nghiệp và nghiệp đoàn các nước phương Tây đều coi trọng giáo dục đạo đức và rèn luyện kỷ luật của thương nhân. Vì vậy, đối với nền kinh tế đang phát triển của nước ta, vấn đề đạo đức kinh doanh cần phải được quan tâm sâu sắc. Cần phải xây dựng văn hóa cạnh tranh lành mạnh, bên cạnh đó giáo dục về đạo đức kinh doanh lành mạnh cho những người tham gia kinh doanh trên thị trường.
3.3.3.4. Hợp tác quốc tế để đào tạo chuyên gia pháp lý, xây dựng pháp luật và xử lý vi phạm hạn chế cạnh tranh
Thời đại toàn cầu hóa với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay khiến cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, kinh tế buộc phải mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế để theo kịp với thời đại. Ở Việt Nam, cạnh tranh vẫn là lĩnh vực pháp luật mới, các cơ quan quản lý nhà nước, luật sư, thẩm phán và giới kinh doanh của Việt Nam đều chưa có nhiều kinh nghiệm, trong khi các nước phát triển đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa hiện nay tất yếu dẫn đến những hành vi vi phạm tinh vi hơn. Vì thế cần tranh thủ và học tập kinh nghiệm của nước ngoài để giải quyết tình huống liên quan đến hạn chế cạnh tranh. Trong thời gian tới Bộ Công thương cần có các chương trình hợp tác nghiên cứu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các nước có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh nói chung và trong việc quy định về các biện pháp xử lý vi phạm hạn chế cạnh tranh nói riêng để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan xử lý vi phạm của Việt Nam và các cán bộ của cơ quan ấy có thêm kiến thức, năng lực và trình độ để xử lý các vấn đề mà thực tiễn Việt Nam đặt ra.
Tiểu kết Chương 3
Thực tiễn quy định và thi hành pháp luật chống hạn chế cạnh tranh đã bộc lộ một số vấn đề bất cập, tồn tại liên quan đến chế tài đối với các hành vi vi phạm hạn chế cạnh tranh. Vì vậy, cần có một số giải pháp để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật chống hạn chế cạnh tranh nói chung và chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh nói riêng. Trong đó, việc hoàn thiện cần phải đồng bộ, bao gồm cả các giải pháp pháp lý và các giải pháp bổ trợ khác. Rà soát, và sửa đổi các quy định đảm bảo sự thống nhất trong quy định về chế tài hạn chế cạnh tranh, trong các văn bản liên quan. Đặc biệt, cần điều chỉnh quy định phạt tiền, các căn cứ cụ thể để áp dụng biện pháp xử lý, bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả cho phù hợp, xem xét để quy định đầy đủ về chủ thể chịu trách nhiệm, nghiên cứu để quy định và áp dụng chế tài hình sự đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm đề cao tính răn đe, phòng ngừa của chế tài. Bên cạnh đó, để giải quyết các vụ việc hạn chế cạnh tranh được hiệu quả, cũng cần quy định về trình tự, thủ tục phù hợp với đặc thù của vụ việc hạn chế cạnh tranh, kiện toàn cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo hướng đảm bảo được tính độc lập trong xử lý vi phạm, cùng các giải pháp bổ trợ khác để tăng tính kiểm soát của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kinh nghiệm xử lý các vụ việc hạn chế cạnh tranh.
KẾT LUẬN
Cạnh tranh là động lực để phát triển, trong thời đại toàn cầu hóa, các hành vi cạnh tranh đa dạng hơn. Tuy nhiên, các thủ đoạn cạnh tranh, đặc biệt là các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền, tập trung kinh tế diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi dẫn tới kìm chế cạnh tranh, bóp méo thị trường, đe dọa tới nền kinh tế. Vì thế, các nước trên thế giới đều có quy định về chống hạn chế cạnh tranh, chống độc quyền, trong đó thiết lập các biện pháp xử lý để trừng trị, răn đe, phòng ngừa các vi phạm về hạn chế cạnh tranh.
Việt Nam đã xây dựng khung pháp lý điều chỉnh đối với hạn chế cạnh tranh bao gồm các quy định về dấu hiệu hành vi, chế tài, trình tự, thủ tục xử lý và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc hạn chế cạnh tranh. Các chế tài xử lý vi phạm đa dạng, bao gồm: Chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài dân sự.
Có thể bạn quan tâm!
- Xây Dựng Hệ Thống Chế Tài Đầy Đủ, Đồng Bộ Và Thống Nhất
- Hoàn Thiện Trình Tự, Thủ Tục Xử Lý Các Vụ Việc Hạn Chế Cạnh Tranh Thứ Nhất: Phân Định Giữa Thủ Tục Xử Lý Hành Vi Hạn Chế Cạnh Tranh Và Hành
- Chế tài liên quan tới hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành Luật Cạnh tranh, đã bộc lộ nhiều bất cập liên quan đến quy định về chế tài như khung xử phạt và cách thức áp dụng phạt tiền chưa hợp lý, thiếu quy định cụ thể về chế tài hình sự… Trong khi đó, trình tự, thủ tục, thẩm quyền xử lý của Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Chính vì vậy, cần thiết phải tạo lập lại khuôn khổ pháp luật liên quan đến chế tài hạn chế cạnh tranh, quy định hợp lý các biện pháp xử lý để đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, áp dụng mức phạt đúng vi phạm, đúng chủ thể. Hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh về chế tài một cách đồng bộ giữa các giải pháp pháp lý, và giải pháp kinh tế, kỹ thuật, không chồng chéo, mâu thuẫn về xử lý vi phạm giữa quy định của Luật Cạnh tranh với văn bản quy định pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực khác có quy định liên quan. Hoàn thiện về mặt pháp lý về chế tài đối với các hành vi hạn chế cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ quan trọng để phát huy những vai trò và hạn chế tác động tiêu cực của các hành vi hạn chế cạnh tranh nhằm xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, vì mục tiêu phát triển bền vững của nền kinh tế quốc dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thị Vân Anh (2011), “Một số bất cập trong pháp luật điều chỉnh hành vi hạn chế cạnh tranh tại Việt Nam”, Tạp chí luật học, (4), tr.4-9.
2. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Liên minh Châu Âu, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
3. Bộ Thương mại (2002), Luật Cạnh tranh của Pháp, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
4. Bộ Thương mại (2002), Luật Chống cạnh tranh không lành mạnh của Trung Quốc, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
5. Bộ Thương mại (2003), Luật Cạnh tranh thương mại của Vương quốc Thái Lan, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
6. Bộ Thương mại (2003), Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh của Nhật Bản, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
7. Bộ Thương mại (2003), Luật Mẫu về Cạnh tranh, Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên Hợp Quốc (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
8. Bộ Thương mại (2003), Luật Thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền của Hàn Quốc, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
9. Bộ Thương mại (2003), Tài liệu tham khảo khuôn khổ pháp lý đa phương điều chỉnh hoạt động cạnh tranh và Luật Cạnh tranh của một số nước và vùng lãnh thổ, (Tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
10. Bộ Thương mại (2004), Luật Cạnh tranh Canada và bình luận, (tài liệu dịch tham khảo), Hà Nội.
11. Chính phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh, Hà Nội.
12. Chính phủ (2005), Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/09/2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.
13. Chính phủ (2006), Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/1/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng Cạnh tranh, Hà Nội.
14. Chính phủ (2006), Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/1/2006 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, Hà Nội.
15. Chính phủ (2013), Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện, Hà Nội.
16. Chính phủ (2014), Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Hà Nội.
17. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2009), Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và dự báo, http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1407&CateID=157, (truy cập ngày 7/8/2014).
18. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2010), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2010, http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1411&CateID=157, (truy cập ngày 12/7/2014).
19. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2011), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2011, http://www.vca.gov.vn/Modules/CMS/Upload/36/2012_5_17/ annual%20report%20Tieng%20Viet.pdf, (truy cập ngày 12/7/2014).
20. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2012), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2012, http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1416&CateID=157, (truy cập ngày 12/7/2014).
21. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2012), Báo cáo rà soát các quy định của Luật Cạnh tranh Việt Nam (phiên bản chi tiết), http://www.vca.gov.vn/ NewsDetail.aspx?ID=1415&CateID=157, (truy cập ngày 12/7/2014).
22. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2012), Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam năm 2012, http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1414& CateID=157, (truy cập ngày 12/7/2014).
23. Cục Quản lý Cạnh tranh - Bộ Công thương (2013), Báo cáo hoạt động thường niên năm 2013, http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=2610&CateID=157, (truy cập ngày 12/7/2014).
24. Dominique Brault (2006), Chính sách và thực tiễn Pháp luật cạnh tranh của Cộng hòa Pháp - Quản lý cạnh tranh, Tập 3, (Tài liệu dịch tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Đăng Duy (2005), Chế tài thương mại trong Luật Thương mại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
26. Hồ Thị Duyên (2010), Căn cứ xác định hành vi hạn chế cạnh tranh theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.
27. Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đặng Vũ Huân (2006), “Giải pháp thực thi các quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh”, Tạp chí Luật học, (6).
29. Nguyễn Hữu Huyên (2004), Luật Cạnh tranh của Pháp và liên minh Châu Âu, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
30. MUTRAP, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2009), Hành vi hạn chế cạnh tranh: Một số vụ việc điển hình, Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, Hà Nội.
31. Vũ Hoài Nam (2012), “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân – nhìn từ dấu hiệu hình phạt”, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=4540, (truy cập ngày 11/8/2014).
32. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, tr. 795-864, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
33. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật Cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
34. Phạm Hồng Quang (2011), “Chế tài hành chính ở Việt Nam và kinh nghiệm của Luật Xử phạt hành chính Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, Tạp chí Luật học, (10).
35. Trương Hồng Quang (2011), “Cơ quan quản lý cạnh tranh ở Việt Nam: Những bất cập và phương hướng hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6).
36. Quốc hội (1999), Bộ luật Hình sự Việt Nam, Hà Nội.
37. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh Việt Nam, Hà Nội.
38. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự Việt Nam, Hà Nội.
39. Quốc hội (2009), Luật số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự, Hà Nội.
40. Quốc hội (2012), Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2012, Hà Nội.
41. Quốc hội (2012), Luật Xử lý vi phạm hành chính năm số 15/2012/QH13 ngày 20/56/2012, Hà Nội.
42. Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu năm số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Hà Nội.
43. Lê Ngọc Thạch (2013), Một số bất cập của pháp luật cạnh tranh hiện hành, http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/PhapLuatKinhTe/View_detail.aspx?I temID=369, (truy cập ngày 10/9/2014).
44. Phan Công Thành (2008), Chính sách khoan hồng và tác động phá vỡ các-ten, http://www.vca.gov.vn/Modules/CMS/Upload/Documents/tailieudinhkem/Tailie u_Toadam_Thang11_08.pdf, (truy cập ngày 12/8/2014).
45. Tổ chức quốc tế pháp ngữ (2005), Bộ luật Dân sự Pháp, (tài liệu dịch), Nxb Tư pháp, Hà Nội.
46. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Tài liệu tập huấn về Luật Cạnh tranh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Trịnh Quốc Toản (2013), “Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Luật học, (1), tr. 60-73.
48. Trường Đại học Ngoại thương (2009), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
49. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật (2007), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
50. Lê Anh Tuấn (2009), Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. Nguyễn Cửu Việt (2005), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
52. Lê Danh Vĩnh (2010), Giáo trình Luật Cạnh tranh, Nxb Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
53. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
II. Tiếng Anh
54. DOJ (2008), Competition and Monopoly: single firm conduct under Section 2 of the Sherman Act, http://www.justice.gov/atr/public/reports/236681.htm, (5/11/ 2009), chapter 9.
55. European Committee (2002), Council Regulation No 1/2003 of 16 December 2002 on the implementation of the rules on competition laid down in Articles 81 and 82 of the Treaty.
56. French National Assembly (2004), Code de commerce (Last amended in 2004), http://www.legifrance.gouv.fr/Traductions/en-English/Legifrance-translations.
57. Gerhard Dannecker and Oswald Jansen (2003), Competition Law Sanctioning in the European Union, Kluwer Law International, Netherlands.
58. Germany Parliament (2013), Act against Restraints of Competition of Germany (amended in 2013), http://www.gesetze-im-internet.de/englisch_gwb/.
59. Stuart M. Chemtob (2000), Antitrust Deterence in United States and Japan, http://www.justice.gov/atr/public/speeches/5076.htm, retrieved on 23/7/2014.
60. The council of the European Economic Community (1962), Regulation No 17 First Regulation implementing Articles 85 and 86 of the Treaty.
61. Tran Hoang Nga (2011), Regulations agains abusive pricing – A comparision of EU, US, And Vietnamese laws and an application of its results to Vietnam, Doctoral dissertation of law, Ho Chi Minh City.
62. United States Congress (1890), The Sherman Antitrust Act, United States.
63. United States Congress (1914), The Clayton Antitrust Act, United States.