ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TỐNG THỊ LÝ
Chia tài sản chung CủA vợ chồng
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
TỐNG THỊ LÝ
Chia tài sản chung CủA vợ chồng
để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHƯƠNG LAN
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Tống Thị Lý
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 8
1.1. Khái niệm chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân 8
1.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 12
1.3. Sự cần thiết của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân để sản xuất kinh doanh riêng 18
Chương 2: CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN ĐỂ VỢ HOẶC CHỒNG SẢN XUẤT
KINH DOANH RIÊNG 24
2.1. Quyền yêu cầu chia 24
2.2. Phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm mục đích sản xuất kinh doanh riêng của vợ
hoặc chồng 29
2.3. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân để vợ hoặc chồng sản xuất kinh doanh riêng 32
2.3.1. Quan hệ nhân thân 33
2.3.2. Quan hệ tài sản 35
2.3.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với con chung và đời sống chung của gia đình sau khi chia tài sản chung 40
2.3.4. Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để một bên sản xuất, kinh
doanh riêng 44
2.4. Vấn đề chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích sản xuất kinh doanh riêng 46
Chương 3: NHỮNG VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG ĐỂ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 48
3.1. Một số vướng mắc, bất cập khi áp dụng pháp luật về chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân để vợ hoặc
chồng sản xuất kinh doanh riêng 48
3.1.1. Quyền yêu cầu chia tài sản chung để một bên vợ hoặc chồng sản
xuất kinh doanh riêng 48
3.1.2. Hình thức chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân 49
3.1.3. Về hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ
hôn nhân 50
3.1.4. Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung khi một bên vợ hoặc chồng đầu tư kinh doanh riêng trong thời kỳ hôn nhân 51
3.1.5. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung
chưa được pháp luật quy định 53
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân với mục đích
đầu tư kinh doanh riêng 55
3.2.1. Về quyền yêu cầu chia tài sản chung để một bên đầu tư kinh
doanh riêng 56
3.2.2. Về hình thức của việc chia tài sản chung để một bên đầu tư kinh
doanh riêng 57
3.2.3. Về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung vợ chồng 58
3.2.4. Về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời
kỳ hôn nhân để một bên vợ, chồng sản xuất kinh doanh riêng 59
3.2.5. Về các trường hợp chia tài sản chung bị coi là vô hiệu 60
3.2.6. Về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 61
KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bộ luật Dân sự | |
HĐTP | Hội đồng Thẩm phán |
HN&GĐ | Hôn nhân và Gia đình |
Luật DN | Luật Doanh nghiệp |
Nghị định số 126/2014/NĐ-CP | Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. |
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP | Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. |
Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP | Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 |
Nghị quyết số 35/2000/QH10 | Nghị quyết số 35/2000/QH ngày 09/06/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. |
TAND | Tòa án nhân dân |
TANDTC | Tòa án nhân dân tối cao |
VKSNDTC | Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Có thể bạn quan tâm!
- Chia tài sản chung của vợ chồng để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh - 2
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Việc Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân
- Sự Cần Thiết Của Việc Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Trong Thời Kỳ Hôn Nhân Để Sản Xuất Kinh Doanh Riêng
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hôn nhân là cơ sở của gia đình, hai người đến với nhau bằng tình yêu và cùng nhau xây dựng một mái ấm, tạo nên gia đình hạnh phúc. Gia đình luôn luôn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, nó được coi như những “tế bào” của xã hội, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách mỗi người, gia đình có tốt thì xã hội cũng mới phát triển. Một trong những chức năng cơ bản của gia đình đó là chức năng kinh tế mà nội dung của nó là sự tham gia của các thành viên vào quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tạo ra của cải vật chất, tinh thần bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Gia đình là một “tế bào” xã hội thực hiện chức năng kinh tế, vì thế giữa các thành viên gia đình luôn tồn tại những mối quan hệ liên quan đến tài sản. Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, tính chất của mối quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình cũng có nhiều thay đổi. Vì vậy các quy định điều chỉnh chế độ tài sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật quan tâm và xây dựng để trở thành một trong những chế định quan trọng nhất của pháp luật Hôn nhân và gia đình.
Trong Luật HN&GĐ năm 2014 chế độ tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 28, vợ chồng có thể lựa chọn áp dụng chế độ tài sản pháp định hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận. Về nguyên tắc khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng có nhu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Trong quá trình chung sống vợ chồng luôn tham gia vào các giao dịch dân sự, thương mại khác nhau để phát triển kinh tế gia đình, đảm bảo các nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của