Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 15


Các doanh nghiệp tham gia đầu tư chưa thật sự quan tâm đến đời sống của người nông dân đã giao đất cho mình để từ đó thấy được trách nhiệm hỗ trợ thêm về tài chính giúp họ tham gia dịch vụ BHXH để được chăm sóc sức khoẻ và hưởng chế độ sau này khi hết tuổi lao động.

Chính sách BHXH tự nguyện còn bất cập đối với người nông dân bị thu hồi đất, nhất là lao động trên 40 tuổi (theo quy định của BHXH tự nguyện về thời gian đủ 20 năm và tuổi đời 60 với nam và 55 với nữ là không hợp lý).

Với chính sách trợ giúp xã hội.

Tỉnh chưa tổ chức khảo sát kỹ lưỡng thực trạng đời sống và việc làm của người nông dân bị thu hồi đất, vì vậy chưa có chính sách trợ cấp thường xuyên và đột xuất với các đối tượng trong hộ phải thu hồi đất, ví dụ như đối tượng hết tuổi lao động từ 60- 74 tuổi (nam) và 55- 74 tuổi (nữ) những đối tượng này khi còn đất nông nghiệp có thể họ vẫn tham gia lao động tạo thu nhập cùng với lao động chính trong các hộ nay họ không có điều kiện để tạo ra thu nhập, vì vậy họ dựa hoàn toàn vào lao động chính của chủ hộ.

Chưa hình thành nguồn quỹ bảo trợ để hỗ trợ cho đối tượng bị thu hồi đất vì vậy không huy động được tiềm năng của các doanh nghiệp sử dụng đất để triển khai dự án cũng như nguồn ngân sách của tỉnh khi giao đất cho các doanh nghiệp và cá nhân thuê hàng năm.

Với chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Mặc dù tỉnh liên tục có điều chỉnh và ban hành chính sách mới theo hướng hỗ trợ mức cao dần song chưa có đề cập chính sách nào cho khu vực phải thu hồi đất để giúp cho các hộ bị thu hồi đất được hưởng lợi cao hơn, thấy rõ sự ưu tiên hơn của tỉnh với họ.

Chưa chỉ đạo phối hợp giữa các doanh nghiệp tham gia đầu tư khi xây dựng kết cấu hạ tầng cần phối hợp hỗ trợ nhân dân vùng thu hồi đất để vừa tiết kiệm được suất đầu tư, vừa tạo mối quan hệ chặt chẽ gắn bó giữa nhà đầu tư và nhân dân vùng giao đất cho dự án.


2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nhận thức về chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất chưa cao, chính sách ASXH với đối tượng này chưa được quan tâm đúng mức.

Các cơ quan của Nhà nước nói chung và của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua mới chỉ tập trung vào khu vực nông thôn và nông dân nói chung, việc hoạch định chính sách với đối tượng là nông dân khu vực thu hồi đất để phát triển KCN chưa được quan tâm, thậm chí nhiều chính sách ASXH chưa được đề cập tới như BHXH và BHYT tự nguyện hay chính sách bảo trợ xã hội…

Nhận thức của các cấp chính quyền còn chưa đầy đủ về sự đóng góp to lớn của người nông dân trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói chung và của tỉnh nói riêng, từ đó ít, thậm chí chưa đề cập đầy đủ đến quyền lợi của người nông dân bị thu hồi đất, dẫn tới yêu cầu trách nhiệm của họ nhiều hơn với quyền mà họ được hưởng từ sự nghiệp CNH mang lại.Về dạy nghề và tạo việc làm mới cho nông dân diện phải thu hồi đất cũng được các cấp chính quyền địa phương nhận thức rất đơn giản như: hỗ trợ cho họ một số tiền tính toán trên m2 đất thu hồi (không lớn) trong khi không có định hướng về học nghề, tìm việc làm cho họ. Mở các lớp dạy nghề không xác định đầu ra tức là dạy nghề không gắn với sử dụng sau học nghề… đây thực sự là vấn đề lúng

túng trong những năm gần đây.

Với người nông dân: hiểu biết của họ về chính sách ASXH còn mơ hồ vẫn còn tâm lý của truyền thống phương đông là trẻ cậy cha, già cậy con hoặc tự lo đảm bảo cuộc sống cho mình thông qua chắt bóp tiết kiệm để lại, vì vậy việc tham gia BHXH tự nguyện rất hạn chế, phải nói là rất ít.

Về bảo hiểm y tế tự nguyện, họ chưa tin vào chế độ khám chữa bệnh bằng BHYT, còn tư tưởng tính toán thiệt hơn dẫn tới một số người chỉ khi có bệnh và bệnh nặng mới mua thẻ BHYT tự nguyện, có ý kiến cho rằng BHYT tự nguyện ai có nhu cầu thì mua tại sao lại phải đặt điều kiện cho việc này. Nếu


hiểu như vậy thì chỉ có những người có nguy cơ ốm đau cao thì mới tham gia, đây cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thiếu bền vững về tài chính cho quĩ BHYT tự nguyện.

