Chính Sách Đào Tạo Nghề Và Giải Quyết Việc Làm .


một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi VNĐ kỳ hạn một năm (12 tháng) tại ngân hàng thương mại Nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn”.

Với quan điểm trên, hàng năm UBND tỉnh căn cứ kết quả điều tra các hộ có giá trị sản lượng và thu nhập sản xuất trên đất, cây hàng năm ở mức trung bình tiên tiến (thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố phía bắc tỉnh) được HĐND tỉnh ra Nghị quyết áp dụng cho năm sau. Xin lấy việc quy định đơn giá đền bù đất năm 2008 làm ví dụ (theo Quyết định số 91/2007/QĐ-UB ngày 18/12/2007).

- Giá trị sản lượng: 2.977.127 đồng/sào, gần bằng 82.700.000đ/ha.

- Thu nhập tính trên giá trị sản lượng: 52,8%, gần bằng 43.665.000đ/ha.

- Lãi xuất ngân hàng (2007): 8,76%/năm.

- Giá đất = thu nhập/ lãi xuất ngân hàng hàng năm = 49.845 đ/m2, làm tròn 50.000đ/m2.

So với các tỉnh lân cận thì đơn giá bồi thường đất sản xuất nông nghiệp ở Bắc Ninh cao hơn Bắc Giang, Hải Dương, Vĩnh Phúc, bằng Hưng Yên, thấp hơn Hà Nội.

Đối với hỗ trợ chuyển đổi nghề:

Căn cứ Khoản 1, Điều 29, Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người trong độ tuổi lao động; mức hỗ trợ và số lao động cụ thể được hỗ trợ do UBND cấp tỉnh quy định cho phù hợp với thực tế địa phương”.

Trên quan điểm vận dụng chính sách để xây dựng mức hỗ trợ thoả đáng cho hộ sản xuất nông nghiệp thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, đơn giá được UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng là 14.700đ/m2 và được áp dụng đối với toàn bộ diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi. Thực hiện Nghị định


69/2009/NĐ-CP của Chính phủ từ ngày 28/12/2009 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 171/2009/QĐ-UB mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm tối thiểu bằng 2,5 lần giá đất nông nghiệp tương ứng (khoảng 220.000đ/m2) hoặc bằng đất ở, nhà ở hay đất làm dịch vụ sản xuất...

Hỗ trợ ổn định đời sống:

Căn cứ Khoản 1, Điều 28, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất: “Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển chỗ ở đến các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 1 nhân khẩu/1tháng tương đương 30kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương”.

Vận dụng quy định trên, ngày 01/12/2005, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có Quyết định số 144/2005/QĐ-UB quy định đơn giá hỗ trợ đời sống là 5.300đ/m2.

Từ ngày 28/12/2009, áp dụng giá đất tại Quyết định 171/2009 nêu trên mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất là 10.000đ/m2.

Cùng với việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ bằng tiền theo quy định chung của UBND tỉnh, tỉnh đã chỉ đạo xem xét hỗ trợ thêm đối với các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được giao.

UBND tỉnh chỉ đạo các cơ sở căn cứ vào tình hình thực tiễn thực hiện dự án giao đất ở dân cư dịch vụ, giá thu tiền sử dụng đất thực hiện theo Điều 48 -Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ. Đối với những vùng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp 100%, UBND tỉnh chỉ đạo mức hỗ trợ bổ sung, hỗ trợ đặc biệt với đơn giá bồi thường thêm 20.000đ/m2 “tham


khảo đơn giá bồi thường các tỉnh tổng hợp cho 1 m2 đất thu hồi được nêu trong bảng 2.7”.

Bảng 2.7: Tổng hợp, so sánh đơn giá bồi thường và hỗ trợ bổ xung của tỉnh Bắc Ninh và các tỉnh lân cận (năm 2008)

Đơn vị tính: VNĐ


Stt

Diễn giải

Bắc Ninh

Bắc Giang

Hưng Yên

Hải Dương

Vĩnh Phúc

1

Bồi thường

đất

50.000

40.000

76.000

38.000

30.000

2

Bồi thường

hoa mầu

9.000

5.000

3.000

2.000

15.000

3

Hỗ trợ

chuyển đổi nghề

14.700

25.000

15.000

7.000

12.000

4

Hỗ trợ đời

sống

5.300


2.000


8.000

5

Hỗ trợ đặc

biệt

20.000





6

Thưởng tiến

độ GPMB

1.000





7

Hỗ trợ ngân

sách xã



4.000


2.000

8

Cộng/m2

100.000

70.000

100.000

47.000

67.000

9

Cộng/sào

36.000.000

25.200.000

36.000.000

16.920.000

24.120.000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp nghiên cứu tại Bắc Ninh - 12

Nguồn:[Tác giả tổng hợp đơn giá đền bù các tỉnh nêu trên]


Như vậy, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện các đơn giá bồi thường, hỗ trợ đúng theo quy định của Chính phủ, có vận dụng phù hợp với tình hình của tỉnh, được áp dụng thống nhất trên tất cả các địa bàn của tỉnh, được bổ sung hàng năm cho phù hợp. So với các tỉnh lân cận, Bắc Ninh thực hiện chế độ bồi thường, hỗ trợ nông dân có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi có phần ưu tiên hơn.

2.3.1.2. Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm .


Bên cạnh những thành tựu rất quan trọng trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất sản xuất nông nghiệp của nông dân nhằm tạo bước đột phá đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh CNH - HĐH Bắc Ninh, một vấn đề lớn bức xúc đang đặt ra trong quá trình xây dựng Bắc Ninh giầu đẹp văn minh là giải quyết việc làm, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động nói chung, nhất là nông dân có đất sản xuất nông nghiệp Nhà nước thu hồi. Đây vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm trước mắt và lâu dài của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Ninh.

Thực hiện chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho nông dân có đất nông nghiệp Nhà nước thu hồi

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành một số chính sách về lao động, việc làm nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo, giải quyết lao động việc làm cho khu vực nông thôn nói chung, khu vực thu hồi đất nói riêng.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, thông báo kết luận về khôi phục, phát triển làng nghề, khu cụm công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn... làm căn cứ để các cấp, các ngành xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nghề, giải quyết việc làm cho nhân dân nói chung, trong đó có nông dân có đất nông nghiệp bị thu hồi.

- UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành: Quyết định số 84/2003/QĐ-UB ngày 17/9/2003 phê duyệt quy hoạch phát triển mạng lưới dậy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2003-2010; Quyết định số 50/2005/QĐ-UB ngày 19/5/2005 về phê duyệt quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh giai đoàn 2006- 2010; phương án hỗ trợ dậy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010; Đề án phát triển xã hội hoá dậy nghề tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2006-2010....


- Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thường xuyên được quan tâm và điều chỉnh theo hướng có lợi cho nông dân chuyển đổi nghề. Từ năm 2000 đến 2008 bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 15 ngàn lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm, thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng từ 73,6% là 81,2%. Công tác đào tào nghề được chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 21,6% năm 2000 lên 37% năm 2008.

- Công tác xã hội hoá dậy nghề và giải quyết việc làm có nhiều tiến bộ; từ 16 cơ sở dậy nghề và 13 nghề đào tạo năm 2005 đến năm 2008 đã có 37 cơ sở dậy nghề và 37 nghề đào tạo. Quan tâm kết hợp dạy nghề và giới thiệu việc làm cho nông dân.

- Ngoài 14.700đ/m2 hỗ trợ nông dân chuyển đổi nghề sau khi Nhà nước

thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh Bắc Ninh còn hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho nông dân. Mức hỗ trợ tính theo số học viên thực tế tốt nghiệp khoá học, tối đa không quá 300.000đ/người/tháng và không quá 1.500.000đ/người/khoá học “Kết quả công tác dạy nghề trong 3 năm được nêu trong bảng 2.8”.


Bảng 2.8: Thực trạng công tác đào tạo nghề giai đoạn 2006-2008

Đơn vị tính: người


St

t


Diễn giải

2006

2007

2008

Tổng

KH

TH

KH

TH

KH

TH

KH

TH


Kết quả đào tạo

8.930

9.072

1180

1194

16370

16500

37105

37515


nghề



5

3






-Dài hạn

2.415

2.415

2003

203

3000

3000

7418

7418

1

-Ngắn hạn

6.515

6.657

9802

9940

13370

13500

29686

30097


Trong đó










+ĐT tại các cơ


6.003


9054


12732


27789


sở ĐTN










+ĐT tại DN


654


886


768


2308


2

Tỷ lệ LĐ qua

đào tạo

31

31,5

34,1

34,5

37,5

37,8

37,5

37,8

3

Tỷ lệ LĐ qua

ĐT nghề

21,3

31,6

23

23,5

26

26,4

26

26,4


Số các cơ sở


23


33


37


37


ĐTN





4

Trong đó






-Công lập

14

17

17



-Ngoài công lập

9

16

20


5

Số nghề đào

tạo


34


35


37


37

(Nguồn [85,21]


Bắc Ninh đã có nhiều biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp của tỉnh tuyển dụng người địa phương, tỷ lệ người Bắc Ninh trong công nhân viên lao động ở các khu công nghiệp có xu hướng tăng lên nhất là các doanh nghiệp FDI (khoảng trên 50%).

2.3.1.3. Chính sách BHXH tự nguyện đối với nông dân bị thu hồi đất.

Trong nhiều quốc gia trên thế giới chính sách bảo hiểm thực sự trở thành trụ cột của hệ thống chính sách ASXH. Đối với nước ta, BHXH đã được xây dựng thành Luật được Quốc hội thông qua. BHYT cũng từng bước khẳng định vị thế trong xã hội. Ngành Bảo hiểm đang tiến tới kỷ niệm 15 năm thành lập ngành là dịp tiếp tục khẳng định chủ trương đúng của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác bảo hiểm.

Nông dân, nông nghiệp là khu vực có rất nhiều rủi ro, việc bảo hiểm nông nghiệp, nông dân đã được coi trọng. Đối với nông dân nói chung, nông dân khu vực Nhà nước thu hồi đất đang triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tuy nhiên, (theo báo cáo của BHXH tỉnh Bắc Ninh) số nông dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện độ bao phủ rất thấp. Hệ thống bảo hiểm thương


mại cũng đã có nhiều hình thức khuyến khích nông dân tham gia, song kết quả cũng rất hạn chế. Tính đến 25/6/2009, trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh mới có 199 người tham gia BHXH tự nguyện trong đó có 65 người đã tham gia BHXH bắt buộc, nay tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện để có đủ điều kiện nghỉ chế độ hưu trí, 134 nông dân lần đầu tiên tham gia BHXH tự nguyện, trong đó có 42 người là nông dân các địa phương Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp. Đến nay Bắc Ninh chưa có chính sách BHXH tự nguyện riêng cho đối tượng bị thu hồi đất để xây dựng các KCN.

2.3.1.4. Chính sách BHYT tự nguyện đối với nông dân bị thu hồi đất

Về BHYT, hiện nay ở Bắc Ninh nông dân được tham gia ba loại hình như sau:

- BHYT bắt buộc đối với những hộ thuộc diện nghèo với mức đóng góp bằng 3% mức lương tối thiểu, được lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước. Đến nay 100% đối tượng nghèo của tỉnh Bắc Ninh có thẻ BHYT. Năm 2008 toàn tỉnh có 81.401 người nghèo được lập thẻ BHYT, 6 tháng đầu năm 2009 đã có

64.000 người nghèo được cấp thẻ BHYT.

- BHYT đối với người thuộc hộ cận nghèo

Mức phí đóng bằng 3% mức lương tối thiểu, ngân sách nhà nước hỗ trợ 70%, người thuộc hộ cận nghèo tự đóng thêm 30% còn lại. Song tỷ lệ người trong hộ cận nghèo tham gia BHYT còn hạn chế. Năm 2008 đạt 7,06%, 6 tháng đầu năm 2009 đạt 5,37%.

- BHYT tự nguyện ở khu vực nông thôn số nông dân tham gia chỉ đạt 15% đối tượng cần vận động.

Qua các số liệu (BHXH tỉnh cung cấp) với Bắc Ninh đến nay chưa có chính sách BHYT tự nguyện riêng cho đối tượng phải thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN.

2.3.1.5. Chính sách trợ giúp xã hội


Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ theo quy định chung với cả nước, của cộng đồng, gia đình, trong những năm qua tỉnh đã ban hành các quyết định hỗ trợ: HĐND tỉnh ra Nghị quyết số 07/2000 ngày 22/1/2000 về việc hỗ trợ cho các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng chính sách xã hội. Nội dung hỗ trợ tiền thuế sử dụng đất nông nghiệp cho các đối tượng chính sách, trong đó có hộ nghèo được hỗ trợ 50%.

UBND tỉnh ra Quyết định số 106 ngày 18/10/2000 quy định mức trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên. Nội dung: quy định mức trợ cấp thường xuyên cho các đối tượng sống tại gia đình là 45.000đ/người/tháng và mức sinh hoạt phí nuôi dưỡng tại Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh là 100.000đ/người/tháng và trợ cấp thuốc chữa bệnh, sách và đồ dùng học tập…

UBND tỉnh ra Quyết định số 139/2006QĐ-UB ngày 25/12/2006 trợ cấp xã hội hàng tháng cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên, cụ thể:

Với người có độ tuổi từ 80 ÷ 84 tuổi (không thuộc đối tượng hưởng chế độ gồm không có lương hưu, không có trợ cấp xã hội,có hộ khẩu thường trú và đang sống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được trợ cấp hàng tháng là 40.000đ; với người có độ tuổi từ 85 đến 89 trợ cấp hàng tháng là 60.000đ, nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, áp dụng từ ngày 01.01.2007.

Ngày 13/4/2007 Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2007 về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội trong 9 nhóm đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường quản lý. Nhóm thấp nhất là 120.000đ/tháng. Sau khi Nghị định có hiệu lực thi hành, đối tượng tuổi từ 85 trở lên tại Bắc Ninh áp dụng theo Nghị định 67 của Chính phủ, đối tượng từ 80 tuổi đến 84 tuổi vẫn áp dụng Quyết định 139/2006/QĐ-UB nêu trên.

Thực hiện Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/2/2010 của Chính phủ về việc bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP, HĐND tỉnh

Xem tất cả 198 trang.

Ngày đăng: 28/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí