Thực Tiễn Áp Dụng Các Quy Định Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Khi Vợ Hoặc Chồng Chết

không chính xác, việc Tòa án đem chia toàn bộ tài sản công ty còn không đảm bảo được nguyên tắc chia tài sản chung là bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập bởi sau khi ly hôn, anh Khánh, chị Nga sẽ tiếp tục kinh doanh như thế nào khi công ty do anh chị góp vốn gần như giải thể vì không còn tài sản hoạt động?

Theo chúng tôi trong trường hợp này, để duy trì hoạt động của công ty TNHH Đông Long theo quy định của Luật Doanh nghiệp mà vẫn giải quyết được yêu cầu chia tài sản chung của anh Khánh, chị Nga khi anh chị ly hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án cần căn cứ vào công sức đóng góp của anh Khánh, chị Nga để phân định anh Khánh, chị Nga mỗi người được sở hữu bao nhiêu phần trăm giá trị tài sản của công ty TNHH Đông Long để anh Khánh, chị Nga mỗi người có quyền sở hữu, định đoạt phần tài sản riêng đó của mình theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Khi ly hôn, bên cạnh việc tranh chấp tài sản chung, tài sản riêng, vợ chồng còn khó thỏa thuận được về các tài sản mỗi bên được nhận hoặc bên nào được nhận tài sản bằng hiện vật, bên nào được nhận tài sản bằng giá trị? Với những tài sản có giá trị lớn như nhà ở, quyền sử dụng đất thì hầu như cả hai bên đều muốn nhận bằng hiện vật. Thực tế xét xử, việc Tòa án không bám sát và vận dụng tốt nguyên tắc chia tài sản bằng hiện vật hoặc theo giá trị khiến nhiều vợ, chồng sau khi ly hôn lâm vào tình trạng không có nhà ở, đất canh tác vì không được chia hiện vật, giá trị tài sản được chia lại không đủ để kiến tạo chỗ ở mới do hoàn cảnh, điều kiện khó khăn…. Đây cũng là nguyên nhân khiến không ít vụ chia tài sản khi ly hôn phải kéo dài nhiều năm, qua nhiều cấp xét xử do bị kháng cáo, kháng nghị.

Ví dụ, vụ ly hôn của Anh Nguyễn Huy Kiếm và chị Trần Thị Hanh trú tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội phải kéo dài suốt từ năm 2003 đến năm 2008, qua 3 lần xét xử sơ thẩm, 2 lần xét xử phúc thẩm và một lần giám đốc thẩm. Tại quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TANDTC ngày 07 tháng 10 năm 2008 có ghi lý do hủy bản án phúc thẩm số

83/2005/PTDS ngày 21-4-2005 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và hủy bản án sơ thẩm số 242/LHST ngày 23-11-2004 của TAND thành phố Hà Nội về vụ chia quyền sử dụng đất khi ly hôn là "vụ án cần được giải quyết lại theo hướng bảo đảm đất ở cho người phụ nữ khi ly hôn; đồng thời phải đưa đầy đủ những người thừa kế tham gia tố tụng" [52].

Cũng lại có trường hợp khi chia tài sản chung là nhà ở Tòa án vận dụng một cách máy móc nguyên tắc "Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng" [34, Điều 98]. Tức là, nếu nhà có thể chia để sử dụng, Tòa án sẽ đem chia đôi cho vợ chồng mà không căn cứ vào nhu cầu sử dụng, nguyện vọng của vợ, chồng.

Ví dụ, vụ kiện chia tài sản chung sau ly hôn của anh Anh Nguyễn Huy Ngữ, sinh năm 1952; trú tại: Cộng hòa Ba Lan; tạm trú tại: nhà số 47 phố Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội với chị Chị Nguyễn Thị Minh, sinh năm 1958; trú tại: nhà số 116/10/38 đường Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Khi ly hôn, phần tài sản anh chị tự thỏa thuận và không yêu cầu Tòa xem xét. Tuy nhiên, sau đó hai bên không tự nguyện thực hiện theo cam kết nên anh Ngữ đã khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn ngôi nhà số 38B Nam Ngư, phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, thành Phố Hà Nội. Sau khi xác định ngôi nhà là tài sản chung của anh Ngữ, chị Minh, tại bản án số 233/LHST, TAND thành phố Hà Nội đã tiến hành chia bằng hiện vật như sau:

- Giành một lối đi chung về phía tay phải đứng từ cửa nhà nhìn vào kéo dài đến chân cầu thang của tầng 1, có chiều rộng 1m, chiều dài 8m, diện tích là 8m2. Mỗi người được chia 1/2 và cùng được sử dụng ngõ đi chung này.