-Về học nghề và tìm việc làm mới phi nông nghiệp: người nông dân nhận thức đơn giản nghĩ đến việc giản đơn trước mắt không mang tính lâu dài vì vậy tâm lý khi giao đất nông nghiệp cầm một số tiền khá lớn trong khi chi dùng cho việc học nghề, tìm việc làm mới với tỷ lệ rất nhỏ chỉ vài phần trăm trong số tiền mà họ được nhận, kết quả họ thường mua xắm phương tiện vận tải (xe ôm) làm nghề tự do thợ nề, mộc…

b. Nguồn lực tài chính để tham gia thực hiện các chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất rất hạn chế.

Về phía tỉnh:

Do chưa thành lập quĩ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cấp tỉnh nên nguồn tài chính hỗ trợ cho dạy nghề và giải quyết việc làm chủ yếu dựa vào quỹ của quốc gia, quỹ khuyến công kết quả không đáp ứng yêu cầu của nhiều người lao động.

Trong thời gian qua do tăng trưởng kinh tế liên tục cao ở mức trên 12% năm, chi phí cho ASXH với nông dân nói chung trong tỉnh cũng được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên mức chi ASXH tính tỷ trọng trong chi ngân sách hàng năm cũng chỉ đạt không quá 5% chi NSNN tỉnh tương đương mức chi bình quân của cả nước (toàn quốc chi cho các chương trình ASXH ở khu vực nông thôn khoảng 5% chi NSNN).

Mặc dù thu ngân sách hàng năm có tăng song yêu cầu chi đầu tư cho phát triển sản xuất và các công trình phúc lợi còn lớn, vì vậy ASXH với nông dân bị thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức về tài chính.

Về phía người nông dân.

Thu nhập thường xuyên giảm do việc chuyển nghề mới chưa được trong khi việc cũ (sản xuất nông nghiệp) không còn, vì vậy việc tham gia vào hệ thống


thống ASXH họ rất cần phải tính toán, có tình trạng trên là do:

Báo cáo kết quả khảo sát của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh, Cục thống kê tháng 1/2009 cho thấy[23]: tỷ lệ lao động qua đào tạo ở khu vực thu hồi đất là 27,4% (toàn tỉnh là 27,8%); trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chỉ chiếm 17,6% (toàn tỉnh là 26,4%).

Cũng theo báo cáo nêu trên lực lượng lao động của các hộ gia đình mà Nhà nước thu hồi đất chiếm gần ba phần tư tổng dân số từ 15 tuổi trở lên (73,3%) tương đương với tỷ lệ chung của tỉnh cũng như của cả nước, song trong lực lượng lao động số người có việc làm 91,7% và thiếu việc làm là 6,6% và số người thất nghiệp chiếm 1,7%.

Tỷ lệ người có việc làm (trong các hộ thuộc diện thu hồi đất) của dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 72%, trong số này tỷ lệ người đủ việc làm chiếm 93,3%, tỷ lệ người thiếu việc làm là 6,7% cao hơn so với khu vực nông thôn nói chung.

Trong các hộ Nhà nước thu hồi đất có 6,6% lao động hiện đang làm việc nhưng không đủ việc làm (thiếu việc làm) tỷ lệ này ở khu vực nông thôn nói chung là 4,5%. Điều lưu ý là số thiếu việc làm chủ yếu là nữ chiếm tới 63% và tập trung ở độ tuổi trung niên nhiều nhất là 45- 49 tuổi (21,9%).

Trong số những người thiếu việc làm thuộc các hộ nhà nước thu hồi đất có đến 87,2% chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cao hơn tỷ lệ này của toàn tỉnh đến 20% và cũng cao hơn người có việc làm nói chung trong khu vực này tới 19,3%. Trong đó số người có trình độ cao đẳng, đại học chỉ chiếm 2,5%. Phân tích theo mức độ diện tích đất nông nghiệp Nhà nước đã thu hồi thì số người thiếu việc làm có xu hướng tăng dần từ những hộ có tỷ lệ đất đã thu hồi thấp cho đến những hộ bị thu hồi dưới 50%. Cao nhất tập trung ở nhóm hộ phải thu hồi từ 30- 35% (chiếm 29,2% tổng số người thiếu việc làm) thấp nhất là nhóm có tỷ lệ đất phải thu hồi trên 70% (chỉ chiếm 19,2%). Điều này có nghĩa là khi Nhà nước thu hồi hầu hết đất đai của gia đình, để thích


nghi điều kiện mới và tranh thủ các ưu đãi của địa phương, những gia đình này tích cực đầu tư chuyển đổi nghề nghiệp tạo việc làm mới cho gia đình. Ngược lại những hộ Nhà nước thu hồi một phần chưa nhiều tư tưởng còn thụ động, trông chờ đã tác động trực tiếp gây nên thiếu việc làm gia tăng.

Trong số những người thiếu việc làm tuổi đời từ 35 trở lên chiếm tỷ lệ khá lớn (tới 66,4%), những lao động này thật sự khó tìm được việc làm mới. Những đối tượng này rất cần sự quan tâm của chính quyền các cấp, của địa phương.

Từ những nguyên nhân nêu trên dẫn tới thu nhập của các hộ bị thu hồi đất qua khảo sát cho kết quả sau:

Thu nhập bình quân chỉ đạt 937,4 nghìn đồng/người/tháng có mức tăng thấp hơn so với mặt bằng chung của tỉnh và chỉ bằng 92,8% so với mức thu nhập của người dân nông thôn trong tỉnh.

“Thu nhập hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất theo nhân khẩu được nêu trong bảng 2.12”.

Bảng 2.12: Cơ cấu hộ gia đình theo mức thu nhập bình quân nhân khẩu



Nhóm thu nhập

Cơ cấu thu nhập hộ gia đình nhà nước

thu hồi đất(%)

Cơ cấu thu nhập hộ gia đình khu vực nông thôn

của tỉnh(%)


Chênh lệch cơ cấu(%)

A

1

2

3

Toàn tỉnh

100,0

100,0


Dưới 200 ngàn đồng

3,1

1,5

1,6

Từ 200 đến dưới 260 ngàn đồng

2,2

2,0

0,2

Từ 260 đến dưới 400 ngàn đồng

6,0

5,7

0,3

Từ 400 đến dưới 600 ngàn đồng

17,7

13,0

4,7

Từ 600 đến dưới 800 ngàn đồng

21,4

19,0

2,4

Từ 800 đến dưới 1000 ngàn đồng

16,9

20,1

-3,2

Từ 1.000 đến dưới 1.500 ngàn đồng

20,6

23,7

-3,1

Từ 1.500 ngàn đồng trở lên

12,1

15,0

-2,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 15

Nguồn:[23]


Qua số liệu trong bảng 2.12 cho thấy rõ hơn mức thu nhập của các hộ gia đình Nhà nước thu hồi đất thấp hơn khu vực nông thôn toàn tỉnh đó là: tỷ lệ số hộ có thu nhập thấp khu vực này cao hơn khu vực nông thôn nói chung và ngược lại tỷ lệ có thu nhập cao lại thấp hơn so khu vực nông thôn nói chung.

Kết quả khảo sát cũng phân tích số tiền thu từ việc đền bù thu hồi đất bình quân một hộ là 53,8 triệu đồng, trong đó cao nhất thuộc huyện Quế Võ: 71 triệu đồng, thấp nhất là huyện Gia Bình 25,9 triệu đồng. Nếu tính chung toàn tỉnh có 47% số hộ có mức thu từ 50 triệu đồng trở lên. Song đáng lưu ý là việc sử dụng số tiền này tập trung chi cho đầu tư xây dựng nhà công trình phụ, mua sắm chi tiêu dùng không mang tính chất sản xuất. Chi đầu tư sản xuất kinh doanh, học nghề, tìm việc làm chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Có thể nói gọn lại số tiền thu được do việc thu hồi đất các hộ đã chi dùng cơ bản hết, song số chi tiêu cho tham gia hệ thống ASXH như BHXH, BHYT tự nguyện gần như không có. Chi cho sản xuất kinh doanh góp vốn chỉ chiếm 9,33%, đặc biệt chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nghề nghiệp của các thành viên chỉ chiếm bình quân cả tỉnh là 2,59%, cá biệt có huyện chi có 1,16% (Thuận Thành).

Từ những phân tích và minh hoạ số liệu qua khảo sát cho thấy vấn đề tài chính, thu nhập thường xuyên của người nông dân bị thu hồi đất tại Bắc Ninh rất khó có khả năng tham gia hệ thống ASXH, nếu không có sự hỗ trợ từ phía tỉnh.

c. Tổ chức bộ máy nghiên cứu, hoạch định chính sách và theo dõi chưa hoàn chỉnh, hệ thống chính sách ASXH với người nông dân bị thu hồi đất thiếu đồng bộ, nhiều lĩnh vực chưa được đề cập.

Trong thời gian qua từ Trung ương đến tỉnh chưa phân công và giao trách nhiệm cho cơ quan chuyên nghiên cứu theo dõi và đề xuất chính sách ASXH cho đối tượng là người nông dân bị thu hồi đất, vì vậy khi vướng mắc ở đâu liên quan đến ngành và đơn vị nào thì trực tiếp đề xuất lúc đó mới đề cập cho việc nghiên cứu ban hành dẫn tới việc thiếu chủ động, thường xuyên


bị động và xử lý tác nghiệp mang tính chữa cháy nhiều hơn. Sau một loạt vấn đề bức xúc từ các hộ dân bị thu hồi đất để xây dựng các KCN khiếu kiện kéo dài gây bức xúc, ngày 28/5/2007 Văn phòng Chính phủ đã ra Công văn số 2892/VPCP-NN về việc xử lý các vấn đề liên quan đến xây dựng các KCN nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Trong nội dung công văn có giao Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, quỹ đào tạo chuyển đổi nghề để ổn định đời sống cho người dân có đất bị thu hồi.

Với tỉnh Bắc Ninh xin ví dụ dự án khu công nghiệp Việt Nam Singgapore (Visip) sau khi quá bức xúc với tình hình phức tạp kéo dài. Trên cơ sở đề nghị của người nông dân lúc đó cơ quan chức năng mới báo cáo đề nghị tỉnh chỉ đạo doanh nghiệp đầu tư KCN hỗ trợ thêm cho các hộ dân mỗi m2 đất thu hồi là 10.000đ và không thu hồi hết đất nông nghiệp một lần mà phải để lại 30% để các hộ dân còn ruộng canh tác có việc làm thu nhập một phần để có điều kiện từng bước thích nghi với công việc mới, sau đáp ứng này tình hình đã ổn định và việc thu hồi đất diễn ra khá thuận lợi, dự án được triển khai.

Cả Trung ương và tỉnh việc ban hành các chính sách ASXH với nông dân bị thu hồi đất chậm và thiếu đồng bộ, nhiều chính sách chưa được đề cập.

Đối với dạy nghề và giải quyết việc làm ở Trung ương: Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm và quỹ đào tạo chuyển đổi nghề để ổn định đời sống chưa được thành lập và phát huy để hỗ trợ địa phương mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến từ tháng 5/2007 đối với các bộ ngành ở Trung ương.

Về phía tỉnh Bắc Ninh cũng chưa thành lập được quỹ đào tạo nghề và giải quyết việc làm của tỉnh theo Nghị định 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 của Chính phủ, trong những năm qua vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất vẫn chỉ trông vào quỹ 120 của Trung ương và một phần hỗ trợ của tỉnh thông qua m2 đất thu hồi.


Đối với BHXH tự nguyện: Luật BHXH tự nguyện mới được ban hành và áp dụng kể từ 01/1/2008 theo quy định hiện hành mặc dù lao động khu vực phi chính thức được chọn một trong các phương thức đóng BHXH tự nguyện theo tháng, quý hoặc 6 tháng một lần nhưng do thu nhập của người nông dân khu vực thu hồi đất còn quá thấp nên việc trích 116.800đ/người/tháng tương đương 16% của mức lương tối thiểu 730.000đ/tháng. Để tham gia BHXH tự nguyện là điều khó khăn vì vậy số lượng hộ nông dân bị thu hồi đất tham gia BHXH tự nguyện tỉnh Bắc Ninh những năm qua chỉ tính đến hàng chục người.

Về phía tỉnh cũng chưa có chính sách gì đề cập đến đối tượng hộ nông dân bị thu hồi đất được ưu đãi hơn về tiếp cận BHXH tự nguyện, vì lẽ đó số người tham gia BHXH tự nguyện đối với hộ nông dân nói chung đã rất ít chưa nói đến hộ nông dân bị thu hồi đất còn khó khăn hơn, nên tham gia gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Đối với BHYT tự nguyện:

Về phía Trung ương: văn bản ban hành còn có hiện tượng chưa đồng bộ, nhất quán làm nảy sinh nhiều vướng mắc đối với việc tham gia BHYT tự nguyện. Thể hiện rõ là Thông tư 06 ngày 30/3/2007 của Liên Bộ Y tế- Tài chính về hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện.

Điều kiện triển khai 100% thành viên trong hộ gia đình tham gia (trừ người đang tham gia BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện thuộc các nhóm đối tượng khác quy định tại thông tư này, trẻ em dưới 6 tuổi). Mỗi đợt phát hành phải có ít nhất 10% số hộ gia đình trong địa bàn xã tham gia (trừ người đang tham gia BHYT bắt buộc). Đối với những hộ gia đình đã tham gia BHYT tự nguyện nếu tiếp tục tham gia thì không phụ thuộc vào tỷ lệ quy định tại khoản này…”.

Đây là vấn đề bất cập thiếu tính thực tiễn bởi vì: một hộ gia đình muốn tham gia BHYT tự nguyện khi gặp trường hợp số lượng không đủ 10% số hộ

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí