cao hơn nhưng cũng có thể quy định mức thấp hơn. Do đó nếu Điều lệ công ty quy định thấp hơn rất nhiều lần, thậm chí thấp hơn mức tối thiểu do LDN 1999 quy định, thì rõ ràng mục tiêu bảo vệ cổ đông nhỏ của LDN 2005 đã không đạt được. Còn nếu các nhà lập pháp cho rằng đó là chủ ý để cho công ty tự chủ tùy theo ý muốn thì không nhất thiết phải tồn tại quy định tỷ lệ trên, và không nhất thiết phải tồn tại cả khoản 3 điều 104 LDN 2005. Và như thế thì LDN 2005 đã vi phạm yêu cầu tối thiểu của chế định quản trị công ty. Thiết nghĩ điểm b khoản 3 điều 104 LDN 2005 nên điều chỉnh cho phù hợp.
Về hình thức biểu quyết tại cuộc họp, hiện nay tùy theo Điều lệ công ty, cổ đông có thể giơ tay hoặc bỏ phiếu trực tiếp. Vì vậy để được biểu quyết tại cuộc họp thì cổ đông phải đích thân dự họp hoặc ủy quyền cho người khác dự họp. LDN 2005 chưa cho phép cổ đông gửi phiếu biểu quyết trong trường hợp họ không thể đến dự và không thể tìm được người tin cậy để ủy quyền đến dự họp. Trong khi đó, theo tinh thần của khoản 2 điều 104 LDN 2005 thì có những trường hợp bắt buộc phải họp ĐHĐCĐ. Còn cuộc họp ĐHĐCĐ chỉ hợp lệ khi thỏa mãn điều 102 LDN 2005. Nhưng tỷ lệ số cổ phần tối thiểu của các cổ đông dự họp lại được quy định tương đối cao, có thể gây ra nhiều khó khăn, thậm chí có thể bất khả thi khi phải đảm bảo điều kiện này ở các công ty có số lượng cổ đông lớn, nhất là công ty có từ vài nghìn cổ đông trở lên. Giải quyết vấn đề này, ngoài việc cho phép cổ đông có thể ủy quyền cho người khác dự họp, pháp luật về công ty của một số nước có thị trường chứng khoán phát triển cho phép bỏ phiếu vắng mặt và quy định rất chi tiết về thủ tục này. Cụ thể là, pháp luật công ty của Nhật Bản cho phép cổ đông được gửi giấy bỏ phiếu biểu quyết trong một số trường hợp nhất định, nếu người đó không muốn dự họp [29, tr.41]. Do đó cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển của thị trường chứng khoán, các nhà lập pháp cũng cần xem xét hình thức biểu quyết này trong quá trình hoàn thiện chế định quản trị công ty.
Đối với việc lấy ý kiến bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ trong trường hợp không tiến hành cuộc họp, về lý thuyết, đây là một quy định tiến bộ, giúp cho công ty giảm bớt được chi phí khi không cần thiết
triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ, cũng như có thể thông qua được quyết định của ĐHĐCĐ trong trường hợp không thể triệu tập kịp thời vì những yêu cầu kinh doanh cấp bách. LDN 2005 đã quy định các trường hợp phải triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (khoản 2 điều 104); quy trách nhiệm của người triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ (khoản 4, khoản 5 điều 97); tăng tỷ lệ biểu quyết bắt buộc để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản (khoản 4 điều 104); thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (điều 105); trách nhiệm của người kiểm phiếu đối với trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (khoản 5 điều 105). Đây là điểm mới của LDN 2005. Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đó thì LDN 2005 cũng gặp phải những hạn chế về kỹ thuật soạn thảo văn bản luật. Khoản 2 điều 104 LDN 2005 quy định: “Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì quyết định của ĐHĐCĐ về các vấn đề sau đây phải được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ…”. Với cách quy định trên, có thể hiểu theo hai cách. Cách hiểu thứ nhất là trong trường hợp Điều lệ công ty không hàm chứa nội dung các quy định ở các điểm a, b, c, d, đ e, g của khoản 2 điều 104 LDN 2005 thì công ty vẫn phải tuân thủ đầy đủ các điểm trên của khoản 2 điều 104 LDN 2005. Đây là các hiểu được xem là phù hợp với tinh thần của Luật nhất. Cách hiểu thứ hai là trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định về các trường hợp bắt buộc phải họp ĐHĐCĐ thì công ty phải tuân thủ toàn bộ các điểm của khoản 2 điều 104 LDN 2005. Còn trường hợp Điều lệ công ty có quy định về các trường hợp bắt buộc phải tiến hành họp ĐHĐCĐ thì chỉ cần tuân thủ Điều lệ công ty, dù Điều lệ không chứa đựng nội dung các điểm a, b, c, d, đ e, g của khoản 2 điều 104. Nói cách khác, trong trường hợp Điều lệ công ty không quy định các điểm trên của khoản 2 điều 104 thì công ty không nhất thiết phải tuân thủ nó. Cách hiểu thứ hai này được một số luật gia ủng hộ cho là đó là điểm mở của Luật nhằm đảm bảo tính tự chủ và linh động cho công ty, hạn chế gia tăng chi phí và giảm bớt khó khăn đối với các công ty lớn có quá nhiều cổ đông không thể tiến hành họp ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, nếu hiểu theo cách thứ hai thì hóa ra những quy định tại các điểm của khoản 2
điều 104 LDN 2005 là thừa, vì Điều lệ công ty có thể quy định khác với các điểm này. Điều này trái tinh thần của điều luật. Do đó, trước mắt các văn bản hướng dẫn LDN 2005 cần quy định rõ trường hợp này.
- Về điều kiện và thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS:
Chúng ta biết rằng, thành viên HĐQT không đơn giản chỉ là người quản lý công ty mà còn là người đại diện cho lợi ích của các cổ đông, hoạt động vì lợi ích của các cổ đông và công ty. Ở khía cạnh hẹp hơn, mỗi thành viên HĐQT có thể là người đại diện cho lợi ích của một nhóm cổ đông nhất định. Do đó việc bầu cử thành viên HĐQT có ý nghĩa rất quan trọng đối với cổ đông khi các nhóm cổ đông có những lợi ích khác nhau, thậm chí xung đột nhau. Để HĐQT có thể đại diện cho lợi ích của của đại đa số cổ đông, đồng thời có thể điều hòa được lợi ích giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số mà không vi phạm nguyên tắc “đối vốn” trong việc ra quyết định của ĐHĐCĐ, ở một số nước trên thế giới cho phép áp dụng phương thức dồn phiếu bầu (Cumulative voting). Theo đó, các cổ đông nhỏ có thể tập hợp số phiếu của nhiều lần bầu vào một lần duy nhất để bầu người mà mình tin cậy trong danh sách ứng viên thành viên HĐQT. Phương thức này trở nên hữu hiệu trong việc bảo vệ các cổ đông nhỏ trong nước mà không cần hạn chế quá mức hạn mức đầu tư gián tiếp của tư bản nước ngoài. Do vậy nó rất được ưa chuộng ở những nước đang trong giai đoạn đầu phát triển thị trường chứng khoán. Và vì thế họ thường quy định cụ thể việc cho phép áp dụng phương thức này trong luật. Chẳng hạn điều 70 Luật Công ty Cổ phần Vương quốc Thái Lan số B.E.2535 quy định: “ Nếu Điều lệ công ty không không quy định khác, các thành viên HĐQT được bầu tại ĐHĐCĐ theo các nguyên tắc và phương pháp sau:
l. Mỗi cổ đông có phiếu bầu bằng số cổ phần mà mình nắm giữ nhân với số thành viên HĐQT được bầu.
2. Mỗi cổ đông có quyền sử dụng tất cả số phiếu bầu nói tại (1) để bầu một hoặc một số người làm thành viên HĐQT. Trong trướng hợp bầu một số
thành viên HĐQT cổ đông có thể tùy ý phần chia số cổ phiếu của mình cho từng người một…”
Có thể bạn quan tâm!
- Những Yêu Cầu Mang Tính Nguyên Tắc Khi Xây Dựng Quy Chế Pháp Lý Về Quản Trị Công Ty
- Mô Hình Quản Trị Công Ty Của Một Số Quốc Gia Trên Thế Giới Và Các Khuyến Nghị Của Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế Thế Giới (Oecd) Về Quy
- Thực Trạng Pháp Luật Về Quản Trị Công Ty Ở Việt Nam Hiện Nay
- Chế độ pháp lý về quản trị công ty ở Việt Nam hiện nay - 7
- Vấn Đề Kiểm Soát Giao Dịch Chứa Khả Năng Tư Lợi Và Nội Gián
- Phương Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Chế Độ Pháp Lý Về Quản Trị Công Ty Ở Nước Ta Hiện Nay
Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.
Ở Việt Nam, LDN 2005 đã thừa nhận phương thức dồn phiếu bầu cho từng thành viên HĐQT và cả thành viên của BKS (điều 104 LDN 2005). Đây là điểm tiến bộ đáng ghi nhận của LDN 2005 so với Luật công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp năm 1999 trong việc hướng tới các chuẩn mực quốc tế, mà cụ thể là nguyên tắc công bằng giữa các cổ đông của OECD.
Vấn đề cần bàn thêm ở đây là, khi bảo vệ lợi ích của cổ đông nhỏ, LDN 2005 chưa cân bằng được lợi ích của cổ đông nhỏ với lợi ích của các cổ đông lớn và của cả công ty. Nói cách khác, pháp luật chưa thực sự tính đến tính hợp lý của thủ tục và tính hiệu quả của công ty, mà cụ thể là chưa hướng tới việc giảm các thủ tục và chi phí không cần thiết cho công ty. LDN 2005 chưa cho phép thay thủ tục họp ĐHĐCĐ để biểu quyết bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS bằng một thủ tục có tính thông báo khác đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém hơn, nếu cổ đông hoặc nhóm cổ đông có yêu cầu bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS thỏa mãn đồng thời điều kiện để được yêu cầu triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ và điều kiện để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ về việc bãi nhiệm, miễn nhiệm đó. Thực tiễn cũng đã xảy ra tính huống tương tự đối với Công ty Cổ phần Khách sạn Du lịch Bạch Đằng. Cụ thể là nhóm cổ đông chiếm 53,04% vốn điều lệ của công ty (tức thỏa mãn cả hai điều kiện trên của LDN 1999) phải tiến hành triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường để bãi nhiệm ba thành viên HĐQT và hai thành viên BKS. Việc triệu tập này gây tốn kém không ít cho công ty, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
- Về giá trị hiệu lực của quyết định của Đại hội đồng cổ đông:
Trong hoạt động quản trị công ty, quyết định của ĐHĐCĐ là văn bản có vai trò quan trọng và ảnh hưởng to lớn nhất đối với công ty. Do đó, điều 107 LDN 2005 cho phép cổ đông, thành viên HĐQT và BKS quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định của ĐHĐCĐ khi trình tự và thủ tục triệu tập họp
ĐHĐCĐ không theo đúng quy định của LDN 1999 và của Điều lệ công ty; nội dung quyết định vi phạm quy định của pháp luật hoặc Điều lệ công ty. Quy định này về cơ bản là cần thiết tạo thêm cơ hội và công cụ cho cổ đông, thành viên HĐQT và BKS trong việc giám sát hoạt động của ĐHĐCĐ, ngăn ngừa cổ đông chi phối lạm dụng quyền lực một cách bất hợp pháp. Tuy vậy, thực tế thi hành trong mấy năm qua chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bởi bản thân LDN 2005 có nhiều điểm còn chưa rõ ràng. Luật chưa quy định rõ về hệ quả phát sinh khi Tòa án phán quyết hủy bỏ quyết định, mà cụ thể là hệ quả của phán quyết đó đối với các quyết định có liên quan của ĐHĐCĐ (hủy, giữ nguyên hay yêu cầu chỉnh sửa?) và với cả những quyết định khác có nội dung phụ thuộc. Luật cũng không quy định những biện pháp ngăn chặn nhằm hạn chế thiệt hại cho công ty trong thời gian Tòa án giải quyết. Luật chỉ quy định việc hủy bỏ quyết định nhưng lại không quy định rõ là chỉ bỏ một phần trái pháp luật hay hủy bỏ toàn bộ? khi nào hủy bỏ một phần? khi nào hủy bỏ toàn bộ?
Ở khía cạnh khác, chúng ta biết rằng, việc yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định còn nhằm giúp cân bằng quan hệ giữa ĐHĐCĐ và các cơ quan quản lý khác. Tuy nhiên Luật cũng chưa quy định rõ việc yêu cầu Tòa án xem tính hợp pháp của những quyết định được ĐHĐCĐ thông qua nhưng có thể vi phạm thẩm quyền của HĐQT? Vì như điều 107 thì Luật chỉ quy định việc xem xét tính hợp pháp của nội dung quyết định và sự vi phạm về trình tự thủ tục thông qua quyết định. Điều này làm Tòa án một số địa phương phải lúng túng khi giải quyết yêu cầu của các đối tượng có thẩm quyền. Trái lại, vấn đề này được giải quyết khá dễ dàng ở Vương quốc Anh, khi án lệ xem nghị quyết của ĐHĐCĐ là vô hiệu, nếu nó xung đột với thẩm quyền của HĐQT [29, tr.90].
Nhìn chung, với hiện trạng trên, cơ chế yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ của LDN 2005 không những không tạo ra được một sự cân bằng tương đối như mong muốn mà còn có thể tạo ra những xáo trộn, bất ổn trong vận hành chung của công ty.
Ngoài ra, khoản 4 điều 104 LDN 2005 quy định: “các quyết định được thông qua tại cuộc họp ĐHĐCĐ với số cổ đông trực tiếp và ủy quyền tham dự đại diện 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp ngay cả khi trình tự và thủ tục triệu tập, nội dung chương trình họp và thể thức tiến hành họp không được thực hiện đúng như quy định”. Có thể hiểu, mục đích của quy định này là đề cao tinh thần tự chủ kinh doanh của các cổ đông, bỏ qua các yếu tố về mặt thủ tục triệu tập, tiến hành. Tuy nhiên với các diễn đạt của quy định trên có thể làm người áp dụng hiểu nhầm rằng, trong mọi trường hợp quyết định của ĐHĐCĐ do nhóm người đại diện 100% cổ phần thông có quyền biểu quyết thông qua là hợp pháp ngay cả khi nó vi phạm về mặt thủ tục, tức là dù nội dung của quyết định đó dù có vi phạm pháp luật thì quyết định của ĐHĐCĐ vẫn là hợp pháp. Cách hiểu này không đúng với tinh thần của LDN 2005. Tuy nhiên, để pháp luật được chặt chẽ, đơn nghĩa, dễ áp dụng, trước mắt các văn bản hướng dẫn cũng cần thể chế hóa lại rõ ràng hơn tinh thần của điều luật.
- Về vấn đề phân định thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông:
Trong công ty cổ phần, ĐHĐCĐ được xem là cơ quan đại diện quyền lực của những người góp vốn, là nơi phản ánh tập trung nhất quyền lực của các cổ đông. Theo điều 96 LDN 2005 thì ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định cao nhất trong cơ cấu quản trị công ty. ĐHĐCĐ có quyền quyết định hầu hết những vấn đề trọng đại của công ty. Trong đó, bao gồm cả quyền “quyết định định hướng kinh doanh” đáng lẽ ra thuộc về HĐQT, nếu tuyệt đối hóa tư tưởng lập pháp “Chủ nghĩa HĐQT làm trung tâm” như ở một số nước phát triển. Do đó, ở nước ta ĐHĐCĐ chính là trung tâm quyền lực của cơ cấu quản trị công ty. Dù vậy, cũng phải thừa nhận rằng, ĐHĐCĐ không còn nắm quyền lực một cách tuyệt đối trong cơ cấu quản trị công ty, mà có sự san sẻ nhiều cho HĐQT. Cách tiếp cận và phân chia tại điều 96 LDN 2005 là phù hợp với văn hóa kinh doanh và đặc điểm kinh tế hiện nay ở nước ta, nơi mà quyền tự định đoạt của chủ sở hữu luôn được tuyệt đối hóa, kiểu quản trị gia đình vẫn được ưa chuộng, còn các công ty cổ phần đại chúng thì chưa thịnh hành và phát huy
vai trò đáng kể đối với nền kinh tế. Đối với các công ty không niêm yết trên thị trường chứng khoán thì hầu như số lượng cổ đông không nhiều, chủ yếu hình thành trên quan hệ niềm tin và quen biết. Do đó, ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay dù có chuyển hết các quyền quản lý kinh doanh cho HĐQT như một vài luật gia đề nghị, thì với tâm lý ngại rủi ro, các cổ đông sáng lập cũng sẽ thông qua Điều lệ công ty để đảm bảo khả năng trở thành thành viên HĐQT, để từ đó trực tiếp kiểm soát việc ra quyết định kinh doanh. Cụ thể là họ có thể cân đối lượng vốn của mình để tính toán số lượng cổ phần sẽ phát hành, và thông qua Điều lệ công ty họ giới hạn tỷ lệ cổ phần của cổ đông được bầu vào HĐQT, cũng như số phiếu bầu tối thiểu để ứng viên trở thành thành viên HĐQT. Chẳng hạn như trong Điều lệ của Công ty Cổ phần Tin học và Thương mại (Hà Nội) quy định thành viên HĐQT phải sở hữu số cổ phần chiếm ít nhất 10% vốn điều lệ. Hay Điều lệ Công ty Cổ phần Thảo Điền quy định thành viên HĐQT phải sở hữu số cổ phần chiếm ít nhất 10% số cổ phần phổ thông và Chủ tịch HĐQT phải đạt số phiếu bầu đại diện cho 50% vốn điều lệ.
Nhìn chung, đặc điểm kinh doanh “hiện nay” của Việt Nam khác với các nước tuyệt đối hóa tư tưởng “Chủ nghĩa HĐQT làm trung tâm”. Chính vì vậy việc quy định máy móc theo các nước này sẽ khó tương thích với văn hóa kinh doanh ở Việt Nam, trái với những khuyến nghị chung của OECD. Chúng tôi cho rằng, điều quan trọng là xác định mức độ kinh doanh nào là cần thiết phải biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Vì nếu quá lạm dụng cũng sẽ gây thêm nhiều chi phí cơ hội và tổn thất khác cho công ty. Pháp luật cần phải xác định chính xác và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan này, tránh tình trạng chồng chéo và trùng lấp gây ra tranh chấp nội bộ, làm gia tăng chi phí điều hành cho công ty. Tuy nhiên, LDN 2005 đã không giải quyết triệt để được vấn đề này. Điều 96 LDN 2005 quy định về quyền quyết định định hướng phát triển công ty mà không có một giới hạn cụ thể nào. Bởi định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược phát triển công ty, hoặc đơn giản chỉ là định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh, hay là thay đổi mục tiêu
kinh doanh,… Trong khi tại điểm a khoản 2 điều 108 LDN 2005 lại quy định cho phép HĐQT quyền quyết định “chiến lược phát triển công ty”. Do đó, trong thực tế áp dụng đã không loại trừ khả năng xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa HĐQT và ĐHĐCĐ đối với việc quyết định một số vấn đề mang tính định hướng phát triển. Tóm lại, có khá nhiều vấn đề cần được sửa đổi, bổ sung hoặc làm rõ liên quan đến ĐHĐCĐ để cơ quan này thực sự là công cụ quyền lực của cổ đông trong công ty đồng thời đóng góp vào sự vận hành chung của công ty.
2.1.2. Hội đồng quản trị
Theo LDN 2005, HĐQT là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ (điều 108). Còn GĐ là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao (điều 116). Do vậy, HĐQT và GĐ được xem là nơi quyết định hiệu quả kinh doanh của công ty trên thực tế. Chính vì thế, LDN 2005 cũng quy định khá đầy đủ về quyền hạn, nhiệm vụ và thể thức hoạt động của HĐQT và GĐ. Tuy nhiên, trong thực tiễn LDN 2005 cũng gặp phải những hạn chế nhất định.
- Về thành phần Hội đồng quản trị:
Theo LDN 2005, HĐQT bao gồm những người được ĐHĐCĐ bầu ra để thực hiện một nhiệm vụ quản lý công ty. Tiêu chí để được bầu làm thành viên HĐQT được quy định tại điều 110: “Thành viên HĐQT phải…là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty”. Tuy nhiên, ở đây phát sinh một vấn đề mà LDN 2005 chưa quy định rõ. Đó là đối với những cổ đông là các tổ chức thì người đại diện theo ủy quyền của cổ đông đó có được trở thành ứng cử viên thành viên HĐQT không, nếu Điều lệ không có quy định trường hợp này? Ngược