- Chia cho anh Ngữ các diện tích sau: 1 phòng mặt phố Nam Ngư có chiều rộng 3,02m, chiều dài 7m về phía trái đứng từ cửa nhà nhìn vào có diện tích là 21,14m2; Toàn bộ tầng 2.

- Chia cho chị Minh các diện tích sau: Tầng 1 gồm: phòng cầu thang và phòng bếp có diện tích 27,39m2; Toàn bộ tầng 3 và cầu thang tầng 3; Toàn bộ tầng 4 và cầu thang lên tầng 4 gồm tum và 1 phòng thờ, sân...;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

- Cùng với việc định giá các phần tài sản (nhà) được chia, anh Ngữ phải thanh toán chênh lệch về tài sản cho chị Minh số tiền là 34.964.104 đồng.

Điều đáng nói ở đây là TAND thành phố Hà Nội đã đem chia đôi bằng hiện vật ngôi nhà số 38B Nam Ngư cho anh Ngữ, chị Minh trong khi hai anh chị đều không trực tiếp quản lý, sử dụng ngôi nhà trên (ngôi nhà đang cho anh Tạ Đình Nam thuê) - anh Ngữ đang sinh sống tại Ba Lan còn chị Minh đã sống ổn định tại Thành phố Hồ Chí Minh và tại phiên tòa sơ thẩm anh Ngữ cũng đã nói "theo tôi nên bán đi và chia tiền" (BL 89). Đó là căn cứ để khẳng định anh Ngữ và chị Minh đều không có nhu cầu sử dụng ngôi nhà trên. Việc TAND thành phố Hà Nội đem chia hiện vật (từng phòng) đối với ngôi nhà 38B Nam Ngư mà không xem xét nhu cầu sử dụng, hoàn cảnh của anh Ngữ, chị Minh sẽ gây khó khăn cho anh chị khi thi hành án và ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba (anh Nam). Trong trường hợp này, nếu Tòa án chia toàn bộ ngôi nhà cho một bên để họ có thể dễ dàng cho thuê hoặc bán và thanh toán cho bên kia một nửa giá trị ngôi nhà sẽ hợp lý hơn. Và thực tế, sau bản án sơ thẩm, anh Ngữ đã có đơn kháng cáo đề nghị được chia hiện vật là toàn bộ ngôi nhà số 38B Nam Ngư.

Chia tài sản chung vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - Thực tiễn áp dụng và hướng hoàn thiện - 12

Như vậy, theo chúng tôi, khó khăn lớn nhất của các Tòa án khi quyết định phân chia tài sản chung là việc vận dụng các nguyên tắc chia tài sản chung sao cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo được quyền, lợi ích của vợ chồng và những người có liên quan. Nguyên tắc chia tài sản chung là quy định để đảm bảo việc phân chia tài sản chung được công bằng, hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, do tình tiết vụ án phức tạp, thiếu chứng cứ... nên nhiều Tòa án còn thiếu sót trong việc áp dụng các nguyên tắc này. Do đó, khi quyết định chia tài sản chung đặc biệt là nhà ở, quyền sử dụng đất cho vợ, chồng Tòa án cần cân nhắc hết sức cẩn trọng về thực trạng tài sản, hoàn cảnh, nhu cầu và khả năng sử dụng nhà, đất của mỗi bên để đảm bảo việc phân chia

hợp lý, tránh lãng phí tài nguyên, đảm bảo áp dụng đúng tinh thần của các quy định về chia nhà ở, quyền sử dụng đất được quy định tại các điều 96, 97, 98 luật HN&GĐ, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP và các quy định có liên quan của Luật Đất đai, Luật Nhà ở…

2.3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG KHI VỢ HOẶC CHỒNG CHẾT

Trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết diễn ra không nhiều trong thực tế vì thông thường, người chồng, vợ còn sống thường tiếp tục quản lý, sử dụng tài sản chung phục vụ cho cuộc sống gia đình. Các tranh chấp về thừa kế thường phát sinh sau khi cả hai vợ chồng đã chết. Tuy nhiên, pháp luật đã dự liệu và thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp khi vợ hoặc chồng chết, những người thừa kế (thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc riêng của người vợ, chồng đã chết) của người chết yêu cầu chia thừa kế ngay sau khi người đó chết. Để đảm bảo quyền thừa kế hợp pháp của những người thừa kế, trừ trường hợp việc chia di sản thừa kế "ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ, chồng còn sống hoặc gia đình", chia di sản thừa kế vẫn được tiến hành. Trong trường hợp đó, tài sản chung của vợ chồng phải được chia trước để có thể xác định được di sản thừa kế của người chết.

2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về xác định tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Xác định tài sản tài sản chung của vợ chồng luôn khó khăn và phức tạp ngay cả trong trường hợp cả hai bên đều còn sống nhưng không tự thống nhất được với nhau những tài sản nào là tài sản chung. Khi một bên vợ, chồng đã chết, sự đồng thuận trong trường hợp này hầu như không có (trừ trường hợp cái chết được biết trước và hai vợ chồng có sự thỏa thuận) nên việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong thực tế càng khó khăn hơn.

Khi xác định tài sản chung trong trường hợp này, có thể dẫn tới tranh chấp giữa những người thừa kế với người chồng hoặc vợ còn sống về những

tài sản nào được coi là tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là những tài sản không phải đăng ký quyền sở hữu. Ví dụ như hai vợ chồng có một khoản tiền mặt lớn nhưng lại không đem gửi ngân hàng, hoặc cho vay mà cất ở nhà, nếu người chồng, vợ còn sống không thành thật thì Tòa án cũng như những người thừa kế rất khó biết được hoặc biết nhưng khó chứng minh sự tồn tại của khoản tiền đó. Trường hợp vợ chồng nhập tài sản riêng vào tài sản chung hoặc thỏa thuận là tài sản chung mà không lập thành văn bản cũng rất khó chứng minh được được tài sản đó là tài sản chung. Khi ly hôn, cả hai vợ chồng còn sống, việc chứng minh đã không hề đơn giản, thì khi một trong hai người "trong cuộc" đã chết, việc chứng minh còn khó hơn gấp nhiều lần. Nếu các bên không cùng lợi ích sẽ xảy ra tình trạng chứng minh ngược chiều nhau và tranh chấp càng thêm phức tạp. Ví dụ những người thừa kế thì cố gắng chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng của người chết, người đó chưa nhập hay thỏa thuận là tài sản chung, còn với người còn sống lại phải chứng minh có tồn tại một thỏa thuận tài sản chung hoặc người chồng, vợ đã mất của mình đã nhập tài sản đó vào tài sản chung của vợ chồng….Những tranh chấp như vậy rất dễ xảy ra và việc xác định tài sản chung để tiến hành phân chia tài sản chung của vợ chồng trong thực tiễn giải quyết của Tòa án là hết sức khó khăn.

2.3.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Khác với nguyên tắc chia chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được quy định khá chi tiết, thì nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên vợ hoặc chồng chết lại không được Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản dưới luật quy định. Thực tiễn xét xử cho thấy, trong trường hợp này các Tòa án thường tiến hành chia đôi tài sản chung của vợ chồng mà không tính đến công sức đóng góp của các bên trong việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung. Thực tiễn này có thể được duy trì từ Luật HN&GĐ năm 1986 "khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật

thừa kế" (Điều 17) và Pháp lệnh thừa kế năm 1990 "trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết" (Khoản 2 Điều 4). Việc không xem xét công sức đóng góp của mỗi bên đối với khối tài sản chung có thể do một bên đã chết và khó có cơ sở để tính toán công sức đóng góp của họ. Tuy nhiên đó chỉ là phỏng đoán cá nhân mà không có căn cứ pháp lý cụ thể. Và khi pháp luật không có quy định thì liệu có phải Tòa án nào cũng áp dụng nguyên tắc đó để giải quyết?

Ví dụ, vụ tranh chấp tài sản giữa chị P (con vợ ba) và bà G (vợ cả) về tài sản thừa kế của ông V. Trước khi chết Ông đã lập di chúc cho chị P được hưởng toàn bộ di sản thừa kế của mình trong phần tài sản là nhà, quyền sử dụng 200 m2 đất mà ông cho rằng nhà đất đó là tài sản chung của ông và bà G. Sau khi Ông chết, chị P và bà G xảy ra tranh chấp, chị P yêu cầu chia tài sản chung để nhận di sản thừa kế còn bà G thì khẳng định đó không phải tài sản chung vì đất do bà lấn chiếm được trong thời gian ông V ở với bà hai và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà. Sau khi bản án sơ thẩm của TAND quận Tân Bình xác định nhà và đất là tài sản riêng của bà G, chị P đã kháng cáo và được TAND Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa nhận định, 70m2 đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung của ông V và bà G do đó chia đôi cho ông V và bà G mỗi người một nửa. Chị P được hưởng phần của ông V theo định đoạt của ông trong di chúc (35m2 đất). Sau đó, Hội đồng giám đốc thẩm Tòa Dân sự TANDTC đã họp và nhận định bà G có công tạo lập chủ yếu lại chỉ

được hưởng một nửa tài sản ngang chồng là không thỏa đáng. Cùng với việc xác định di chúc không hợp pháp, Hội đồng đã ra quyết định hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm, giao cho TAND quận Tân Bình xét xử sơ thẩm lại. Tháng 9 năm 2008 TAND quận Tân Bình xét xử sơ thẩm, sau khi xem xét công sức của bà G, Tòa quyết định chia 70 m2 đất là tài sản chung theo tỷ lệ 7: 3, bà G được hưởng 7 phần tương đương với 49 m2 và ông V được hưởng 3 phần tương ứng là 21 m2 đất.

Ở đây, chúng tôi không bình luận về việc xác định tài sản chung của Tòa án mà nhấn mạnh đến nguyên tắc mà Tòa án áp dụng để chia tài sản chung khi một bên vợ, chồng chết trước. Như trên đã nêu, trong trường hợp vợ hoặc chồng chết trước, việc chia đôi tài sản chung của vợ chồng, mỗi bên được hưởng một nửa được xem là nguyên tắc kế thừa của Luật HN&GĐ năm 1986 và Pháp lệnh thừa kế năm 1990, nguyên tắc này cũng được nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Luật Hôn nhân gia đình thừa nhận. Tuy nhiên, qua vụ án trên, ta thấy, một trong những lý do để Hội đồng thẩm phán TANDTC hủy bản án để xét xử sơ thẩm lại là việc chia tài sản chung chưa xem xét đến công sức đóng góp của bà G. Vẫn biết, án lệ ở Việt Nam không được thừa nhận, nhưng trước một vấn đề bị pháp luật "bỏ ngỏ", sự khác nhau trong hướng giải quyết được giới nghiên cứu đưa ra và thực tiễn giải quyết của Tòa án cấp trên như vậy, Tòa án các cấp có thể lúng túng trong việc lựa chọn hướng giải quyết khi phải xét xử những vụ án chia tài sản chung của vợ chồng trong tình huống này. Vì vậy câu hỏi tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ, chồng chết trước được chia như thế nào; có xem xét đến công sức đóng góp của mỗi bên hay không cần phải được trả lời bằng một quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật để các Tòa án có cơ sở áp dụng thống nhất.

2.3.3. Thực tiễn áp dụng các quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết

Trong quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng chết trước đáng lưu ý là quy định về việc khôi phục quan hệ hôn nhân của người được Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố đã chết trước đó:

Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật dân sự mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật [34, Điều 26].

(Điều 93 của BLDS năm 1995 tương đương Điều 83 BLDS năm 2005).

Quy định tưởng như đơn giản và hợp lý này lại có thể gây ra rất nhiều những tình huống khó "xử" trong thực tế.

Ví dụ, anh A và chị B là hai vợ chồng. Anh A biệt tích từ tháng 8/1999 sau một trận lũ. Tháng 12/2000 bố mẹ anh đã yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố anh đã chết, đồng thời yêu cầu chia di sản thừa kế của anh theo quy định pháp luật. Các tài sản chung của vợ chồng anh chị được chia để xác định di sản thừa kế. Vì anh chị không có con chung nên bố mẹ anh cũng coi như không còn con dâu, ngôi nhà vợ chồng anh ở trước đây do bố mẹ anh cho anh chị ở nhờ, nay cũng đã bị đòi lại. Chị B phải ở nhờ nhà người quen, rồi lo làm ăn kiếm sống. Nhờ tần tảo làm ăn, chị dành dụm được tiền mua nhà, xe máy và nhiều đồ đạc có giá trị khác nhưng vì bị ám ảnh tâm lý nên chị không kết hôn với người khác. Tháng 10/2010 anh A trở về. Theo đúng quy định pháp luật, quan hệ hôn nhân của anh chị được khôi phục dù chị muốn hay không. Và như vậy, phải chăng các tài sản do một mình chị làm ra trong thời gian anh A bị tuyên bố là đã chết cũng là tài sản chung? Nếu chị B hoặc anh A không muốn tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa, anh, chị phải làm đơn xin ly hôn và chị B sẽ phải chia tài sản cho anh A?

Với các quy định pháp luật hiện hành (Điều 83 BLDS năm 2005 và Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000) quan hệ hôn nhân của anh A và chị B được đương nhiên khôi phục, trong đó có quan hệ tài sản. Tuy nhiên, cần hiểu việc khôi phục quan hệ tài sản trong trường hợp này như thế nào ? Có hai quan điểm khác nhau về vấn đề này như sau:

Quan điểm thứ nhất: Khôi phục quan hệ tài sản khi người vợ hoặc chồng bị tuyên bố là đã chế trở về là việc nối tiếp quan hệ hôn nhân kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ quyết định tuyên bố anh A đã chết có hiệu lực và các quy định về tài sản chung của vợ chồng sẽ bắt đầu áp dụng từ thời điểm đó.

Xem tất cả 132 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí