niềm tin của người nông dân giảm sút khi tham gia BHYT tự nguyện.

Về phía tỉnh Bắc Ninh: chưa có chính sách hỗ trợ BHYT đối với nông dân bị thu hồi đất, mới chú ý đến hộ cận nghèo, nói chung trong tỉnh chưa có chủ trương chỉ đạo các doanh nghiệp tham gia lấy đất làm dự án hỗ trợ nhân dân vùng giao đất được nhận thẻ BHYT tự nguyện, kết quả là người nông dân bị thu hồi đất chưa nhìn rõ, chưa tin tưởng, tác dụng hiệu quả sức thu hút của BHYT tự nguyện gần như họ không quan tâm.

d. Vai trò trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu công nghiệp đối với người nông dân và địa phương khu vực phải thu hồi đất còn hạn chế thậm trí phải nói là còn thấp.

Thực tiễn ở Bắc Ninh cho thấy các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các khu công nghiệp chưa thật sự nhận thức đầy đủ về trách nhiệm của mình với người nông dân và gia đình họ cũng như với địa phương khu vực thu hồi đất giao cho họ, phần lớn các doanh nghiệp chỉ mặn mà nhiệt tình trước khi được nhận đất tạo mặt bằng họ có thể hứa hẹn, kể cả cam kết. Song sau khi nhận được đất từ các hộ giao các doanh nghiệp nhanh chóng san lấp mặt bằng xây tường rào kín và tiến hành các bước đầu tư, sự liên hệ với nông dân và địa phương nhạt dần, thậm trí cam kết họ còn thất hứa ở một số ít doanh nghiệp


điều đáng nói là họ chưa chung tay tháo gỡ khó khăn cùng nông dân, một số chỉ thực hiện khi được chính quyền địa phương nhắc nhở can thiệp.

e. Năng lực thực hiện và tham gia các chính sách ASXH của người nông dân bị thu hồi đất còn yếu kém cả về nhận thức và khả năng tài chính.

Do nhận thức chưa đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng của ASXH với bản thân và gia đình cộng với thói quen hàng đời của các vùng nông thôn truyền thống dẫn tới họ chưa am hiểu tác dụng của các chính sách ASXH mang lại mà họ chỉ nhìn thấy trước mắt phải đóng góp hàng tháng vào lĩnh vực BHXH, BHYT tự nguyện, đầu tư một lượng kinh phí lớn đi học nghề và tạo việc làm mới… Mặt khác thiếu sự tuyên truyền hướng dẫn của các cơ quan chức năng cũng như các giải pháp tác động hiệu quả dẫn tới việc tiếp cận ASXH với nông dân vùng thu hồi đất rất hạn chế và nhỏ bé.

Ngoài ra phải kể đến khả năng tài chính của người nông dân có hạn, khi nhận được số tiền đền bù đất và số tiền chuyển đổi nghề trước ngày 28/12/2009 chỉ có 14,700đ/m2 (nhỏ bé) trong khi nhu cầu chi trước mắt quá nhiều mà lớn nhất là chi cho xây dựng sửa nhà và mua sắm, chi dùng hàng ngày cho gia đình dẫn tới việc tương lai sẽ phải tạm gác lại hoặc có tính đến cũng dè dặt, kết quả là sự tham gia và thực hiện các chính sách ASXH của người nông dân diện phải thu hồi đất mức độ rất khiêm tốn.

g. Quy trình xây dựng và ban hành chính sách ASXH còn chưa hợp lý, đôi khi còn thiếu dân chủ và bị động.

Thời gian qua công tác ban hành chính sách ASXH đối với nông dân nói chung và nông dân bị thu hồi đất còn thiếu dân chủ, cụ thể chính sách trước khi ban hành không tham khảo đối tượng thụ hưởng, chưa có kế hoạch xây dựng chính sách mà thường rất bị động mang tính tác nghiệp, kết quả cho thấy nhiều chính sách thiếu tính khả thi và thời gian có hiệu lực (tuổi thọ chính sách) rất ngắn. Đây là nguyên nhân rất đáng được quan tâm trong thời gian tới.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Chính sách ASXH với người nông dân nói chung và người nông dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp nói riêng tại Bắc Ninh trong những năm qua đã có ý nghĩa và động lực tích cực với đời sống người nông dân cả tỉnh cũng như người nông dân khu vực phải thu hồi đất. Tính đến cuối năm 2009 tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh là 5,58%; trong nông dân nói chung là 7,5%, với nông dân vùng thu hồi đất chỉ chiếm khoảng 7%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp liên tục tăng lên qua các năm, cùng với đó lao động nông nghiệp giảm. Đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới theo hướng đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Mặc dù vậy, chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp chưa được quan tâm chú trọng thể hiện mức độ bao phủ của chính sách ASXH với nông dân khu vực này còn nhiều hạn chế, tỷ lệ bao phủ rất thấp trong hầu hết các chính sách từ đào tạo nghề, giải quyết việc làm, bảo hiểm xã hội và BHYT tự nguyện, trợ giúp xã hội… mức độ bền vững về tài chính chưa ổn định, nguồn tài chính hỗ trợ cho việc thực hiện chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất còn thấp, từ đó việc tác động của chính sách ASXH đối với họ còn rất hạn chế, các chính sách chưa thật sự hấp dẫn thu hút, cũng như khuyến khích người nông dân bị thu hồi đất của tỉnh tham gia.

Những hạn chế trên đây do nhiều nguyên nhân song nguyên nhân chủ yếu là:

Nhận thức của cả Nhà nước (tỉnh) và người nông dân chưa đầy đủ thể

hiện:

Nhà nước: chưa đầu tư khảo sát nắm bắt nhu cầu chính đáng về ASXH

của người nông dân để từ đó xây dựng và ban hành chính sách kịp thời, thực tiễn.


Người nông dân: suy nghĩ giản đơn và nặng tư tưởng phong kiến, sản xuất nhỏ hơn nữa thiếu thông tin, lúng túng trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp, thu nhập thường xuyên giảm, công việc sau thu hồi đất không ổn định.

Thể chế, chính sách về ASXH với người nông dân nhất là khu vực phải thu hồi đất thiếu đồng bộ, nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Việc cụ thể hoá mang tính hệ thống chưa được thực hiện, ở cấp tỉnh vẫn còn bị động, tác nghiệp cục bộ. Hệ thống bộ máy cán bộ theo dõi việc ban hành và thực hiện chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất mỏng, năng lực yếu thiếu tính chuyên nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tham gia đầu tư KCN với người nông dân và địa phương phải thu hồi đất còn hạn chế, năng lực thực hiện và tham gia các chính sách ASXH của người nông dân còn yếu, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới nguyện vọng chính đáng của người nông dân không đến được với cấp uỷ và chính quyền địa phương gây cản trở và chậm chễ quá trình hoạch định chính sách ASXH đối với nông dân bị thu hồi đất phục vụ cho phát triển công nghiệp tại địa phương.


CHƯƠNG 3

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ASXH VỚI NGƯỜI NÔNG DÂN BẮC NINH

BỊ THU HỒI ĐẤT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁC KCN



đất


2020.

3.1. Định hướng về chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi


3.1.1. Định hướng phát triển công nghiệp Tỉnh Bắc Ninh đến năm


3.1.1.1. Khái quát về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh

Bắc Ninh đến năm 2020

Tài nguyên đất:

Bắc Ninh có tổng diện tích tự nhiên: 822,7 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm khoảng 64%, đất chuyên dùng chiếm 16,8%. “Cụ thể chi tiết được nêu trong bảng 3.1”

Bảng 3.1: Cơ cấu sử dụng đất năm 2005


Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

- Tổng các loại đất

82.271,12

100

- Đất nông nghiệp

52.622,25

64

- Đất nuôi trồng thuỷ sản

4.981,74

6,1

- Đất lâm nghiệp

607,31

0,74

- Đất chuyên dùng

13.836,76

16,8

- Đất ở

9.817,44

11,6

- Đất chưa sử dụng

688,72

0,81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Nguồn: [87]


Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020: Mục tiêu:

* Phát triển kinh tế - xã hội:


Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm:

- Giai đoạn 2006-2010: 15-16%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 18-21%

- Giai đoạn 2011-2015: 13%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 18%

- Giai đoạn 2016-2020: 12%, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 12%

- Năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 1.800USD.

- Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 20.112 tỷ đồng.

- Thu ngân sách đạt 3.200 tỷ đồng, tăng bình quân 25%/năm, xuất khẩu đạt 800-900 triệu USD.

- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2006-2010: tổng vốn đầu tư xã hội dự kiến đạt 30-40% GDP, thời kỳ 2011-2020 đạt 42-45%

- Hàng năm giải quyết việc làm cho 22-24 ngàn lao động, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động ở khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 lao động khu vực nông nghiệp còn khoảng 42,8%, năm 2020 còn khoảng 25%. Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hoá ít nhất đạt 45-50%, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 70%, lao động qua đào tạo nghề đạt 45% (năm 2010), 65% (năm 2020).

* Phát triển công nghiệp và đô thị:

Công nghiệp:

- Phát triển duy trì tăng trưởng kinh tế công nghiệp với tốc độ cao, nhịp độ tăng giá trị sản xuất hàng năm:

Giai đoạn 2005-2010: 25-27% (giá trị gia tăng bình quân đạt 18-21%) Giai đoạn 2011-2015: 18-19% (giá trị gia tăng bình quân đạt 18%) Giai đoạn 2016-2020: 15÷16% (giá trị gia tăng bình quân đạt 12%) Nguồn: [83]

Đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh, tạo điều kiện để hội nhập ở


mức sâu hơn với kinh tế khu vực và thế giới, đưa tỉnh Bắc Ninh đến năm 2015 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp.

- Phát triển các khu công nghiệp tập trung: Trong những năm tới tập trung xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đã được duyệt, triển khai thực hiện quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu công nghiệp mới như: Yên Phong, Quế Võ 2, Nam Sơn, Hạp Lĩnh...

- Phát triển các khu công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ đi đôi với xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Đến năm 2010 Bắc Ninh cần hoàn thiện quy hoạch các khu công nghiệp làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ ở các huyện có quy mô từ 8-20 ha để thu hút những cơ sở vừa và nhỏ.

- Phát triển công nghiệp nông thôn:

Trong những năm tới, trên cơ sở các làng nghề truyền thống đang hoạt động có hiệu quả hiện nay, Bắc Ninh cần khôi phục các làng nghề truyền thống, từng bước phát triển công nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn theo hướng công nghệ tiên tiến, hình thành nhiều điểm công nghiệp gắn với thị trấn, thị tứ có quy mô lớn liên xã và xã làm vệ tinh cho các doanh nghiệp công nghiệp lớn.

Đô thị:

- Phát triển không gian đô thị và công nghiệp Bắc Ninh nằm trong vùng thủ đô Hà Nội, phát triển mạng lưới đô thị của tỉnh gắn kết chặt chẽ với quy trình phát triển vùng thủ đô. Một số đô thị lớn của tỉnh như: Thành phố Bắc Ninh, Thị xã Từ Sơn, Đô thị mới Tiên Sơn...là các đô thị vệ tinh của thủ đô. Cùng với việc phát triển các đô thị hiện có, cần phát triển các khu công nghiệp gắn với các đô thị và hình thành các đô thị mới.

“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, xem hình 3.1”.

128


Hình 3 1 Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc 1


Hình 3.1: Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020

Nguồn:[83]

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí